Pages

Sunday, October 17, 2010

Vì sao Trung Quốc xuống giọng trong vấn đề biển Đông?

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Why-Does-China-Tone-Down-its-Stance-on-the-South-China-Sea-10152010061251.html/biendong-9-305.jpg
Screen capture-UNCLOS Bản đồ cho thấy vùng biển
 Trung Quốc muốn làm chủ (theo vạch màu đỏ)
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) đã kết thúc chiều thứ Ba vừa qua. Trong Hội nghị này, trong khi Washington vẫn giữ lập trường của Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố hồi tháng Bảy tại Hà Nội, Bắc Kinh đã giảm bớt lập trường cứng rắn về các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.
Giới chuyên gia nhận định rằng, Trung Quốc đã có sự thay đổi về lập trường đối với Hoa Kỳ và các nước trong khu vực, cũng như lập trường của họ về vấn đề biển Đông. Vì sao Trung Quốc có sự thay đổi này? Ý kiến của các chuyên gia liên quan đến vấn đề này ra sao? Mời quý vị cùng thông tín viên Ngọc Trân tìm hiểu thêm chi tiết.
Hoa Kỳ: tái khẳng định lập trường trên biển Đông
Phát biểu tại Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), hôm thứ Ba vừa qua, một lần nữa Washington đã tái khẳng định lập trường của Mỹ về vấn đề biển Đông. Trong bài phát biểu tại hội nghị này, ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã khẳng định, chúng tôi xin trích nguyên văn như sau:
 “Quan điểm của Hoa Kỳ về an ninh hàng hải đã rõ ràng. Chúng tôi có lợi ích quốc gia về  tự do hàng hải, phát triển kinh tế và thương mại không bị cản trở, và tôn trọng luật pháp quốc tế. Chúng tôi cũng tin rằng luật pháp và tập quán quốc tế, như đã
Hai vị bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Hoa Kỳ  gặp nhau ở Hà Nội
Hai vị bộ trưởng quốc phòng ông Robert Gates, Hoa Kỳ
 và Tướng Lương Quang Liệt của Trung Quốc gặp nhau
ở Hà Nội , bên lề hội nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN
phản ánh trong Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc, đã đưa ra hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng thích hợp lĩnh vực hàng hải và quyền tiếp cận nó. Bằng cách tôn trọng những hướng dẫn này, chúng ta có thể bảo đảm rằng tất cả các nước đều được quyền sử dụng vùng biển quốc tế một cách công bằng”.
Cũng như tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton hồi tháng Bảy vừa qua tại Hà Nội, trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, một lần nữa, Washington cho biết họ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp dựa vào luật pháp quốc tế. Ông Gates đã nói, nguyên văn như sau:
 “Các bên tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc cưỡng chế, thông qua quá trình hợp tác ngoại giao, và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
“Hoa Kỳ luôn luôn thực hiện quyền của chúng tôi và ủng hộ quyền của các nước quá cảnh và hoạt động trên vùng biển quốc tế. Điều này sẽ không thay đổi, cũng như cam kết của chúng tôi tham gia vào các cuộc diễn tập và các hoạt động cùng với các đồng minh và đối tác của chúng tôi, cũng sẽ không thay đổi”.
“Mềm nắn, rắn buông”
Trong khi Washington vẫn giữ nguyên lập trường đối với vấn đề biển Đông mà Ngoại trưởng Clinton đã tuyên bố, Bắc Kinh dường như đã thay đổi lập trường cứng rắn của họ. Thái độ của Bắc Kinh trong thời gian gần đây cũng cho thấy đã có sự thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao của nước này. Trung Quốc đã không còn giữ lập trường hung hãn như trước đây đối với Hoa Kỳ và các nước trong khu vực, qua việc Bắc Kinh nối lại quan hệ quân sự với Washington, và mới đây, đã chính thức mời ông Robert Gates trở lại thăm Bắc Kinh.
Ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy có sự thay đổi của Trung Quốc đối với Việt Nam và vấn đề biển Đông. Trong khi các viên chức quốc phòng Trung Quốc đang họp tại Việt Nam, Bắc Kinh đã tỏ thiện chí, qua quyết định thả vô điều kiện chín ngư dân Việt Nam mà họ bắt giữ gần quần đảo Hoàng Sa một tháng trước đó. Hơn nữa, thái độ và lời nói của các viên chức Trung Quốc về lập trường biển Đông tại các cuộc họp ở Hà Nội cho thấy, Bắc Kinh cũng đã xuống giọng trong ngôn ngữ ngoại giao. 
Tàu chiến Trung Quốc bắn hỏa tiển trong những buổi tập trận tại Biển Đông
Tàu chiến Trung Quốc bắn hỏa tiễn trong những
buổi tập trận tại Biển Đông. Ảnh minh họa. AFP
Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng vừa qua, ông Lương Quang Liệt nói rằng, Trung Quốc chuẩn bị hợp tác với các nước về vấn đề an ninh trong khu vực và ông Lương cũng khẳng định rằng, việc mở rộng quân sự của Trung Quốc không hề là mối đe dọa cho các nước láng giềng.
Trong các cuộc họp vừa qua, phía Trung Quốc cũng đã tránh gọi biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của họ.
“Lợi ích cốt lõi” không có “cốt lõi”!
Cũng xin nhắc thêm, cuối tháng Chín vừa qua, tại một cuộc hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức, khi được hỏi, Trung Quốc cho rằng Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, điều này có ý nghĩa gì, ông Ernest Bower, Giám đốc, phụ trách Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm, cho biết:
“Chúng tôi biết một số người Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông là ‘lợi ích cốt lõi’, họ nói với ai và họ nói khi nào, vấn đề này hiện đang gây tranh cãi. Điều này rất thú vị bởi vì rõ ràng Trung Quốc đang quay ngược trở lại từ lập trường ban đầu mà họ đưa ra trước công chúng. Chắc chắn họ đã nhìn thấy uy tín của họ thật sự đã bị giáng một cú, qua cách mà họ phản ứng lại phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại Hà Nội”.
Ông Bower cũng nói rằng, nhiều nước Đông Nam Á đã nhận ra bộ mặt thật của Trung Quốc, khi hai thập kỷ qua Bắc Kinh ra sức lấy lòng các nước láng giềng trong khu vực. Và giờ đây, các nước Đông Nam Á đã nhận ra chính sách này của Bắc Kinh, nên họ quan ngại về nước láng giềng khổng lồ, sau khi đưa ra các chính sách ngoại giao kinh tế nhằm thuyết phục các nước Đông Nam Á, và rồi sau đó Bắc Kinh đưa ra cái giá để trao đổi, đó là các nước láng giềng phải từ bỏ chủ quyền của mình trên biển Đông.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến Việt Nam
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến Việt Nam hồi tháng 7,
 2010 tham dự Hội nghị An ninh châu Á - Thái Bình Dương. AFP
Ông Bower cho biết thêm, các nước láng giềng của Trung Quốc không muốn sự thoả thuận này, nên họ đã ủng hộ tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton hồi tháng Bảy vừa qua. Trung Quốc cũng đã nhận ra phản ứng của các nước Đông Nam Á, và đó là lý do Bắc Kinh đang quay ngược trở lại, cân nhắc khi sử dụng cụm từ “lợi ích cốt lõi” đối với biển Đông.
Cùng quan điểm với ông Bower, ông Stapleton Roy, Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc nói rằng, Trung Quốc đã có thời kỳ trăng mật với các nước Đông Nam Á và phương pháp ngoại giao của họ rất hiệu quả. Khi VN đưa ra các hợp đồng khoan dầu trong khu vực mà Bắc Kinh xem là lãnh thổ của Trung Quốc, hai nước đã xảy ra các tranh chấp trong khu vực, và trong nội bộ Trung Quốc, đã có những người chống lại chính sách mà họ cho rằng “mềm dẽo” của Bắc Kinh, trong việc bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trên biển Đông.
Ông Roy cũng cho biết thêm: “Rất khó để hiểu được lập trường của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông). Chỉ có một điều rõ ràng duy nhất về lập trường của họ đó là, họ tin rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi trên vùng biển Nam Trung Hoa. Nhưng trên mọi phương diện khác, họ không định nghĩa rõ ràng.
Chín vạch nổi tiếng trên bản đồ mà Trung Quốc đưa ra đã bao trùm khắp biển Đông, chính những người Trung Quốc chưa bao giờ định nghĩa chính xác chín vạch đó có nghĩa là gì. Thiếu tướng Lạc Nguyên là người thẳng thắn bênh vực cho chủ quyền Trung Quốc trong khu vực, gần đây cũng đã kêu gọi Trung Quốc xác định xem các vạch đó có phải là giới hạn của các vùng lãnh hải hay là giới hạn về quyền tài phán của họ? Tất cả đều không rõ ràng”.
“Lợi ích cốt lõi”: chỉ tuyên bố lén
Ông Roy nói rằng, mặc dù tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, thế nhưng Trung Quốc đã không cho biết chính xác về diện tích chủ quyền của họ ở khu vực này.
Ông Roy nói tiếp: “Một số người Trung Quốc tuyên bố chủ quyền mà không có tài liệu chính thức từ phía Trung Quốc, như việc sử dụng các cụm từ ‘lợi ích cốt lõi’. Tôi có thể đưa ra tài liệu bằng tiếng Trung, viết rằng biển Nam Trung Hoa là ‘lợi ích cốt lõi’, thế nhưng không có tuyên bố chính thức nào từ phía Trung Quốc trước công chúng, nói rằng biển Nam Trung Hoa là ‘lợi ích cốt lõi’.
Ông Roy cho biết, các chuyên gia Trung Quốc về biển Đông cũng đã tranh cãi về vấn đề này, liệu có nên xem biển Đông là lợi ích cốt lõi hay không, trong đó có nhiều tiếng nói chính đáng cho rằng không nên xem biển Đông là “lợi ích cốt lõi”.
Ông Roy nói thêm:
“Nếu như có một tuyên bố chính thức từ phía Trung Quốc rằng biển Đông là ‘lợi ích cốt lõi’ thì họ đã không tranh luận vấn đề theo cách đó. Và do vậy, chúng ta sẽ phải hết sức cẩn thận để hiểu Trung Quốc đang đứng ở lập trường nào trong vấn đề này, để hiểu tại sao Trung Quốc đã phản ứng, qua cách mà họ đã phản ứng đối với tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton thì không có gì mới đối với Hoa Kỳ”.
Khi được hỏi về sự thay đổi trong lập trường của Trung Quốc, một viên chức cấp cao trong chính phủ Hoa Kỳ đã nói với các phóng viên ở hội nghị vừa qua rằng, Trung Quốc dường như đã rút lui khỏi lập trường trước đó, khi đề cập đến biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, và rằng sự thay đổi này cho thấy có các cuộc tranh luận đang diễn ra trong nội bộ của Trung Quốc về vấn đề biển Đông.

No comments:

Post a Comment