Pages

Wednesday, March 28, 2012

Lựa chọn nào cho Trung Quốc khi Mỹ tỏ ra hung hăng?

Lê Ngọc Thống
Chiến lược quân sự mới của Mỹ ở châu Á-TBD được Tổng thống Mỹ và giới chức quốc phòng công bố ngày 5/01/2012 đã rõ. “Để răn đe một cách đáng tin cậy  những đối thủ tiềm tàng và ngăn chúng đạt được những mục tiêu của mình, Mỹ phải duy trì khả năng triển khai sức mạnh ở những khu vực mà sự tiếp cận và quyền tự do hoạt động của chúng ta bị thách thức…”

Người luôn không bằng lòng với thực tại

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Tác giả Bích Ngọc trong bài “Nguyễn Đan Quế và khát vọng Tự do, Dân chủ‘” đã đánh giá như sau:
“Đối với dân tộc Việt Nam, mặc dù tư tưởng của ông đôi khi không đồng tương ứng với những dòng suy tưởng khác, nhưng không ai có thể phủ nhận được rằng cái tên Nguyễn Đan Quế đã đi vào lịch sử, những bước chân ông đã làm hồng trang sử Việt. Đất nước ghi ân ông, vì cả gần ba mươi năm qua, ông luôn là hồi chuông cảnh tỉnh, tiếng còi báo động những thủ đoạn đê hèn của Cộng sản Việt Nam; ông đã đưa ra một viễn kiến chính trị đầy tính nhân bản cho quê hương Việt Nam. Ông là ý thức của khát vọng Tự do Dân chủ, là chân dung của lý tưởng dân tộc: vì hoài bão đất nước, ông đã từ chối vinh hoa cá nhân, dấn thân cho một xã hội tươi đẹp. Tổ quốc ViệtNam cần những người con như ông để có được một ngày mai tươi sáng hơn”.

Monday, March 26, 2012

Hai vận động viên chèo thuyền, chèo đi tuốt!

Ông Bút  - Sáng nay 21/3/2012 đọc báo An Ninh Thủ Đô, có tin: Hai vận động viên chèo thuyền: Nguyễn Phương Đông và Lương Đức Toàn, thuộc đội tuyển Chèo Thuyền Việt Nam, đã đào thoát thành công tại Úc, mới đọc tới đây sực nhớ chuyện cười, kể như sau:

Saturday, March 24, 2012

Nguyễn Ái Quốc

Thụy Khuê. Ảnh: RFI
Tưởng Năng Tiến
Cầm vàng mà lội qua sông.
Vàng trôi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
Ca dao VN

Nơi phần lời tựa của của cuốn Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc, nhà phê bình văn học Thụy Khuê cho biết:
“Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước.”
“Tôi tìm đọc nguyên văn tiếng Pháp các bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc, mới thấy tác giả những bài viết này phải là người biết tiếng Pháp rất sâu và có văn tài; không thể là người mà Trần Dân Tiên mô tả trong cuốn hồi ký ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch’. Vậy có một sự giả mạo lịch sử quan trọng cần phải tìm hiểu đến nguồn cội. Đó là lý do tại sao có phần biên khảo về Vấn đề Nguyễn Ái Quốc trong cuốn sách này (*).”

Bạc Hy Lai, loạn ở Trung Quốc và cơ hội cho Hoàng Sa


Từ 15/3/2012, sau khi Tân hoa xã đưa tin ĐCS TQ đã cách chức ông Bạc Hy Lai, Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, người đang ngắm ngôi vị Ủy viên thường trực Bộ chính trị ĐCS TQ, trên không gian mạng rộn  lên những tin đồn về một cuộc đấu tranh quyền lực khốc liệt sau hậu trường trong ĐCS TQ. Hôm nay, BBC đã đăng 1 bài báo, phần nào làm sáng tỏ cuộc kèn cựa quyền lực bất tận của lãnh đạo Trung Quốc, phía sau của những nụ cười giả dối về sự đoàn kết của họ. Bài báo có tiêu đề “Bắc Kinh dồn dập tin đồn“, cập nhật: 04:50 GMT – thứ sáu, 23 tháng 3, 2012.

Monday, March 5, 2012

Chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư: Chạy nước rút

Nguyễn Đình ThắngLúc 5 giờ chiều Hoa Thịnh Đốn ngày 1 tháng 3, số người ký thỉnh nguyện thư vượt quá 105 ngàn. Đây là một hiện tượng đang gây chú ý cho cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp Hoa Kỳ.

Bệnh ung thư và liều nước lạnh

Chữa bệnh ung thư bằng nước lạnh hiển nhiên là chuyện lạ. Lạ hơn nữa là trong nhiều năm qua, và mãi cho tới bây giờ những-người-tự-nhận-là-đỉnh-cao-trí-tuệ-của-loài-người vẫn quyết tâm dùng nước lạnh trong việc chữa trị bệnh ung thư. Câu chuyện “Bệnh ung thư và liều nước lạnh” xin được trình bày như sau:

Thursday, March 1, 2012

“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ

Trần Trung Đạo 
  - Buổi trưa ở Chennai. Làm việc xong trên đường trở về khách sạn, tôi nhờ người lái xe đưa đi thăm vịnh Bengal. Đứng bên bờ vịnh nhìn sang phía bên kia bờ là Đông Nam Á. Tôi tự hỏi Việt Nam đang nằm ở đâu sau dòng nước xanh xa thẳm kia. Và cùng lúc tôi chợt nghĩ đến bài hát "Việt Nam tôi đâu" của Việt Khang đang trở thành khẩu hiệu cho tuổi trẻ trong vào ngoài nước.