Pages

Friday, October 15, 2010

Ngày càng có nhiều lời kêu gọi cải tổ chính trị ở Trung Quốc

An ninh được tăng cường tại Bắc Kinh trước ngày khai mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 14/10/2010.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20101014-ngay-cang-co-nhieu-loi-keu-goi-cai-to-chinh-tri-o-trung-quoc
Thanh Phương
Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ khai mạc hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương ngày 15/10/2010. Như thông lệ, cuộc họp sẽ là nơi diễn ra các vụ đấu đá chính trị. Theo các chuyên gia về Trung Quốc, hội nghị lần này trên nguyên tắc là bàn về kế hoạch kinh tế, nhưng một số lãnh đạo rất muốn đưa vào chương trình nghị sự vấn đề cải tổ chính trị.
An ninh được tăng cường tại Bắc Kinh trước ngày khai mạc
 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
. Ảnh chụp ngày 14/10/2010. REUTERS/David Gray
Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ khai mạc hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương vào ngày mai. Về mặt chính thức, cuộc họp kín kéo dài bốn ngày này là nhằm vạch ra những đường lối cho kế hoạch kinh tế 5 năm 2011-2015. Nhưng cũng như những năm trước, hội nghị này sẽ là nơi diễn ra các vụ đấu đá chính trị.
Theo các chuyên gia về Trung Quốc, càng gần đến thời điểm 2013, tức là khi chủ tịch Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gìa Bảo hết nhiệm kỳ, cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm càng gay gắt hơn. 
Vốn được xem như là nhân vật có đầu óc cởi mở hơn Hồ Cẩm Đào, ông Ôn Gia Bảo đã gây bất ngờ vào đầu tháng 10 vừa qua với những lời tuyên bố chưa từng có trên đài truyền hình Mỹ CNN, những tuyên bố đã bị kiểm duyệt ở Trung Quốc.
Hôm đó, thủ tướng Trung Quốc đã nói : "Tôi tin là quyền tự do ngôn luận là cần thiết ở mọi quốc gia. Chúng ta phải tạo điều kiện cho người dân chỉ trích hành động của chính phủ". Ông Ôn Gia Bảo còn thừa nhận là những lời kêu gọi cho dân chủ và tự do sẽ trở nên "không cưỡng lại được"
Hãng tin AFP hôm nay trích lời nhà phân tích chính trị Willy Lam, thuộc Trường Đại học Trung Hoa Hồng Kông, nhận định rằng : "Những lời tuyên bố gần đây của ông Ôn Gia Bảo phản ánh ý kiến của một bộ phận trong đảng đang hy vọng cải tổ nhanh hơn, nhưng phe này chưa chắc sẽ thắng được".
Thật ra, theo ông Willy Lam, những yêu cầu đó không phải được thúc đẩy bởi mong muốn dân chủ hóa Trung Quốc, mà là bởi sự bất bình trước việc ban lãnh đạo đương nhiệm kiểm soát ngày càng nhiều các quyết định lớn của ban chấp hành trung ương. 
Một số quan chức của Đảng cũng chỉ trích ban lãnh đạo đương nhiệm là bị khống chế bởi các tập đoàn công nghiệp thân cận với Nhà nước. Theo họ, điều này dẫn đến việc giảm sức cạnh trạnh và gia tăng những bất bình đẳng ở Trung Quốc. 
Cũng theo các nhà phân tích, nhiều đảng viên khác nghĩ rằng , nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, Giải Nobel Hòa bình, hiện đang thọ án 11 năm tù vì những quan điểm dân chủ, đã bị xử phạt quá đáng.
Một chuyên gia tại Bắc Kinh, ông Russel Leigh Moses, được hãng tin AFP trích dẫn, xác nhận rằng : "Hội nghị ban chấp hành lần này trên nguyên tắc là bàn về kế hoạch kinh tế, nhưng một số lãnh đạo rất muốn đưa vào chương trình nghị sự vấn đề cải tổ chính trị"
Chỉ mới hôm qua (13/10), 23 cựu cán bộ lãnh đạo Trung Quốc đã cho công bố trên Internet một bức thư ngỏ gởi Quốc hội kêu gọi tự do ngôn luận. Trong bản kiến nghị, mà sau đó đã bị gỡ xuống, các tác giả cho rằng : "Nếu Đảng Cộng sản không tự cải tổ, không tự chuyển đội, Đảng sẽ chết một cái chết tự nhiên" . Nhóm 23 cựu lãnh đạo yêu cầu chính phủ bãi bỏ những hạn chế đối với sách và các cơ quan báo chí, hiện vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. 
Dẫu sao thì hội nghị khai mạc ngày mai sẽ là một dịp mới để đương kim phó chủ tịch Tập Cận Bình, nhân vật được coi là sẽ kế nhiệm Hồ Cẩm Đào, tiến gần hơn đến chiếc ghế lãnh đạo tối cao. Cụ thể là trong phiên họp toàn thể, ông Tập Cận Bình theo dự kiến sẽ được bổ nhiệm vào Quân ủy trung ương. Phó thủ tướng thứ nhất Lý Khắc Cường cũng sẽ nhân dịp này cũng cố thêm vị thế của người được coi là sẽ kế nhiệm Ôn Gia Bảo.

No comments:

Post a Comment