Xi Jinping, người sẽ nắm quyền tối cao tại TQ? Nguồn: AFP/Getty Images |
Mark MccKinnon ‒ DCVOnline lược dịch
Dưới áp lực dữ dội từ trong và ngoài để đối phó với vấn đề đổi mới chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã về Bắc Kinh họp và đã cố gắng tập trung vào kế hoạch năm năm để đảm bảo độ tăng trưởng đều đặn hơn trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Tuy nhiên, nhiều sự kiện làm họ phân tâm vẫn tiếp tục chất chồng ngay cả khi phiên họp bắt đầu, với việc hơn 100 người hoạt động và trí thức vừa phổ biến một lá thư ngỏ kêu gọi trả tự do cho Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người vừa được giải Nobel Hoà Bình.
Ngoài ra còn những tin khác chung quanh sự rạn nứt hiếm thấy trong chín thành viên Bộ Chính trị, khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiều lần lên tiếng trong những tuần gần đây về sự cần thiết phải cải tổ chính trị, và nhận xét của ông đã bị chính phủ do ông đứng đầu kiểm duyệt.
Mặc dù ít tin tức rò rỉ ra trong những giờ đầu tiên của phiên họp bốn ngày của Trung ương Đảng (CSTQ), hãng thông tấn chính thức, Tân Hoa Xã, cho rằng “công bằng” và “phát triển toàn bộ” sẽ là chủ đề của kế hoạch năm năm sắp tới, và cũng để xác lập mục tiêu phát triển kinh tế hàng năm, 7 hoặc 7,5 phần trăm, cho 5 năm 2011-2015.
Theo báo đài nhà nước, “tăng trưởng toàn bộ” có nghĩa là một nỗ lực nhằm đối phó với (làm giảm) khoảng cách thu nhập (mức giàu nghèo) trong nước, đã mở rộng đến mức nguy hiểm. Ngân hàng Thế giới báo cáo trong năm 2009 chỉ số Gini, một thước đo sự bất bình đẳng thu nhập, ở Trung Quốc đã vượt quá mực báo động 0,4-0,47. Trung Quốc đã thấy tình trạng bất ổn lao động tăng cao đột ngột trong những tháng gần đây khiến các nhà máy nước ngoài phải đóng cửa và buộc chính phủ phải xem xét lại quan niệm tăng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào như trước đây.
“Tăng trưởng toàn bộ đề tính đến yếu tố khác, chứ không chỉ duy nhất bàn tới tăng trưởng kinh tế, như tác động môi trường và tác động đến cuộc sống của người dân,” Rosealea Yao, một nhà phân tích của Dragonomics, một công ty nghiên cứu tại Bắc Kinh nói. “Bạn sẽ thấy sẽ có chi tiêu nhiều hơn về các dịch vụ xã hội.”
Người ta chưa rõ với một mục tiêu tăng trưởng thấp hơn nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tác động như thế nào; trong những năm gần đây mực phát triển đã thường xuyên vượt quá mục tiêu hàng năm, 8 phần trăm, thành phát triển ở hàng chục %, nhưng người ta tin rằng lãnh đạoTQ muốn làm nền kinh tế nguội bớt. GDP Trung Quốc đã tăng 90 lần kể từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu đưa ra các cải cách kinh tế vào năm 1978, và năm nay TQ đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ.
Tuy nhiện phần lớn mức tăng trưởng đó đã dựa vào lao động rẻ, một tài sản không có sẵn như trước vì những loạt các cuộc đình công gần đây. Mạng lưới an sinh xã hội của TQ cũng đã cùng lúc đổ nát trong ba mươi năm qua, để lại hàng trăm triệu người Trung Quốc nghỉ hưu không có đủ tiền trợ cấp hoặc và không có được một hệ thống chăm sóc sức khỏe giá phải chăng, làm giảm nỗ lực thúc đẩy độ mua sắm của người tiêu dùng trong nước.
Kế hoạch năm năm sẽ được hoàn thành khi Hội nghị Trung ương (với 204 thành viên chính thức và 167 thành viên dự khuyết) kết thúc, nhưng sẽ không được công bố cho đến khi được quốc hội bù nhìn của Trung Quốc thông qua trong phiên nhóm vào tháng Ba sắp tới.
Ngoài việc hoàn thành kế hoạch năm năm, Đảng Cộng sản, dự kiến trong những ngày tới, sẽ cho thấy hình dạng của ban lãnh đạo mới sau khi hai ông Ôn Gia Bảo và Hồ Cẩm Đào về hưu vào năm 2012. Người ta nghĩ rằng Phó Chủ tịch Tập Cận Bình (习近平, Xi Jinping) sẽ được đưa vào Quân ủy Trung ương, đây là bước cuối cùng trong việc gầy dựng cơ sở quyền lực trước khi trở thành Chủ tịch TQ vào năm 2012.
Nếu ông Tập Cận Bình, người dự kiến sẽ được thăng chức một năm trước đây, không được một vị trí quân sự (vào Quân uỷ Trung ương), thì đó có thể là chỉ dấu của sự bất đồng trong Bộ Chính trị về việc ai có thể là thế hệ lãnh đạo kế thừa.
Tập Cận Bình được xem là người của phe “trung thành” với khối bảo thủ trong Đảng ‒ cha của ông là trưởng ban tuyên truyền của Đảng Cộng sản, sau đó là Phó Chủ tịch Quốc hội Nhân dân Trung Quốc ‒ có thể đưa ông vào thế đối lập với Ôn Gia Bảo, trong những tuần gần đây đã đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới chính trị trong ít nhất bẩy bài diễn văn khác nhau.
Trong khi ông Ôn Gia Bảo được coi là chính khách nổi tiếng nhất trong nước, người ta không biết được ông có bao nhiêu người hỗ trợ trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng. Ôn Gia Bảo đã đề cập đến nhóm “chống lại” nỗ lực đổi mới của ông trong đảng CSTQ, và những phần quan trọng trong các bài phát biểu gần đây của ông đã bị hầu hết các phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc kiểm duyệt và cắt bỏ.
Thủ tướng Ông Gia Bảo đã được ủng hộ thêm trong tuần này khi 23 người đảng viên kỳ cựu phổ biến một lá thư ủng hộ ông và kêu gọi chính phủ chấm dứt thói quen kiểm duyệt đáng “xấu hổ” của mình và để TQ có tự do ngôn luận. Ngày thứ sáu, một tờ báo có khuynh hướng độc lập ở miền Nam TQ đã trở thành tờ báo đầu tiên thuộc phương tiện truyền thông của nhà nước phổ biến toàn văn cuộc phỏng vấn gần đây của ông Ôn Gia Bảo với CNN, trong đó ông nói “Ước vọng và nhu cầu dân chủ và tự do của của nhân dân là điề không thể cưỡng lại.”
Một bức thư ngỏ khác, với chữ ký của hơn 100 người hoạt động, được phổ biến hôm thứ Sáu kêu gọi nhà nước thả ông Lưu Hiểu Ba khỏi nhà tù ở tỉnh Liêu Ninh, nơi ông đang thọ án tù 11 năm vì tội “kích động lật đổ” (nhà nước) khi soạn thảo Bản tuyên ngôn dân chủ được gọi là Hiến chương 08. Bức thư cũng kêu gọi nhà nước TQ ngưng giữ vợ ông Lưu Hiểu Ba, bà Lưu Hạ, bị quản thúc tại gia ngay sau khi giải Nobel Hoà bình công bố, để bà có thể đến Oslo thay mặt chồng nhận giải Nobel Hoà bình.
Tuy nhiên, nhiều sự kiện làm họ phân tâm vẫn tiếp tục chất chồng ngay cả khi phiên họp bắt đầu, với việc hơn 100 người hoạt động và trí thức vừa phổ biến một lá thư ngỏ kêu gọi trả tự do cho Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người vừa được giải Nobel Hoà Bình.
Ngoài ra còn những tin khác chung quanh sự rạn nứt hiếm thấy trong chín thành viên Bộ Chính trị, khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiều lần lên tiếng trong những tuần gần đây về sự cần thiết phải cải tổ chính trị, và nhận xét của ông đã bị chính phủ do ông đứng đầu kiểm duyệt.
Mặc dù ít tin tức rò rỉ ra trong những giờ đầu tiên của phiên họp bốn ngày của Trung ương Đảng (CSTQ), hãng thông tấn chính thức, Tân Hoa Xã, cho rằng “công bằng” và “phát triển toàn bộ” sẽ là chủ đề của kế hoạch năm năm sắp tới, và cũng để xác lập mục tiêu phát triển kinh tế hàng năm, 7 hoặc 7,5 phần trăm, cho 5 năm 2011-2015.
Theo báo đài nhà nước, “tăng trưởng toàn bộ” có nghĩa là một nỗ lực nhằm đối phó với (làm giảm) khoảng cách thu nhập (mức giàu nghèo) trong nước, đã mở rộng đến mức nguy hiểm. Ngân hàng Thế giới báo cáo trong năm 2009 chỉ số Gini, một thước đo sự bất bình đẳng thu nhập, ở Trung Quốc đã vượt quá mực báo động 0,4-0,47. Trung Quốc đã thấy tình trạng bất ổn lao động tăng cao đột ngột trong những tháng gần đây khiến các nhà máy nước ngoài phải đóng cửa và buộc chính phủ phải xem xét lại quan niệm tăng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào như trước đây.
“Tăng trưởng toàn bộ đề tính đến yếu tố khác, chứ không chỉ duy nhất bàn tới tăng trưởng kinh tế, như tác động môi trường và tác động đến cuộc sống của người dân,” Rosealea Yao, một nhà phân tích của Dragonomics, một công ty nghiên cứu tại Bắc Kinh nói. “Bạn sẽ thấy sẽ có chi tiêu nhiều hơn về các dịch vụ xã hội.”
Người ta chưa rõ với một mục tiêu tăng trưởng thấp hơn nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tác động như thế nào; trong những năm gần đây mực phát triển đã thường xuyên vượt quá mục tiêu hàng năm, 8 phần trăm, thành phát triển ở hàng chục %, nhưng người ta tin rằng lãnh đạoTQ muốn làm nền kinh tế nguội bớt. GDP Trung Quốc đã tăng 90 lần kể từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu đưa ra các cải cách kinh tế vào năm 1978, và năm nay TQ đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ.
Tuy nhiện phần lớn mức tăng trưởng đó đã dựa vào lao động rẻ, một tài sản không có sẵn như trước vì những loạt các cuộc đình công gần đây. Mạng lưới an sinh xã hội của TQ cũng đã cùng lúc đổ nát trong ba mươi năm qua, để lại hàng trăm triệu người Trung Quốc nghỉ hưu không có đủ tiền trợ cấp hoặc và không có được một hệ thống chăm sóc sức khỏe giá phải chăng, làm giảm nỗ lực thúc đẩy độ mua sắm của người tiêu dùng trong nước.
Kế hoạch năm năm sẽ được hoàn thành khi Hội nghị Trung ương (với 204 thành viên chính thức và 167 thành viên dự khuyết) kết thúc, nhưng sẽ không được công bố cho đến khi được quốc hội bù nhìn của Trung Quốc thông qua trong phiên nhóm vào tháng Ba sắp tới.
Nếu ông Tập Cận Bình, người dự kiến sẽ được thăng chức một năm trước đây, không được một vị trí quân sự (vào Quân uỷ Trung ương), thì đó có thể là chỉ dấu của sự bất đồng trong Bộ Chính trị về việc ai có thể là thế hệ lãnh đạo kế thừa.
Tập Cận Bình được xem là người của phe “trung thành” với khối bảo thủ trong Đảng ‒ cha của ông là trưởng ban tuyên truyền của Đảng Cộng sản, sau đó là Phó Chủ tịch Quốc hội Nhân dân Trung Quốc ‒ có thể đưa ông vào thế đối lập với Ôn Gia Bảo, trong những tuần gần đây đã đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới chính trị trong ít nhất bẩy bài diễn văn khác nhau.
Trong khi ông Ôn Gia Bảo được coi là chính khách nổi tiếng nhất trong nước, người ta không biết được ông có bao nhiêu người hỗ trợ trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng. Ôn Gia Bảo đã đề cập đến nhóm “chống lại” nỗ lực đổi mới của ông trong đảng CSTQ, và những phần quan trọng trong các bài phát biểu gần đây của ông đã bị hầu hết các phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc kiểm duyệt và cắt bỏ.
Thủ tướng Ông Gia Bảo đã được ủng hộ thêm trong tuần này khi 23 người đảng viên kỳ cựu phổ biến một lá thư ủng hộ ông và kêu gọi chính phủ chấm dứt thói quen kiểm duyệt đáng “xấu hổ” của mình và để TQ có tự do ngôn luận. Ngày thứ sáu, một tờ báo có khuynh hướng độc lập ở miền Nam TQ đã trở thành tờ báo đầu tiên thuộc phương tiện truyền thông của nhà nước phổ biến toàn văn cuộc phỏng vấn gần đây của ông Ôn Gia Bảo với CNN, trong đó ông nói “Ước vọng và nhu cầu dân chủ và tự do của của nhân dân là điề không thể cưỡng lại.”
Liu Xia cầm bản án tù 11 năm của Liu Xiaobo Nguồn: Andy Wong/AP |
No comments:
Post a Comment