Pages

Friday, August 20, 2010

TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH: LÀ “TÔ TẦN ” THỜI CHIẾN QUỐC HAY " HÁM TRẠCH " THỜI TAM QUỐC ?

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgvYaaOqOFEwrCdVNS9MWLaX2_rl_zviCKuHA0AppD8JQEzmDpqQRcP47djT5KKUL5bQuL-f3E1iwENz51yBEw3aLa3TorxWGwHpdXjo6xIyv-BJAYtoV9VMfB3f960F_CwfAxQ7zAQIic/s320/CHIVINH7.jpg Dư luận vỉa hè đồn đoán rằng: chắc Tướng Nguyễn Chí Vịnh là ngưới có biệt tài ngoại giao và một ngôi sao đang lên nên được đặc cách, được được đưa vào những nhiệm vụ trọng yếu để thử thách, để ông khẳng định mình trước ba quân và thế giới; đó là cách nhằm giúp cho sự tiến thân, tiếp quản cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tương lai của ông…


                                                                    Phúc Lộc Thọ.
Trung Quốc trong thời Chiến quốc có nhân vật kiệt xuất đó Tô Tần; thời Tam Quốc có Hám Trạch mưu sĩ Đông Ngô được ghi nhận như là những nhà thuyết khách, nói theo ngôn ngữ hiện đại họ là những nhà ngoại giao kiệt xuất…
Tô Tần trong chính sử và dã sử đều ghi là loại " bạch diện thứ sinh", " trói gà không chặt...", thế nhưng lại nhận ấn Tướng quốc của  6 nước; do nhận ấn kiếm của 6 nước nên đã hợp tung được các quốc gia này chống lại được nước Tần, không bị nước Tần bắt nạt.
Mặc dù 6 nước nhỏ và yếu này còn tồn tại nhiều chuyện xích mích, va chạm với nhau về quyền lợi, về đất đai lãnh thổ, về đường lối phát triển kinh tế xã hội song do được Tô Tần thuyết phục, giác ngộ, phân tích thiệt hơn nên chịu dẹp yên các mâu thuẫn nội khối để hợp tung đối phó với Tần hùng mạnh đang tìm cách bắt nạt, chèn ép các nước yếu và nhỏ hơn…Trong Sử ký, nhà sử học Tư Mã Thiên gọi ông là kẻ gian trá…kể ra nhận xét như vậy là không công bằng, là oan cho ông.
Còn Hám Trạch là mưu sĩ của Chu Du-Đông Ngô nhưng trong đại chiến Xích Bích đã làm nhiệm vụ con thoi trong quan hệ Ngô- Ngụy đang đối địch nhau. Hám Trạch là người có thể vào tận giường ngủ Tào Tháo để hiến kế, để bàn việc quân lương; tức là có khả năng đánh lừa được một kẻ đa nghi, gian hùng như Tào Tháo…
Trong các ông tướng đảm trách những vị trí trọng yếu của Bộ Quốc phòng, dư luận vỉa hè đang chú ý nhiều về trường hợp Tướng Nguyễn Chí Vịnh, một vị tướng được lặng lẽ cất nhắc lên vị trí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và sau đó xuất hiện trên chính trường với một nhiệm vụ rất quan trọng: nhiệm vụ ngoại giao trong lĩnh vực quốc phòng?!
Tướng Nguyễn Chí Vịnh khi được Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông là vị Thứ trưởng duy nhất không là Ủy viên Trung ương Đảng; có lẽ đây là tiền lệ đầu tiên về một một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng không ủy viên Trung ương…
Tướng Nguyễn Chí Vịnh là người được bổ nhiệm Thứ trưởng nhưng không được công bố ngay, phải mấy tháng sau danh chức của ông mới xuất hiện trước các phương tiện thông tin đại chúng. Trong một cuộc họp báo rộng rãi vào ngày 8/12/2009 tại Hà Nội, trên cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ông đã phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức công bố “Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2009”…
Sau lần xuất hiện ra mắt này, báo chí tiếp tục đưa tin về các chuyến xuất ngoại của ông: đầu tiên thăm Trung Quốc, sau đó là Autralia và gần đây là cuộc hội đàm, làm việc, họp báo với Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ để bàn về việc hợp tác giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ…
Những cuộc xuất hiện trên cương vị ngoại giao với các quốc gia đang tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm: Việt Nam và Trung Quốc đang tồn tại những vấn đề bất đồng về biên giới, lãnh thổ, tranh chấp chủ quyền trên biển Đông; Trong quan hệ Việt Nam-Autralia theo dư luận báo chí Autralia đang đưa tin rầm rộ về việc một số quan chứ Việt Nam dính líu đến vụ nhận tiến hối lộ trong phi vụ Việt Nam mua giấy in tiền polyme của nước này;  ông được cử sang đây phải chăng để tận dụng cái nghiệp vụ sở trường của ông, vốn xuất thân là lãnh đạo Tổng Cục 2 cho nhiệm vụ này hay nhiệm vụ an ninh, quốc phòng khác; Còn quan hệ với Hoa Kỳ là kẻ thù cũ hiện đang có hàng loạt những vấn đề mà chính trường xếp vào diện nhạy cảm số 1…
Dư luận vỉa hè đồn đoán rằng: chắc Tướng Nguyễn Chí Vịnh là ngưới có biệt tài ngoại giao và một ngôi sao đang lên nên được đặc cách, được được đưa vào những nhiệm vụ trọng yếu để thử thách, để ông khẳng định mình trước ba quân và thế giới; đó là cách nhằm giúp cho sự tiến thân, tiếp quản cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tương lai của ông…
Trong thế chiến thứ 2, Stalin đã từng bỏ qua hàng loạt những nguyên soái râu dài mà đưa Jukov vào các mặt trận trọng yếu khi Jukov mới mang hàm Thiếu tướng…Trong quan hệ với các nước, quan hệ với Trung Quốc là quan hệ phức tạp khó khăn nhất. Có người bảo ông là người có khả năng đối thoại với Trung Quốc giống như Hám Trạch mưu sĩ thân tín của Chu Du - Đông Ngô, nhưng lại có khả năng tham mưu, xui khôn xui dại Tào Tháo; lừa được Tào Tháo mắc mưu liên hoàn kế của Chu Du-Gia Cát Lượng…
Cũng có ý kiến lại suy nghĩ  khác: Trước Đại hội Đảng nên các ông to ở Bộ Quốc phòng ông nào cũng tìm cách giữ thân, chưa biết phe nào mạnh, phe nào yếu, phe nào đang lên, phe nào sẽ bị đẩy lùi, do đó tìm cách ẩn mình chờ thời, né tránh những nhiệm vụ phức tạp, đẩy sang cho Tướng Nguyễn Chí Vịnh, một ông Tướng mới đảm trách cái nhiệm vụ ngang xương này.
Bởi các ông Tướng nhà ta vẫn quen thạo hành xử trên chiến trường súng đạn hơn chiến trường ngoại giao; bởi nếu phải tham gia chiến trường súng đạn thì dẫu sao Tướng ít khi bị hy sinh và bị bắt, vì tướng ngày nay thường ở tuyến sau; nếu như có bại trận vừa phải thì vẫn còn nhiều lý do khách quan để thanh minh cho tài cầm quân của Tướng.
Còn mặt trận ngoại giao là mặt trận không tiếng súng, thế nhưng độ nguy hiểm lại cao hơn chiến trường súng đạn đối với các tướng, bởi vì các tướng được giao nhiệm vụ này lại giống như các tướng tiền bộ tiên phong thời Chiến quốc, thời Tam Quốc... Tướng phải tự mình đích thân cầm đao thương ra trước trận tiền để giao đấu, nếu tướng thắng thì quân xông lên, tướng bị bay đầu thì quân bỏ chạy.
Đối với mặt trận ngoại giao vì tướng phải một mình một ngựa ra trận tiền đối địch với đổi thủ trước, chỉ cần nhỡ lời một câu là coi như xong, coi như ngã ngựa và sự nghiệp theo đó mà cuốn cờ. Phải chăng vì khó khăn như vậy nên các Tướng cũ đã đẩy cho Tướng mới xông trận; người Việt có câu “ lính cũ bắt nạt lính mới “ chăng ?
Có nhiều quan niệm sai lầm coi ngoại giao là những câu nói việc làm không thật lòng, động tác giả, trá…quan niệm như vậy là sai với bản chất ngoại giao đông tây kim cổ. Nhà ngoại giao thường là những nhà sáng kiến kiệt xuất để tìm cách làm hài lòng được nhiều người, nhiều phía. Nhà ngại giao là người có khả năng tìm ra được tiếng nói chung, điểm giao thoa chung để tìm chỗ cho các bên có thể còn chìa tay ra được mà bắt tay nhau.
Ngôn ngữ ngoại giao thường là loại ngôn ngữ có thể làm vừa lòng người nghe nhiều phía, chính kiến khác nhau thậm chí đang đối địch với nhau về quyền lợi. Thứ ngôn ngữ đa nghĩa, ai muốn hiểu và giải thích kểu gì cũng được, cũng xong-Đó phải chăng chính là ngoại giao vậy?! Vũ khí, sản phẩm của nhà ngoại đó là lời nói xưa gọi là thuyết khách, và sản phẩm cuối cùng là các văn bản thỏa thuận, các hiệp định, hiệp ước.
Để đạt được cái đích đó đòi hỏi nhà ngoại giao phải tìm ra các sáng kiến, các lời nói vừa lòng, không chối tai các bên; muốn thế phải tìm ra được một sân chơi chung để các bên có thể gặp gỡ nhau, chia sẻ với nhau, nhân nhượng nhau, hợp tác với nhau, không cô lập nhau hay phá thối lẫn nhau…Lời nói không mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau- ấy đấy là ngoại giao vậy.
Theo dõi những tuyên bố gần đây của tướng Nguyễn Chí  Vĩnh, nhất là trong chuyến thăm Việt Nam gần đây của Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chúng ta dễ dàng nhận thấy loại ngôn ngữ này của vị Tướng này qua các tuyên bố sau đây:
-Để tránh những câu hỏi liên quan tới Trung Quốc, ông đã khẳng định với báo giới bằng tuyên bố:"Trong cuộc đối thoại lần này, Việt Nam và Hoa Kỳ không dành nhiều thời gian cho vấn đề Biển Đông vì mục đích chủ yếu là bàn về các vấn đề song phương và tương lai hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đi đến nhận thức chung là vấn đề trên Biển Đông cũng như các vấn đề an ninh khác cần phải giải quyết theo luật pháp quốc tế, trên tinh thần cầu thị, xây dựng, thiện chí, không áp đặt ý kiến chủ quan và giải quyết bằng các biện pháp hòa bình".
- Để không phật ý Trung Quốc trước việc Việt Nam mời chiếm hạm Mỹ ghé thăm Đà Nẵng: Ông đã phát biểu những ý kiến mà dư luận cho rằng ông đã nói hộ Trung Quốc:” Những quan điểm trên Thời báo Hoàn cầu, hay Sina.com như “kiềm chế Hàn Quốc, tấn công Việt Nam là thượng sách để ngăn chặn Mỹ trở lại khu vực…” “không phải là quan điểm chính thức của các nhà chính trị và quân sự Trung Quốc”.
Theo ông ( Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh ), “quan điểm chính thức của Trung Quốc là tôn trọng Việt Nam, ủng hộ sự phát triển cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam, muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới…”
Những ý kiến trên của Tướng Vịnh cần được kiểm chứng, cần tìm cơ sở chứng lý. Các tuyên bố trên một số mạng của Trung Quốc là tuyên bố của một số ông Tướng đương nhiệm Trung Quốc. 
Chưa thấy Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hay cơ quan hữu trách nào của Việt Nam chất vấn, đề nghị Đại sứ Trung Quốc hay Bộ Ngoại giao TQ giải thính, bình luận về ý kiến kể trên xem loại ý kiến đó xếp vào diện này. Liệu ý kiến mà Tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu như trên có đủ độ tin cậy rằng: đó đích thực là những ý kiến tào lao của đám cư dân mạng chứ không phải của chính quyền Trung Quốc? Trong khi đó thì Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc đã từng làm đối với một vài tờ báo Việt Nam đăng ý kiến của bà Phạm Chi Lan liên quan tới các vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa hai nước, lĩnh vực thua xa quan trọng so với an ninh quốc phòng?
Trung Quốc có là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới hay không thì chỉ có Trung Quốc và các nước khác trên thế giới kiểm chứng, trả lời câu hỏi này. Riêng đối với Việt Nam thì rất nhiều người bình thường cảm thấy lo lắng, bất an trươc những gì mà Trung Quốc hành xử trên biển và trên các khu vực, lĩnh vực khác trong quan hệ với Việt Nam…
Có thể tuyên bố như trên có là tuyên bố mang tính ngoại giao, một cách nói để giảm "sự nóng" cho phía Trung Quốc, nó không bao hàm giá trị pháp lý. Cũng có ý kiến cho đó chẳng qua là lớp phấn xoa nhẹ, một que kem để giảm bớt cái sự hung dữ, hiếu sát trong các chính sách đối ngoại của nhà cầm quyền Trung Quốc trong thời điểm hiện nay; đó cũng là một động thái ngoại giao nhằm giảm bớt những những căng thắng không cần thiết…
Nói chung, để tránh phái trả lời nhiều liên quan tới Trung Quốc, Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã từ chối trước rất nhiều câu hỏi liên quan đến nước thứ ba, Thứ trưởng Vịnh đã phải nhắc khéo các phóng viên quay trở lại với nội dung chính, là những kết quả thảo luận về hợp tác quốc phòng song phương Việt - Mỹ, tâm điểm của cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng đầu tiên giữa hai nước.( Vietnamnet )
Hy vọng với tài ngoại giao của Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Việt Nam sẽ tìm mọi cách tránh được họa binh đao với Trung Quốc mà vẫn giữ yên được bờ cõi quốc gia. Nếu được vậy không chỉ dã sử mà cả chính sử Việt nay mai sẽ duy danh ông  như Tô Tần người đã hợp tung được nhiều nước nhỏ để kiềm chế được nước Tần khi xưa.  
Hiện tại ngoài 10 nước Asian, ông còn cơ hội hợp tung, bắt tay được với Mỹ, với Auxtralia, với Hàn Quốc , Nhật Bản, Ấn Độ, Tây Âu, Nga…; nếu được như vậy thì sự nghiệp hợp tung của ông còn to lớn hơn Tô Tần nhiều lần. Bởi Tô Tần chỉ hợp tung được mỗi 6 nước…
Điều thư 2 là nếu ông tài được như Hám Trạch, làm cách nào đó để Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Lương Quang Liệt  và nhiều hung tướng Trung Hoa không tìm cách, không dám đánh Việt Nam; hoặc nếu đánh thì chỉ có thua như Tào Tháo, bị đốt chiến thuyền, hạm đội như trong trận Xích Bích…
Dư luận, nhân dân đang chờ xem tiền đồ và sự nghiệp của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cùng dân tộc đồng hành trong những cung đường vinh quang cũng như hiểm nguy !
                                          P.L.T
* Những trích dẫn về phát biểu của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh được dẫn từ nguồn: Quân đội nhân dân và Vietnamnet..

No comments:

Post a Comment