Pages

Monday, August 2, 2010

Tranh chấp ảnh hưởng gây căng thẳng tại Nam Hải

Ian Storey - Nhà Quê lược dịch
Tại diễn đàn khu vực ASEAN tuần qua tại Hà Nội, Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillary Clinton thông báo một sự thay đối quan trọng về chính sách của tòa Bạch Ốc trong cuộc tranh chấp tại biển Nam Hải. Mô tả vùng biển này như là mấu chốt cho an ninh trong khu vực, và tự do đi lại trên biển là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, bà Clinton thông báo rằng Hoa Thịnh Đốn sẵn sàng đóng một vai trò tích cực hơn trong việc giúp thực hiện các hành động mang tính xây dựng niềm tin, mà các nước Asean và Trung Quốc đã thất bại đi đến đồng thuận từ năm 2002.Trong khi một số nước ASEAN sẽ chào đón vai trò lớn hơn của Hoa Kỳ tại Nam Hải. Trung Quốc, vốn đã từ lâu phản đối việc “quốc tế hóa” các tranh chấp, sẽ không có động thái tương tự. Vì thế, việc tranh chấp lãnh thổ sẽ nằm trong hàng loạt vấn đề gai góc trong mối quan hệ giữa Hoa – Mỹ.



Các căng thẳng tại biển Nam Hải về các tuyên bố chủ quyền trái ngược đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã và đang dâng cao từ năm 2007. Một lý do đó là việc Trung Quốc theo đuổi một đường lối cứng rắn. Cụ thể hơn, việc hiện đại hóa nhanh chóng hải quân Trung Quốc đã cho phép Bắc Kinh gia tăng sự hiện diện quân sự trong vùng, áp dụng lệnh cấm đánh bắt hải sản đơn phương vào mùa hè này và hộ tống các tàu đánh cá. Các hành động mạnh mẽ của Trung Quốc và sự thay đổi cán cân quân sự theo hướng có lợi cho họ đã gia tăng mối lo ngại tại Đông Nam Á và Hoa Kỳ.



Bộ trưởmh QP Mỹ, R. Gates và Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồngTham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ  Nguồn: npr.org
-------------------------------------------------------------

Các quốc gia ASEAN đã tỏ rõ sự không im lặng của họ ngay cả trước khi cuộc họp của diễn đàn Asean. Một thông cáo chung của các ngoại trưởng các nước ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định tại Nam Hải, đồng thời nêu rõ sự cần thiết trong việc duy trì đi lại tự do trên biển trong một vùng thiết yếu đối với thương mại hàng hải toàn cầu.


Hoa Kỳ bày tỏ sự lo ngại một cách rõ ràng. Tuần qua, sĩ quan cao cấp nhất của quân đội Hoa Kỳ, Đô đốc Mike Mullen, khuyến cáo rằng 'Trung Quốc tỏ ra hành động mạnh mẽ đối với các tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo như Trường Sa, đồng thời chỉ trích thái độ hung hãn của Trung Quốc đối với việc tranh chấp này.'


Cho đến gần đây, Hoa Kỳ đã giữ thái độ bàng quan về cuộc tranh chấp này. Vào thập kỷ 90, Hoa Thịnh Đốn tuyên bố rằng họ có một quyền lợi xác đáng trong việc duy trì tự do đi lại trên biển tại Nam Hải, tuy nhiên không chọn lựa bên nào đối với các tuyên bố chủ quyền trái nghịch, phản đối việc sử dụng vũ lực và ủng hộ một giải pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.
                          Bộ trưởng QP Trung Quốc, Liang_Guanglie (Lương Quang Liệt)
                                                                                                  Nguồn: armybase.us
                          -------------------------------------------------------------------------------


Tuy nhiên, kể từ năm 2008, Hoa Kỳ xem những tiến triển tại Nam Hải phương hại đến các quyền lợi chiến lược cũng như thương mại của họ. Vào tháng giêng, sĩ quan cao cấp nhất của quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, Đô đốc Robert Willard, phát biểu rằng chương trình hiện đại hóa quân sự “hung hãn” của Trung Quốc có vẻ được phác họa nhằm thách thức sự hoạt động tự do của Hoa Kỳ trong vùng, và nếu cần thiết, áp đặt ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quốc gia lân cận. Tại Shangri-La Dialogue ở Singapore tháng qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates đã mô tả tranh chấp tại Nam Hải như là một “mối lo ngại đang gia tăng” cho Hoa Kỳ. Ông ta nói rằng Hoa Thịnh Đốn chống lại “bất kỳ cố gằng nào nhằm đe dọa các công ty thương mại Hoa Kỳ hoặc những công ty của một quốc gia khác đang thực hiện các hoạt động kinh tế hợp pháp”, một ám chỉ đến các cố gắng của Bắc Kinh nhằm gây áp lực lên công ty dầu lửa khổng lồ của Mỹ ExxonMobil đình chỉ các dự án phát triển ngoài bờ biển Việt Nam tại các lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.


Thảo luận về Nam Hải tại diễn đàn khu vực ASEAN xảy ra mang tính bất ngờ khi Trung Quốc từ trước đến nay luôn tách các tranh chấp tại biển Nam Hải khỏi chương trình thảo luận. Tuy nhiên, tại cuộc họp thứ Sáu tuần qua, Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác – bao gồm Việt Nam, Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Brunei, những quốc gia đang tranh chấp – đưa vấn đề Nam Hải ra thảo luận.


Ngoại trưởng Clinton bày tỏ sự ủng hộ đối với Bản tuyên bố năm 2002 giữa khối ASEAN và Trung Quốc về thái độ ứng xử của các quốc gia liên hệ trong vùng Nam Hải, một bản thỏa ước nhằm khuyến khích các động thái tạo dựng niềm tin và sự hợp tác. Tám năm sau ngày bản tuyên bố được đưa ra, tuy nhiên, cả hai phía chưa đạt được thỏa thuận về việc triển khai bản thỏa ước, một phần bởi vì Trung Quốc muốn thảo luận các tranh chấp song phương với mỗi một quốc gia đang tranh chấp thay vì với khối ASEAN như một nhóm, một phương thức khối ASEAN bác bỏ như là chiến thuật “chia để trị”.


Trong một động thái bất ngờ, bà Clinton phát biểu rằng Hoa Kỳ sẵn sàng tạo sự thuận lợi cho các cuộc hội đàm về việc triển khải bản tuyên bố. Theo các tường trình của báo chí, Ngoại trưởng Trung Quốc Yang Jiechi đã bất ngờ khi vấn đề tranh chấp được đưa ra thảo luận, và sau đó mô tả các lời phát biểu của bà Clinton như là một “sự tấn công” lên đất nước của ông.


Các lo ngại trong vùng đã trở nên sôi nổi một phần do các tường trình rằng Trung Quốc đã nâng Nam Hải thành mối quan tâm “chủ chốt” ngang tầm với Đài Loan, Tibet và Tân Cương. Theo nhật báo New York Times, các quan chức cao cấp của Trung Quốc đã phát biểu với các viên chức tương ứng Hoa Kỳ vào tháng Ba rằng Nam Hải là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc – ngụ ý rằng Hoa Kỳ không nên dính líu vào sự tranh chấp này.
Có hai sự liên hệ kéo theo từ sự thay đổi chính sách này, nếu thực sự có sự thay đổi: trước hết, Trung Quốc xem Nam Hải như là một vấn đề không thể thương lượng; điều thứ hai, Bắc Kinh bảo lưu quyền sử dụng vũ lực nhằm duy trì các đòi hỏi của họ. Cả hai đều đi ngược lại với tinh thần và ý nghĩa của bản tuyên bố ASEAN-China năm 2002.
Sự mờ ám của Trung Quốc về những đòi hỏi của họ tại Nam Hải và việc họ có xem sự tranh chấp chủ quyền như là một lợi ích cốt lõi quốc gia đã và đang tạo nên sự lo ngại tại Á châu và Hoa Kỳ. Nhằm giảm bớt các lo ngại này, Bắc Kinh cần giải thích chính sách của họ trong việc tranh chấp tại biển Nam Hải và làm thế nào vấn đề có thể được xử lý tốt nhất để sau cùng được giải quyết.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sẽ có cơ hội để làm việc này tại buổi khai mạc cuộc họp bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN vào tháng 10. Ông ta không nên bỏ lỡ cơ hội.
© DCVOnline

No comments:

Post a Comment