Pages

Wednesday, August 11, 2010

Hướng lên của Trung Quốc và đường đến chiến tranh


John Lee (WSJ Asia) - Trà Mi lược dịch
Bốn năm trước Thế chiến I, tác giả và chính khách người Anh Norman Angell, xuất bản “The Great Illusion,” lý luận rằng cuộc chinh phục quân sự đã trở thành lỗi thời giữa các nền kinh tế hiện đại. Ngày nay, nhiều người làm chính sách cũng dùng cùng logic đó để dự đoán rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể tránh được chiến tranh. Giống như những người đi trước (Norman Angell chẳng hạn), họ có thể sai.
Đó là các lý luận của nhà khoa học chính trị John Mearsheimer Đại học Chicago trong bài thuyết trình Michael Hintze hàng năm tại Đại học Sydney trong tuần này. Chính trị, hơn là kinh tế, dứt khoát sẽ định hình tương lai của châu Á chỉ như nó đã ảnh hưởng Châu Âu trong thế kỷ trước, giáo sư Mearsheimer tin như vậy. Hướng đi lên của Trung Quốc có thể sẽ châm ngòi một cuộc chạy đua bảo đảm an ninh mạnh mẽ với Mỹ, dẫn đến khả năng lớn xẩy ra chiến tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Lập luận này đi ngược lại lý luận thông thường ngày nay, chỉ nhìn thấy một tương lai an lành trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Quan điểm này, vẫn còn phổ biến ở Washington, dựa trên ý tưởng rằng Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc bằng cách để Bắc Kinh đi lên như là một “quốc gia quyết định có trách nhiệm” trong trật tự toàn cầu hiện nay do Mỹ dẫn đầu. Cũng giống như các tầng lớp ưu tú ở châu Âu mà Angell đã viết về và những người cách đây một thế kỷ đã hết sức miễn cưỡng để tưởng tượng một cuộc chiến tranh lớn có thể bùng nổ của, các nhà hoạch định chính sách ngày nay không thể nghĩ rằng chiến tranh sẽ xẩy ra tại Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng các cảnh báo của ông Mearsheimer cần được chú ý. Trước Thế chiến I, theo logic của Angell ‒ sự gián đoạn tín dụng quốc tế và hệ thống mậu dịch sẽ có nghĩa là tất cả mọi người đều thua thiệt trong trường hợp có chiến tranh là điều không thể chối cãi được. Trước năm 1914, khối lượng thương mại hàng năm của Anh, Đức và Pháp là 52%, 38% và 54% GDP tương ứng, phần lớn số thương mại này là mậu dịch giữa các cường quốc vừa kể. Đến năm 1913, Anh đã trở thành thị trường hàng đầu cho hàng xuất khẩu của Đức, và cả hai nước đều hưởng lợi từ mối quan hệ kinh tế đó. Trong mười năn trước Thế chiến vĩ đại, thương mại và dòng vốn giữa các cường quốc này tăng tương ứng 65% và 84%. Tuy nhiên, phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế là không đủ để ngăn chặn sự leo thang bi thảm của tình hình ngay sau vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand của Áo (Austria).

Hôm nay, Trung Quốc tự công bố “phát triển hòa bình” và được chấp nhận khắp nơi dường như cũng dựa trên mặt bằng kinh tế vững chắc. Trung Quốc đã phát triển như một quốc gia mậu dịch tuyệt vời, nhưng vẫn là một nước nghèo về GDP bình quân đầu người. Mực xuất khẩu của Trung Quốc đã tạo ra hàng trăm triệu công ăn việc làm, nhưng Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc sâu đậm vào công nghệ, và kiến thức của nước ngoài. Để tiếp tục nhanh chóng phát triển kinh tế quốc gia, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần một môi trường hòa bình và ổn định ở châu Á. Về phía Mỹ, không có ai ở Washington muốn nhìn thấy một cuộc xung đột với Trung Quốc bùng nổ, đặc biệt là vào thời điểm Mỹ đang phải có mặt ở hai cuộc chiến và những lo ngại về ý định của Iran.

Tuy nhiên, sự lạc quan của Angell cuối cùng dẫn đến sai lầm vì nó dựa trên một giải thích không đầy đủ về các động lực đằng sau mối quan hệ giữa các cường quốc. Trong khi mối quan hệ kinh tế tạo ra động lực thúc đẩy cho hoà bình, Angell đã không tính đến độ cạnh tranh mãnh liệt về mặt chiến lược —đặc biệt là sự đối đầu hải quân đang tăng— giữa cường quốc hiện tại như Anh và một thế lực đang lên nhanh chóng và xét lại như Đức. Và suy luận của Angell cũng không tính đến yếu tố con người của những hành động sai lầm chiến lược và tính sai— đặc biệt là sai lầm của Đại đế Đức Kaiser Wilhelm II —và cuối cùng chiến tranh bùng nổ ở châu Âu.

Những bài học cho châu Á là gì? Trong khi phụ thuộc kinh tế lẫn nhau và nỗ lực của Mỹ để “quản lý” mức đi lên củaTrung Quốc đến nay đã thành công trong việc ngăn ngừa chiến tranh, gần đây những miếng võ ngoại giao trước sự việc Trung Quốc tái xác định biển Nam Trung Hoa là một phần “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh lại Trung Quốc đã xác nhận những gì các học giả, như Aaron Friedberg, đã nói tữ cả 10 năm nay: Đông Á ngày nay có khả năng tái tạo tình hình châu Âu ở khúc quanh của thế kỷ trước. Khi nói đến mục tiêu chiến lược, Trung Quốc đang nhập đi vào một trật tự khu vực, không do Trung Quốc chủ động, sau nhiều chục năm tự cô lập. Vì những bất mãn cơ bản của Bắc Kinh về biên giới trên đất liền và biên giới hàng hải, Trung Quốc là một cường quốc (theo chủ nghĩa) xét lại. Càng tăng lên hàng cường quốc lớn, tham vọng của Trung Quốc để đảm vệ “lợi ích cốt lõi” lại càng sâu đậm thêm.

Chiến lược lớn của Trung Quốc kể từ những ngày của cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình là tránh xung đột với một đối thủ đáng gờm hơn nhiều (ví dụ, Mỹ) trong khi Trung Quốc xây dựng “sức mạnh toàn diện của quốc gia.” Ngả theo hướng “chiến thắng châu Á mà không chiến đấu,” như Tướng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên (Ma Xiaotian) đã một từng nói, là những lãnh đạo của thế hệ già hơn quan niệm thận trọng là không ngoan, ngay cả khi họ không ngừng tìm kiếm “cơ hội” để mở rộng quyền lực của Bắc Kinh trước sự thua thiệt của Mỹ. Họ vẫn còn nhớ những đau khổ và nhục nhã của thời Mao Trạch Đông, khi Trung Quốc trong cô lập đã cố gắng để đạt được quá nhiều quá nhanh.
Tuy nhiên, như lịch sử khẳng định, một nền hòa bình xây dựng trên khả năng chính trị, khéo léo và kiềm chế hơn là một sự hài hòa vì lợi ích chiến lược là nền hoà bình mong manh, không bền vững. Nếu không có những kinh nghiệm lịch sử thương đau của Trung Quốc gần đây, thế hệ các nhà lãnh đạo tương lai sẽ tự tin và quyết đoán hơn. Ngay cả bây giờ, Đảng Cộng sản và Quân đội Giải phóng Nhân dân cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang hành động quá chậm để đạt được mục tiêu của chính sách ngoại giao của mình. Mối nguy hiểm là, chỉ cần như Đức đã làm ở châu Âu trong thế kỷ trước, đánh giá quá cao khả năng riêng của mình, và đánh giá thấp những điểm mạnh và quyết tâm của Mỹ —kết hợp với sự không hài lòng chiến lược và thiếu kiên nhẫn— là cách nhanh chóng nhất để Trung Quốc đi dến những tính toán sai lầm tai hại.

Một vài năm trước khi bùng nổ Thế chiến I, Đại đế Wilhelm II công khai tuyên bố rằng ông xem triển vọng một cuộc chiến với Anh Quốc là “một điều không thể tưởng tượng được nhất.” Mặc dù phụ thuộc lẫn nhau sâu đậm về mặt kinh tế, châu Âu đã không thể ngăn chặn một thảm họa. Các nhà lãnh đạo tại Washington và trên toàn châu Á không nên tưởng tượng sai lầm thêm một lần nữa.

© DCVOnline

John Lee là một thành viên thỉnh giảng của Viện Hudson và người nghiên cứu về chính sánh ngoại giao ở Trung tâm Nghiên cứu Độc lập tại Sydney. Ông là tác giả của cuốn “Trung Quốc sẽ thất bại?” (CIS, 2008).


Nguồn: China's Rise and the Road to War, John Lee, Wall Street Journal Asia, August 5, 2010.

No comments:

Post a Comment