Chuyến xe buýt và khúc hát người lính mù
Monday, August 9, 2010
Chuyến xe buýt và khúc hát người lính mù
Các anh đã quên rồi sao? Quên rồi những chiến sĩ thuộc quyền của các
anh đã nằm xuống vĩnh viễn trên đất mẹ thiêng liêng quên những đồng
đội còn sống sót trong một tấm thân tật nguyền đau khổ, sống lây lất
ở đầu đường xó chợ. Xin cảm ơn các anh về những đồng đô la mà các
anh gửi về cho chúng tôi trong chương trình giúp đỡ thương phế binh
QLVNCH. Những đồng tiền đó dù có giúp cho chúng tôi trong một thời
gian ngắn, dù có an ủi cho những đớn đau vật chất được đôi phần
nhưng cũng không làm sao giúp chúng tôi quên nỗi nhục nhã mất nước!
Chúng tôi cần ở các anh những chuyện khác, các anh có thấu hiểu cho
chúng tôi hay không? Tôi đã hiểu vì sao thằng khuân vác ở xóm trên,
thằng vá xe đạp ở đầu đường, thằng chống nạng đi bán vé số ở cạnh
nhà lại ghét cay ghét đắng đám Việt kiều. Họ là những người lính năm
xưa, họ đã từng tuân lệnh những Đại Bàng, Thần Hổ xông pha nơi trận
mạc. Họ đã từng chắt chiu từng đồng bạc nghĩa tình chung thủy gửi
vào tận chốn tù đày thăm các anh. Họ đã từng uống với các anh chung
rượu ân tình ngày đưa các anh lên phi cơ về vùng đất mới. Họ từng
nuôi nấng một hoài vọng, một kỳ vọng ngày về vinh quang của QLVNCH.
Nhưng chính các anh đã làm họ oán ghét đến độ khinh bỉ khi các anh
áo gấm về làng, chễnh chệ ngồi giữa nhà hàng khách sạn năm sao tung
tiền ra để tỏ rõ một Việt Kiều yêu nước. Các anh có biết không? Từ
trong sâu thẳm của cuộc đời, những người lính VNCH đang lê lết ở
ngoài cửa nhà hàng mà các anh đang ăn uống vui chơi, đang nhìn các
anh với ánh mắt hận thù. Hận thù lớn nhất của người lính là sự bội
bạc, là sự phản bội! Không biết khi tôi kết tội các anh là phản bội
có quá đáng hay không, nhưng các anh hãy tự suy nghĩ một chút sẽ
thấy rõ hơn chúng tôi. Tôi không tin là tất cả các anh đã biến thái
thành những tên Việt gian nhưng sự trở về như các anh trong hiện tại
là đồng nghĩa với sự phản bội. Các Anh đã phản bội lại Tổ Quốc và rõ
ràng nhất các anh đã phản bội lại chúng tôi…”
Đọc lá thư ấy, lòng tôi như chùng xuống. Mỗi một người đếu có hoàn
cảnh cũng như cách chọn lựa riêng nhưng tôi không ngờ rằng trong sâu
thẳm của những người lính cũ còn có những nỗi niềm như thế. Sự phân
cách quá sâu đậm, những con sông chia cách vẫn chưa thể lấp bằng
được. Ngẫm suy lại, từ một khía cạnh nhìn ngắm khác nhau, đã có
những khác biệt cho từng hành động…
Tới bây giờ, với những người ở hải ngoại đã không quên các anh,
những thương phế binh VNCH. Dù có một số ít vô ý thức trở về nước
vui chơi trên nỗi nhọc nhằn của dân tộc nhưng phần đông đều hiểu và
tri ân những người lính đã mang xương máu và thân thễ hiến dâng cho
đất nước. Ở đại nhạc hôi “Cám Ơn Anh”, hàng chục ngàn khán gỉa đi
xem không phải chỉ là đơn thuần mua vui mà là biểu lộ tinh thần biết
ơn đối với người lính VNCH. Dù số tiền thu được lên tới cả triệu
đô-la nhưng cũng không đủ cho nhu cầu của hàng chục ngàn người lính
tàn phế cần giúp đỡ. Nhưng của ít tình nhiều, điều đó mới là đáng
quý. Cũng như, với sự tham dự của cả hơn một trăm ca nhạc nghệ sỹ,
cùng với cả trăm người thiện nguyện bỏ công sức và cả tiền của cá
nhân, thì đó phải hiểu là một thành quả to lớn ở hải ngoại của những
người dân luôn luôn tương trợ giúp đỡ nhau. Cám ơn anh! Những thương
phế binh đã hiến dâng đời mình cho đất nước…
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment