Pages

Tuesday, June 29, 2010

Người không chịu chết

Thạch Đạt Lang.
Sinh, Lão, Bệnh, Tử.
Từ ngàn xưa đã là một qui luật tuần hoàn bất biến, không có ngoại lệ.
Thi sĩ Nguyễn Công Trứ trong bài "Chí Làm Trai" cũng đã có hai câu thơ:
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủy đan tâm chiếu hãn thanh.
Để diễn tả cái chết không thể tránh khỏi của con người.
Triết gia Aristotle (384-322 BC) dùng Tam đoạn luận để giải thích triết lý của mình:

Tất cả mọi người đều chết
Aristotle là người
Aristotle phải chết

Đã có số thì có thời gian hạn định cho sự sinh tồn. Có điều sự sinh tồn đó ít ai biết được sẽ kéo dài bao lâu. Cho nên mới có câu: Sinh có hạn, tử bất kỳ. Con người có thể biết trước được ngày sinh của một hài nhi, nhưng không ai biết trước được chính xác cái chết sẽ đến ngày nào, giờ nào (dĩ nhiên chỉ nói đến những người bình thường, không kể những người chán đời uống thuốc độc, kê súng vào đầu đoàng một phát hay các tên khủng bố Suicide-Bomber, người bị lãnh án tử hình, bị bệnh nan y…)

Sợ chết là bản năng của con người. Hễ là người (không kể ngợm à nghen) thì ai cũng ham sống, sợ chết. Nói ra thì có vẻ nghịch lý, nhưng thông thường, theo sự nhận định “riêng” của Đạt Lang tui, càng già, người ta lại càng sợ chết, trừ những người có định lực, hiểu được sự tuần hoàn của tạo hóa, coi cái chết cũng như ăn uống, ngủ nghê, làm tình…, đến hạn kỳ thì…ra đi nhẹ nhàng, thoải mái, không vương vấn, luyến tiếc...
Do bởi sợ chết nên con người mới tìm đủ mọi cách để kéo dài cuộc sống. Có người lại còn mong tìm được thuốc trường sinh để sống mãi với trời đất, Tần Thủy Hoàng là một thí dụ.
Nhưng dù có trăm phương, ngàn kế, thuốc thần, thánh dược, đào tiên…gì đi nữa thì cuối cùng con người cũng phải…xuôi sáu tấm.
Người chết thì sau khi chết, kể như… hết chuyện.
Tuy nhiên, đôi khi không đơn giản như dzậy. Có những người chết rồi mà thiên hạ cứ bắt phải tiếp tục…sống, mới ngược đời.
-Giỡn hoài cha! Làm gì có chuyện lạ rứa?
-Ủa? Không tin sao bạn? Việt Nam có một người không chịu chết nổi tiếng là ông Hồ Chí Minh.
Ông không chịu (được) chết này có những điểm đặc biệt sau đây:
1. Trên giấy tờ không vợ, không con. Nhưng thực tế thì ông có vợ con hay không, bao nhiêu vợ, bao nhiêu con, chỉ có trời, ông và những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam biết rõ. Dù ông và đảng CSVN lúc nào cũng phủ nhận là suốt đời ông không có vợ nhưng dường như dân VN chẳng còn mấy ai tin điều này nữa.
2. Ông rất thích làm cha thiên hạ. Năm mươi tuổi đã xưng Bác với mọi người.
3. Ông có tài đóng kịch rất hay. Không cần phải lên sân khấu mà ngay ngoài đời. Khi cần khóc, không cần dầu cù là, dầu xanh con Ó, ớt hiểm…,ông sẽ dễ dàng chẩy nước mắt ngon lành.
4. Ông luôn ăn mặc rất giản dị, lúc nào cũng quần áo bà ba, quấn khăn quàng cổ như nông dân nhưng lại rất khoái được…nâng bi dù lúc nào cũng dậy dỗ mọi người phải luôn luôn khiêm tốn.


Ký giả Trần Dân Tiên đang ghi lại lời kể của... bác Hồ
Nguồn: ảnh AFP
------------------------------------------------------
Cuộc đời cũng như tiểu sử của ông luôn bao phủ bí mật, mơ hồ. Dù đảng cộng sản VN vẫn tổ chức sinh nhật ông vào ngày 19 tháng năm và ngày ông chết là 2/9, cho đến ngày hôm nay, không ai biết chính xác ngày sinh, ngày chết của ông là ngày nào.
Ông có không biết bao nhiêu tên, từ Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Lý Thụy, Hồ Quang đến Vương, Văn Ba. Chen Vang, Tống Văn Sơ…. Còn bút hiệu thì khỏi nói, từ Thanh Lan, Tuyết Lan, Trần Dân Tiên, Đin, Tân Trào, Trần Lực, P. C. Lin…không thể kể hết. Nhưng Hồ chí Minh là tên chính thức, cuối cùng khi ông thu (tóm) được quyền lãnh đạo đất nước.
Dân Việt Nam chắc không ai lạ gì câu khẩu hiệu:
- Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.
Đọc đến đây thế nào cũng có độc giả, những người chưa nghe thấy khẩu hiệu này sẽ buột mồm chửi thề:”-Mẹ! Con người thì làm thế đéo nào mà sống mãi được, dù là chỉ sống trong sự nghiệp?” .
Xin đừng nóng!
Có điều phải hỏi “chúng ta” đây là ai, và sự nghiệp nào?
“Chúng ta” tất nhiên không phải là toàn dân Việt Nam. Bởi nếu toàn dân mà (lỡ ngu) đi theo ông Hồ xây dựng cái sự nghiệp (hoang tưởng) chủ nghĩa xã hội, thì giờ này làm chi mà có những 3 triệu người Việt hải ngoại trở thành “con đỉa” ngoài ngàn dặm hút máu tư bản trên khắp thế giới, nuôi sống phần nào chế độ phi nhân hiện nay. “Chúng ta” đây chắc cũng hổng phải là dân trong nước. Bởi dân trong nước bây giờ đang khổ thấy mụ nội, dù kinh tế mỗi năm vẫn tăng trưởng 8-9%.
Vậy “chúng ta” đây chỉ có thể hiểu là 3 triệu đảng viên đảng cộng sản, thân nhân họ và những người đang được ăn theo cái sự nghiệp (quái đản) "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa."
Cứ nhìn xã hội tại Việt Nam hiện nay ta sẽ thấy rõ "sự nghiệp" mà ông Hồ đang tiếp tục sống trong đó bát nháo như thế nào.
Nay thì dân oan khiếu kiện, biểu tình về những vụ cướp nhà, cướp đất của cán bộ, đảng viên, mai lại đến chuyện công nhân đình công cả chục ngàn người, lúc thì cả ngàn công an, quân đội được huy động để nhổ cây thánh giá của người dân Đồng Chiêm cắm trên núi.
Nhân phẩm phụ nữ VN không còn. Số lượng phụ nữ đi làm điếm vô phương thống kế vì nhiều quá và khắp nơi, chỗ nào cũng có, từ bến xe đến khách sạn hạng sang (ít nhất chắc cũng bằng 5 bằng mười ngày trước 1975 ở Sài gòn). Phòng tắm hơi, body massage, cà phê ôm, bia ôm, ngủ trưa ôm…nở rộ từ thành phố, đến quận, huyện, phường, xã...
Về mặt tội phạm, tòa án chỉ xét xử, kết tội nặng nề những người dân yêu nước, tranh đấu ôn hòa, bất bạo động cho nền dân chủ, tự do, độc lập, toàn vẹn của đất nước… Những tội phạm thuộc về hình sự, dân sự thường được coi nhẹ hay chỉ xử qua loa, nhất là đảng viên lại càng được hưởng trường hợp giảm, khinh.
Người ngoại quốc, hầu hết là người da đen đến từ các nước Châu Phi nghèo khổ như Ethiopia, Nigeria…, sống bất hợp pháp tại Việt Nam trở thành một vấn nạn nhức nhối cho xã hội, vô phương giải quyết vì sự lãnh đạo bất lực của thượng tầng cai trị.


Thực phẩm bị nhiễm độc, môi trường bị tàn phá vô tội vạ vì lòng tham của cán bộ, đảng viên đảng CSVN cấu kết với tư bản nước ngoài làm ngơ những chất thải độc hại. Cách tiêu tiền, ăn uống của các đại gia với các món ăn lạ như mắt phượng hoàng, rượu mật gấu, bàn tay gấu, hà nàm lục xà vương (bào thai rắn lục)…hay các thú rừng hiếm , qúi… nói lên sự suy đồi luân lý xã hội đã đến mức vô phương cứu chữa.
Đối ngoại thì hèn nhát, khom lưng, gục mặt, thậm chí qùi gối trước Tàu cộng, kẻ thù truyền kiếp Bắc phương, mặc cho chúng tha hồ thao túng, hà hiếp ngư dân, cướp của, giết người ngay trong hải phận của mình.


                                                    Linh hồn tượng đá... sẽ sống mãi?
                                                         Nguồn: Opendemocracy.net
------------------------------------------------------
Trở lại chuyện không chịu chết của ông Hồ Chí Minh. Chẳng biết đích xác ông chết ngày nào, 1/9, 2/9 hay 3/9 năm 1969 ? Đảng cộng sản Việt Nam nổi tiếng thế giới về gian manh, lừa lọc, bội tín…, nên những gì họ nói ra hiếm khi trung thực. Do đó mà ngày sinh cũng như ngày chết của ông Hồ vẫn còn là một điều bí mật.
Có nguồn tin cho rằng ông Hồ Chí Minh chết ngày 2/9/1969, trùng hợp với ngày quốc khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (sau năm 1975 thành quốc khánh của Cộng Hòa XHCNVN.) Tuy nhiên các chóp bu trong đảng CSVN sợ tin tức loan ra sẽ gây shock cho dân miền Bắc lúc đó (còn đang tin vào con đường Bác đi chưa đên nỗi… bi đát), ảnh hưởng đến tinh thần cuộc chiến đấu thần thánh chống đế quốc Mỹ (bằng vũ khí của Liên xô), nên đã dời ngày chết của ông lại một ngày.
Do ảnh hưởng tuyên truyền, nhồi sọ, cùng với sự cai trị độc tài bằng công an, trấn áp, kiểm soát báo chí, thông tin gắt gao…, chế độ cộng sản Hà Nội đã thành công trong việc thần thánh hoá ông suốt mấy chục năm.
Ông Hồ Chí Minh trở thành một con người lãnh đạo toàn năng, chỉ thua Thượng đế (có một sợi tóc) Không lãnh vực nào ông không thông thạo, từ thi ca (chôm chĩa), văn nghệ (tự biên, tự diễn), võ nghệ (mèo quào), giáo dục (sắt máu), đến may vá, nấu ăn…
Sách tiếng Việt ở miền Bắc in ra trước năm 1975, đến sau này trên toàn quốc, hầu như cuốn nào lời tựa cũng phải có câu “Bác Hồ đã nói thế này, bác Hồ nói thế kia” …Mãi sau, khi đổi sang kinh tế thị trường mới bớt hẳn, nhưng chưa hoàn toàn chấm dứt.
Vì vậy khi loan tin ông chết, bộ chính trị đảng cộng sản VN phải cân nhắc đắn đo ghê lắm. Dù ông chết ngày nào thì cũng không thể là ngày 2/9 được. Ông Hồ mà chết đúng ngày quốc khánh thì… xúi quẩy tận mạng.
Tuy là những người chủ trương duy vật, các ủy viên trong bộ chính trị lại là những người tin dị đoan hơn ai hết. Loan tin người thành lập nước chết đúng ngày quốc khánh có nghĩa là đồng thời khai tử luôn cái thể chế đó.
Cũng bởi thần thánh hoá ông Hồ Chí Minh quá (cỡ thợ mộc), sau khi loan tin ông chết, bộ chính trị đảng CSVN phải tìm đủ mọi cách để ông Hồ tiếp tục sống trong…quần chúng, nhân dân.
Đầu tiên là việc xây lăng.


Không biết di chúc ông Hồ để lại ra sao, ông muốn được hỏa thiêu, chôn cất, hay ướp xác, xây lăng? Biết làm sao được khi bộ chính trị nhiếm (mẹ) di chúc hay đốt rồi không chừng. Còn cái di chúc mà đảng CSVN mở he hé cho dân chúng biết thì (bố) ai mà tin cho nổi. Chẳng có ai (may mắn) thấy được bản di chúc "o ri gi nồ" có chữ ký ông Hồ.


Thế là, chưa kể phí tổn xây lăng và ướp xác vô cùng tốn kém, mỗi năm ngân sách quốc gia phải chi bộn tiền cho việc canh gác, bảo quản cái xác (không biết thật hay giả) của ông nằm chình ình trong thủ đô Hà Nội. Dân miền Bắc từ 1969 đến 1975, vốn đã nghèo, khổ, lại càng nghèo, khổ hơn vì cái vụ này.


Lăng ông Hồ Chí Minh trở thành địa điểm thăm viếng, du lịch, lâu lâu có bán… bánh mì thịt (cải thiện) cho khách viếng thăm trong nước, mỗi người sắp hàng vào xem lăng, khi đi ra được một ổ, giống như quà của Bác cho, khi đến chơi với Bác. Ông Hồ chết mà không yên, thỉnh thoảng phải sống lại, phát bánh mì thịt cho "con cháu" đến thăm.


Khi Liên Bang Xô Viết và khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, đảng CSVN trở nên hoang mang, mất phương hướng, không biết đi về đâu.


Để duy trì quyền lực và sự lãnh đạo, họ bắt ông Hồ sống lại một cách công khai hơn. Có như vậy mới sáng tạo ra được những thứ đại loại như: "Tư Tưởng Hồ chí Minh" , "Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa", điều mà trước năm 1990 không ai nghe hay biết đến.


Nhín chút thì giờ rảnh, Gút gồ trên Net, tìm đọc Tư tưởng Hồ Chí Minh, qua các links hướng dẫn, chẳng thấy có cái đếch gì đáng gọi là tư tưởng.


Chỉ thấy các trí thức XHCN, gồm nhiều vị (có bằng, còn khả năng thì chưa chắc) tiến sĩ, phó tiến sĩ, giáo sư…, bất ngờ “đột phá tư duy” viết đủ sách, tổng hợp, bình luận, phân tích.. những lời nói, phát biểu của ông Hồ về các chuyện tham nhũng, lãng phí của công, quan liêu, đoàn kết dân tộc, con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa… rồi gom lại, bỏ chung vào với nhau, nấu lên thành một nồi lẩu thập cẩm và gọi đó là tư tưởng Hồ Chí Minh.












Tư tưởng Hồ Chí Minh? (Nguồn: OntheNet)
------------------------------------------------------
Sau khi nấu xong, đàn em, học trò, thuộc hạ… của ông Hồ vực ông dậy, nhét vào mồm ông, bắt ông ăn hết (hương hoa) nồi lẩu đó.
Còn chúng thì làm ngược lại hoàn toàn. Ông Hồ chí Minh có (tiếp tục) sống thì chúng (đảng cộng sản VN) mới sống (tiếp) mà làm bậy được. Có tên (vô lại) còn táo tợn hơn, đúc tượng ông, đưa vào chùa trên Bình Dương trong khu Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, lập lờ đánh lận con đen, cho ngồi chung với các vị Phật, vua Hùng Vương cùng với tổ (cha) chúng.
Nghĩ cho cùng, ông HCM khi sống, chẳng biết có làm điều gì sai trái, thất nhân tâm không, để đến nỗi mắc phải một lời nguyền (độc) là lúc chết, không thể chết một cách yên ổn, trọn vẹn, nhanh chóng.
Bằng chứng là nhiều đảng viên cao cấp đảng CSVN thỉnh thoảng vẫn tổ chức cầu cơ, gọi hồn ông để xin chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch đối phó với tình hình rối loạn hiện nay ở trong nước. Ông chết mà vẫn sống, chết mà ảnh hưởng những việc ông cùng đồng chí, thuộc hạ, học trò ông làm vẫn tác động, di hại, tổn thất nặng nề cho dân tộc Việt Nam không biết đến bao giờ.
Chỉ khi nào đảng cộng sản Việt Nam từ bỏ độc quyền lãnh đạo đất nước (coi bộ còn lâu), từ bỏ điều bốn hiến pháp thì (may ra) ông mới được chết thật sự, chết chính thức, chết có giấy khai tử, ngày, giờ đàng hoàng. Lúc đó ông sẽ được chôn cất hay hỏa thiêu theo ước nguyện của mình.

No comments:

Post a Comment