Pages

Tuesday, June 8, 2010

Đánh mất châu Á?



Sau ba thập kỷ hòa bình và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương, người ta có xu hướng quên đi khả năng xảy ra căng thẳng và xung đột trong khu vực quan trọng này.

Vai trò của Hoa Kỳ

Tuy nhiên, phá vỡ hoà bình sau cuộc chiến Việt Nam là nỗi lo lắng hợp pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Lực lượng quân sự Mỹ đóng vai trò quan trọng ở châu Á trong tương lai gần. Những câu hỏi cho các nhà lãnh đạo quân sự của chúng ta là sứ mệnh ở châu Á là gì, các lực lượng nào là cần thiết và làm thế nào để chúng ta chiến đấu bên cạnh các đồng minh của chúng ta?
Một chiếc máy bay của hải quân Hoa Kỳ đang đáp xuống tàu sân bay USS Kitty Hawk.
Việc tăng trưởng kinh tế đáng chú ý của “các con hổ châu Á” như Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây là Trung Quốc, đã không hoàn toàn vô nghĩa. Mặc dù áp lực chính trị trong nước, các tổng thống Mỹ đã quyết định thời gian và một lần nữa tiếp tục triển khai lực lượng quân sự đáng kể trong khu vực. Sự hiện diện quân sự này được gọi là chiếc dù an ninh hoặc “không khí”, thiết lập điều kiện cho các thành phần ưu tú châu Á tham gia vào chính sách dẫn đến tăng trưởng kinh tế và các mối quan hệ hòa bình một cách tương đối.
Nếu không có nước Mỹ bảo đảm, các nước châu Á có khả năng sẽ tham gia vào các cuộc chạy đua vũ trang tốn kém – có thể xảy ra chiến tranh – và nhiều nước sẽ phải cố gắng để có được vũ khí hạt nhân. Việc triển khai các lực lượng tiền tuyến của Mỹ và mạng lưới liên minh đã làm công việc giúp người châu Á có được khoảng thời gian 30 năm thịnh vượng.
Tuy nhiên, hiện đang có một số phát triển đe dọa sự ổn định trong khu vực.
Trước tiên, Bắc Hàn có các tên lửa thông thường có thể phá hủy Seoul và gây thiệt hại nặng cho Nhật Bản. Họ cũng có một kho vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, chế độ độc tài tàn bạo của Bắc Hàn có thể đột nhiên sụp đổ: bỏ lại Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Trung Quốc tranh giành để tìm kiếm và bảo đảm vũ khí hủy diệt hàng loạt được an toàn, trong khi tìm cách ổn định chính phủ.

Sức mạnh quân sự Trung Quốc

Các nước đồng minh và Trung Quốc có quan niệm rất khác nhau về sự an toàn trên bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc theo đuổi những mục tiêu riêng của họ trong cuộc khủng hoảng là hệ quả của mọi rắc rối.
Thứ hai, Đông Nam Á gánh chịu tai họa về Hồi giáo cực đoan. Quân đội Hoa Kỳ có thể được gọi đến để giúp đáp trả các cuộc tấn công khủng bố – như họ đã và đang làm mà không cần nhiều lực lượng trong gần một thập kỷ qua ở Philippines.
Và sau đó là Trung Quốc, nước có tiềm năng lớn nhất về phá hoại hòa bình châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đã chuyển các nguồn lực kinh tế của mình thành một kho quân sự phát triển và ấn tượng. Lực lượng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của lực lượng pháo binh thứ hai của Trung Quốc đặt ra một mối đe dọa cụ thể đối với Hoa Kỳ và ưu thế trên không của đồng minh trong “chuỗi đảo đầu tiên” (Nhật Bản, Đài Loan, và Philippines).
Tên lửa Trung Quốc có thể phá hủy nghiêm trọng và hạ hầu hết các loại máy bay của Mỹ ở các căn cứ quan trọng nhất tại Thái Bình Dương – Kadena ở Nhật Bản. Các lực lương pháo binh thứ hai đang tinh luyện một tên lửa đạn đạo chống tàu trên đất liền. Trung Quốc có thể sớm có khả năng thiết lập cả ưu thế trên không tại chỗ lẫn bắn trúng bất kỳ con tàu nào đến từ Tây Thái Bình Dương.
maybay-tq--200
May bay phản lực J-10 của Trung Quốc. AFP photo
Trung Quốc đang phát triển một hạm đội tàu ngầm chạy bằng dầu diesel và hạt nhân. Các loại tàu diesel có thể ở dưới biển lâu hơn, mang theo kho vũ khí đủ để thực hiện một cuộc phong tỏa Đài Loan và đe dọa các con tàu nổi trên mặt nước trong và xung quanh duyên hải Trung Quốc. Với một căn cứ mới ở đảo Hải Nam, lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc dễ dàng đi vào Biển Đông và eo biển Malacca.
Do lịch sử Trung-Ấn Độ thiếu tin tưởng, và phụ thuộc vào Mỹ ở Ấn Độ Dương về thương mại năng lượng, khả năng Trung Quốc gây ra tổn hại ở những chỗ quan trọng nhất tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một phát triển chiến lược quan trọng.
Một số chuyên gia cho rằng chỉ vì Trung Quốc phát triển những khả năng này, không có nghĩa là họ sẽ sử dụng nó để đe doạ Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ. Ấn Độ cũng vậy, theo logic, đang tiến hành một chương trình hiện đại hóa quân sự. Điều này đơn giản là những gì các cường quốc làm. Nhưng vấn đề đó là đặc tính của một cường quốc đang lên. Những nước thoải mái khẳng định rằng “tất cả các cường quốc đều làm điều đó” nên xem xét lại đòi hỏi của những người theo chính sách trả thù của Trung Quốc, các hoạt động quốc tế gây phiền hà và động lực nội tại của họ.
Ngay cả với một chính phủ Đài Loan đã từ bỏ bất kỳ tuyên bố độc lập nào, Trung Quốc cũng không từ bỏ quyền sử dụng vũ lực chống lại đảo quốc này. Trung Quốc tiếp tục không ngừng gia tăng lực lượng quân sự trên khắp eo biển chỉ với mục đích “ngăn chặn sự độc lập của Đài Loan”.
Hải quân Trung Quốc gia tăng tần số đi vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Ấn Độ thấy chính mình bị bao quanh bởi một mạng lưới các phương tiện hàng hải Trung Quốc. Tàu hải quân Mỹ đã bị sách nhiễu bởi các tàu Trung Quốc trong khi làm nhiệm vụ hợp pháp ở hải phận quốc tế. Quân đội Trung Quốc quan tâm đến việc mở rộng quyền kiểm soát chu vi hàng hải của họ và giữ Hoa Kỳ ở ngoài. Hải quân Hoa Kỳ đi vào các vùng biển này giúp các đồng minh của chúng ta yên tâm trong suốt 30 năm hòa bình ở châu Á.
Bắc Kinh bắt tay vào chương trình hiện đại hóa quân sự sau chiến tranh lạnh, đó là thời điểm hòa bình và an ninh duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Họ đã không lựa chọn tập trung vào quốc phòng cho đất nước, vào những mối đe dọa gây ra bởi chủ nghĩa khủng bố hoặc phổ biến vũ khí hạt nhân, hoặc vào các chương trình khiêm tốn, cho phép Trung Quốc tiếp tục phát triển trong hòa bình, trong khi đề phòng các cuộc tấn công tiềm tàng. Đó là những điều mà các nước còn lại trên thế giới đang làm. Cũng không phải sau cuộc tấn công 11/9 và hậu quả các mối đe dọa cho tất cả các quốc gia không phải Hồi giáo, để Trung Quốc thay đổi tư thế của mình và đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu nhằm diệt trừ những nơi ẩn trú an toàn của khủng bố. Thay vào đó, họ tiếp tục đầu tư vào khả năng phô trương sức mạnh.
Quyết định này thúc đẩy do ý thức sâu sắc rằng Trung Quốc phải sửa những sai lầm trong quá khứ và phục hồi từ “một thế kỷ nhục nhã”. Đài Loan cần được giác ngộ, Nhật Bản trả lại bất lực, và Hoa Kỳ đi vào vùng ngoại vi của Trung Quốc bị cản trở. Trung Quốc không thể chịu nhục để dựa vào Hoa Kỳ giúp giữ an toàn các tuyến đường vận chuyển thương mại cho Trung Quốc. Trong ý định của các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc quá khích bên trong chính phủ, các nước còn lại của châu Á phải chấp nhận vị trí xứng đáng của nước Trung Quốc đứng đầu trong hệ thống cấp bậc chính trị châu Á.
Tóm lại, Trung Quốc tìm cách chống lại các mục tiêu cơ bản nhất của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương: duy trì trật tự chính trị, giúp tạo ra một tập hợp các nền kinh tế thị trường tự do và dân chủ nhất trong khu vực và bảo đảm các nền kinh tế này tiếp tục phát triển tự do, thoát khỏi sự thống trị của bất kỳ cường quốc nào khác.

Hoa Kỳ phản ứng ra sao?

Chúng ta đã phản ứng rất khiêm tốn do sự yếu dần về vị trí quân sự thuận lợi của chúng ta ở châu Á. Trong những năm dưới thời cựu Tổng thống Clinton, chúng ta nâng cấp quan hệ với Nhật Bản và bắt đầu đàm phán với Ấn Độ đã dẫn đến một bước đột phá chiến lược cho chính phủ kế tiếp. Dưới thời cựu Tổng thống Bush, chúng ta cũng chuyển vũ khí về hàng hải và hàng không vũ trụ vào Thái Bình Dương.
hoatien-tq--250
Một loại hỏa tiễn phòng thủ chống đạn đạo trên không của Trung Quốc. AFP photo
Nhưng không có bước quan trọng nào được thực hiện theo hướng xây dựng một sự ngăn chặn mạnh mẽ hơn ở Thái Bình Dương, một sự ngăn chặn có thể dũng cảm đương đầu, không khoan nhượng Trung Quốc.
Có nhiều trường hợp do sơ suất của người Mỹ về vấn đề này. Chương trình tàu ngầm tấn công của chúng ta là không vững, với số lượng cho thấy bị giảm dần. Chúng ta hủy bỏ chương trình không lực chiến thuật, F-22, có thể hoạt động hiệu quả nhất chống lại hệ thống phòng không tinh vi của Trung Quốc. Chúng ta đã không thực hiện việc cơ bản về củng cố và bảo đảm các căn cứ trên bộ hiện tại của chúng ta hoặc đa dạng hóa chúng.
Các chương trình tàu nổi trên mặt nước của chúng ta bị thu hẹp lại và không phải là tối ưu hóa cho chiến tranh dưới nước. Việc phòng thủ hứa hẹn nhất của chúng ta, chống lại tên lửa Trung Quốc – năng lượng trực tiếp – không được tài trợ một cách thích đáng. Hạm đội tàu chở dầu của chúng ta cần thiết để tiếp nhiên liệu cho máy bay tấn công trong khu vực với các tuyến hậu cần rất dài còn bị suy yếu và cũ kỹ. Các chương trình hứa hẹn và mới đang ở trong giai đoạn thử nghiệm – như máy bay không người lái hạ cánh căn cứ hải quân và vũ khí tấn công tầm xa – đáng lẽ phải được đầu tư cách nay một thập kỷ.
Hơn nữa, chúng ta chỉ có những lời nói đầu môi cho các quan hệ đối tác của chúng ta. Với các nền kinh tế và quân đội tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc, và Ấn Độ, các liên minh thực sự đòi hỏi xuất khẩu thiết bị và hệ thống công nghệ cao. Chúng ta vẫn chưa thực hiện các bước cơ bản trong việc cải cách kiểm soát xuất khẩu để có thể bán các loại vũ khí một cách dễ dàng hơn cho các đồng minh của chúng ta mà họ cần và sau đó luyện tập cùng họ ở các hệ thống thông thường. (Một hệ quả xung đột đặc biệt là người Pháp hay người Nga có thể bán máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, mặc dù phi công của chúng ta có nhiều khả năng chiến đấu trong một ngày cùng với chúng).
Tất cả các quốc gia đang đầu tư vào tàu ngầm, tàu nổi chống tàu ngầm, tên lửa hành trình, và máy bay chiến thuật đều có thể tham gia vào các cuộc tấn công trên biển. Chúng ta đang thiếu một cơ hội chiến lược để xây dựng một mạng lưới đồng minh rộng khắp khu vực quanh các mối quan ngại về an ninh chung.
Các yêu cầu chiến lược của chúng ta đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn vào quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương trên một lịch trình giải quyết, cũng như tư duy chiến lược sáng tạo về xây dựng liên minh với các quốc gia đã tự đầu tư vào chương trình hiện đại hóa quân sự của họ. Đầu tư thích đáng vào ưu thế trên không, chiến tranh trên biển và phòng thủ tên lửa sẽ rất tốn kém. Nhưng chi phí không là gì so với cái giá mà chúng ta sẽ trả nếu trong khu vực đã được hưởng hòa bình, ổn định và thịnh vượng một thời gian dài, lại rơi vào hỗn loạn hoặc xung đột.
Ông Dan Blumenthal là thành viên chính thức của American Enterprise Institute.
Ngọc Thu lược dịch
2010-06-07
Dịch từ: http://www.aei.org/article/102121
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/American%20Enterprise%20Institute%20for%20Public%20Policy%20Research-06072010171756.html

No comments:

Post a Comment