Giặc nội xâm phá nát quê cha đất tổ, giặc ngoại xâm bao vây cô lập chực chờ cướp nước. Hàng triệu triệu con tim sục sôi lòng yêu nước, bày tỏ thái độ sẳn sàng tiếp bước cha ông, góp phần xương máu diệt thù trong, ngăn giặc ngoài, dựng lại quê hương đưa dân nước hoà nhập nền văn minh đương đại. Trong khối người tràn đầy nhiệt huyết, dạt dào tình yêu nước, khát khao hiến thân cho đất nước nhưng vì mỗi người có hoàn cảnh, địa vị, nguồn gốc khác nhau nên cách thể hiện, hành động yêu nước chưa đồng nhất. Thế cho nên hiện tượng của thái độ biểu lộ, hành động dấn thân, lựa chọn phương thức đấu tranh mỗi người một cách, không có gì phải lo ngại, bận tâm bởi đó là điều tự nhiên, thuận lẽ thiên nhiên theo lý tính phát triển của con người tự nhiên, không bị định hướng.
Theo chiều hướng phát triển của con người tự nhiên tác động lên quá trình đấu tranh dân chủ hoá Việt Nam hiện nay, chúng ta cần mở rộng tầm nhìn để thấy đặc tính đa khuynh, biết chấp nhận nhiều khuynh hướng cùng tồn tại hầu rút ra bài học hữu ích, thật sự hữu hiệu cho con đường chúng ta đã chọn “ Con Đường Đấu Tranh Dân Chủ Cho Việt Nam.”
Với nhiều diễn biến phức tạp nhanh, bất ngờ của thế giới hiện đại cùng với những hoàn cảnh ràng buộc và tiếp cận tư duy, nhận thức của nhiều cá nhân đã hình thành hai khuynh hướng nổi trội trong phong trào đấu tranh dân chủ cho Việt Nam: Thứ nhất là đấu tranh ôn hoà, gây sức ép lên chính quyền để đảng cộng sản Việt Nam chuyển đổi thể chế chính trị; Thứ hai là đấu tranh bạo động không nhân nhượng kể cả sử dụng bạo lực vũ trang để thay đổi độc tài cộng sản sang dân chủ đa nguyên. Hai khuynh hướng này thường được biểu lộ qua các bài viết, bài góp ý của các trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà bất đồng chính kiến, hoạt động dân chủ, đấu tranh dân chủ, đấu tranh chính trị trên các trang mạng lề trái, trang mạng không chính thống theo cách nhìn của toàn trị cộng sản Việt Nam.
Thật ra hai khuynh hướng đấu tranh ôn hoà hay vũ lực tức bạo động hay bất bạo động đã hiện diện trong mọi cuộc đấu tranh từ đông sang tây. Phương thức này, không lạ đối với những cá nhân, tổ chức đấu tranh, đảng phái chính trị chuyên nghiệp.
- Đấu tranh ôn hoà, bất bạo động gần gủi với đấu tranh trong chế độ. Cách đấu tranh này các cá nhân hay tổ chức đấu tranh tuân thủ, nương theo luật pháp của chế độ để đấu tranh: mục tiêu gần là đấu tranh đòi hỏi quyền lợi thiết thực của con người sống trong xã hội; mục tiêu xa là tập hợp sức mạnh quần chúng gây áp lực buộc chính quyền phải thay đổi chính sách, cải tổ từng phần hay toàn phần bộ máy cai trị của nhà nước.
- Đấu tranh vũ lực, bạo động lật đổ là hình thức đấu tranh thay đổi chế độ. Cách đấu tranh này, các cá nhân, tổ chức không chấp nhận luật pháp, bất chấp luật pháp của chế độ và hoạt động bí mật hoặc bán công khai qua vỏ bọc của một tổ chức hợp pháp nào đó. Với mục tiêu lật đổ chế độ hiện hữu và thiết lập thể chế chính trị hoàn toàn mới.
Nhiều năm qua, kể từ những năm cuối của thế kỷ 20, thế giới không còn ủng hộ khuynh hướng sử dụng vũ lực trong mọi tranh chấp và khuyến khích giải quyết mâu thuẩn lợi ích, xung đột quyền lợi, tranh chấp quyền lực qua đối thoại hoà bình. Do đó các tổ chức đấu tranh, các đảng phái chính trị đã không còn đề cập đến kháng chiến, phục quốc, đấu tranh vũ trang lật đổ và chuyển hướng đấu tranh dân chủ cho Việt Nam qua phương thức bất bạo động để tranh thủ cảm tình, kêu gọi hậu thuẩn của cộng đồng quốc tế.
Gần đây những nhà trí thức, bất đồng chính kiến, các cây viết chính luận, bình luận tên tuổi trong, ngoài nước thể hiện khuynh hướng ôn hoà kêu gọi đảng cộng sản Việt Nam tự diễn biến, tự chuyển hoá, can đảm đoạn tuyệt với chủ nghĩa Marx-Lenin, hủy bỏ điều 4 hiến pháp, thực thi dân chủ đều bị những cái đầu “nóng”của các còm sĩ phản ứng gay gắt, không đồng tình (không biết các còm sĩ này là ai: còm CAM hay còm nhiệt tình?)
Để tránh giẫm chân lên nhau của những người cùng chí hướng, các cá nhân, tổ chức đấu tranh cho dân chủ nên xem lại mình đang sử dụng phương thức nào trong đấu tranh? Bạo động hay bất bạo động. Đấu tranh trong chế độ hay đấu tranh thay đổi chế độ để từ đó điều chỉnh, triển khai theo hướng đấu tranh mình đã chọn hầu tránh những mâu thuẩn không đáng có, vì khác biệt phương cách đấu tranh, thậm chí tránh được các khích bác, công kích của kẻ mạo danh dân chủ lẫn kẻ thù của dân chủ.
Dưới đây là một số gợi ý từ hai phương thức đấu tranh cho dân chủ: bạo động và bất bạo động. Trong giai đoạn hiện tại nhằm hướng tới các cá nhân hoạt động độc lập chưa tham gia các tổ chức đấu tranh, các đảng phái chính trị đấu tranh chuyên nghiệp và vài gợi ý sắp trình bày dưới đây không phải là cách duy nhất đúng bởi trong chỗ sâu kín của mỗi con người đều có tìềm ẩn năng lực sáng tạo, khả năng lãnh đạo và tài năng tổ chức chưa được khai dụng vốn có của mọi người.
- Về đấu tranh bất bạo động, sức mạnh tinh thần là chính và sức mạnh nhân dân đã chiến thắng sức mạnh vũ lực, được chứng minh qua nhiều đợt sóng cách mạng thay đổi thể chế chính trị khắp nơi trên thế giới của thời trung, cận và hiện đại.
Với bối cảnh Việt Nam hiện tại thì những cá nhân theo đuổi đấu tranh bất bạo động cần chú ý đến những mục tiêu thiết thực, gần gủi quyền lợi cũng như bất công đối với người dân lao động. Bằng cách liên kết một số bạn cùng chí hướng giúp những thành phần lao động thân cô, thế cô thấp cổ bé miệng chống bất công, đòi hỏi quyền lợi chính đáng như tiêu chuẩn an toàn, mức lương tối thiểu, nghỉ lễ, nghỉ bệnh, nghỉ định kỳ hằng năm, làm ngoài giờ, thêm giờ phải được trả lương, phụ cấp đúng với qui định chung của người làm công ăn lương trong khu vực hoặc thế giới. Mặt khác vận động người dân chống lại những cá nhân có nhiệm vụ thực thi luật pháp lại cố tình vi phạm luật pháp như quan chức trong các cơ quan nhà nước, cảnh sát giao thông, công an, an ninh vòi vỉnh tiền hối lộ, bắt người trái pháp luật, xâm phạm thân thể, nhân phẩm, nhân quyền, dùng nhục hình,tra tấn lúc tạm giữ tạm giam. Mục đích cuối cùng là giúp nâng cao trình độ nhận thức để mọi người biết tự đứng lên đấu tranh chống áp bức bất công , đòi hỏi quyền lợi chính đáng, lẽ ra mọi người phải được hưởng cho chính mình, gia đình mình, con cái mình và cho mọi người sống chung trong cộng đồng, xã hội.
- Về đấu tranh bạo động, sức mạnh vũ khí là chính nhưng hiện tại các nước trên thế giới không còn ủng hộ đấu tranh vũ trang trong tranh chấp quyền lực chính trị và đã quay lưng với lối đấu tranh này, đặt các tổ chức vũ trang ngoài vòng pháp luật tức đấu tranh vũ trang là bất hợp pháp.
Với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay thì ý tưởng bạo động lật đổ độc tài cộng sản vẫn còn trong suy nghĩ của một số không ít người dân bị áp bức bất công, bị đẩy đến bờ vực tuyệt vọng. Chết với họ nghĩa là được giải thoát! Nợ máu của những kẻ hèn với giặc, ác với dân phải trả bằng máu! Do đó các cá nhân có khuynh hướng đấu tranh bạo động vẫn còn được người dân Việt Nam ủng hộ. Thiết nghĩ nếu chọn lối đấu tranh này, phải tổ chức kín và hoàn toàn bí mật. Có thể khởi đầu với số ít người từ 5 người đến 7 người chẳng hạn trong một vỏ bọc vớ vẩn nào đó như hội những người “Chơi là chính”; “Thích hát Karaoke”; “Du lịch dã ngoại”; “Yêu bóng đá”; “Mê xế hộp”... quan trọng là mỗi thành viên phải tự đào luyện, biết học hỏi lẫn nhau, cố tiếp cận với tư tưởng đấu tranh hiện đại để mọi cá nhân đều có khả năng trở thành lãnh đạo nhóm và phát triển tổ chức.
Ví dụ: nhóm tổ chức 5 người khi đủ năng lực lãnh đạo, tổ chức sẽ tách ra thành 5 nhóm khác nhau và 5 nhóm nhỏ này cũng tự rèn luyện để trở thành lãnh đạo, rồi tách ra thành 25 nhóm nhỏ nữa. Cứ như thế nhân rộng tổ chức ra toàn xã hội, nhất là tránh dùng văn bản để bảo toàn lực lượng khi cá nhân hoặc nhóm lọt vào tầm ngắm của an ninh cộng sản.
Nên nhớ, dù tổ chức kín đã lan tỏa ra khắp xã hội, kể cả ba miền đất nước thì việc sử dụng sức mạnh vũ lực của khí giới cũng không chắc lật đổ được cộng sản Việt Nam nếu không vận động được sự ủng hộ, tiếp sức của quân đội, công an hoặc một số lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam, tốt hơn nữa là hậu thuẩn quốc tế, nhất là các cường quốc trong đó có Hoa Kỳ Hiện nay, khuynh hướng đấu tranh bạo động thay đổi thể chế độc tài cộng sản trong nước Việt Nam không phải là vô ích. Khuynh hướng này rất lý tưởng cho vai trò hổ trợ khuynh hướng đấu tranh bất bạo động nhằm dân chủ hoá của hiện tình Việt Nam.
Tóm lại, trước đại nạn thù trong giặc ngoại bao vây tứ phía, lòng dân sục sôi lòng yêu nước cũng như căm hận cả thù trong lẫn giặc ngoài. Đây là lúc thuận lợi cho đảng cộng sản Việt Nam sửa chữa sai lầm, thể hiện lòng yêu nước, từ bỏ chủ nghĩa ngoại lai trở về với cội nguồn dân tộc hầu tránh cảnh máu đổ thịt rơi trong những tháng ngày sắp tới khi sức chịu đựng của toàn dân Việt Nam đã quá mức giới hạn và bạo loạn có nguy cơ xảy ra khi toàn dân đồng loạt xuống đường thì không còn sức mạnh nào ngăn cản nổi mà những ai quan tâm đến đất nước đều nhìn thấy.
Nếu đảng cộng sản Việt Nam không có những bước đi, những động thái tích cực chuyển đổi dân chủ và toàn dân không thể kiên nhẫn chờ lâu hơn nữa, phải đồng loạt xuống đường đòi lại quyền làm chủ của mình. Hẳn máu sẽ đổ, tội ác cộng sản sẽ chất chồng cao hơn và những cá nhân, tổ chức, đảng phái đấu tranh cho dân chủ không còn cơ hội lựa chọn cách đấu tranh bạo động hay bất bạo động mà phải hoà theo ý chí đấu tranh của toàn dân để đáp ứng thời khắc sang trang của lịch sử. Mong rằng cách đấu tranh cho dân chủ kiểu này không phải là sự lựa chọn không thể chọn lựa của dân tộc Việt Nam!
Le Nguyen
No comments:
Post a Comment