Lời giới thiệu: Từ bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến bản hiến pháp năm 1992 nhà cầm quyền CSVN đều công nhận quyền tự do lập hội của công dân. Không những thế quyền này còn được thể hiện trong sắc lệnh năm 1957 và các nghị định hướng dẫn của nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế thì quyền tự do lập hội cũng như nhiều quyền khác của con người đã bị nhà cầm quyền CSVN cản trở thực hiện.
Từ Hà Nội luật sư Nguyễn Văn Đài trả lời phỏng vấn của phóng viên Quang Thành đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi ( http://radiodlsn.com/index.php?option=com_content&view=article&id=501:ls-nguyn-vn-ai-ch-khi-nao-chung-ta-mnh-dn-ng-ra-s-dng-quyn-ca-minh-thi-quyn-ca-chung-ta-mi-c-thc-thi&catid=38:phong-van&Itemid=57 )
. Xin mời quý thính giả cùng theo dõi sau đây.
. Xin mời quý thính giả cùng theo dõi sau đây.
Quang Thành: Việt Nam đã ban hành nhiều hiến pháp, trong các bản hiến pháp đó đều công nhận quyền của công dân là được lập hội. Năm 1957 ông Hồ Chí Minh cũng đã ký ban hành luật về lập hội. Thưa luật sư Nguyễn Văn Đài, luật từ năm 1957 đến nay thì có còn giá trị hay phải sửa đổi như thế nào ạ?
LS Nguyễn Văn Đài: Quyền lập hội thì đã có ngay từ hiến pháp năm 1946 được quốc hội VN thông qua, và trong suốt các bản hiến pháp sau này, hiến pháp 1989, 1980 và 1990 thì quyền lập hội vẫn được ghi trong hiến pháp. Ngay từ ngày 2 tháng Năm, 1957 thì ông HCM ký sắc lệnh số 102SL004 để quy định về quyền lập hội. Trong này thì quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội có mục đích chính đáng và lợi ích của nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân... Trong điều 2 nói rằng mọi người đều có quyền lập hội trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật. Mọi người có quyền tự do vào hội được thành lập hợp pháp và có quyền tự do ra hội. Không ai được xâm phạm quyền được tự do lập hội, quyền được tự do vào/ra hội của người khác.
Thế thì luật từ năm 1957 cho tới hiện tại thì vẫn còn nguyên giá trị pháp lý của nó. Ngay từ ngày 4/6/1957 thì ông Phạm Văn Đồng mới ký nghị định số 258/TTG thi hành luật 102 này, tức là quyền lập hội.
Sau đó thì đến này 20/7/2001 thì chính phủ ban hành nghị định số 88/2003/NDCP để thay thế nghị định số 258 của thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tiếp đó thì ngày 21/4/2010 thì chính phủ ban hành tiếp nghị định 45/2010/NDCP để thay thế nghị định số 88 quy định về tổ chức, hoạt động của một hội. Đây là sự có tính liên tiếp tức là luật, kể cả nghị định mới nhất là nghị định 45 này thì vẫn căn cứ vào luật 102/SLL044 về quyền lập hội. Do vậy, tính pháp lý của luật về quyền lập hội của công dân Việt Nam được ban hành năm 1957 đến hiện tại thì vẫn còn nguyên giá trị pháp lý của nó và nhân dân Việt Nam hoàn toàn có quyền căn cứ vào luật về quyền lập hội cũng như về nghị định 45 ngày 21/4/2010 để tiến hành việc lập hội của mình.
Theo quan điểm của tôi thì lập hội hay lập đảng đều giống nhau. Đảng chỉ là một hình thức đặc biệt của hội thôi, cho nên về thủ tục pháp lý cũng như về điều kiện thủ tục thành lập đều rất giống nhau.
Quang Thành: Thưa anh, có người nói rằng chúng ta cũng có nhiều hội đó chứ: Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam v.v... thế tại sao nói lại không có quyền tự do lập hội? Ở đây chúng tôi muốn nói rằng hội quốc danh mà theo sự chỉ đạo của những người CSVN thì có hội, nhưng thật sự hội của dân và do dân và vì dân thì điều đó anh thấy có nhiều khó khăn trong khi lập hội, lập đảng không?
LS Nguyễn Văn Đài: Trên thực tế thì những hội được thành lập theo sự chỉ đạo này là để phục vụ cho mục đích của chính quyền thì đều được thành lập một cách rất dễ dàng. Còn những hội để phục vụ cho chính lợi ích của bản thân người dân một cách tự nguyện thì rất là khó khăn. Cho đến thời điểm hiện tại thì chưa có một tổ chức, đảng nào hoạt động độc lập ở Việt Nam được phép thành lập.
Một phần chính là do khó khăn từ phía chính quyền, nhưng phần lớn thì do sự hiểu biết của chính người dân của mình. Mặc dù trong hiến pháp, trong luật và trong nghị định các mặt pháp lý Việt Nam có rất nhiều để đảm bảo cho người dân quyền của mình, nhưng người dân Việt Nam chưa đủ khả năng hiểu biết về quyền của mình cho nên chưa mạnh dạn để đứng ra thành lập hội.
Tôi cho rằng khi người dân biết quyền của mình có thể được lập hội thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn đấy. Nhưng nếu chúng ta không làm thì những khó khăn đó mãi mãi vẫn là khó khăn. Chỉ khi nào chúng ta mạnh dạn đứng ra sử dụng quyền của mình thành lập, gặp khó khăn nào cản trở thì ta sẽ tìm cách giải quyết khó khăn đó thì cuối cùng quyền của chúng ta mới được thực thi. Còn nếu người dân không dám đứng lên thực hiện quyền của mình, không dám đứng lên bảo vệ quyền của mình thì khó khăn nó vẫn mãi mãi tồn tại, không bao giờ giải quyết được.
Quang Thành: Theo luật sư thì người dân muốn thực thi quyền lập hội, lập đảng của mình thì cụ thể phải làm gì? Phải làm như thế nào thì mới có thể thực hiện được quyền của mình?
LS Nguyễn Văn Đài: Trong nghị định số 45 thì quy định rất rõ ràng về thủ tục để tiến hành việc lập hội rồi. Trong đây thì có nguyên tắc về tổ chức, hoạt động của hội thí dụ như nguyên tắc tự nguyện tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai.
Tiếp theo là điều kiện để lập hội là gì?
Điều kiện là phải có mục đích để hoạt động, không trái với pháp luật, không trùng lập về tên gọi và địa lý hoạt đống chính với hội đã được thành lập hợp pháp đó là trên cùng địa bàn, lãnh thổ.
Thứ hai là có điều lệ.
Thứ ba là có trụ sở.
Thứ tư là có số lượng công dân Việt Nam tham gia đăng ký thành lập hội.
Đối với hội có phạm vi hoạt động trên toàn quốc thì ít nhất phải có 100 người tham gia. Còn đối với phạm vi tỉnh thì có 50, đối với phạm vi hoạt động của huyện thì có 20 người, và phạm vi hoạt động trong một xã thì có 10 người.
Trong luật này quy định khá chi tiết về cách thức làm đơn, cách thức tiến hành các điều lệ, cách thức thành lập mặt vận động thành lập hội. Tất cả đều có ghi rất chi tiết trong nghị định số 45/2010/NDCP ngày 21/4/2010 của chính phủ.
Vậy là tất cả những người nào mong muốn để thành lập hội của mình thì đều có quyền tìm những văn bản pháp lý này để nghiên cứu thêm và có thêm sự hiểu biết để thực thi quyền của mình.
Quang Thành: Nhưng ở Việt Nam có đặc điểm là từ việc thực thi pháp luật của nhà nước đến việc tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền thực thi pháp luật đó là một khoảng cách khá xa. Tôi lấy ví dụ như để góp phần vào việc chống tham nhũng thì trước đây ông Phạm Quế Dương và ông Trần Khuê có đứng ra xin thành lập một hội nhân dân Việt Nam hỗ trợ nhà nước chống tham nhũng thì chẳng những hội đó không được thành lập mà 2 ông lại phải đi tù. Luật sư nghĩ thế nào về việc giữa luật và thực hiện luật?
LS Nguyễn Văn Đài: Giữa 2 vấn đề này nó có sự khác biệt. Thứ nhất là về phía chính quyền, mặc dầu họ ban hành ra pháp luật nhưng sự hiểu biết về nền chính trị dân chủ hay sự tôn trọng quyền con người thì chưa được đầy đủ cho nên sinh ra những hành động có thể nói là hành động phạm tội để chống lại nhân dân.
Phía người dân cũng vậy, người dân thì sự hiểu biết của mình về pháp luật thì cũng chưa đầy đủ, chưa thấu đáo, chưa thể tập hợp được nhiều người để đòi hỏi quyền làm người của mình.
Cho nên cái này xuất phát từ hai phía. Về chính quyền thì họ đã xâm phạm quyền con người của người dân còn phía người dân thì cũng chưa đủ mạnh mẽ, chưa đủ khả năng để tập hợp được những người như vậy. Cho nên quyền căn bản của người dân Việt Nam chưa thực hiện được trong thực tế.
Đây là một quá trình đấu tranh mà bản thân tôi cũng như rất nhiều đã và đang dấn thân vào con đường này để làm sao cho những quyền con người căn bản của người dân Việt Nam được thực thi trong thực tiễn. Đó là nỗ lực của tất cả mọi người. Và khi có nhiều người thấy được trách nhiệm của mình đối với đất nước, đối với nhân dân bằng cách là thực thi quyền con người của mình thì lúc đó vấn đề dân chủ hóa đất nước chúng ta mới có thể sớm được tiến hành anh ạ.
Quang Thành: Xin cảm ơn LS Nguyễn Văn Đài đã trả lời cuộc phỏng vấn của chúng tôi. Hy vọng rằng với sự chuyển biến của xã hội trong thời gian tới thì quyền tự do cơ bản của nhân dân Việt Nam sẽ được thực thi một cách ngày càng đầy đủ hơn và nhân dân được hưởng quyền tự do ngày càng tốt hơn.
No comments:
Post a Comment