Vũ trụ vần xoay theo một quy luật tư nhiên của Tạo Hóa. Trong thiên nhiên, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tuần tự kế tiếp nhau khoe sắc rồi tàn lụn theo ngày tháng. Tất cả tạo vật trên thế gian nầy đều phải tuân theo một quy trình bất biến: ra đời, trưởng thành và tan biến. Là một tạo vật của Thượng đế, con người chỉ là hoa cỏ. Cỏ uá, hoa tàn một sớm một chiều. Một đế quốc hay một chế độ chánh trị chỉ là sản phẩm của con người, không thể tồn tại mãi mãi. Sản phẩm nầy hiện hữu hay không tùy theo Ý Chúa.
Thánh kinh đã dạy: “Không có một đế quốc nào không suy tàn” (Daniel 2: 24-49). Lịch sử thế giới đã chứng minh chân lý nầy. Thật vậy, từ thượng cổ đến nay, các đế quốc hùng mạnh một thời trên quả địa cầu như đế quốc Assyria (Assyrian empire: 2400 BC-612 BC), đế quốc Babylon (Babylonian empire: 2000 BC-538 BC), đế quốc La mã (Roman empire: 44 BC-1453 AD), đế quốc Mông Cổ (Mongolian empire: 1279-1368), đế quốc Thổ nhĩ Kỳ (Ottoman empire: 1326-1918), đế quốc Liên Xô (Soviet Union empire: 1922-1991) đã lần lượt sụp đỗ. Các chế độ chánh trị bạo tàn của Tần Thủy Hoàng Doanh Chánh ở Trung Hoa (259 BC-210 BC), Adolf Hitler ở Đức (1933-1944), Ceaucescu ở Romania sau Thế Chiến 2 cũng đã bị tiêu diệt.
Lời Thánh kinh là một cảnh báo về sự sụp đổ tất yếu của đế quốc cộng sản Trung Hoa (gọi tắt là Trung Cộng) và một số ít chế độ cộng sản còn sót lại tại Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba sau các biến cố trọng đại đã xảy ra từ năm 1989 tại Đức, Ba Lan, Liên Xô và các nước Đông Âu. Khát vọng tự do dân chủ của nhân dân Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba sẽ là một cơn sóng thần dữ dội quét sạch các chế độ cộng sản đã và đang ngự trị trên các nước bất hạnh nầy trên nửa thế kỷ. Hâu quả của các hành động trả thù tự phát của quần chúng uất ức và căm phẫn sẽ vô cùng ghê gớm không thể đo lường trước được.
I- ĐẾ QUỐC TRUNG CỘNG
Sau ngày thành lập (1-10-1949), nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Cộng) đã thực hiện ngay tham vọng bành trướng của Hán tộc: thôn tính bốn nước lân bang là Tây Tạng, Hồi Cương, Mãn Châu và Nội Mông. Sự thành công của quốc sách Tứ Hiện Đại Hóa và sự giao thương với Hoa Kỳ và Liên Âu đã đưa Trung Cộng lên hàng siêu cường kinh tế số 2 trên thế giới với GDP (Tổng Sản Lương Quốc Nội) lên đến 7.6 trillion (7,600 tỷ) đô la Mỹ. Chủ nợ của Hoa Kỳ (900 tỷ đô la), Việt Nam và nhiều nước Phi châu, Trung Cộng đã gia tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, tăng cường hải quân, vươn tay dài đến Đông Nam Á, Phi châu, Mỹ châu la tinh, Úc, Tân Tây Lan và các đảo ở Nam Thái Bình Dương để khai thác tài nguyên của các vùng đất giàu có nầy thay thế các cựu đế quốc Tây phương. Sự phát triển nhanh chóng của Trung Cộng về cả hai mặt kinh tế và quân sự đã hồi sinh niềm tự hào dân tộc của người Tàu và phát sinh chủ nghĩa dân tộc cực đoan thay thế chủ nghĩa cộng sản ở Trung Hoa. Mơ tưởng sẽ trở thành siêu cường số 1 trên thế giới và nuôi mộng mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Trung Cộng, giới quân sự Tàu đã vội quên di huấn của Đặng Tiểu Bình: hãy âm thầm phát triển, đừng để lộ cho thế giới hãi sợ sự lớn mạnh của Trung Quốc. Đi vào con đường hiếu chiến của Đức Quốc Xã trước Thế chiến 2, Trung Cộng đã không giấu diếm ý đồ nới rộng biên cương đến phân nửa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và bộc lộ tham vọng đánh chiếm Bắc Mỹ, Úc Châu để cướp đoạt tài nguyên dồi dào của hai châu nầy. Hiểm họa Da Vàng (Yellow Peril-Peril Jaune) đã hé lộ cho toàn thế giới trông thấy.
Bước đi đầu tiên của Trung Cộng trên đường xâm lăng thế giới là khống chế Đông Nam Á, nhứt là Việt Nam. Thực hiện kế hoạch xâm lược Đông Nam Á, Trung Cộng đã thiết lập hai căn cứ hải quân tại đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa đã chiếm đoạt của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, công bố bản đồ Lưỡi Bò nuốt trọn 80% diện tích biển Nam Hải (South China Sea) hay là biển Đông của Việt Nam, triển khai một số chiến hạm trên biển Đông, xây dựng một số xa lộ từ Vân Nam đến Cao Miên xuyên qua hai nước Lào và Việt Nam, xây dựng một mật khu trên cao nguyên Trung phần Việt Nam trá hình dưới danh nghĩa hợp tác khai thác bô xít tại Lâm Đồng và Dak Nong.
Trên biển Đông của Trung Hoa hay là Hoàng Hải (Yellow Sea) của Nhựt bản, Trung Cộng đã ra mặt tranh chấp với kẻ cựu thù về chủ quyền trên đảo Senkaku/Điểu Ngư vì vùng biển nầy có trử lượng dầu hỏa đáng kể. Trung Cộng đã tỏ ra rất hung hăng, ngạo mạn và bất chấp các nghi thức ngoại giao quốc tế khi áp lực Nhựt phải trả tự do cho viên thuyền trưởng Tàu đã cố ý đâm thuyền đánh cá vào hai tuần dương hạm Nhựt. Theo khuyến cáo của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, Nhựt bản đã phải nhượng bộ Trung Cộng.
Về sự tranh chấp lâu đời giữa Trung Hoa và Nhựt bản, cần ghi nhân các sự kiện lịch sử kể sau:
- Năm 1894, Đại Thanh đã giao tranh với Nhựt bản và đại bại. Thua Nhựt, Đại Thanh bắt buộc phải ký kết năm 1895 hiệp ước Shimonoseki nhường cho Nhựt Đài Loan (Taiwan), Bành Hồ (Peng Hu) và quần đảo Okinawa. Sau khi bại trận và đầu hàng Đồng minh năm 1945, Nhựt phải trả Taiwan và Peng Hu lại cho Trung Hoa Dân Quốc nhưng Đồng minh không buộc phải trả quần đảo Okinawa. Vã lại, Đồng minh (Hoa kỳ) chiếm đóng Okinawa như chiếm đóng nước Nhựt.Đối với Nga, Trung Cộng đã có tranh chấp biên giới từ thời Sa Hoàng Nicolas II và Từ Hi Thái Hậu. Năm 1969, hai nước cộng sản anh em Trung Cộng và Liên Xô đã đánh nhau trên đảo Damansky trong vùng sông Amur (Hắc Long Giang). Ngoài ra, Trung Cộng còn hận thù Nga đã chiếm của Trung Hoa từ Siberia (Tây Bá Lợi Á) đến bán đảo Kamchatka. Vì vậy, Trung Cộng đã ngấm ngầm tổ chức cho người Tàu di dân bất hợp pháp đến Siberia, một vùng đồng cỏ bao la quanh năm băng giá nhưng giàu tài nguyên khí đốt và dầu hỏa. Trong thời gian 50 năm sắp tới, dân Hán ở Siberia sẽ đông hơn dân Nga và vùng đất mênh mông nầy có thể đổi chủ giống như Tây Tạng và Hồi Cương.
- Nhựt bản là một cường quốc trong Bát Quốc Liên Quân đã xâu xé Trung Hoa năm 1901 dưới thời Từ Hi Thái Hậu.
- Năm 1932, Nhựt bản đánh chiếm Mãn châu, thành lập Mãn Châu Quốc (Manchukuo) và đưa cựu Hoàng đế Phổ Nghi (Pu Yi) lên làm vua.
- Năm 1937, Nhựt bản tấn công Trung Hoa, mở đầu Hoa-Nhựt Chiến tranh kéo dài đến khi Nhựt đầu hàng Đồng minh năm 1945
Đối với Ấn Độ, Trung Cộng đã đánh chiếm 60,000 km2 trong cuộc chiến tranh Hoa-Ấn năm 1962 và hiện nay vẫn còn tranh chấp đất đai tại vùng biên giới Himalaya (Hi mã lạp sơn).
Trong quan hệ đối ngoại ngày nay, Trung Cộng đã công khai biểu thị thái độ kẻ cả xấc láo của một siêu cường đang lên trong thế kỷ 21:
- Cấm lãnh tụ các nước, kể cả Hoa Kỳ, không được tiếp kiến Đức Dalai lama (Đạt lai lạt ma), lãnh tụ lưu vong của nước Tây Tạng đã bị sát nhập vào Trung Quốc từ năm 1950;
- Đề nghị Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (International Monetary Fund) tìm một đơn vị tiền tệ khác thay thế đồng đô la Mỹ trong giao hoán quốc tế;
- Phản đối dữ dội Ủy Ban Hòa Bình Nobel đã lựa chọn trao giải Nobel cho ông Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba), một nhà bất đồng chánh kiến đã bị nhà cầm quyền Trung Cộng kết án 11 năm tù và đang thụ hình trong nhà tù Trung Cộng;
- Phản đối chánh phủ nước Norway (Na Uy) về việc Ủy Ban Hòa Bình Nobel trao giải thưởng cho ông Liu Xiaobo và đã có vài hành động trừng phạt Na Uy.
- Chỉ trích mạnh mẽ Hoa Kỳ đã trực tiếp tấn công Trung Cộng khi bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, tuyên bố ngày 22-7-2010 tại hội nghi Asean ở Hà Nội rằng Hoa Kỳ có quyền lợi cốt lõi ở biển Đông của Việt Nam và các tranh chấp chủ quyền trên vùng biển nầy phải được giải quyết trên cơ sở đa phương thay vì song phương như Trung Cộng mong muốn.
Trong trường hợp giới quân phiệt Tàu chiếm thế thượng phong trên chánh trường Trung Cộng và dám có hành động gây chiến, Trung Cộng sẽ phải đương đầu với Hoa Kỳ, siêu cường kinh tế và quân sự số 1 trên thế giới hiện nay. Đồng minh của Hoa Kỳ sẽ bao gồm nhiều nước dân chủ như Canada, Liên Âu, Thổ nhĩ kỳ, Nga, Nhựt bản, Đại Hàn và Ấn Độ. Lúc đó, Trung Cộng sẽ có nhiều thù trong, giặc ngoài. Bốn quốc gia đã bị Trung Cộng thôn tính (Tây Tạng, Hồi Cương, Mãn Thanh, Nội Mông) sẽ đứng lên đòi độc lập. Nhân dân Trung Quốc sẽ nổi dậy đòi quyền làm người, tự do dân chủ và chống bất công, áp bức. Đế quốc Trung Cộng sẽ bị xé ra thành lục quốc để tái lập hòa bình thế giới. Nếu vào năm 1901 tại Trung Hoa có Bát Quốc Liên Quân thì trong tương lai sẽ có con số liên quân lớn hơn gấp bội. Khi có chiến tranh, Hoa Kỳ và Đồng minh sẽ phong tỏa con đường hàng hải vận chuyển dầu hỏa và nguyên liệu từ nhiều nước đến Trung Quốc vì Hải quân Trung Cộng còn rất yếu kém so với Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhựt và Nga. Mặc dầu dân số trên 1.3 tỷ người, Trung Cộng rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, nhứt là dầu hỏa, khí đốt và thực phẩm. Về mặt khoa học kỹ thuật, Trung Cộng vẫn còn phải nhập cảng từ Liên Âu các linh kiện cần thiết cho việc sản xuất các thành phẩm kỹ thuật cao. Cũng như Nhựt bản trong Thế chiến 2, Trung Cộng không thể kéo dài cuộc chiến tranh chống lại Hoa Kỳ và Đồng minh.
Nhận thấy các nhược điểm của Trung Cộng, giới chánh trị của triều đình Bắc kinh đã có lập trường tương đối ôn hòa hơn giới quân phiệt. Tuy nhiên, trong hàng ngũ các tướng lãnh Tàu cũng có một nhân vật cấp tiến. Đó là Trung tướng Không quân Lưu Á Châu, một “hoàng tử” của triều đình Bắc kinh. Con rể của cố Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Lý Tiên Niệm, Trung tướng Lưu Á Châu đã du học Hoa Kỳ từ năm 1986 và hiểu rõ hệ thống chánh trị lâu đời nhưng rất ổn cố của Hoa Kỳ. Với tư thế sẵn có trong chế độ chánh trị Trung Cộng, “hoàng tử” Lưu Á Châu đã mạnh dạn đề nghị áp dụng mô thức chánh trị dân chủ của Hoa Kỳ thay thế mô thức Trung Quốc để tồn tại.
Trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo chánh trị Trung Cộng hiện nay, Thủ tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) là một hiện tượng đáng lưu ý. Gần dân, vị đương kim Thủ tướng Trung Cộng đã nhiều lần công khai phát biểu cổ động cho tự do dân chủ, kêu gọi đảng Cộng Sản Trung Quốc nhanh chóng cải cách chánh tri và đòi hỏi nhà cầm quyền phải thượng tôn luật pháp. Mới đây, ngày 3-10-2010, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã can đảm tuyên bố như sau tại Thẩm Quyến:
“Nguyện vọng và đòi hỏi của dân chúng về dân chủ, tự do là một sức mạnh không thể kháng cự”.
Trả lời phỏng vấn của Fareed Zakaria, phái viên tuần báo TIME, trên đài truyên hình CNN, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói rằng “tự do ngôn luận là cần thiết đối với bất cứ quốc gia nào”. Ngoài Ôn Gia Bảo và Lưu Á Châu , đã có 20 cán bộ lão thành cách mạng của đảng Cộng Sản Trung Hoa ký kiến nghị đòi bải bò chế độ kiểm duyệt báo chí để tôn trọng các quyền tư do báo chí, ngôn luận và tư tưởng.
Nói tóm lại, lo ngại của Ôn Gia Bảo và Lưu Á Châu về sự sụp đổ tất yếu của đế quốc Trung Cộng rất chánh đáng. Sau 60 năm bị đày đọa, áp bức, khủng bố và bóc lột dưới ách thống trị bạo tàn của đảng Cộng Sản Trung Hoa, trên một tỷ người dân oán ghét chế độ sẽ quật khởi đứng dậy đòi nhân quyền, tự do dân chủ và công bằng xã hội. Khát vọng tự do dân chủ của nhân dân Trung Hoa sẽ bùng nổ lúc có chiến tranh và quét sạch chế độ cộng sản độc tài độc đảng đã giết chết trên 50 triệu người Tàu.
II - CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN BẮC HÀN
Chế độ Bắc Hàn là một chế độ cộng sản theo kiểu Stalin (Stalinist regime) còn sót lại trên thế giới trong thế kỷ 21. Về thưc chất, đó là một chế độ quân chủ chuyên chế trá hình dưới lớp sơn cộng sản. Từ 1948 đến nay, quyền lãnh đạo tối cao Bắc Hàn đã được cha truyền con nối từ Kim Nhựt Thành (Kim il- Sung) đến đời con là Kim Chánh Nhựt (Kim Jong -il) và qua đời cháu là Kim Chánh Ân (Kim Jong Un).
Do xuất thân của Kim Nhựt Thành, cựu Đại úy của Hồng quân Liên Xô, Bắc Hàn thân Liên Xô nhiều hơn Trung Cộng. Nhưng từ ngày Liên Xô tan rã (1991), Trung Cộng đã đỡ đầu và viện trợ cho Bắc Hàn nên có nhiều ảnh hưởng đối với nước chư hầu nhỏ bé nầy. Mặc dầu đất nước nghèo nàn, dân chúng lầm than, đói khổ, “lãnh tụ kính yêu” Kim Chánh Nhựt lại sống xa hoa, phung phí; Bắc Hàn lại phải nuôi một đạo quân trên một triệu lính được trang bị hỏa tiễn và có khả năng nguyên tử.
Thỉnh thoảng, chế độ cộng sản Bắc Hàn có vài hành động gây hấn:
- Đe dọa thiêu hủy thủ đô Seoul (Hán Thành) của Nam Hàn để đòi Hoa Kỳ và Nam Hàn viện trợ thực phẩm và nhiên liệu;
- Bí mật đánh chìm tuần dương hạm Cheonan của Nam Hàn để biểu lộ ý muốn gây chiến tranh.
Mặc dầu hiếu chiến nhưng nếu có chiến tranh, Bắc Hàn có dám tham chiến bên cạnh Trung Cộng chống lại Hoa Kỳ và Đồng minh hay không? Nga có thể là đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh chống lại đế quốc Trung Cộng. Thời gian sẽ trả lời câu hỏi nầy. Hiện nay, về mặt biểu kiến, Bắc Hàn là một chư hầu của thiên triều Bắc kinh chớ không phải là một thuộc quốc của Trung Cộng như Việt Nam. Mới đây, Bắc Hàn lại loại bỏ cụm từ “chủ nghĩa xã hội” ra khỏi đảng quy của đảng Lao Động Triều Tiên để ngầm nói lên một lập trường độc lập đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, một điều chắc chắn sẽ xảy ra: một khi đế quốc Trung Cộng tan rã, làn sóng tự do dân chủ sẽ cuốn trôi chế độ cộng sản Bắc Hàn, một chế độ độc tài gia đình trị, ra ngoài biển cả.
III - CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chế độ cộng sản Việt Nam đã được xây dựng trên xương máu của cả chục triệu người Việt bị giết hại trong hai cuộc nội chiến kéo dài 30 năm từ 1945 đến 1975. Chiến tranh nồi da xáo thịt do đảng Cộng Sản Việt Nam chủ động gây ra theo chỉ thi của Liên Xô và Trung Quốc để bành trướng chủ nghĩa cộng sản trên ba nước Việt, Miên, Lào. Người lãnh đạo tối cao của đảng Cộng Sản Việt Nam là Hồ Chí Minh tức Nguyễn Tất Thành, một cán bộ trung kiên của Đệ tam Cộng Sản Quốc tế từ năm 1924 và của đảng Cộng Sản Trung Quốc từ năm 1938. Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhứt (1945-1954), Trung Cộng đã viện trợ quân sự giúp cho đảng Cộng sản Việt Nam chiếm được nửa nước ở phía Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam lần thứ hai (1954-1975), Trung Cộng, Liên Xô và cả hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ dồi dào cho Cộng sản Việt Nam đánh chiếm miền Nam với sự thỏa hiệp của Hoa Kỳ. Chế độ độc tài toàn trị đã được áp đặt trên cả nước Việt Nam sau ngày 30-4-1975.
“Đời đời nhớ ơn” thiên triều Bắc kinh, Hồ Chí Minh đã chuyển nhượng cho Trung Cộng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng giác thư ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm văn Đồng. Theo gương bán nước của Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã dâng cho Trung Cộng một giải đất liền dọc theo biên giới Việt-Hoa, phân nửa diện tích Vịnh Bắc Việt bằng hai hiệp ước ký kết ngày 25-12-1999 và 30-12-2000 để nhận được 2 tỷ đô la hối lộ của Bắc kinh. Bắt chước Hồ Chí Minh và Lê Khả Phiêu, đương kim Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thuộc cấp đã bí mật ký kết với Trung Cộng một số hợp đồng để triều cống thêm nhiều tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và một vị trí chiến lược trọng yếu của đất nước Việt Nam:
- hợp đồng hợp tác đánh cá ngoài biển Đông chuyển giao tất cả tài nguyên của biển Việt Nam cho Trung Quốc (hải sản, dầu hỏa, khí đốt và khoáng sản dưới đáy biển)
- hợp đồng gọi là hợp tác khai thác bauxite tại Lâm Đồng và Dak Nông cho phép Trung Cộng ngang nhiên xâm chiếm cao nguyên Trung phần, khai thác tài nguyên của Việt Nam trên đất liền trong đó có bauxite, uranium và đất hiếm (terre rare) tối cần cho kỹ nghệ quốc phòng và các sản phẩm kỹ thuật cao. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Trung Cộng đã thành lập tại một vị trí chiến lược yết hầu của Việt Nam một cơ sở quân sự bí mật của người Tàu cấm người Việt lai vãng;
- Hợp đồng cho người Tàu thuê rừng đầu nguồn tại 18 tỉnh để lập làng riêng của Hán tộc dưới danh nghĩa trồng rừng với công nhân di dân từ Trung Cộng qua Việt Nam.
Hình thức hợp đồng (contracts) đã được Cộng sản Việt Nam lợi dụng để khỏi phải thông qua Quốc Hội xét duyệt và phê chuẩn như các hiệp ước (treaties)
Từ năm 1950 đến nay, Trung Cộng đã ngầm bố trí người thân tín trong tất cả các cơ quan trực thuộc hai hệ thống Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam, tuyển chọn các Thái thú bản xứ để thi hành các mệnh lệnh của Bắc kinh, từng bước xâm thực Việt Nam, đồng hóa dân tộc Việt và dần dần biến nước ta thành một tỉnh của Trung quốc mà không cần tốn một viên đạn. Hai hình ảnh sau đây chứng tỏ hiện nay Việt Nam đã là một thuộc quốc của đế quốc Trung Cộng:
- Hình Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng Công Sản Việt Nam (nhân vật số 1 của Việt Nam) đứng cúi đầu xuống đất khúm núm chào đón Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) của Trung Quốc đang thẳng lưng đi duyệt hàng quân danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Hình Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại Giao, đứng ngang hàng với Tỉnh Trưởng Quảng Tây trong buổi lễ liên hoan do Trung Cộng tổ chức tại Ải Nam Quan cũ để ăn mừng hoàn thành cắm cọc biên giới mới Việt-Hoa.
Trong quan hệ chánh thức giữa Việt Nam và Trung Cộng đã có nhiều bằng chứng triều đình Bắc kinh trong thực tại đã xem Việt Nam là một tỉnh của Trung Cộng:
- Trong các kỳ đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam trước đây, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (Hồ Cẩm Đào) hoặc Thủ tướng chánh phủ Trung Quốc (Lý Bằng) đến tham dự để chỉ định người lãnh đạo tối cao của Bắc bộ phủ.
- Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam tự xem có quyền ban chỉ thị cho các cấp lãnh đạo của Cộng Sản Việt Nam.
- Các Tỉnh trưởng Vân Nam, Quảng Tây và Hải Nam đã trực tiếp ký kết hợp đồng giao thương với Thủ tướng Việt Nam.
- Chủ tịch Khu tự trị của dân tộc Choang trong tỉnh Quảng Tây đã được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón trọng thể như một quốc khách vì trước Quốc Vụ Viện Trung Quốc tại Bắc kinh, Nông Đức Mạnh đã công khai tự nhận là người Choang của Trung Quốc.
Trước sự hèn yếu của các cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, Trung Cộng ngày càng lấn lướt trên đất liền cũng như ngoài biển cả. Tại nhiều tỉnh, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã nhắm mắt làm ngơ cho người Tàu tự do đến Việt Nam lập làng riêng và kinh doanh, ngang nhiên trương thương hiệu viết toàn chử Tàu. Các nhà thầu Tàu cũng đã được ưu tiên trúng thầu thực hiện các dự án lớn của Việt Nam và sử dụng công nhân Hán từ Trung quốc đến thay vì thuê mướn người địa phương.
Ngoài biển Đông, Trung Cộng đã ngang nhiên công bố bản đồ Lưỡi Bò để nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, gây thiệt hại nặng nề quyền lợi của Việt Nam. Để áp đặt quyền kiểm soát trên biển Đông, nhiều chiến hạm của Trung Cộng cải trang thành tàu đánh cá đã đâm thủng nhiều thuyền đánh cá của ngư dân Việt, bắn giết hoặc bắt giữ thuyền và ngư dân Việt để đòi trả tiền phạt. Trước các hành động bá quyền ngang tàng của Trung Cộng, bộ Ngoại Giao Việt Nam đã câm miệng một cách nhục nhã.
Sau 35 năm vắng bóng tại Đông Nam Á, Hoa Kỳ bắt đầu lưu ý đến các hành động diệu võ giương oai của Trung Cộng trên biển Đông bất chấp công ước quốc tế về luật biển năm 1982. Tại Bangkok, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã thẳng thắn tuyên bố : “We are back” (Chúng tôi đã trở lại). Đối phó với chánh sách bành trướng của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã phải lên tiếng can thiệp để giúp đỡ Việt Nam và các nước Đông Nam Á thoát khỏi hiểm họa mất nước. Lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ ngày 22-7-2010 tại hội nghị Asean ở Hà Nội đã khiến cho Bắc kinh giận dữ một cách điên cuồng và lớn tiếng chỉ trích Hoa Kỳ là một kẻ ngoại cuộc không có quyền gì can thiệp trong vụ tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. Thay vì tán dương sự can thiệp của Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng bộ Quốc Phòng Việt Nam, lại bay qua Bắc kinh triều kiến Bô trưởng bộ Quốc Phòng Trung Cộng để trấn an quan thầy và công bố lập trường Ba Không của Việt Nam cộng sản: Không liên minh với bất cứ quốc gia nào- Không cho nước nào lập căn cứ tại Việt Nam- Không liên minh với một nước nào để chống lại một nước khác. Ngoài việc công bố lập trường Ba Không nhân danh quốc gia Việt Nam trong khi chỉ có cấp bậc Trung tướng giữ chức vụ Thứ trưởng bộ Quốc Phòng, Nguyễn Chí Vịnh còn loại bỏ vấn đề biển Đông ra ngoài nghị trình của hội nghị các Bộ trưởng Quốc Phòng khối Asean mở rộng (+ 8 Bộ trưởng Quốc Phòng của 8 nước ngoài Asean) do Việt Nam tổ chức ngày 10-10-2010 tại Hà Nội. Mặc dầu vậy, Bô trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates vẫn lập lại trước hội nghị lập trường của Ngoai trưởng Hillary Clinton. Nhưng khác với lần trước, Trung Cộng đã tỏ thái độ hòa dịu về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và mời ông Robert Gates thăm viếng Bắc kinh vào năm 2011.
Lập trường Ba Không của Việt Nam cộng sản do Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, một phát ngôn viên bán chánh thức của đảng Cộng Sản Việt Nam, công bố tại Bắc kinh đã cho thấy Việt Nam cộng sản muốn tiếp tục đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng nhưng vẫn nghiêng về thiên triều Bắc kinh mặc dầu Việt Nam cộng sản rất được Hoa Kỳ ve vuốt, nâng đỡ và xem như một đồng minh thân thiết. Lập trường nầy thật sự nhằm mục đích ngăn chận sự can thiệp của Hoa Kỳ tại biển Đông với hảo ý giúp Việt Nam và các nước Đông Nam Á thoát khỏi sự khống chế của Trung Cộng. Nguyễn Chí Vịnh chắc chắn sẽ được thiên triều Bắc kinh tín nhiệm giao phó một chức vụ lãnh đạo quan trọng tại Bắc bộ phủ trong kỳ đại hội đảng Cộng sản Viêt Nam lần thứ 11 vào tháng 1 năm 2011.
Dưới áp lực của hai Thái thượng hoàng đầy quyền uy trong hai thập niên qua (Lê Đức Anh-Đỗ Mười) và cánh cộng sản miền Bắc vốn thân Tàu, đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tiếp tục thần phục Trung Cộng để duy trì địa vị muôn năm trường trị trên đất nước Việt Nam và tích lủy thêm tài sản khổng lồ cho con cháu các đời sau an hưởng tại ngoại quốc, bất chấp hiểm họa mất nước và mất dân tộc Việt Nam đang hiển hiện trước mắt mọi người.
Một câu hỏi cần đặt ra cho đảng Cộng Sản Việt Nam: Trong tương lai 10 năm hoặc 20 năm sau, nếu chiến tranh xảy ra giữa đế quốc Trung Cộng và Thế giới Tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo, Việt Nam cộng sản sẽ đứng theo phe nào? Một số không ít đảng viên cộng sản yêu nước chắc chắn sẽ chọn đứng theo Thế giới Tự do hoặc đứng trung lập. Nhưng các Thái thú bản xứ của Tàu sẽ phải cúi đầu thi hành mệnh lệnh của thiên triều Bắc kinh: đưa hàng triệu thanh niên Việt ra chiến trường phơi thây để bảo vệ mẫu quốc Trung Hoa.
Một cuộc chiến tranh rộng lớn giữa Thế giới Tự do và Trung Cộng sẽ dẫn tới sự tan rã của đế quốc cộng sản còn sót lại trên thế giới ngày nay. Sự tan biến của đế quốc Trung Cộng sẽ giải phóng dân tộc Việt Nam ra khỏi ách thống trị của Hán tộc và chế độ cộng sản Việt Nam sẽ đương nhiên sụp đổ.
IV- CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN CUBA
Thành lập từ năm 1959, chế độ cộng sản Cuba thân Liên Xô hơn là Trung Cộng. Sau gần nửa thế kỷ trị vì đảo quốc Cuba, Fidel Castro đã truyền ngôi cho em ruột là tướng Raoul Castro. Gần đây, nhà độc tài Fidel Castro đã thừa nhận rằng chế độ cộng sản không thích ứng, cần phải cải tổ.
Về mặt nhân quyền, chế độ cộng sản Cuba đã tỏ ra mềm dẽo hơn Trung Cộng, Việt Nam và Bắc Hàn: trả tự do cho một số lớn tù nhân chánh trị Cuba theo đề nghị của Giáo Hội Công giáo La mã với điều kiện họ phải đi lưu vong tại Tây ban nha.
Vì Fidel Castro là một trí thức và Raoul Castro là một nhà lãnh đạo ôn hòa, chế độ cộng sản Cuba sẽ nhanh chóng theo gương nước Nga đổi mới về cả hai mặt kinh tế và chánh trị để đáp ứng khát vọng tư do dân chủ của nhân dân Cuba.
California, ngày 27-10-2010
PHẠM ĐÌNH HƯNG
No comments:
Post a Comment