Cách đây hơn hai tuần thì phải, tôi được bạn bè trong giới viết lách cho biết, Talawas sẽ đóng cửa vào ngày 3-11-2010, vĩnh viễn chia tay bạn đọc sau 9 năm trời có mặt.
Tin này trước tiên làm tôi cảm thấy buồn vì đã có thời người viết bài này có cộng tác với Talawas từ năm 2004 đến hết 2005. Sau đó tôi về “đầu quân” cho DCVOnline.net.
Nghĩ lại thời gian đó phải nhìn nhận là ban biên tập Talawas làm việc hiệu đính bài rất nghiêm chỉnh đến “khó tính” và gây “khó chịu” cho tác giả. Nhưng mặt khác phải nhìn nhận Talawas biên tập kỹ càng đến khe khắt nhưng vẫn tôn trọng tác giả.
Chẳng hiểu Phạm Thị Hoài học được cái cách làm việc nghiêm chỉnh đó từ nền văn hóa nào? Bài viết được trao cho một số biên tập viên ở nước ngoài và một số ở trong nước biên tập rất “chuyên nghiệp”, rồi được gửi lại cho tác giả đọc. Có khi sửa tới sửa lui và gửi qua gửi lại hai ba lần. Các biên tập viên ở bên ngoài phần đông là các cố cựu của Đông Âu tập trung ở Ba Lan và Đông Đức.
Vết văn hóa của Talawas vì thế đôi khi cũng hằn lên những cách xử dụng danh từ như một thứ sân sau của Hà Nội với “những chữ lạ” đậm đặc Bắc Kỳ.
Vì cái gốc gác này, có số người nghi ngờ cái dụng tâm của Talawas. Nhưng đó là những nghi ngờ sai lạc mang tính chất cố hữu cực đoan của người Việt hải ngoại.
Nên nhớ rằng, không ai “hiểu” Hà Nội hơn những người từ Hà Nội, Hải Phòng từ đó mà đi ra. Họ biết tránh né đòn, biết tẩy của đối phương và ra đòn đúng mức. Chỉ nhìn các Blogger trong nước hiện nay cho thấy cái ưu thế của những dissidents trong nước so với hải ngoại có phần hơn một bực.
Tinh thần trách nhiệm của Talawas làm những người cầm bút cảm thấy an ủi và chia sẻ những khó khăn, vất vả của những “người anh hùng trong bóng tối”. Họ chẳng khác gì những kẻ kéo màn trên sân khấu. Không có những người ấy thì không có trang mạng nào có thể tồn tại được.
Sau này, có thể một phần nhà văn Phạm Thị Hoài không thể điều hành được trang mạng này vì các biên tập viên trong nước bị hù dọa và họ đành phải rút lui không hợp tác nữa.
Đấy là những cách đánh phủ đầu của Hà Nội đối với Talawas.
Người viết có liên lạc điện thư với một biên tập viên nữ ở Hà Nội và cô cho biết không dám cộng tác với Talawas vì những đe dọa của công an mạng.
Phần nhà văn Phạm Thị Hoài khi ấy cho biết cô sẽ tranh đấu đến cùng trước những thử thách và ra đòn của công an Hà Nội. Nhưng sức người chắc là có hạn khi nhân viên trong nước bị cắt giảm chẳng khác gì Talawas bị cụt tay cụt chân.
Nhưng quan trọng hơn cả, tin Talawas ngưng hoạt động làm buồn lòng bạn đọc cũng như người Việt hải ngoại và nhất là đa số bạn đọc từ trong nước.
Nó cũng không thể không ảnh hưởng đến con số khoảng 2065 tác giả trong nước, ngoài nước với khoảng một phần ba các tác giả ngoại quốc có bài dịch ra tiếng Việt đăng trên Talawas.
Đây là con số tác giả đáng kể lớn nhất và điều đó cho thấy rằng một số tác giả có uy tín trong và ngoài nước đã đến với Talawas.
Trong số đó cũng không thể quên một số không nhỏ các tác giả đã chết-một trường hợp rất hi hữu của Talawas - như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, v.v... có thể là một phần 10 tổng số các tác giả nêu trên có bài trên Talawas bị xếp xó.
Xem ra người đã chết cũng không yên với công an mạng.
Khi trang mạng Talawas ra đời năm 2001, người trong nước đọc nhiều vì đây là chỗ để họ học hỏi cũng có, biết thêm thông tin và hiểu biết thêm về văn học miền Nam vốn xa lạ với họ trước 1975, nhìn lại Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm cũng như Cải cách ruộng đất .
Nhưng trước hết bởi vì Talawas là “chỗ để xì hơi”.
Có thể nói Talawas là cây cầu để người trong nước nối với thế giới bên ngoài.
Sự thành công lớn nhất của Talawas dầu sao không hẳn nằm ở tầm thu nhận kiến thức mà ở chỗ Talawas đã đẩy trình độ nhận thức chính trị, văn học lên một tầng cao.
Sự thành công của Talawas là ở chỗ ấy và là món ăn tinh thần không thiếu được của nhiều người. 9 năm đã trở thành món ăn hằng ngày không thiếu được, không ăn là thèm.
Đôi dòng về người chủ biên Talawas
Nhà văn Phạm Thị Hoài nếu viết cho đầy đủ tên là Phạm Thị Hoài Nam, một cái tên mang âm vọng giống như ngoại hình của nhà văn. Còn rất trẻ và năng động, tham vọng cao ngất đến lãng mạn chính trị. Sinh 1960, 17 tuổi du học Đông Đức, 1983 về Hà Nội.
Trước khi chủ trương Talawas, Phạm Thị Hoài đã là một nhà văn nằm trong số hiếm hoi các nhà văn “viết gây sốc”, thập niên 1980 với không khí cởi trói, viết bằng những vốn liếng nguyên liệu ròng ở dạng thô tầm cỡ Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, v.v...
Khi người ta bị trói lâu ngày, khi người ta bị bịt miệng, bịt mắt thì khi bung ra, sức bật hẳn là mạnh, tiếng nói hẳn là kêu vang rền. Điều đó cũng giống như như một hiện tượng vật lý được áp dụng sang lãnh vực tâm lý con người. Vì thế sẽ hiểu được tại sao một số nhà văn miền Bắc đã viết như thế và không lấy làm lạ.
Không sống trong những oan trái, hoàn cảnh bi kịch làm người sẽ không viết được như thế.
Nhưng nếu Dương Thu Hương cay chua, ngôn ngữ tẩm độc thì Phạm Thì Hoài có óc khôi hài “đen”, diễu cợt. (Tôi nhớ một truyện ngắn của cô, đã quên tựa đề, viết về cái sỏ lá “rất Bắc Kỳ” của một ông thầy tẩm quất. Đọc mà thích thú đến tức cười.)
Và hình như cả hai đều không mấy ưa gì đàn ông. Phạm Thị Hoài trong “Chín bỏ làm mười” mang chín anh đàn ông, mỗi anh một khuyết tật lên giàn thiêu và chuyện này đã được Peter Zinoman dịch ra anh ngữ là Nine down makes ten.
Các tác phẩm chính của Phạm Thị Hoài là Thiên sứ, Mê lộ, Man Nương, Mari Sến. Nói chung là lạ, được yêu thích, đi theo luống cầy văn học đã vỡ đất của Nguyễn Huy Thiệp.
Phạm Thị Hoài sau đó tìm được hướng đi mới khi mở ra trang mạng Talawas mà tầm ảnh hưởng cặp đôi văn học-chính trị không chối cãi được. Sau này người ta biết nhiều đến Talawas-Phạm Thị Hoài mà quên rằng còn có một Phạm Thị Hoài-nhà văn.
Mất đi một nhà văn và thêm một nhà báo, điều nào là quan trọng hơn ở tình thế chính trị hiện nay? Nhưng nhà văn thì tác phẩm có thể còn mãi đấy, làm báo chính trị thì cầm chắc cái thua về cho mình. Lúc này trong lúc tang gia bối rối nên khuyên Phạm Thị Hoài nên cười hay nên khóc, nên là nhà văn hay nhà báo?
Vì thế, nhiều lúc người viết cảm thấy tiếc vì bận bịu với Talawas, Phạm Thị Hoài không còn thì giờ cho sáng tác văn chương nữa.
Trong hai năm đầu, Talawas đã gây được tiếng vang đối với người đọc trong nước. Cái tiếng vang ấy biến những bài viết trên Talawas trở thành “món hàng cấm” đối với chính quyền cộng sản.
Tính tư duy độc lập biến thành tính phản động.
Chẳng hạn chủ trương vực dạy và giới thiệu văn học miền Nam dưới mắt chính quyền cộng sản là điều chưa phải lúc. Phần phía văn học miền Bắc thì xào nấu lại, đun cho nhừ, cho chín đến bố hơi tất cả các bài viết liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm cũng như Cải Cách Ruộng Đất để cho sôi sùng sục thì có khác gì cho một cái tát trái vào mặt chính quyền cộng sản.
Hai mặt ấy cho thấy văn học không thể tách rời khỏi chính trị. Dùng văn hóa như một vũ khí tranh đấu, đối mặt với Hà Nội thật đã ngầm chứa trong các bài viết ấy.
Riêng những người miền Nam thì đây là cơ may để những tác phẩm đã một thời làm nên văn học miền Nam không bị tẩy xóa và chôn vùi mặc dầu sự giới thiệu trên Talawas còn ít ỏi. Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu được sống lại cùng với hằng vài chục tác giả khác. Sự có mặt của họ làm bừng sáng văn học miền Nam mang phẩm chất tự do và nhân bản như một thách thức một chính thể độc tài, thiếu tố tính con người.
Xin một lời cám ơn Talawas.
Vì thế, chẳng cần văn bản chính thức, nhà nước tìm cách đánh phá Talawas bằng tường lửa đến độ theo Phạm Thị Hoài khi trả lời BBC là 90% người đọc trong nước không vào truy cập được Talawas.
Phải chăng cái chết của Talawas ngày hôm nay là phần thưởng dành cho các công an văn hóa Hà Nội?
Những nét sinh hoạt chính của Talawas
Talawas là một tờ báo mạng có chủ trương và đường lối rõ rệt.
Nay dù nó đã chết, nó đã để lại một dấu mòn, hay một con đường trong khu rừng lau lách cho một ê kíp khác? Về điều này thì phải nhìn nhận cô Phạm Thị Hoài thông minh và sáng suốt, biết con đường phải theo là gì.
Diễn đàn Talawas 2001-2008
Đây là điểm mạnh nhất của Talawas - một diễn đàn mở đa dạng và đa chiều về văn học - chính trị xã hội xuất hiện đều đặn nhất từ 2001-2008 với trung bình có bốn bài viết một ngày về các vấn đề văn học trong nước, ngoài nước, về lý luận và phê bình văn học. Sau đó là về chính trị Việt Nam và thế giới được gọi là “ những điểm nóng” và cuối cùng là các vấn đề xã hội như thể thao, giáo dục, kinh tế, pháp luật vv
Đã không có biết bao nhiêu bài viết đủ loại có tính chuyên nghiệp, tính khai phá, tính lịch sử và truy cập tìm tòi ..
Có thể nói như một thứ Nam Phong của thời hiện đại. Nhưng nó cộng thêm chất đấu tranh mà Nam Phong đã không thể có.
Nó là bộ sách mở ra cho mọi người tìm tòi học hỏi. Phải hơn hai ngàn tác giả mới đủ cung cấp để mỗi ngày có bốn bài được đưa lên Talawas và một năm có 1500 bài. Như thế, phải cần bao nhiêu thì giờ và bao nhiêu biên tập viên để làm công việc này?
Tôi không thể đi sâu vào việc phê bình tính chất của các bài viết này vì ngoài khuôn khổ bài này và cũng vì tính chất đa dạng, đa chiều của các tác giả thuộc đủ tầm cỡ.
• Talawas chủ nhật
Talawas chủ nhật dành riêng cho phần sáng tác văn học như truyện, thơ văn, kịch cộng với các tác phẩm dịch với một số tên tuổi như Trần Vũ, Đặng Thơ Thơ, Đinh Linh, Đỗ Lê Anh Đào, Cao Việt Dũng.
Những người từng quen thuộc với với các nhà văn trẻ thế kỷ 21 bắt gặp những nhà văn này trên Hợp Lưu cách đây trên dưới 10 năm. Sau đó, họ bỏ Hợp Lưu và “di cư” tản mát mỗi người mỗi nơi trên Gió-o, Da Mầu và cuối cùng trên Talawas chủ nhật. Tuy nhiên, phần sáng tác này chỉ thêm vào mà không phảI là mặt mạnh của Talawas. Talawas chắc hẳn muốn giới thiệu những tài năng trẻ có định hướng sáng tác có tính “cách tân”, tính “đột phá”. Nhưng phần sáng tác truyện, thơ văn này không nói đến chuyện hay dở, nhưng xu hướng của người đọc thường vào đọc những “phần nóng” của mục Diễn Đàn về Văn học hay về chính trị.
Sáng tác thuần túy văn học ít được mấy độc giả lưu tâm.
• Tủ sách Talawas
Đây cũng là một phân bộ văn học của Talawas giới thiệu những tác phẩm in trước 1975 của một số nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên phần này cho thấy còn rất hiếm hoi và chưa đại diện đầy đủ cho khuôn mặt của văn học miền Nam.
Nhưng lại một lần nữa ghi nhận thiện chí và tính đa chiều phóng khoáng của người chủ biên Talawas.
• Talawas Blog
Trước những khó khăn của Talawas có thể là về nhân sự, Talawas không thể đảm đương Diễn đàn Talawas nên đã tuyên bố tạm thời ngưng hoạt động và hứa hẹn ra mắt độc giả trong một phương thức mới: Diễn đàn điện tử với các Blogger ra đời. 15 tháng 3, 2009, Talawas được chuyển sang Blog.
Blog và các Blogger là một xu hướng thuận lợi có xu thế thời đại, hứa hẹn một tiềm năng với sức đột phá mà trong tương lai Hà Nội không chắc gì cản trở được.
Talawas Blog ra đời với nhiều tên tuổi có thế giá như Phạm Toàn, Phạm Xuân Nguyên, Phan Nhiên Hạo, Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Hưng, Đào Hiếu, v.v... Bên cạnh đó là hơn 100 khách mời tham dự như Tưởng Năng Tiến, với hơn 50 bài viết.
Vậy mà khung Talawas đổi mới này xem ra cũng không cứu vãn được tình trạng tuột dốc khách vào tham dự? Phải chăng các Blogger không đủ lực quyến rũ như các Blogger tự lập như Ba Sàm, Người Buôn gió, Trương Duy Nhất, v.v...?
Đây có thể là một ẩn số chưa có lời giải đáp
• Tạp Chí
Phần tạp chí là cố gắng chung cuộc của chủ biên Talawas .. Đây là những chủ đề do nhiiều cây viết khác nhau, phần đông là người ngoại quốc. Có hai chủ đề đã được thực hiện.
- Số mùa thu 2009 với chủ đề Bao nhiêu chủ nghĩa dân tộc là đủ
- Số mùa xuân 2010 với nchuyên đề: Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975.
Đến đây thì Talawas đã ngưng họat động
Đôi lời kết
Trước khi Talawas đóng cửa, người viết bài này vội vào Talawas để save và ngay cả in lại các dữ liệu như các bài viết chủ đề để làm tài liệu cá nhân. Chẳng hạn chủ đề: Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975.
Vậy mà sáng nay do tò mò vào coi Talawas như thế nào? Số phận đã mồ yên mả đẹp chưa?
Người viết thật ngạc nhiên và thích thú khi cô Phạm Thị Hoài đã nghĩ đến trách nhiệm của trang mạng nên đã duy trì nguyên vẹn toàn vẹn dữ liệu từ năm 2001-2010.
Người viết tình cờ để ý đến ngày sinh ra và ngay chết đi của Talawas cùng chung một ngày trong lời cáo phó của kẻ biết mình sắp chết, sẽ chết : Ngày sinh nhật Talawas là 03-11-2001 và ngày chết là 03-11-2010.
Phải chăng Talawas có quyền lựa chọn ngày chết như thể cái quyền tự do tối thượng của người cầm bút?
Số tiền do các ân nhân yểm trợ Talawas là 4911 Euro và 1100 dollars. Chi phí kỹ thuật đã tốn hết 3363 Euros. Cán cân số Euros cao hơn số tiền bằng Dollars cho thấy nguồn tài trợ cho Talawas là từ các thành viên Ba Lan và Đông Đức nhiều hơn các thành viên người Việt Hải ngoại.
Hệ số cá nhân vẫn còn rõ rệt dù nay là “cùng một phía”.
Số tiền còn lại ít ỏi là 1248 Euro và 1100 dollars, Phạm Thị Hoài đà dành trọn vẹn số tiền còn lại để có thể duy trì kỹ thuật để bảo tồn các dữ liệu trên mạng của Talawas.
Thật là một cử chỉ đẹp.
Chẳng bù trang mang Hội Tụ mới đây cũng phải tự đóng cửa và rất có thể không có tiền để duy trì các dữ liệu, người chủ biên đã buộc lòng phải xóa tất cả dữ liệu.Thật là đáng tiếc.
Nhìn Talawas nghĩ đến hiện trạng DCVOnline.net. DCVOnline may mắn đã thoát hiểm và sống còn với phương tiện và sỉ số nhân viên có thể còn eo hẹp hơn Talawas. Nhưng điều đó không có nghĩa là DCVOnline.net sẽ có đủ điều kiện sức người và sức của để duy tri an toàn trên xa lộ thông tin.
Cứ nghĩ một cách chủ quan trong niềm hy vọng rằng các thành viên thường trực vào DCVOnline.net lấy cho tròn số là 10 ngàn người thôi. Giả dụ mỗi thành viên “cho” 20USD/năm thì cơ may vẫn nghiêng về phía các thành viên ban biên tập DCVOnline.net.
Thấy cái sập của người mà nghĩ đến ta, mong các thành viên đọc DCVOnline tự nguyện đóng góp để cơ may sống còn ở tỉ số 80-90%.
Mong mọi người lưu tâm.
© DCVOnline
Tin này trước tiên làm tôi cảm thấy buồn vì đã có thời người viết bài này có cộng tác với Talawas từ năm 2004 đến hết 2005. Sau đó tôi về “đầu quân” cho DCVOnline.net.
Nghĩ lại thời gian đó phải nhìn nhận là ban biên tập Talawas làm việc hiệu đính bài rất nghiêm chỉnh đến “khó tính” và gây “khó chịu” cho tác giả. Nhưng mặt khác phải nhìn nhận Talawas biên tập kỹ càng đến khe khắt nhưng vẫn tôn trọng tác giả.
Chẳng hiểu Phạm Thị Hoài học được cái cách làm việc nghiêm chỉnh đó từ nền văn hóa nào? Bài viết được trao cho một số biên tập viên ở nước ngoài và một số ở trong nước biên tập rất “chuyên nghiệp”, rồi được gửi lại cho tác giả đọc. Có khi sửa tới sửa lui và gửi qua gửi lại hai ba lần. Các biên tập viên ở bên ngoài phần đông là các cố cựu của Đông Âu tập trung ở Ba Lan và Đông Đức.
Vì cái gốc gác này, có số người nghi ngờ cái dụng tâm của Talawas. Nhưng đó là những nghi ngờ sai lạc mang tính chất cố hữu cực đoan của người Việt hải ngoại.
Nên nhớ rằng, không ai “hiểu” Hà Nội hơn những người từ Hà Nội, Hải Phòng từ đó mà đi ra. Họ biết tránh né đòn, biết tẩy của đối phương và ra đòn đúng mức. Chỉ nhìn các Blogger trong nước hiện nay cho thấy cái ưu thế của những dissidents trong nước so với hải ngoại có phần hơn một bực.
Tinh thần trách nhiệm của Talawas làm những người cầm bút cảm thấy an ủi và chia sẻ những khó khăn, vất vả của những “người anh hùng trong bóng tối”. Họ chẳng khác gì những kẻ kéo màn trên sân khấu. Không có những người ấy thì không có trang mạng nào có thể tồn tại được.
Sau này, có thể một phần nhà văn Phạm Thị Hoài không thể điều hành được trang mạng này vì các biên tập viên trong nước bị hù dọa và họ đành phải rút lui không hợp tác nữa.
Đấy là những cách đánh phủ đầu của Hà Nội đối với Talawas.
Người viết có liên lạc điện thư với một biên tập viên nữ ở Hà Nội và cô cho biết không dám cộng tác với Talawas vì những đe dọa của công an mạng.
Phần nhà văn Phạm Thị Hoài khi ấy cho biết cô sẽ tranh đấu đến cùng trước những thử thách và ra đòn của công an Hà Nội. Nhưng sức người chắc là có hạn khi nhân viên trong nước bị cắt giảm chẳng khác gì Talawas bị cụt tay cụt chân.
Nhưng quan trọng hơn cả, tin Talawas ngưng hoạt động làm buồn lòng bạn đọc cũng như người Việt hải ngoại và nhất là đa số bạn đọc từ trong nước.
Nó cũng không thể không ảnh hưởng đến con số khoảng 2065 tác giả trong nước, ngoài nước với khoảng một phần ba các tác giả ngoại quốc có bài dịch ra tiếng Việt đăng trên Talawas.
Đây là con số tác giả đáng kể lớn nhất và điều đó cho thấy rằng một số tác giả có uy tín trong và ngoài nước đã đến với Talawas.
Trong số đó cũng không thể quên một số không nhỏ các tác giả đã chết-một trường hợp rất hi hữu của Talawas - như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, v.v... có thể là một phần 10 tổng số các tác giả nêu trên có bài trên Talawas bị xếp xó.
Xem ra người đã chết cũng không yên với công an mạng.
Khi trang mạng Talawas ra đời năm 2001, người trong nước đọc nhiều vì đây là chỗ để họ học hỏi cũng có, biết thêm thông tin và hiểu biết thêm về văn học miền Nam vốn xa lạ với họ trước 1975, nhìn lại Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm cũng như Cải cách ruộng đất .
Nhưng trước hết bởi vì Talawas là “chỗ để xì hơi”.
Có thể nói Talawas là cây cầu để người trong nước nối với thế giới bên ngoài.
Sự thành công lớn nhất của Talawas dầu sao không hẳn nằm ở tầm thu nhận kiến thức mà ở chỗ Talawas đã đẩy trình độ nhận thức chính trị, văn học lên một tầng cao.
Sự thành công của Talawas là ở chỗ ấy và là món ăn tinh thần không thiếu được của nhiều người. 9 năm đã trở thành món ăn hằng ngày không thiếu được, không ăn là thèm.
Đôi dòng về người chủ biên Talawas
Nhà văn Phạm Thị Hoài nếu viết cho đầy đủ tên là Phạm Thị Hoài Nam, một cái tên mang âm vọng giống như ngoại hình của nhà văn. Còn rất trẻ và năng động, tham vọng cao ngất đến lãng mạn chính trị. Sinh 1960, 17 tuổi du học Đông Đức, 1983 về Hà Nội.
Trước khi chủ trương Talawas, Phạm Thị Hoài đã là một nhà văn nằm trong số hiếm hoi các nhà văn “viết gây sốc”, thập niên 1980 với không khí cởi trói, viết bằng những vốn liếng nguyên liệu ròng ở dạng thô tầm cỡ Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, v.v...
Khi người ta bị trói lâu ngày, khi người ta bị bịt miệng, bịt mắt thì khi bung ra, sức bật hẳn là mạnh, tiếng nói hẳn là kêu vang rền. Điều đó cũng giống như như một hiện tượng vật lý được áp dụng sang lãnh vực tâm lý con người. Vì thế sẽ hiểu được tại sao một số nhà văn miền Bắc đã viết như thế và không lấy làm lạ.
Không sống trong những oan trái, hoàn cảnh bi kịch làm người sẽ không viết được như thế.
Nhưng nếu Dương Thu Hương cay chua, ngôn ngữ tẩm độc thì Phạm Thì Hoài có óc khôi hài “đen”, diễu cợt. (Tôi nhớ một truyện ngắn của cô, đã quên tựa đề, viết về cái sỏ lá “rất Bắc Kỳ” của một ông thầy tẩm quất. Đọc mà thích thú đến tức cười.)
Và hình như cả hai đều không mấy ưa gì đàn ông. Phạm Thị Hoài trong “Chín bỏ làm mười” mang chín anh đàn ông, mỗi anh một khuyết tật lên giàn thiêu và chuyện này đã được Peter Zinoman dịch ra anh ngữ là Nine down makes ten.
Các tác phẩm chính của Phạm Thị Hoài là Thiên sứ, Mê lộ, Man Nương, Mari Sến. Nói chung là lạ, được yêu thích, đi theo luống cầy văn học đã vỡ đất của Nguyễn Huy Thiệp.
Phạm Thị Hoài sau đó tìm được hướng đi mới khi mở ra trang mạng Talawas mà tầm ảnh hưởng cặp đôi văn học-chính trị không chối cãi được. Sau này người ta biết nhiều đến Talawas-Phạm Thị Hoài mà quên rằng còn có một Phạm Thị Hoài-nhà văn.
Mất đi một nhà văn và thêm một nhà báo, điều nào là quan trọng hơn ở tình thế chính trị hiện nay? Nhưng nhà văn thì tác phẩm có thể còn mãi đấy, làm báo chính trị thì cầm chắc cái thua về cho mình. Lúc này trong lúc tang gia bối rối nên khuyên Phạm Thị Hoài nên cười hay nên khóc, nên là nhà văn hay nhà báo?
Vì thế, nhiều lúc người viết cảm thấy tiếc vì bận bịu với Talawas, Phạm Thị Hoài không còn thì giờ cho sáng tác văn chương nữa.
Trong hai năm đầu, Talawas đã gây được tiếng vang đối với người đọc trong nước. Cái tiếng vang ấy biến những bài viết trên Talawas trở thành “món hàng cấm” đối với chính quyền cộng sản.
Tính tư duy độc lập biến thành tính phản động.
Chẳng hạn chủ trương vực dạy và giới thiệu văn học miền Nam dưới mắt chính quyền cộng sản là điều chưa phải lúc. Phần phía văn học miền Bắc thì xào nấu lại, đun cho nhừ, cho chín đến bố hơi tất cả các bài viết liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm cũng như Cải Cách Ruộng Đất để cho sôi sùng sục thì có khác gì cho một cái tát trái vào mặt chính quyền cộng sản.
Hai mặt ấy cho thấy văn học không thể tách rời khỏi chính trị. Dùng văn hóa như một vũ khí tranh đấu, đối mặt với Hà Nội thật đã ngầm chứa trong các bài viết ấy.
Riêng những người miền Nam thì đây là cơ may để những tác phẩm đã một thời làm nên văn học miền Nam không bị tẩy xóa và chôn vùi mặc dầu sự giới thiệu trên Talawas còn ít ỏi. Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu được sống lại cùng với hằng vài chục tác giả khác. Sự có mặt của họ làm bừng sáng văn học miền Nam mang phẩm chất tự do và nhân bản như một thách thức một chính thể độc tài, thiếu tố tính con người.
Xin một lời cám ơn Talawas.
Vì thế, chẳng cần văn bản chính thức, nhà nước tìm cách đánh phá Talawas bằng tường lửa đến độ theo Phạm Thị Hoài khi trả lời BBC là 90% người đọc trong nước không vào truy cập được Talawas.
Phải chăng cái chết của Talawas ngày hôm nay là phần thưởng dành cho các công an văn hóa Hà Nội?
Những nét sinh hoạt chính của Talawas
Talawas là một tờ báo mạng có chủ trương và đường lối rõ rệt.
Nay dù nó đã chết, nó đã để lại một dấu mòn, hay một con đường trong khu rừng lau lách cho một ê kíp khác? Về điều này thì phải nhìn nhận cô Phạm Thị Hoài thông minh và sáng suốt, biết con đường phải theo là gì.
Diễn đàn Talawas 2001-2008
Đây là điểm mạnh nhất của Talawas - một diễn đàn mở đa dạng và đa chiều về văn học - chính trị xã hội xuất hiện đều đặn nhất từ 2001-2008 với trung bình có bốn bài viết một ngày về các vấn đề văn học trong nước, ngoài nước, về lý luận và phê bình văn học. Sau đó là về chính trị Việt Nam và thế giới được gọi là “ những điểm nóng” và cuối cùng là các vấn đề xã hội như thể thao, giáo dục, kinh tế, pháp luật vv
Đã không có biết bao nhiêu bài viết đủ loại có tính chuyên nghiệp, tính khai phá, tính lịch sử và truy cập tìm tòi ..
Có thể nói như một thứ Nam Phong của thời hiện đại. Nhưng nó cộng thêm chất đấu tranh mà Nam Phong đã không thể có.
Nó là bộ sách mở ra cho mọi người tìm tòi học hỏi. Phải hơn hai ngàn tác giả mới đủ cung cấp để mỗi ngày có bốn bài được đưa lên Talawas và một năm có 1500 bài. Như thế, phải cần bao nhiêu thì giờ và bao nhiêu biên tập viên để làm công việc này?
Tôi không thể đi sâu vào việc phê bình tính chất của các bài viết này vì ngoài khuôn khổ bài này và cũng vì tính chất đa dạng, đa chiều của các tác giả thuộc đủ tầm cỡ.
• Talawas chủ nhật
Talawas chủ nhật dành riêng cho phần sáng tác văn học như truyện, thơ văn, kịch cộng với các tác phẩm dịch với một số tên tuổi như Trần Vũ, Đặng Thơ Thơ, Đinh Linh, Đỗ Lê Anh Đào, Cao Việt Dũng.
Những người từng quen thuộc với với các nhà văn trẻ thế kỷ 21 bắt gặp những nhà văn này trên Hợp Lưu cách đây trên dưới 10 năm. Sau đó, họ bỏ Hợp Lưu và “di cư” tản mát mỗi người mỗi nơi trên Gió-o, Da Mầu và cuối cùng trên Talawas chủ nhật. Tuy nhiên, phần sáng tác này chỉ thêm vào mà không phảI là mặt mạnh của Talawas. Talawas chắc hẳn muốn giới thiệu những tài năng trẻ có định hướng sáng tác có tính “cách tân”, tính “đột phá”. Nhưng phần sáng tác truyện, thơ văn này không nói đến chuyện hay dở, nhưng xu hướng của người đọc thường vào đọc những “phần nóng” của mục Diễn Đàn về Văn học hay về chính trị.
Sáng tác thuần túy văn học ít được mấy độc giả lưu tâm.
• Tủ sách Talawas
Đây cũng là một phân bộ văn học của Talawas giới thiệu những tác phẩm in trước 1975 của một số nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên phần này cho thấy còn rất hiếm hoi và chưa đại diện đầy đủ cho khuôn mặt của văn học miền Nam.
Nhưng lại một lần nữa ghi nhận thiện chí và tính đa chiều phóng khoáng của người chủ biên Talawas.
• Talawas Blog
Trước những khó khăn của Talawas có thể là về nhân sự, Talawas không thể đảm đương Diễn đàn Talawas nên đã tuyên bố tạm thời ngưng hoạt động và hứa hẹn ra mắt độc giả trong một phương thức mới: Diễn đàn điện tử với các Blogger ra đời. 15 tháng 3, 2009, Talawas được chuyển sang Blog.
Blog và các Blogger là một xu hướng thuận lợi có xu thế thời đại, hứa hẹn một tiềm năng với sức đột phá mà trong tương lai Hà Nội không chắc gì cản trở được.
Talawas Blog ra đời với nhiều tên tuổi có thế giá như Phạm Toàn, Phạm Xuân Nguyên, Phan Nhiên Hạo, Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Hưng, Đào Hiếu, v.v... Bên cạnh đó là hơn 100 khách mời tham dự như Tưởng Năng Tiến, với hơn 50 bài viết.
Vậy mà khung Talawas đổi mới này xem ra cũng không cứu vãn được tình trạng tuột dốc khách vào tham dự? Phải chăng các Blogger không đủ lực quyến rũ như các Blogger tự lập như Ba Sàm, Người Buôn gió, Trương Duy Nhất, v.v...?
Đây có thể là một ẩn số chưa có lời giải đáp
• Tạp Chí
Phần tạp chí là cố gắng chung cuộc của chủ biên Talawas .. Đây là những chủ đề do nhiiều cây viết khác nhau, phần đông là người ngoại quốc. Có hai chủ đề đã được thực hiện.
- Số mùa thu 2009 với chủ đề Bao nhiêu chủ nghĩa dân tộc là đủ
- Số mùa xuân 2010 với nchuyên đề: Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975.
Đến đây thì Talawas đã ngưng họat động
Đôi lời kết
Trước khi Talawas đóng cửa, người viết bài này vội vào Talawas để save và ngay cả in lại các dữ liệu như các bài viết chủ đề để làm tài liệu cá nhân. Chẳng hạn chủ đề: Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975.
Vậy mà sáng nay do tò mò vào coi Talawas như thế nào? Số phận đã mồ yên mả đẹp chưa?
Người viết thật ngạc nhiên và thích thú khi cô Phạm Thị Hoài đã nghĩ đến trách nhiệm của trang mạng nên đã duy trì nguyên vẹn toàn vẹn dữ liệu từ năm 2001-2010.
Người viết tình cờ để ý đến ngày sinh ra và ngay chết đi của Talawas cùng chung một ngày trong lời cáo phó của kẻ biết mình sắp chết, sẽ chết : Ngày sinh nhật Talawas là 03-11-2001 và ngày chết là 03-11-2010.
Phải chăng Talawas có quyền lựa chọn ngày chết như thể cái quyền tự do tối thượng của người cầm bút?
Số tiền do các ân nhân yểm trợ Talawas là 4911 Euro và 1100 dollars. Chi phí kỹ thuật đã tốn hết 3363 Euros. Cán cân số Euros cao hơn số tiền bằng Dollars cho thấy nguồn tài trợ cho Talawas là từ các thành viên Ba Lan và Đông Đức nhiều hơn các thành viên người Việt Hải ngoại.
Hệ số cá nhân vẫn còn rõ rệt dù nay là “cùng một phía”.
Số tiền còn lại ít ỏi là 1248 Euro và 1100 dollars, Phạm Thị Hoài đà dành trọn vẹn số tiền còn lại để có thể duy trì kỹ thuật để bảo tồn các dữ liệu trên mạng của Talawas.
Thật là một cử chỉ đẹp.
Chẳng bù trang mang Hội Tụ mới đây cũng phải tự đóng cửa và rất có thể không có tiền để duy trì các dữ liệu, người chủ biên đã buộc lòng phải xóa tất cả dữ liệu.Thật là đáng tiếc.
Nhìn Talawas nghĩ đến hiện trạng DCVOnline.net. DCVOnline may mắn đã thoát hiểm và sống còn với phương tiện và sỉ số nhân viên có thể còn eo hẹp hơn Talawas. Nhưng điều đó không có nghĩa là DCVOnline.net sẽ có đủ điều kiện sức người và sức của để duy tri an toàn trên xa lộ thông tin.
Cứ nghĩ một cách chủ quan trong niềm hy vọng rằng các thành viên thường trực vào DCVOnline.net lấy cho tròn số là 10 ngàn người thôi. Giả dụ mỗi thành viên “cho” 20USD/năm thì cơ may vẫn nghiêng về phía các thành viên ban biên tập DCVOnline.net.
Thấy cái sập của người mà nghĩ đến ta, mong các thành viên đọc DCVOnline tự nguyện đóng góp để cơ may sống còn ở tỉ số 80-90%.
Mong mọi người lưu tâm.
© DCVOnline
No comments:
Post a Comment