Pages

Wednesday, September 22, 2010

PHÁT BIỂU CỦA NGOẠI TRƯỞNG HILLARY CLINTON VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ

Hội đồng Quan hệ Đối ngoại
Washington , DC 8/9/ 2010 (Anhbasam dich)
  Xin cảm ơn ngài Chủ tịch Richard rất nhiều . Và tôi vui mừng quay trở lại làm việc tại Hội đồng này . Đó là điều mà tôi vô cùng sung sướng và biết ơn, và tôi cảm ơn các quý vị về việc đề cập đến điều đã là hành động cân bằng khó khăn nhất trong thời gian tôi làm Ngoại trưởng: tổ chức thành công đám cưới  của con gái tôi, điều mà tôi vẫn kể với mọi người khi tôi đi khắp thế giới tới tất cả các điểm nóng, là gây căng thẳng hơn nhiều so với bất cứ điều gì khác choán thời gian và công sức của tôi. Tôi thực sự vui mừng gặp gỡ rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp và  có cơ hội này có mặt ở đây một lần nữa để thảo luận với các quý vị về vị trí của chúng ta lúc này với tư cách là một quốc gia và vị trí mà tôi hy vọng chúng ta hướng tới.
Lúc này, rõ ràng là nhiều người trong chúng ta và nhiều người trong số cử tọa của chúng ta vừa mới kết thúc kỷ nghỉ hè. Ngày hôm qua tại Bộ Ngoại Giao có một chút cảm giác như là ngày khai trương. Mọi người đều có mặt tham dự cuộc họp buổi sáng của chúng ta và trông khỏe mạnh hơn nhiều so với trước khi họ đi nghỉ hè. Và cũng rõ ràng rằng không có bất cứ sự nghỉ ngơi nào đối với bất cứ ai trong chúng ta. Các sử kiện diễn ra  trong mấy tuần qua đã khiến cho chúng ta bận rộn.
Chúng ta đang làm việc để hỗ trợ các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Ixraen và Palextin, và tuần tới tôi sẽ đến Aicập và Giêruxalem để tham dự vòng thương lượng thứ hai. Ở Irắc, nơi sứ mệnh chiến đấu của chúng ta đã kết thúc, chúng ta đang đang chuyển giao và đang trải qua thời kỳ quá độ tiến tới mối quan hệ đối tác chưa từng thấy do giới dân sự lạnh đạo. Chúng ta đang tăng cường gây sức ép quốc tế buộc Iran phải thương lượng nghiêm chỉnh  về chương trình hạt nhân của nước này. Chúng ta đang làm việc với Pakixtan khi nước này phục hồi từ trận lụt gây tàn phá và tiếp tục chiến đấu chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Và tất nhiên, cuộc chiến ở Ápganixtan luôn giữ vị trí hàng đầu trong tâm trí của chúng ta cũng như trong chương trình nghị sự của chúng ta.
Hiện nay, không có thách thức nào trong số này tồn tại độc lập. Hãy xem xét các cuộc đàm phán hòa bình Trung Đông. Ở một mức độ nào đó, đây là các cuộc thương lượng song phương có liên quan đến hai dân tộc và một dải đất tương đối nhỏ. Nhưng nhìn lại và điều trở nên rõ ràng là những khía cạnh khu vực và thậm chí các khía cạnh toàn cầu của những gì đã bắt đầu diễn ra vào tuần trước có tầm quan trọng đến mức nào. Và việc các thể chế như Bộ tứ, bao gồm Mỹ và Nga, liên minh châu Âu (EU) và Liên Hợp Quốc ( UN), cũng như Liên đoàn Arập, đang đóng một vai trò đáng kể đến nhường nào, và tương tự, nếu không nói là hơn thế, sự tham gia của Mỹ mang tính sống còn đến mức nào.
Việc giải quyết các vấn đề về chính sách đối ngoại hiện nay đòi hỏi chúng ta phaỉ suy nghĩ cả trong phạm vi khu vực lẫn toàn cầu, để thấy các điểm gặp nhau và các mối quan hệ kết nối các quốc gia và các khu vực và những lợi ích, để đưa con người xích lại gần nhau như chỉ có nước Mỹ mới có thể làm được.
Tôi nghĩ rằng thế giới đang tin vào chúng ta hiện nay như nó đã tin vào chúng ta trước đây. Khi những kẻ thù cũ cần một người môi giới trung thực hay các quyền tự do cơ bản cần một người bênh vực, người ta quay sang nhờ cậy chúng ta. Khi xảy ra các trận động đất hay lũ lụt tràn bờ sông, khi các dịch bệnh bùng phát hay những căng thẳng dữ dội biến thành cuộc bạo lực, thế giới trông chờ vào chúng ta. Tôi nhận thấy điều đó hiện trên khuôn mặt của những người mà tôi đã gặp khi tôi công du, không chỉ những người trẻ tuổi vẫn mơ ước đến triển vọng về cơ hội và sự bình đẳng của Mỹ, mà còn cả các nhà ngoại giao và các nhà lãnh đạo chính trị dày dạn kinh nghiệm, những người, dù họ có thừa nhận điều đó hay không, đều thấy sự cam kết có nguyên tắc và tinh thần dám nghĩ dám làm gắn liền với sự can dự của Mỹ. Và họ trông chờ vào nước Mỹ không chỉ để can dự, mà còn lãnh đạo nữa.
Và không có gì làm cho tôi tự hào hơn là đại diện cho dân tộc vĩ đại này ở các khu vực xa xôi của thế giới. Tôi là con gái của một người đàn ông lớn lên trong cuộc Đại suy thoái và huấn luyện các thủy thủ trẻ chiến đấu ở Thái Bình Dương. Và tôi là mẹ của một phụ nữ trẻ tuổi là một phần của một thế hệ người Mỹ đang can dự với thế giới theo các cách mới lạ và hấp dẫn. Và trong cả hai câu chuyện đó, tôi nhận thấy triển vọng và tiến bộ của nước Mỹ, và tôi có niềm tin sâu sắc nhất vào nhân dân của chúng ta. Niềm tin này chưa bao giờ mạnh mẽ hơn.
Hiện nay, tôi biết rằng đây là những ngày khó khăn đối với nhiều người Mỹ, nhưng những khó khăn và bất lợi không bao giờ đánh bại hay làm nản lòng đất nước này. Trong suốt lịch sử của chúng ta, trải qua các cuộc chiến tranh nóng và lạnh, trải qua những chật vật về kinh tế, và một hành trình dài đi tới một liên bang hoàn hảo hơn, người Mỹ luôn vươn lên để ứng phó với những thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Chúng ta là những người như thế, điều đó có trong ADN của chúng ta. Chúng ta tin rằng không có những giới hạn về những gì có thể hay cái gì có thể đạt được.
Và giờ đây, sau những năm chiến tranh và bất trắc, mọi người đang phân vân không biết tương lai sẽ ra sao, ở trong và ngoài nước.
Vì vậy cho phép tôi nói rõ hơn: Nước Mỹ có thể, phải, và sẽ lãnh đạo trong thế kỷ mới này.
Quả thực, những vấn đề phức tạp và các mối quan hệ của thế giới hiện nay đã tạo ra một Thời khắc mới của Mỹ, một thời khắc khi sự lãnh đạo toàn cầu của chúng ta là thiết yếu, ngay cả nếu chúng ta phải thường xuyên lãnh đạo theo các cách mới. Một thời khắc khi những điều làm cho chúng ta trở thành như hiện nay với tư cách là một dân tộc – sự mở cửa và đổi mới của chúng ta, quyết tâm và sự cống hiến của chúng ta cho những giá trị cốt lõi – chưa bao giờ được cần đến thế.
Đây là một thời khắc phải được nắm bắt thông qua làm việc chăm chỉ và những quyết định táo bạo để đặt những nền tảng cho việc duy trì lâu dài sự lãnh đạo của Mỹ trong các thập kỷ tới.
Nhưng hiện giờ, đây không phải là lập luận ủng hộ nước Mỹ làm điều này một mình; hoàn toàn không phải như vậy. Thế giới trông chờ chúng ta vì nước Mỹ có tầm ảnh hưởng và quyết tâm huy động được nỗ lực chung cần thiết để giải quyết các vấn đề trên quy mô toàn cầu trong việc bảo vệ những lợi ích riêng của chúng ta, nhưng cũng là một lực lượng vì sự tiến bộ. Trong việc này chúng ta không có đối thủ.
Đối với nước Mỹ, sự lãnh đạo toàn cầu vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội không gì sánh được.
Khi tối đến Hội đồng Quan hệ đối ngoại cách đây khoảng một năm để thảo luận quan điểm của chính quyền Obama về sự lãnh đạo của Mỹ trong một thế giới đang thay đổi, tôi kêu gọi thiết lập một cấu trúc toàn cầu mới có thể góp phần tập hợp các nước như những đối tác nhằm giải quyết các vấn đề chung. Bây giờ tôi muốn mở rộng ý tưởng này, nhưng đặc biệt giải thích về cách thức chúng ta có thể đưa ý tưởng này vào thực tiễn.
Hiện nay, cấu trúc là nghệ thuật và khoa học thiết kế các cơ cấu phục vụ các mục đích chung của chúng ta, được xây dựng để chịu đựng và chống trả được sức ép. Và đó là những gì mà chúng ta tìm cách xây dựng; một mạng lưới các liên minh và quan hệ đối tác, các tổ chức khu vực và các thể chế toàn cầu, mạng lưới đó đủ bền vững và năng động để giúp chúng ta ứng phó với những thách thức hiện nay và thích nghi với các mối đe dọa mà chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng được, đúng như các bậc cha mẹ của chúng ta chưa bao giờ hình dung được về những sông băng đang tan chảy và những quả bom bẩn.
Chúng ta biết rằng điều này có thể thực hiện được, vì những người tiền nhiệm của Tổng thống Obama ở Nhà Trắng và những người tiền nhiệm của tôi ở Bộ Ngoại giao đã làm việc này trước rồi. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, quốc gia này đã xây dựng đường sắt xuyên lục địa, dây chuyền sản xuất, nhà chọc trời, đã hướng sự chú ý vào việc xây dựng những trụ cột hợp tác toàn cầu. Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ ba mà rất nhiều người lo sợ không bao giờ diễn ra. Và nhiều triệu người đã thoát khỏi nghèo đói và lần đầu tiên thực hiện quyền con người của họ. Đó là những lợi ích của một cấu trúc toàn cầu được các nhà lãnh đạo Mỹ từ cả hai chính đảng tạo dựng trong nhiều năm qua.
Nhưng cấu trúc này phục vụ một thời điểm khác và một thế giới khác. Như Tổng thống Obama đã nói, hiện nay nó “đang oằn mình chịu sức nặng của những mối đe dọa mới”. Các cường quốc chủ yếu đang ở trong thời kỳ hòa bình, nhưng các bên tham gia mới – xấu và tốt – đang ngày càng định hình các vấn đề quốc tế. Những thách thức mà chúng ta đang đối mặt là phức tạp hơn bao giờ hết, và sự ứng phó cần thiết đối với những thách thức đó cũng vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta đang xây dựng một cấu trúc toàn cầu phản ánh và chế ngự những thực tế của thế kỷ 21.
Chúng ta biết rằng các liên minh, các quan hệ đối tác, và các thể chế không thể và không tự mình giải quyết được các vấn đề đó. Chỉ có người dân và các quốc gia mới giải quyết được những vấn đề đó. Nhưng một cấu trúc có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn để hành động có hiệu quả bằng cách hỗ trợ việc tạo dựng mối liên kết và xây dựng thỏa hiệp là chiếc vé ngoại giao hàng ngày. Nó có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn để xác định những lợi ích chung và biến chúng thành hành động chung. Và nó có thể góp phần hội nhập các cường quốc đang nổi lên vào một cộng đồng quốc tế với những nghĩa vụ và mong muốn rõ ràng.
Chúng ta không có những ảo tưởng rằng có thể đạt được các mục tiêu này qua một đêm hay các nước sẽ bỗng nhiên không còn có những lợi ích khác nhau nữa. Chúng ta biết rằng việc thử thách sự lãnh đạo của chúng ta là làm sao chúng ta có thể xử lý được những khác biệt đó và làm sao chúng ta thấy thúc đẩy các quốc gia và các dân tộc động viên được người dân của họ thậm chí khi họ có những lịch sử khác nhau, các nguồn lực không bằng nhau, và thế giới quan cạnh tranh. Và chúng ta biết rằng đường hướng giải quyết các vấn đề của chúng ta phải thay đổi tùy theo vấn đề và tùy theo đối tác. Vì vậy, sự lãnh đạo của Mỹ phải năng động như những thách thức mà chúng ta đối mặt.
Nhưng có hai vấn đề bất biến trong sự lãnh đạo của chúng ta, nằm ở trung tâm Chiến lược An ninh Quốc gia của Tổng thống được công bố vào tháng 5 vừa qua, và xuyên suốt mọi việc mà chúng ta làm:
Thứ nhất, việc phục hồi đất nước nhằm tăng cường các nguồn lực của Mỹ, đặc biệt sức mạnh kinh tế và quyền lực đạo đức của chúng ta. Đây không chỉ là đảm bảo rằng chúng ta có các nguồn tài lực mà chúng ta cần để thực hiện chính sách đối ngoại, mặc dù điều đó có tầm quan trọng quyết định. Tôi nhớ lại khi tôi còn là một cô bé, tôi đã phấn khích bởi lời khẳng định của Tổng thống Eisenhower rằng giáo dục sẽ giúp chúng ta chiến thắng cuộc Chiến tranh Lạnh. Tôi thực sự thấm nhuần điều đó sâu thẳm trong trái tim mình. Tôi cũng tin rằng chúng ta cần đầu tư vào con người và tài năng của họ và vào cơ sở hạ tầng của chúng ta.
Tổng thống Eisenhower đã đúng. Sự vĩ đại của nước Mỹ luôn phần lớn xuất phát từ sự năng động của nền kinh tế của chúng ta và sức sáng tạo của nhân dân ta. Hiện nay, hơn bao giờ hết, khả năng của chúng ta thực hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu phụ thuộc vào việc xây dựng một nền tảng vững chắc ở trong nước. Đó là lý do tại sao nợ nần gia tăng và cơ sở hạ tầng tan vỡ gây ra những mối đe dọa an ninh quốc gia lâu dài thực sự. Tổng thống Obama hiểu rõ điều này. Các quý vị có thể nhận thấy điều đó trong những sáng kiến kinh tế mới mà ông đã công bố trong tuần này và trong việc ông không ngừng tập trung vào việc xoay chuyển nền kinh tế.
Điều bất biến thứ hai là hoạt động ngoại giao quốc tế – hoạt động ngoại giao hữu hảo, theo lối cũ – nhằm tập hợp các quốc gia để giải quyết những vấn đề chung và đạt được những khát vọng chung. Như Dean Acheson đã nói năm 1951, “khả năng tạo ra được sự ủng hộ từ các nước khác” là “hoàn toàn quan trọng như khả năng ép buộc”. Để đạt được mục đích này, chúng ta đã sửa chữa lại những liên minh cũ và tạo dựng các mối quan hệ đối tác mới. Chúng ta đã tăng cường các thể chế mang lại những khích lệ cho sự hợp tác, những điều làm nản lòng những người đứng ngoài cuộc, và bảo vệ chống lại những ai sẽ làm xói mòn sự tiến bộ toàn cầu. Và chúng ta đã bênh vực những giá trị là cốt lõi trong tính cách của người Mỹ.
Giờ đây không nên mắc sai lầm nữa. Tất nhiên, chính quyền này cũng cam kết duy trì một quân đội lớn nhất trong lịch sử thế giới và, nếu cần, bảo vệ mạnh mẽ chính chúng ta và các bạn bè của chúng ta.
Sau hơn một năm rưỡi, chúng ta đã bắt đầu nhận thấy những thành quả của chiến lược này. Chúng ta đang thúc đẩy những lợi ích của nước Mỹ và đạt được sự tiến bộ trong việc ứng phó với một vài trong số những thách thức thúc bách nhất của chúng ta. Hiện nay, chúng ta có thể nói với niềm tin rằng mô hình về sự lãnh đạo này của Mỹ, mang lại mọi công cụ sẵn có để chúng ta sử dụng vì những công việc có lợi cho quốc gia của chúng ta, và nó sẽ mang lại niềm hy vọng tốt nhất trong một thế giới đầy nguy hiểm. Tôi muốn phác thảo một số bước mà chúng ta đang tiến hành về việc thực thi chiến lược này.
Thứ nhất, chúng ta đã trông chờ vào các đồng minh thân cận nhất của chúng ta, các quốc gia chia sẻ những giá trị và những lợi ích cơ bản nhất của chúng ta, và cam kết của chúng ta về việc giải quyết các vấn đề chung. Từ châu Âu và Bắc Mỹ cho đến Đông Á và Thái Bình Dương, chúng ta đang mang lại sức sống mới và làm sâu sắc thêm các liên minh là nền tảng của an ninh và thịnh vượng toàn cầu.
Và cho phép tôi nói vài lời đặc biệt về châu Âu. Vào tháng 11/2009, tôi đã vinh hạnh tham dự kỷ niệm 20 năm ngày sụp đổ của Bức tường Beclin, sự kiện đã khép lại cánh cửa của quá khứ tan vỡ của châu Âu. Và mùa hè này ở Ba Lan, chúng ta kỷ niệm 10 năm Cộng đồng các nước Dân chủ, hướng tới một ngày mai tươi sáng hơn. Trong cả hai sự kiện, tôi đã nhớ lại chúng ta đã cùng nhau đi xa như thế nào. Sức mạnh nào mà chúng ta đã thu được từ nguồn suối chung của những giá trị và khát vọng của chúng ta. Những ràng buộc giữa châu Âu và Mỹ được tạo dựng thông qua chiến tranh và hòa bình đầy cảnh giác, nhưng những ràng buộc này ăn sâu bén rễ trong cam kết chung của chúng ta về tự do, dân chủ và phẩm giá con người. Hiện nay, chúng ta đang làm việc với các đồng minh của chúng ta ở đó về gần như mọi thách thức toàn cầu. Tổng thống Obama và tôi đã tiến tới tăng cường các mối quan hệ cả song phương lẫn đa phương của chúng ta ở châu Âu.
Và EU sau hiệp ước Lisbon đang phát triển một vai trò toàn cầu rộng rãi, và mối quan hệ của chúng ta đang phát triển và thay đổi theo. Hiện nay, sẽ có một số thách thức khi chúng ta điều chỉnh các bên tham gia mới có ảnh hưởng như Nghị viện EU, nhưng đây là các cuộc tranh luận giữa các bạn bè mà sẽ luôn là điều thứ yếu đối với những lợi ích và giá trị căn bản mà chúng ta cùng chia sẻ. Và không nghi ngờ gì nữa một EU hùng mạnh hơn có lợi cho nước Mỹ và có lợi cho thế giới.
Và tất nhiên, NATO vẫn là một liên minh thành công nhất của thế giới. Cùng với các đồng minh của chúng ta, bao gồm cả các nước thành viên mới của NATO ở Trung và Đông Âu, chúng ta đang tạo ra một Khái niệm Chiến lược mới sẽ giúp chúng ta ứng phó không chỉ với những mối đe dọa truyền thống, mà còn với những mối đe dọa đang nổi lên như an ninh mạng và phổ biến vũ khí hạt nhân. Vừa mới hôm qua, Tổng thống Obama và tôi đã thảo luận về những vấn đề này với Tổng thư ký NATO Rasmussen.
Sau khi nước Mỹ bị tấn công ngày 11/9/2001, các đồng minh của chúng ta lần đầu tiên đã viện dẫn Điều 5 trong hiến chương NATO. Họ tham gia cùng với chúng ta trong cuộc chiến chống Al-Qaeda và Taliban. Và sau khi Tổng thống Obama lại tập trung vào sứ mệnh ở Ápganixtan, họ đã đóng góp hàng nghìn binh sĩ mới và giúp đỡ kỹ thuật đáng kể. Chúng ta tôn vinh những hy sinh mà các đồng minh của chúng ta tiếp tục đóng góp, và thừa nhận rằng chúng ta luôn hùng mạnh nhất khi chúng ta làm việc cùng nhau.
Một nguyên tắc cốt lõi của tất cả các liên minh của chúng ta là chia sẻ trách nhiệm. Mỗi quốc gia phải tích cực làm phần việc của mình. Một sự lãnh đạo của Mỹ không có nghĩa là chúng ta tự làm mọi thứ. Chúng ta đóng góp phần của mình, thường là phần lớn nhất, nhưng chúng ta cũng có những mong đợi cao đối với các chính phủ và dân chúng mà chúng ta cộng tác với họ.
Giúp các quốc gia khác phát triển khả năng để giải quyết các vấn đề của riêng họ – và tham gia giải quyết các vấn đề chung khác – từ lâu đã là một dấu hiệu xác nhận sự lãnh đạo của Mỹ. Ai cũng biết những đóng góp của chúng ta đối với việc tái thiết châu Âu, đối với việc biến đổi Nhật Bản và Đức. Chúng ta đã thay đổi họ từ những kẻ xâm lược trở thành các đồng minh, giúp sự phát triển của Hàn Quốc trở thành một nền dân chủ đầy sức sống hiện đang đóng góp cho sự tiến bộ toàn cầu. Đó là nằm trong một số thành tựu đáng tự hào nhất của chính sách đối ngoại Mỹ.
Trong kỷ nguyên liên kết với nhau này, an ninh và thịnh vượng của Mỹ phụ thuộc hơn bao giờ hết vào khả năng của những nước khác chịu trách nhiệm về việc tháo ngòi nổ các mối đe dọa và đáp ứng những thách thức trong chính quốc gia và khu vực của họ.
Đó là lý do tại sao bước thứ hai trong chiến lược của chúng ta về sự lãnh đạo toàn cầu là giúp phát triển năng lực của các đối tác đang phát triển, giúp các nước có được các công cụ và sự hỗ trợ họ cần để giải quyết các vấn đề của chính mình, giúp người dân đưa bản thân họ, gia đình họ và các xã hội của họ ra khỏi nghèo khó, thoát khỏi chủ nghĩa cực đoan và hướng tới sự tiến bộ bền vững.
Chúng ta trong Chính quyền Obama coi phát triển là một điều cấp thiết mang tính chiến lược, kinh tế và đạo đức. Thúc đẩy những lợi ích của Mỹ là quan trọng nhất, cũng như ngoại giao và quốc phòng. Tuy nhiên, đường hướng của chúng ta không phải là phát triển vì lợi ích của phát triển; đó là một chiến lược hợp nhất để giải quyết các vấn đề.
Hãy xem công việc xây dựng các thể chế và thúc đẩy phát triển kinh tế ở các vùng lãnh thổ Palextin, điều mà Jim Wolfensohn mắt thấy tai nghe. Mỹ đầu tư hàng trăm triệu đôla để xây dựng năng lực của Palextin vì chúng ta biết tiến bộ tại địa bàn cải thiện được an ninh và giúp đặt cơ sở cho một nhà nước Palextin tương lai. Và điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho các cuộc thương lượng. Lòng tin mà lực lượng an ninh Palextin mới đã thể hiện có ảnh hưởng đến tính toán của ban lãnh đạo Ixraen, và Mỹ đứng đằng sau việc xây dựng lực lượng an ninh đó cùng với các đối tác khác như Gioócđani. Nhưng trách nhiệm chính dựa trên những quyết định do bản thân Chính quyền Palextin đưa ra. Do vậy, với sự giúp đỡ của chúng ta và lòng can đảm và cam kết của họ, chúng ta chứng kiến sự tiến bộ có ảnh hưởng tới các cuộc thương lượng và hy vọng một triển vọng lớn hơn về một thỏa thuận cuối cùng.
Lúc này, dĩ nhiên đây là điều đúng đắn để làm. Chúng ta đồng ý với việc đó. Nhưng đừng có sai lầm, chúng ta hiểu rõ rằng khi tất cả mọi người được trao cho thêm các công cụ cơ hội, họ sẵn sàng hơn thực sự đánh liều vì hòa bình. Và điều đó đặc biệt đúng khi nói về phụ nữ. Các vị biết tôi sẽ không kết thúc bài phát biểu này mà không đề cập đến phụ nữ và các quyền của phụ nữ. Chúng ta tin tưởng mạnh mẽ rằng việc đầu tư vào các cơ hội cho phụ nữ thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và kinh tế có lợi cho không chỉ gia đình và xã hội của họ, mà còn có một tác động ngược trở lại có lợi cho những người khác, kể cả chúng ta.
Tương tự, đầu tư vào những nước như Bănglađét và Ghana đặt cược vào một tương lai mà họ sẽ cùng các nước láng giềng và các nước khác tham gia không chỉ việc giải quyết những thách thức nghèo đói khá khó khăn của chính họ, mà sau đó còn giúp là những bức tường thành gửi đi một bức thông điệp khác cho các khu vực của họ. Chúng ta cũng tính đến các nước đang phát triển nhanh chóng và đã có ảnh hưởng, những nước như Trung Quốc và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mêhicô, Braxin, Inđônêxia, Nam Phi, cũng như Nga.
Do vậy, bước lớn thứ ba của chúng ta là làm sâu sắc thêm sự can dự với các trung tâm ảnh hưởng đang nổi lên này. Quả thật, chúng ta và các đồng minh của chúng ta, mọi người ở mọi nơi đã có một phần lợi và họ đang đóng các vai trò có tính xây dựng, khu vực và toàn cầu. Vì là một cường quốc thế kỷ 21 có nghĩa là phải chấp nhận chia sẻ gánh nặng giải quyết các vấn đề chung, và tuân thủ một loạt quy tắc về mọi thứ từ các quyền sở hữu tri thức đến các quyền tự do căn bản, có thể nói như vậy.
Do vậy thông qua tham khảo ý kiến tay đôi mở rộng và trong bối cảnh các thể chế khu vực và toàn cầu, chúng ta hy vọng những nước này bắt đầu đảm nhận những trách nhiệm lớn hơn. Chẳng hạn, trong cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế gần đây nhất của chúng ta ở Trung Quốc, lần đầu tiên sự phát triển đã có trong chương trình nghị sự, cái gì đó mà Trung Quốc đang làm cùng với những lợi ích thương mại của họ, nhưng là điều chúng ta muốn bắt đầu nói đến để chúng ta có thể hợp tác tốt hơn và có lẽ có thể chia sẻ những bài học về cách tốt nhất để theo đuổi phát triển. Ở một nước tại châu Phi, chúng ta đang xây một bệnh viện, người Trung Quốc đang làm một con đường; chúng ta nghĩ sẽ là một ý tưởng tốt nếu con đường này thực tế sẽ dẫn đến bệnh viện đó. Đó là kiểu thảo luận mà chúng ta cho rằng có thể có ý nghĩa đối với những người chúng ta cùng can dự với họ.
Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới, có một sự hội tụ rất lớn các giá trị căn bản và một loạt rộng rãi những lợi ích cả quốc gia lẫn khu vực. Và chúng ta đang đặt nền tảng cho một mối quan hệ đối tác không thể thiếu được. Tổng thống Obama sẽ sử dụng chuyến thăm của ông vào tháng 11 để đưa mối quan hệ của chúng ta lên mức tiếp theo.
Với Nga, khi chúng tôi lên cầm quyền, các quan hệ ở trong tình trạng nhạt nhẽo đến nguội lạnh và trở lại sự nghi ngờ thời Chiến tranh Lạnh. Giờ đây, điều này có thể làm cho những nhà viết tiểu thuyết trinh thám và các nhà chiến lược suông cảm thấy hăng hái hơn, nhưng bất cứ ai nghiêm túc về việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như phổ biến vũ khí hạt nhân đều biết rằng không có sự cùng cộng tác của Nga và Mỹ thì sẽ hầu như chẳng đạt được gì. Do vậy chúng ta lại tập trung vào mối quan hệ này. Chúng ta đã đề nghị một mối quan hệ dựa trên không chỉ sự tôn trọng lẫn nhau mà còn cùng có trách nhiệm.
Và trong 18 tháng qua, chúng ta có một hiệp ước cắt giảm vũ khí mới mang tính lịch sử, mà Thượng viện sẽ xem xét tuần tới; hợp tác với Trung Quốc và Hội đồng Bảo an LHQ về những hình phạt cứng rắn mới chống cả Iran và Bắc Triều Tiên; một hiệp định quá độ để hỗ trợ các nỗ lực của chúng ta ở Ápganixtan; một ủy ban song phương mới trực thuộc tổng thống và sự trao đổi xã hội dân sự đang thúc đẩy các quan hệ chặt chẽ  hơn giữa dân chúng với dân chúng; và dĩ nhiên, khi chúng ta nhớ lại mùa hè qua này, các nhà viết tiểu thuyết trinh thám vẫn còn vô số thứ để viết về nó, như vậy đó là kiểu hai bên cùng thắng.
Lúc này, việc cộng tác với những cường quốc đang nổi lên này không phải luôn luôn suôn sẻ hay dễ dàng. Những bất đồng là không thể tránh khỏi. Và về một số vấn đề như nhân quyền ở Trung Quốc hay việc Nga chiếm đóng Grudia, chúng ta đơn giản không có cùng quan điểm, và Mỹ sẽ không do dự nói thẳng và giữ vững lập trường của chúng ta. Khi những nước này không chấp nhận trách nhiệm đang tăng lên cùng với ảnh hưởng đang mở rộng, chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để khuyến khích họ thay đổi tiến trình đồng thời chúng ta sẽ thúc giục các đối tác khác. Nhưng chúng ta biết sẽ là khó khăn, nếu không nói là không thể, tạo dựng kiểu tương lai mà chúng ta chờ đợi trong thế kỷ 21 nếu không tăng cường sự hợp tác hoàn thiện.
Do vậy mục tiêu của chúng ta là thiết lập các mối quan hệ hữu ích vẫn tồn tại qua những thời điểm khi chúng ta không có sự nhất trí và tạo điều kiện cho chúng ta tiếp tục cùng cộng tác. Và một yếu tố trọng tâm của điều đó là can dự trực tiếp với người dân những nước này. Công nghệ và tốc độ thông tin liên lạc, cùng với sự phổ biến của dân chủ, ít nhất là về công nghệ, đã cho người dân có quyền phát biểu và đòi có tiếng nói trong tương lai của chính họ. Dư luận và tình cảm công chúng là quan trọng ngay cả ở những nhà nước độc đoán. Do vậy trong gần như mọi nước tôi đến thăm, tôi không chỉ gặp gỡ các quan chức chính phủ. Ở Nga, tôi đã có một cuộc phỏng vấn tại một trong một vài đài phát thanh độc lập còn lại. Ở Arập Xêút, tôi đã tổ chức một cuộc họp tại một trường đại học của phụ nữ. Ở Pakixtan, tôi đã trả lời các câu hỏi của mọi nhà báo, sinh viên và nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà chúng ta có thể thấy.
Do vậy, trong khi chúng ta mở rộng các mối quan hệ của mình với các trung tâm ảnh hưởng đang nổi lên, chúng ta đang làm việc để lôi kéo họ can dự với công chúng của chính họ. Nhiều lần, tô nghe thấy, khi tôi có các cuộc phỏng vấn từ Inđônêxia đến Cộng hòa dân chủ Cônggô cho tới Braxin, việc một quan chức xuất hiện và nhận các câu hỏi của công chúng dường như là điều mới mẻ biết bao đối với người dân. Do vậy chúng ta không chỉ can dự với công chúng và mở rộng cũng như giải thích về những giá trị và quan điểm của Mỹ; chúng ta cũng đang gửi một bức thông điệp đến những nhà lãnh đạo này. Và khi chúng ta làm như vậy, chúng ta đang nói rõ rằng chúng ta hy vọng nhiều hơn từ họ và chúng ta muốn những thách thức theo kiểu chúng ta đang đối mặt sẽ được đối phó trong bối cảnh khu vực.
Hãy nghĩ về sự năng động phức tạp xung quanh chủ nghĩa cực đoan bạo lực tồn tại cả ở Ápganixtan và Pakixtan lẫn ra khỏi hai nước này đến phần còn lại của thế giới, hay quá trình tái hội nhập Irắc vào khu vực lân cận của nó, mà quả thực là một khu vực lân cận rất dữ dằn. Sự năng động khu vực sẽ không phải là vẫn không thay đổi. Và có nhiều các bên tham gia khác đang ngày đêm làm việc để gây ảnh hưởng đến kết quả của những tình hình đặc biệt này.
Và chúng ta cũng biết rằng các cường quốc đang nổi lên khác như Trung Quốc và Braxin có những quan niệm của riêng họ về kết quả đúng sẽ phải là gì hay các thể chế khu vực cần phải là như thế nào, và họ bận rộn theo đuổi chúng. Do vậy các bạn bè, đồng minh của chúng ta và dân chúng trên khắp thế giới những người cùng chia sẻ các giá trị của chúng ta đang dựa vào chúng ta để vẫn can dự mạnh mẽ. Do vậy bước thứ tư trong chiến lược của chúng ta là tiếp thêm sinh lực cho cam kết của Mỹ là một nhà lãnh đạo năng động xuyên Đại Tây Dương, xuyên Thái Bình Dương và trên bán cầu này.
Trong một loạt các bài phát biểu và các cuộc tham khảo ý kiến đang diễn ra với các đối tác của chúng ta, chúng ta đã đưa ra các nguyên tắc cốt lõi cho hợp tác khu vực và chúng ta đã làm việc nhằm tăng cường những thể chế để thích nghi với những hoàn cảnh mới này.
Hãy xem khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khi chúng tôi lên nắm quyền, đã có một nhận thức, dù hợp lý hay không, rằng nước Mỹ đã vắng mặt. Do vậy chúng tôi đã tỏ rõ ngay từ đầu rằng chúng ta đã trở lại. Chúng ta đã khẳng định lại những mối dây liên kết của chúng ta với các đồng minh thân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ôxtrâylia, và chúng ta đã làm sâu sắc thêm sự can dự của chúng ta với Trung Quốc và Ấn Độ.
Hiện nay, châu Á – Thái Bình Dương hiện có ít thể chế mạnh mẽ để thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả và giảm bớt sự va chạm của cạnh tranh, do vậy chúng ta đã bắt đầu xây dựng một cơ cấu khu vực cố kết hơn với sự dính líu sâu sắc của Mỹ.
Trên mặt trận kinh tế, chúng ta đã mở rộng mối quan hệ của chúng ta với APEC, bao gồm 4 trong các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ và tiếp nhận 60% lượng hàng xuất khẩu của chúng ta. Chúng ta muốn biến thành hiện thực những lợi ích từ sự hội nhập kinh tế lớn hơn. Để làm việc đó, chúng ta phải sẵn sàng hành động. Vì mục đích này, chúng ta đang làm việc để phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, chúng ta đang theo đuổi một hiệp định khu vực với các nước tham gia hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, và chúng ta biết rằng điều đó sẽ giúp tạo ra các công ăn việc làm mới và các cơ hội tại đây trong nước này.
Chúng ta cũng quyết định can dự với Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, khuyến khích nó phát triển thành một thể chế an ninh và chính trị nền tảng. Tôi sẽ đại diện cho Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm nay ở Hà Nội, chuẩn bị cho sự tham dự của tổng thống vào năm 2011.
Và ở Đông Nam Á, ASEAN thực tế bao gồm hơn 600 triệu người trong các nước thành viên của nó. Đầu tư kinh doanh của Mỹ vào các nước ASEAN nhiều hơn vào Trung Quốc. Do vậy chúng ta đã tăng cường mối quan hệ của chúng ta bằng việc ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác, loan báo ý định của chúng ta mở một cơ quan đại diện và cử một đại sứ tại ASEAN ở Giacácta, và một cam kết tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – ASEAN hàng năm.
Bởi vì chúng ta biết khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ ngày càng trở nên quan trọng và việc phát triển những thể chế này sẽ tạo ra những thói quen hợp tác là điều mang tính sống còn đối với sự ổn định và thịnh vượng.
Hiện nay, các thể chế có hiệu quả đúng là rất quan trọng ở cấp toàn cầu. Do vậy bước thứ năm của chúng ta là tái can dự với các thể chế toàn cầu và làm việc để hiện đại hóa chúng nhằm đáp ứng những thách thức đang tăng lên mà chúng ta đối mặt. Chúng ta rõ ràng cần những thể chế linh hoạt, mang tính toàn bộ, tính bổ sung, thay vì chỉ cạnh tranh với nhau về lãnh địa và quyền hạn. Chúng ta cần chúng đóng những vai trò hữu ích tập hợp những nỗ lực chung của chúng ta và thực thi chế độ quyền lợi và trách nhiệm.
Hiện nay, LHQ vẫn còn là thể chế toàn cầu duy nhất quan trọng nhất. Chúng ta không ngừng nhắc nhở về những giá trị của nó: Hội đồng Bảo an đã ban hành những hình phạt chống Iran và Bắc Triều Tiên; các lực lượng gìn giữ hòa bình đi tuần tra các đường phố của Monrovia và Port-au-Prince; các nhân viên cứu trợ giúp đỡ các nạn nhân bão lụt ở Pakixtan và những người phải rời bỏ nhà cửa ở Darfur; và gần đây nhất Đại hội đồng LHQ đã thiết lập một thực thể mới gọi là Phụ nữ LHQ, việc này sẽ thúc đẩy sự bình đẳng giới và mở rộng cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái, và đối phó với bạo lực và phân biệt đối xử mà họ gặp phải.
Nhưng chúng ta cũng không ngừng nhắc nhở về những giới hạn của nó. Như nhiều người trong các vị đều biết, rất khó để 192 nước thành viên LHQ đạt được sự nhất trí về cải cách thể chế, bao gồm và đặc biệt là cải cách Hội đồng Bảo an. Chúng ta tin rằng Mỹ phải đóng một vai trò trong cải cách LHQ, và chúng ta ủng hộ cải cách Hội đồng Bảo an tăng cường toàn bộ thành tích và tính hiệu quả của LHQ. Và chúng ta ủng hộ một cách ngang bằng và mạnh mẽ các cải cách về hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho các phái đoàn Mỹ tại địa bàn triển khai nhanh chóng hơn, với đủ số lượng quân và cảnh sát được trang bị và huấn luyện tốt, và với chất lượng lãnh đạo và sự tinh thông dân sự mà họ đòi hỏi. Chúng ta sẽ không chỉ chấp nhận mà chúng ta sẽ ủng hộ những cải cách và tiết kiệm về quản lý sẽ ngăn chặn lãng phí, gian lận và lạm dụng.
Hiện nay, LHQ chưa bao giờ được nhằm để giải quyết mọi thách thức, cũng như không nên là như vậy. Do đó chúng ta đang làm việc với các tổ chức khác. Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chúng ta đã nâng cao G-20. Chúng ta đã triệu tập Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần đầu tiên từ trước đến nay. Mới hay cũ, tính hiệu quả của các thể chế phụ thuộc vào cam kết của các thành viên của chúng. Và chúng ta đã chứng kiến một mức độ cam kết đối với những sự nghiệp mà chúng ta sẽ tiếp tục nuôi dưỡng.
Giờ đây, những nỗ lực của chúng ta về vấn đề biến đổi khí hậu – và tôi thấy phái viên đặc biệt của chúng ta, Todd Stern, có mặt ở đây – đem lại một ví dụ về việc chúng ta đang làm việc như thế nào thông qua nhiều nơi gặp gỡ và nhiều cơ chế. Công ước khung của LHQ về quá trình biến đổi khí hậu cho phép tất cả các nước chúng ta – phát triển và đang phát triển, bắc, nam, đông và tây – làm việc trong khuôn khổ một nơi gặp gỡ duy nhất để đáp ứng thách thức chung này.
Nhưng chúng ta cũng đã mở Diễn đàn Các nền kinh tế lớn để tập trung vào các nước có lượng khí thải lớn nhất, kể cả bản thân chúng ta. Và khi các cuộc thương lượng ỏ Copenhagen đi đến bế tắc, tổng thống Obama và tôi đã đến một cuộc gặp với Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Braxin để tìm cách có được một thỏa hiệp. Và sau đó với các đồng nghiệp của chúng ta từ châu Âu và những nơi khác, chúng ta đạt được một thỏa thuận mà, trong khi còn lâu mới là hoàn hảo, đã cứu cho hội nghị thượng đỉnh này khỏi thất bại và thể hiện sự tiến bộ chúng ta có thể dựa vào đó. Vì lần đầu tiên, tất cả các nền kinh tế lớn đã đưa ra những cam kết quốc gia đối với việc cắt giảm lượng khí thải các-bon và báo cáo một cách minh bạch về những nỗ lực cắt giảm của họ.
Vì vậy, chúng ta biết rằng có rất nhiều việc phải làm về những vấn đề thực chất, và phải tiếp tục có một sự chú trọng vào dân chủ, nhân quyền, và sự cai trị của pháp luật, để chúng gắn chặt vào những nền tảng của những thể chế này.
Đây là một điều gì đó mà tôi nhìn nhận rất nghiêm túc, bởi không có ý nghĩa gì trong việc tìm cách xây dựng những thể chế cho thế kỷ 21 mà không hành động chống lại áp bức và kháng cự sức ép về nhân quyền, mở rộng các quyền tự do cơ bản qua thời gian tới những nơi chúng bị từ chối quá lâu.
Và đó là bước lớn thứ sáu của chúng ta. Chúng ta đang gìn giữ và bảo vệ những giá trị chung được ghi nhận trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc và Tuyên bố chúng về Nhân quyền.
Bởi vì ngày nay, ở khắp mọi nơi, những nguyên tắc này đang bị đe dọa. Ở rất nhiều nơi, các nền dân chủ mới đang đấu tranh để phát triển nền tảng vững chắc. Các chế độ độc đoán đang đàn áp xã hội dân sự và chủ nghĩa đa nguyên. Một số nhà lãnh đạo coi dân chủ như một sự bất tiện xen vào con đường thực hiện có hiệu quả quyền lực nhà nước.
Như vậy, phải đương đầu và thách thức thế giới quan này ở khắp mọi nơi. Dân chủ cần sự bảo vệ. Cuốc đấu tranh biến nhân quyền trở thành một thực tế của con người cần những người bênh vực.
Và công việc này bắt đầu ở trong nước, nơi chúng ta đã bác bỏ sự lựa chọn sai lầm giữa an ninh của chúng ta và các giá trị của chúng ta. Nó tiếp tục trên khắp thế giới, nơi nhân quyền luôn nằm trong các chương trình nghị sự ngoại giao và phát triển của chúng ta, ngay cả với những quốc gia mà chúng ta dựa vào sự hợp tác của họ trong một loạt rộng rãi các vấn đề, như Ai Cập, Trung Quốc và Nga. Chúng ta đã cam kết bảo vệ những giá trị này trên các đường biên giới của kỹ thuật số thế kỷ 21. Rất nhiều điều đã được nói về tài năng quản lý nhà nước thể kỷ 21 của chúng ta và nền ngoại giao điện tử của chúng ta, nhưng chúng ta thực sự tin rằng đó là một công cụ bổ sung quan trọng để chúng ta sử dụng.
Và tại Krakow mùa Hè này, tôi đã công bố việc thành lập một quỹ mới để hỗ trợ xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ được dàn trận trên khắp thế giới, một trọng tâm tiếp tục trong chính sách của Mỹ.
Hiện nay, tất cả những bước này – làm sâu sắc thêm quan hệ với các đồng minh và các cường quốc đang nổi lên, củng cố các thể chế và những giá trị được chia sẻ – cùng nhau phát huy tác dụng như thế nào nhằm thúc đẩy các lợi ích của chúng ta? Vâng, người ta chỉ cần nhìn vào nỗ lực mà chúng ta thực hiện trong năm qua nhằm ngăn chặn các hoạt động hạt nhân có tính khiêu khích của Iran và việc không tuân thủ nghĩa vụ quốc tế của nước này. Lúc này, vẫn còn có rất nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta đang tiếp cận thách thức của Iran như một ví dụ về vai trò lãnh đạo của Mỹ trong hành động.
Thứ nhất, chúng ta đã bắt đầu bằng việc biến Mỹ thành một đối tác đầy đủ và bên tham gia tích cực trong các nỗ lực ngoại giao quốc tế liên quan đến Iran. Chúng ta đã đứng ngoài, và thẳng thắn mà nói nó không phải là vị trí khiến chúng ta thật sự thỏa mãn. Thông qua sự sẵn sàng liên tục của chúng ta can dự trực tiếp với Iran, chúng ta đã tiếp lại sinh lực cho cuộc đàm thoại với các đồng minh của chúng ta và đang loại bỏ tất cả những lời bào chữa cho việc thiếu sự tiến bộ.
Thứ hai, chúng ta đã cố gắng dàn xếp vấn đề này bên trong chế độ không phổ biến hạt nhận toàn cầu mà trong đó luật đi đường được xác định một cách rõ ràng cho tất cả các bên. Để làm gương, chúng ta đã khôi phục lại những nỗ lực giải trừ quân bị của chính mình. Sự ủng hộ sâu sắc hơn của chúng ta cho những thể chế toàn cầu như IAEA tăng cường thẩm quyền của hệ thống quốc tế. Và mặt khác, Iran tiếp tục tự tách mình ra thông qua các hành động của chính nước này, gây ra ngay cả sự chỉ trích đối với việc nước này từ chối cho phép các thanh tra của IAEA từ Nga và Trung Quốc tới thăm trong những ngày qua. Sự không khoan nhượng của nước này là một thách thức đối với những luật lệ mà tất cả các nước phải tôn trọng.
Và thứ ba, chúng ta đã củng cố mối quan hệ của chúng ta với những nước đó mà chúng ta cần sự giúp đỡ của họ nếu ngoại giao muốn thành công. Thông qua ngoại giao kiểu cũ cổ điển, chúng ta đã xây dựng một sự nhất trí rộng lớn sẽ chào đón Iran trở lại cộng đồng các quốc gia nếu nước này hoàn thành các nghĩa vụ của mình và tương tự sẽ buộc Iran chịu trách nhiệm nếu nước này tiếp tục có thái độ coi thường.
Mùa Xuân này, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt kiên quyết nhất và toàn diện nhất. Liên minh châu Âu sau đó đã theo sau bằng việc thi hành mạnh mẽ nghị quyết đó. Nhiều quốc gia khác đang thi hành các biện pháp bổ sung của riêng họ, trong đó có Ôxtrâylia, Canada, Nauy và gần đây nhất là Nhật Bản. Như vậy chúng ta tin tưởng Iran đang bắt đầu cảm thấy tác động của những biện pháp trừng phạt này. Nhưng vượt ra ngoài những gì các chính phủ đang làm, các khu vực tài chính và thương mại quốc tế cũng đang bắt đầu nhận ra những rủi ro của việc kinh doanh với Iran.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt và các sức ép không phải là điều tự nó được coi là mục đích. Chúng là những khối đòn bẩy cho một giải pháp đã được thương lượng mà chúng ta và các đối tác của chúng ta vẫn cam kết. Sự lựa chọn cho các nhà lãnh đạo Iran là rõ ràng, và họ phải quyết định hoặc họ chấp nhận các nghĩa vụ của họ hoặc sự cô lập ngày càng tăng và những cái giá đi kèm với nó, và chúng ta sẽ xem Iran quyết định như thế nào.
Giờ đây, nhiệm vụ của chúng ta ở phía trước là tiếp tục phát triển đường hướng này, phát triển những công cụ mà chúng ta cần, và chúng ta phải tăng cường sức mạnh dân sự. Hiện nay, khi tôi ở đây hồi năm ngoái, chúng ta mới chỉ bắt đầu thuyết phục Quốc hội rằng chúng ta phải có thêm các nhà ngoại giao và chính quyền cừ khôi hơn. Quốc hội sau đó đã dành riêng nguồn tài chính cho hơn 1.100 nhân viên ngoại giao và chính quyền mới. USAID đã bắt đầu một loạt các cải cách nhằm tái thiết lập cơ quan này như là cơ quan phát triển hàng đầu thế giới. Trên mọi lĩnh vực, chúng ta cần suy ngẫm lại, cải cách và đánh giá lại. Và vào một thời điểm ngân sách eo hẹp, chúng ta không chỉ phải bảo đảm các nguồn vật lực của chúng ta được sử dụng một cách khôn ngoan; chúng ta phải thuyết phục những người đóng thuế Mỹ và các thành viên của Quốc hội rằng đây là một sự đầu tư quan trọng. Đó là lý do tại sao tôi không khởi xướng báo cáo Đánh giá Ngoại giao và Phát triển bốn năm một đầu tiên từ trước đến nay. Chúng ta gọi nó là QDDR, một sự đánh giá trên quy mô lớn của Bộ Ngoại giao và USAID để khuyến nghị chúng ta có thể trang bị, tài trợ và tổ chức bản thân mình tốt hơn như thế nào. Tôi sẽ nói nhiều hơn về điều đó trong những tuần sắp tới khi đánh giá đó được hoàn thành và công bố.
Nhưng chúng ta nhận thức rõ phạm vi những nỗ lực mà chúng ta đã thực hiện. Tôi có được rất nhiều lời khuyên tuyệt vời từ những người tiền nhiệm của tôi. Và một trong những lời khuyên thông thường nhất là: người ta có thể hoặc tìm cách quản lý việc xây dựng hoặc quản lý thế giới; người ta không thể tìm cách làm cả hai việc. Chúng ta đang tìm cách làm cả hai việc, mà ban đầu vốn là một nhiệm vụ bất khả thi.
Nhưng chúng ta không tìm cách làm điều đó một mình. Chúng ta đang tạo dựng một mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với Bộ Quốc phòng. Bob Gates là một trong những người chủ trương mạnh mẽ nhất lập trường mà chúng ta đang có, điều mà tôi đang phát biểu ngày hôm nay. Ông đang không ngừng khuyến khích Quốc hội trao cho chúng ta nguồn tài chính mà chúng ta yêu cầu. Nhưng có một câu hỏi về tính hợp pháp, và một số người trong các bạn đã nêu nó ra, tôi thấy trên báo in và ở nơi khác: Làm sao người ta có thể tìm cách quản lý hay ít nhất đương đầu và thậm chí tìm cách giải quyết tất cả những vấn đề này?
Nhưng phản ưng của chúng ta vào thời điểm này mà ở đó không có điều gì không xuất hiện hàng đầu trong nhận thức của công chúng: chúng ta từ bỏ điều gì? Chúng ta đặt vào vị trí thứ yếu điều gì? Chúng ta có loại bỏ sự phát triển hay không? Chúng ta có gác lại một số cuộc xung đột nóng hay không? Chúng ta có thôi tìm cách ngăn không để những cuộc xung đột khác tan băng hay nóng lên hay không? Chúng ta có từ bỏ dân chủ và nhân quyền hay không? Tôi không nghĩ rằng đó là những gì hoặc có thể có hoặc đáng ao ước. Và đó không phải là những gì người Mỹ làm. Nhưng nó đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn chiến lược.
Khi quân đội của chúng ta trở về nhà, như khi họ trở về từ Irắc và cuối cùng là từ Ápganixtan, chúng ta vẫn sẽ tham gia các nỗ lực ngoại giao và phát triển, tìm cách giải thoát thế giới khỏi những hiểm họa hạt nhân và quay trở lại vấn đề biến đổi khí hậu, chấm dứt đói nghèo, dập tắt tịch HIV/AIDS, giải quyết nạn đói và bệnh tật. Đó là công việc không phải của một năm hoặc thậm chí một đời tổng thống, mà là của cả một đời người. Và nó là công việc của các thế hệ.
Mỹ đã thực hiện những cam kết có tính thế hệ để xây dựng kiểu thế giới mà chúng ta muốn sinh sống trong nhiều thập kỷ nay. Chúng ta không thể quay lưng lại với trách nhiệm đó. Chúng ta là một quốc gia luôn tin rằng chúng ta có sức mạnh để định hình số phận của chính chúng ta và để đi qua một con đường mới và tốt đẹp hơn, và một cách thẳng thắn, để đưa những người cùng chí hướng từ khắp nơi trên thế giới sát cánh bên chúng ta. Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục làm tất cả mọi điều chúng ta có thể để thực hiện những truyền thống tốt nhất trong vai trò lãnh đạo của Mỹ ở trong và ngoài nước, để xây dựng tương lại hòa bình và thịnh vượng hơn cho trẻ em của chúng ta và cho trẻ em ở khắp mọi nơi.
Xin cám ơn./.
___________________________________________________________________________-
Remarks on United States Foreign Policy
Hillary Rodham Clinton
Secretary of State
Council on Foreign Relations
Washington, DC
September 8, 2010
SECRETARY CLINTON: Thank you very much, Richard. And it is a pleasure to be back here at the Council with two working arms. That is something that I am very happy and grateful for, and I thank you for referencing what has been the most difficult balancing act of my time as Secretary of State: Pulling off my daughter’s wedding, which I kept telling people as I traveled around the world to all of the hot spots, was much more stressful than anything else on my plate. (Laughter.) It is a real delight to see so many friends and colleagues and to have this opportunity here once again to discuss with you where we are as a country and where I hope we are headed.
Now, it’s clear that many of us and many in our audience are just coming off of summer vacation. Yesterday at the State Department felt a little bit like the first day of school. Everyone showed up for our morning meeting and – (laughter) – looking a lot healthier than they did when they left. And it is also obvious that there isn’t any rest for any of us. The events of the past few weeks have kept us busy.
We are working to support direct talks between the Israelis and the Palestinians, and next week I will travel to Egypt and Jerusalem for the second round of these negotiations. In Iraq, where our combat mission has ended, we are transferring and transitioning to an unprecedented civilian-led partnership. We are stepping up international pressure on Iran to negotiate seriously on its nuclear program. We are working with Pakistan as it recovers from devastating floods and continues to combat violent extremism. And of course, the war in Afghanistan is always at the top of our minds as well as our agenda.
Now, none of these challenges exist in isolation. Consider the Middle East peace talks. At one level, they are bilateral negotiations involving two peoples and a relatively small strip of land. But step back and it becomes clear how important the regional dimensions and even the global dimensions of what started last week are. And what a significant role institutions like the Quartet, consisting of the United States and Russia and the European Union and the UN, as well as the Arab League, are playing, and equally, if not more so, how vital American participation really is.
Solving foreign policy problems today requires us to think both regionally and globally, to see the intersections and connections linking nations and regions and interests, to bring people together as only America can.
I think the world is counting on us today as it has in the past. When old adversaries need an honest broker or fundamental freedoms need a champion, people turn to us. When the earth shakes or rivers overflow their banks, when pandemics rage or simmering tensions burst into violence, the world looks to us. I see it on the faces of the people I meet as I travel, not just the young people who still dream about America’s promise of opportunity and equality, but also seasoned diplomats and political leaders, who, whether or not they admit it, see the principled commitment and can-do spirit that comes with American engagement. And they do look to America not just to engage, but to lead.
And nothing makes me prouder than to represent this great nation in the far corners of the world. I am the daughter of a man who grew up in the Depression and trained young sailors to fight in the Pacific. And I am the mother of a young woman who is part of a generation of Americans who are engaging the world in new and exciting ways. And in both those stories, I see the promise and the progress of America, and I have the most profound faith in our people. It has never been stronger.
Now, I know that these are difficult days for many Americans, but difficulties and adversities have never defeated or deflated this country. Throughout our history, through hot wars and cold, through economic struggles, and the long march to a more perfect union, Americans have always risen to the challenges we have faced. That is who we are. It is in our DNA. We do believe there are no limits on what is possible or what can be achieved.
And now, after years of war and uncertainty, people are wondering what the future holds, at home and abroad.
So let me say it clearly: The United States can, must, and will lead in this new century.
Indeed, the complexities and connections of today’s world have yielded a new American Moment, a moment when our global leadership is essential, even if we must often lead in new ways. A moment when those things that make us who we are as a nation – our openness and innovation, our determination and devotion to core values – have never been more needed.
This is a moment that must be seized through hard work and bold decisions to lay the foundations for lasting American leadership for decades to come.
But now, this is no argument for America to go it alone; far from it. The world looks to us because America has the reach and resolve to mobilize the shared effort needed to solve problems on a global scale in defense of our own interests, but also as a force for progress. In this we have no rival.
For the United States, global leadership is both a responsibility and an unparalleled opportunity.
When I came to the Council on Foreign Relations a little over a year ago to discuss the Obama Administration’s vision of American leadership in a changing world, I called for a new global architecture that could help nations come together as partners to solve shared problems. Today I’d like to expand on this idea, but especially to explain how we are putting it into practice.
Now, architecture is the art and science of designing structures that serve our common purposes, built to last and to withstand stress. And that is what we seek to build; a network of alliances and partnerships, regional organizations and global institutions, that is durable and dynamic enough to help us meet today’s challenges and adapt to threats that we cannot even conceive of, just as our parents never dreamt of melting glaciers or dirty bombs.
We know this can be done, because President Obama’s predecessors in the White House and mine in the State Department did it before. After the Second World War, the nation that had built the transcontinental railroad, the assembly line, the skyscraper, turned its attention to constructing the pillars of global cooperation. The third World War that so many feared never came. And many millions of people were lifted out of poverty and exercised their human rights for the first time. Those were the benefits of a global architecture forged over many years by American leaders from both political parties.
But this architecture served a different time and a different world. As President Obama has said, today it “is buckling under the weight of new threats.” The major powers are at peace, but new actors – good and bad – are increasingly shaping international affairs. The challenges we face are more complex than ever, and so are the responses needed to meet them. That is why we are building a global architecture that reflects and harnesses the realities of the 21st century.
We know that alliances, partnerships, and institutions cannot and do not solve problems by themselves. Only people and nations solve problems. But an architecture can make it easier to act effectively by supporting the coalition-forging and compromise-building that is the daily fare of diplomacy. It can make it easier to identify common interests and convert them to common action. And it can help integrate emerging powers into an international community with clear obligations and expectations.
We have no illusions that these goals can be achieved overnight or that countries will suddenly cease to have divergent interests. We know that the test of our leadership is how we manage those differences and how we galvanize nations and peoples around their commonalities even when they do have diverse histories, unequal resources, and competing world-views. And we know that our approach to solving problems must vary from issue to issue and partner to partner. American leadership, therefore, must be as dynamic as the challenges we face.
But there are two constants of our leadership, which lie at the heart of the President’s National Security Strategy released in May, and which run through everything we do:
First, national renewal aimed at strengthening the sources of American power, especially our economic might and moral authority. This is about more than ensuring we have the resources we need to conduct foreign policy, although that is critically important. I remember when I was a young girl, I was stirred by President Eisenhower’s assertion that education would help us win the Cold War. I really took it to heart. I didn’t like mathematics, but I figured I had to study it for my country. (Laughter.) I also believed that we needed to invest in our people and their talents and in our infrastructure.
President Eisenhower was right. America’s greatness has always flowed in large part from the dynamism of our economy and the creativity of our people. Today, more than ever, our ability to exercise global leadership depends on building a strong foundation here at home. That’s why rising debt and crumbling infrastructure pose very real long-term national security threats. President Obama understands this. You can see it in the new economic initiatives that he announced this week and in his relentless focus on turning the economy around.
The second constant is international diplomacy – good, old-fashioned diplomacy – aimed at rallying nations to solve common problems and achieve shared aspirations. As Dean Acheson put it in 1951, “the ability to evoke support from others” is “quite as important as the capacity to compel.” To this end, we have repaired old alliances and forged new partnerships. We have strengthened institutions that provide incentives for cooperation, disincentives for sitting on the sidelines, and defenses against those who would undermine global progress. And we’ve championed the values that are at the core of the American character.
Now there should be no mistake. Of course, this Administration is also committed to maintaining the greatest military in the history of the world and, if needed, to vigorously defend ourselves and our friends.
After more than a year and a half, we have begun to see the dividends of this strategy. We are advancing America's interests and making progress on some of our most pressing challenges. Today, we can say with confidence that this model of American leadership, which brings every tool at our disposal to be put to work on behalf of our national interest works, and that it offers the best hope in a dangerous world. I’d like to outline several steps we’re taking with respect to implementing this strategy.
First, we have turned to our closest allies, the nations that share our most fundamental values and interests, and our commitment to solving common problems. From Europe and North America to East Asia and the Pacific, we are renewing and deepening the alliances that are the cornerstone of global security and prosperity.
And let me say a few words in particular about Europe. In November, I was privileged to help mark the 20th anniversary of the fall of the Berlin Wall, which closed the door on Europe’s broken past. And this summer in Poland, we marked the 10th anniversary of the Community of Democracies, which looks ahead to a brighter tomorrow. At both events, I was reminded of how far we have come together. What strength we draw from the common wellspring of our values and aspirations. The bonds between Europe and America were forged through war and watchful peace, but they are rooted in our shared commitment to freedom, democracy and human dignity. Today, we are working with our allies there on nearly every global challenge. President Obama and I have reached out to strengthen both our bilateral and multilateral ties in Europe.
And the post-Lisbon EU is developing an expanded global role, and our relationship is growing and changing as a result. Now, there will be some challenges as we adjust to influential new players such as the EU Parliament, but these are debates among friends that will always be secondary to the fundamental interests and values we share. And there is no doubt that a stronger EU is good for America and good for the world.
And of course, NATO remains the world’s most successful alliance. Together with our allies, including new NATO members in Central and Eastern Europe, we are crafting a new Strategic Concept that will help us meet not only traditional threats, but also emerging ones like cyber security and nuclear proliferation. Just yesterday, President Obama and I discussed these issues with NATO Secretary General Rasmussen.
After the United States was attacked on 9/11, our allies invoked Article V of the NATO charter for the first time. They joined us in the fight against al-Qaida and the Taliban. And after President Obama refocused the mission in Afghanistan, they contributed thousands of new troops and significant technical assistance. We honor the sacrifices our allies continue to make, and recognize that we are always strongest when we work together.
A core principle of all our alliances is shared responsibility. Each nation must step up to do its part. An American leadership does not mean we do everything ourselves. We contribute our share, often the largest share, but we also have high expectations of the governments and peoples we work with.
Helping other nations develop that capacity to solve their own problems – and participate in solving other shared problems – has long been a hallmark of American leadership. Our contributions are well-known to the reconstruction of Europe, to the transformation of Japan and Germany. We moved them from aggressors to allies, to the growth of South Korea into a vibrant democracy that now contributes to global progress. These are among some of American foreign policy’s proudest achievements.
In this interconnected age, America’s security and prosperity depend more than ever on the ability of others to take responsibility for defusing threats and meeting challenges in their own countries and regions.
That’s why a second step in our strategy for global leadership is to help develop the capacity of developing partners. To help countries obtain the tools and support they need to solve their own problems. To help people lift themselves, their families, and their societies out of poverty, away from extremism and towards sustainable progress.
We in the Obama Administration view development as a strategic, economic, and moral imperative. It is central to advancing American interests – as central as diplomacy and defense. Our approach is not, however, development for development’s sake; it is an integrated strategy for solving problems.
Look at the work to build institutions and spur economic development in the Palestinian territories, something that Jim Wolfensohn knows firsthand. The United States invests hundreds of millions of dollars to build Palestinian capacity because we know that progress on the ground improves security and helps lay the foundation for a future Palestinian state. And it creates more favorable conditions for negotiations. The confidence that the new Palestinian security force has displayed has affected the calculus of Israeli leadership, and the United States was behind building that security force along with other partners like Jordan. But the principal responsibility rests on the decisions made by the Palestinian Authority themselves. So with our help and their courage and commitment, we see progress that influences negotiations and holds out a greater promise for an eventual agreement.
Now, this is the right thing to do, of course. We agree with that. But make no mistake, it is rooted in our understanding that when all people are given more tools of opportunity, they are more willing to actually take risks for peace. And that’s particularly true when it comes to women. You knew I would not get through this speech without mentioning women and women’s rights. We believe strongly that investing in opportunities for women drives social and economic progress that benefits not only their families and societies, but has a rebound effect that benefits others, including us as well.
Similarly, investments in countries like Bangladesh and Ghana bet on a future that they will join with neighbors and others in not only solving their own rather difficult challenges of poverty, but then helping to be bulwarks that send a different message to their regions. We take into account also the countries that are growing rapidly and already exercising influence, countries like China and India, Turkey, Mexico, Brazil, Indonesia, South Africa, as well as Russia.
Our third major step, therefore, has been to deepen engagement with these emerging centers of influence. We and our allies, indeed, people everywhere have a stake and they’re playing constructive, regional, and global roles. Because being a 21st century power means having to accept a share of the burden of solving common problems, and of abiding by a set of the rules of the road, so to speak, on everything from intellectual property rights to fundamental freedoms.
So through expanded bilateral consultation and within the context of regional and global institutions, we do expect these countries to begin to assume greater responsibility. For example, in our most recent Strategic and Economic Dialogue in China, for the first time, development was on the agenda, something that the Chinese are doing in conjunction with their commercial interests, but which we wanted to begin to talk about so that we could better cooperate and we could perhaps share lessons learned about how best to pursue development. In one country in Africa, we’re building a hospital, the Chinese are building a road; we thought it was a good idea that the road would actually go to the hospital. It’s that kind of discussion that we think can make a difference for the people that we are both engaged with.
India, the world’s largest democracy, has a very large convergence of fundamental values and a broad range of both national and regional interests. And we are laying the foundation for an indispensible partnership. President Obama will use his visit in November to take our relationship to the next level.
With Russia, when we took office, it was amid cooling to cold relations and a return to Cold War suspicion. Now, this may have invigorated spy novelists and armchair strategists, but anyone serious about solving global problems such as nuclear proliferation knew that without Russia and the United States working together, little would be achieved. So we refocused the relationship. We offered a relationship based on not only mutual respect, but also mutual responsibility.
And in the course of the last 18 months, we have a historic new arms reduction treaty, which the Senate will take up next week; cooperation with China and the UN Security Council on tough new sanctions against both Iran and North Korea; a transit agreement to support our efforts in Afghanistan; a new bilateral presidential commission and civil society exchange that are forging closer people-to-people ties; and, of course, as we were reminded this past summer, the spy novelists still have plenty to write about, so it’s kind of a win-win. (Laughter.)
Now, working with these emerging powers is not always smooth or easy. Disagreements are inevitable. And on certain issues such as human rights with China or Russian occupation of Georgia, we simply do not see eye to eye, and the United States will not hesitate to speak out and stand our ground. When these nations do not accept the responsibility that accrues with expanding influence, we will do all that we can to encourage them to change course while we will press ahead with other partners. But we know it will be difficult, if not impossible, to forge the kind of future that we expect in the 21st century without enhanced comprehensive cooperation.
So our goal is to establish productive relationships that survive the times when we do not agree and that enable us to continue to work together. And a central element of that is to engage directly with the people of these nations. Technology and the speed of communication, along with the spread of democracy, at least in technology, has empowered people to speak up and demand a say in their own futures. Public opinions and passions matter even in authoritarian states. So in nearly every country I visit, I don’t just meet with government officials. In Russia, I did an interview on one of the few remaining independent radio stations. In Saudi Arabia, I held a town hall at a women’s college. In Pakistan, I answered questions from every journalist, student, and business leader we could find.
While we expand our relationships, therefore, with the emerging centers of influence, we are working to engage them with their own publics. Time and time again, I hear, as I do interviews from Indonesia to the Democratic Republic of Congo to Brazil, how novel it seems to people that an official would come and take questions from the public. So we’re not only engaging the public and expanding and explaining America’s values and views; we’re also sending a message to those leaders. And as we do so, we are making it clear that we expect more from them and that we do want the kind of challenges that we face to be addressed in a regional context.
Think about the complex dynamics around violent extremism both in Afghanistan and Pakistan and emerging out of those two countries to the rest of the world, or the process of reintegrating Iraq into its neighborhood, which is a very tough neighborhood indeed. Regional dynamics will not remain static. And there are a lot of other players who are working day and night to influence the outcomes of those particular situations.
And we know too that other emerging powers like China and Brazil have their own notions about what the right outcome would be or what regional institutions should look like, and they are busy pursuing them. So our friends, our allies, and people around the world who share our values depend on us to remain robustly engaged. So the fourth step in our strategy has been to reinvigorate America’s commitment to be an active transatlantic, transpacific, and hemispheric leader.
In a series of speeches and ongoing consultations with our partners, we’ve laid out core principles for regional cooperation and we’ve worked to strengthen institutions to adapt to these new circumstances.
Look at the Asia-Pacific region. When we took office, there was a perception, fair or not, that America was absent. So we made it clear from the beginning that we were back. We reaffirmed our bonds with close allies like South Korea, Japan, Australia, and we deepened our engagement with China and India.
Now, the Asia-Pacific currently has few robust institutions to foster effective cooperation and reduce the friction of competition, so we began building a more coherent regional architecture with the United States deeply involved.
On the economic front, we’ve expanded our relationship with APEC, which includes four of America’s top trading partners and receives 60 percent of our exports. We want to realize the benefits from greater economic integration. In order to do that, we have to be willing to play. To this end, we are working to ratify a free trade agreement with South Korea, we’re pursuing a regional agreement with the nations of the Trans-Pacific Partnership, and we know that that will help create new jobs and opportunities here at home.
We’ve also decided to engage with the East Asia Summit, encouraging its development into a foundational security and political institution. I will be representing the United States at this year’s East Asia Summit in Hanoi, leading up to presidential participation in 2011.
And in Southeast Asia, ASEAN actually encompasses more than 600 million people in its member nations. There is more U.S. business investment in the ASEAN nations than in China. So we have bolstered our relationship by signing the Treaty of Amity and Cooperation, announcing our intention to open a mission and name an ambassador to ASEAN in Jakarta, and a commitment to holding annual U.S.-ASEAN summits.
Because we know the Asia-Pacific region will grow in importance and developing these institutions will establish habits of cooperation that will be vital to stability and prosperity.
Now, effective institutions are just as crucial at the global level. So our fifth step has been to reengage with the global institutions and to work to modernize them to meet the evolving challenges we face. We obviously need institutions that are flexible, inclusive, complementary, instead of just competing with each other over turf and jurisdiction. We need them to play productive roles that marshal our common efforts and enforce the system of rights and responsibilities.
Now, the UN remains the single most important global institution. We are constantly reminded of its value: the Security Council enacting sanctions against Iran and North Korea; peacekeepers patrolling the streets of Monrovia and Port-au-Prince; aid workers assisting flood victims in Pakistan and displaced people in Darfur; and, most recently, the UN General Assembly establishing a new entity called UN Women, which will promote gender equality and expand opportunity for women and girls, and tackle the violence and discrimination they face.
But we are also constantly reminded of its limitations. It is difficult, as many of you in this audience know, for the UN’s 192 member-states to achieve consensus on institutional reform, including and especially reforming the Security Council. We believe the United States has to play a role in reforming the UN, and we favor Security Council reform that enhances the UN's overall performance and effectiveness and efficiency. And we equally and strongly support operational reforms that enable UN field missions to deploy more rapidly, with adequate numbers of well-equipped and well-trained troops and police, and with the quality of leadership and civilian expertise they require. We will not only embrace but we will advocate management reforms and savings that prevent waste, fraud, and abuse.
Now, the UN was never intended to tackle every challenge, nor should it. So we are working with other organizations. To respond to the global financial crisis, we elevated the G-20. We convened the first-ever Nuclear Security Summit. New or old, the effectiveness of institutions depends on the commitment of their members. And we have seen a level of commitment to these enterprises that we will continue to nurture.
Now, our efforts on climate change – and I see our special envoy, Todd Stern, here – offer an example of how we are working through multiple venues and mechanisms. The United Nations Framework Convention on Climate Change process allows all of us – developed and developing, north, south, east, and west – to work within a single venue to meet this shared challenge.
But we also launched the Major Economies Forum to focus on the biggest emitters, including ourselves. And when negotiations in Copenhagen reached an impasse, President Obama and I went into a meeting with China, India, South Africa, and Brazil to try to forge a compromise. And then with our colleagues from Europe and elsewhere, we fashioned a deal that, while far from perfect, saved the summit from failure and represents progress we can build on. Because for the first time, all major economies made national commitments to curb carbon emissions and report with transparency on their mitigation efforts.
So we know that there’s a lot to be done on substantive issues, and there must continue to be an emphasis on democracy, human rights, and the rule of law, so that they are cemented into the foundations of these institutions.
This is something that I take very seriously, because there’s no point in trying to build institutions for the 21st century that don’t act to counter repression and resist pressure on human rights, that extend fundamental freedoms over time to places where they have too long been denied.
And that is our sixth major step. We are upholding and defending the universal values that are enshrined in the UN Charter and the Universal Declaration of Human Rights.
Because today, everywhere, these principles are under threat. In too many places, new democracies are struggling to grow strong roots. Authoritarian regimes are cracking down on civil society and pluralism. Some leaders see democracy as an inconvenience that gets in the way of the efficient exercise of national power.
So this world view must be confronted and challenged everywhere. Democracy needs defending. The struggle to make human rights a human reality needs champions.
And this work starts at home, where we have rejected the false choice between our security and our values. It continues around the world, where human rights are always on our diplomatic and development agendas, even with nations on whose cooperation we depend for a wide range of issues, such as Egypt, China, and Russia. We’re committed to defending these values on the digital frontiers of the 21st century. A lot has been said about our 21st century statecraft and our e-diplomacy, but we really believe that it’s an important additional tool for us to utilize.
And in Krakow this summer, I announced the creation of a new fund to support civil society and embattled NGOs around the world, a continuing focus of U.S. policy.
Now, how do all of these steps – deepening relations with allies and emerging powers, strengthening institutions and shared values – work together to advance our interests? Well, one need only look at the effort we’ve taken this past year to stop Iran’s provocative nuclear activities and its serial noncompliance with its international obligations. Now, there is a still a lot of work to be done, but we are approaching the Iranian challenge as an example of American leadership in action.
First, we began by making the United States a full partner and active participant in international diplomatic efforts regarding Iran. We had been on the sidelines, and frankly, that was not a very satisfying place to be. Through our continued willingness to engage Iran directly, we have re-energized the conversation with our allies and are removing all of those excuses for lack of progress.
Second, we have sought to frame the issue within the global nonproliferation regime in which the rules of the road are clearly defined for all parties. To lead by example, we have renewed our own disarmament efforts. Our deepened support for global institutions such as the IAEA underscores the authority of the international system. And Iran, on the other hand, continues to single itself out through its own actions, drawing even criticism for its refusal to permit IAEA inspectors to visit from Russia and China in the last days. Its intransigence represents a challenge to the rules that all countries must adhere to.
And third, we have strengthened our relationship with those countries whose help we need if diplomacy is to be successful. Through classic shoe-leather diplomacy, we’ve built a broad consensus that will welcome Iran back into the community of nations if it meets its obligations and will likewise hold Iran accountable if it continues its defiance.
This spring, the UN Security Council passed the strongest and most comprehensive set of sanctions. The European Union then followed with robust implementation of that resolution. Many other nations are implementing their own additional measures, including Australia, Canada, Norway, and most recently, Japan. So we believe Iran is beginning to feel the impact of these sanctions. But beyond what governments are doing, the international financial and commercial sectors are also starting to recognize the risks of doing business with Iran.
Sanctions and pressures, however, are not ends in themselves. They are the building blocks of leverage for a negotiated solution, to which we and our partners remain committed. The choice for Iran’s leaders is clear, and they have to decide whether they accept their obligations or increasing isolation and the costs that come with it, and we will see how Iran decides.
Now, our task going forward is to continue to develop this approach, to develop the tools that we need, and we have to strengthen civilian power. Now, when I was here last year, we were just at the beginning of making the case to Congress that we had to have more diplomats and more development experts. We had to have greater Foreign Service and Civil Service personnel. Congress has already then appropriated funds for more than 1,100 new Foreign and Civil Service officers. USAID has begun a series of reforms aimed at reestablishing it as the world’s premier development agency. Across the board, we need to rethink, reform, and recalibrate. And in a time of tight budgets, we not only have to assure our resources are spent wisely; we have to make the case to the American taxpayer and the members of Congress that this is an important investment. That’s why I launched the first-ever Quadrennial Diplomacy and Development Review. We call it the QDDR, a wholesale review of State and USAID to recommend how we can better equip, fund, and organize ourselves. I’ll be talking more about that in the coming weeks as this review is completed and published.
But we recognize the scope of the efforts we’ve undertaken. I had a lot of wonderful advice from my predecessors. And one of the most common pieces of advice was: You can either try to manage the building or manage the world; you can’t try to do both. (Laughter.) We are trying to do both, which is an impossible task to start with.
But we’re not trying to do it alone. We are forging a closer partnership with the Defense Department. Bob Gates has been one of the strongest advocates of the position that we are taking, that I am expressing today. He constantly is encouraging the Congress to give us the funds that we asked for. But there’s a legitimate question, and some of you have raised it, I know in print and elsewhere: How can you try to manage or at least address and even try to solve all of these problems?
But our response in this day where there is nothing that doesn’t come to the forefront of public awareness: What do we give up on? What do we put on the backburner? Do we sideline development? Do we put some hot conflicts on hold? Do we quit trying to prevent other conflicts from unfreezing and heating up? Do we give up on democracy and human rights? I don’t think that’s what is either possible or desirable. And it is not what Americans do. But it does require a lot of strategic patience.
When our troops come home, as they are from Iraq and eventually from Afghanistan, we’ll still be involved in diplomatic and development efforts, trying to rid the world of nuclear dangers and turn back climate change, end poverty, quell the epidemic of HIV/AIDS, tackle hunger and disease. That’s the work not of a year or even of a presidency, but of a lifetime. And it is the work of generations.
America has made generational commitments to building the kind of world that we wanted to inhabit for many decades now. We cannot turn away from that responsibility. We are a nation that has always believed we have the power to shape our own destiny and to cut a new and better path, and frankly, to bring along people who were likeminded from around the world. So we will continue to do everything we can to exercise the best traditions of American leadership at home and abroad, to build that more peaceful and prosperous future for our children and for children everywhere.
Thank you. (Applause.)
MR. HAASS: Well, thank you. And I will ask a slightly longer first question than I normally would while you fumble with that.
SECRETARY CLINTON: Thank you very much. (Laughter.) Very kind of you.
MR. HAASS: The old stall tactic, filibuster, and you may recall that from a previous life.
SECRETARY CLINTON: Yes, I do, but I never knew it would be so common. (Laughter.)
MR. HAASS: Yes, it’s – Council on Foreign Relations, we’re trying to keep up. We’re trying to keep up. Touché.
Let me start where – you okay?
SECRETARY CLINTON: Yeah.
MR. HAASS: Let me start where you began – where you ended rather – which was with all these things we want to do, and you called for strategic patience in Afghanistan and so forth. Yet the United States is soon approaching a point where the scale or size of our debt will exceed our GDP. It’s a question of when more than if. Where does national security contribute to the solution to running deficits of $1.5 trillion a year, or do we continue to carry out a foreign and defense policy as if we were not seriously resource constrained?
SECRETARY CLINTON: Well, Richard, first, as I said, I think that our rising debt levels poses a national security threat, and it poses a national security threat in two ways. It undermines our capacity to act in our own interests and it does constrain us where constraint may be undesirable. And it also sends a message of weakness internationally. I mean, it is very troubling to me that we are losing the ability not only to chart our own destiny, but to have the leverage that comes from this enormously effective economic engine that has powered American values and interests over so many years.
So I don’t think we have a choice. It’s a question of how we decide to deal with this debt and deficit. I mean, it is – we don’t need to go back and sort of re-litigate how we got to where we are. But it is fair to say that we fought two wars without paying for them and we had tax cuts that were not paid for either, and that has been a very deadly combination to fiscal sanity and responsibility.
So the challenge is how we get out of it by making the right decisions, not the wrong decisions. There’s a lot of wrong things we could do that would further undermine our strength. I mean, it is going to be very difficult for those decisions. And I know there’s an election going on and I know that I am, by law, out of politics, but I will say that this is not just a decision for the Congress; it’s a decision for the country. And it’s not a Republican or a Democratic decision. And there are a lot of people who know more about what needs to be done and who, frankly, have a responsible view, whose voices are not being heard right now, and I think that is a great disservice to our nation. Whether one is a Republican or a Democrat, a conservative, a progressive, whatever you call yourself, there is no free lunch and we cannot pretend that there is without doing grave harm to our country and our future generations.
So when you specifically say, well, what about diplomacy, development and defense, we will have to take our share of the burden of meeting the fiscal targets that can drag us out of this deep hole we’re in, but we’ve got to be smart about it. And I think from both my perspective and Bob Gates’s perspective, and we talked about this a lot, Bob has made some very important recommendations that are not politically popular, but which come with a very well thought out policy. And what I’ve tried to do is to say, “Look, we’re going to try to be smarter, more effective.” In our QDDR, we’re recommending changes in personnel policies, in all kinds of approaches that will better utilize what we have. But we needed to get a little more robust in order to catch up to our responsibilities.
A quick final point on that. When our combat troops move out of Iraq, as they’ve been, that will save about $15 billion. That’s a net win for our Treasury, and it’s the policy that we have committed to along with the Iraqis. The Congress cuts my budget of the State Department and USAID for trying to pick up the pieces that we’re left with. We now have the responsibility for the police training mission, for opening up consulates that have to be secure. So even though our troops are coming down and we’re saving money, and what we’re asking for is considerably less than the $15 billion that we are saving by having the troops leave, the Congress cuts us.
And so we have to get a more sensible, comprehensive approach. And Bob and I have talked about trying to figure out how to present a national security budget. It’s a mistake to look at all of these items – foreign aid, diplomatic operations, defense – as stovepipes. Because what we know, especially from the threats that we have faced in Iraq and now in Afghanistan, is you have to be more integrated. So let’s start thinking from a budget perspective about how to be more integrated.
So there’s a lot that we can do on our side to help. But the bottom line is that the public and the Congress and the Administration have to make some very tough decisions, and I hope we make the right decisions.
MR. HAASS: Let me just follow up on that because you broached the political issue, and let me do it in the following way. I don’t have a crystal ball any better than anyone else’s, but let’s assume some of the pundits are essentially right and Republicans pick up quite a few seats in the House – whether they have control or not, who knows, they pick up a few seats in the Senate – so government is more divided come the new Congress when it takes office early next year. What does that mean for you? What are the opportunities? What are the problems in that for being Secretary of State?
SECRETARY CLINTON: Well, I won’t answer that as a political question because I don’t want to cross my line here. But I will say that I have found a lot of support for what we’re trying to do on both sides of the aisle in both houses, and I think we will continue to have that. And I’m hoping that we can maybe reestablish something of a détente when it comes to foreign policy that cuts across any partisan divide.
Like, take the START treaty; we have unanimous support for that. Our two chief negotiators, Rose Gottemoeller, our Assistant Secretary, and Ellen Tauscher, our Under Secretary, are here and they did a terrific job. And we’ve had a very positive endorsement of it by former secretaries of State and Defense, of both parties, the Joint Chiefs have come out, everybody’s come out for it. And it’s a political issue. I wish it weren’t because most of these treaties pass 95 to nothing, 90 to 3. They have huge overwhelming majorities in the Senate.
But we know that we have political issues that we have to address, which we are, and talking to those who have some questions. But I hope at the end of the day, the Senate will say, “Something should just be beyond any kind of election or partisan calculation,” and that everybody will pull together and will get that START treaty done, which I know, from my own conversations with Eastern and Central Europeans and others, is seen as a really important symbol of our commitment to continue working with the Russians.
MR. HAASS: Let’s ask one last question, then I’ll open it up to our members. You’re about, as you said, to head back to the Middle East for the resumption of the Israeli-Palestinian talks. The op-ed pages have been filled. I would say a majority of the pieces have been quite pessimistic. Why are the pessimists wrong? (Laughter.)
SECRETARY CLINTON: Well, I think they’re wrong because I think that both sides and both leaders recognize that there may not ever be another chance. I think for most Israeli leaders that I have known and worked with and especially those coming from sort of the right of Israeli politics, which the prime minister does, it’s like Mario Cuomo’s famous line: “They campaign in poetry and they govern in prose.” And the prose is really challenging.
You look at where Israel is and the threats it faces demographically, technologically, ideologically, and the idea of striking a peace deal with a secular Palestinian Authority that is committed to its own people’s economic future makes a lot of sense if it can be worked out. From Abbas, he was probably the earliest and at times the only Palestinian leader who called for a two-state solution going back probably 20, 30 years, and for him, this is the culmination of a life’s commitment.
And I think that the Arab League Initiative, the peace initiative, put the Arab – most Arab and Muslim countries on record as saying that they could live with and welcome a two-state solution. Fifty-seven countries, including some we know didn’t mean it, but most have followed through in commitments to it, has changed the atmosphere. So I know how difficult it is, and I know the internal domestic political considerations that each leader has to contend with, but I think there is a certain momentum. We have some challenges in the early going that we have to get over, but I think that we have a real shot here.
MR. HAASS: So I’ll open it up and what I’ll ask is people to identify themselves, wait for a microphone, and please limit yourself to one question and be as short as you can. Sir, I don’t know your name, but just – pick up.
QUESTION: How are you, Secretary Clinton? My name is Travis Atkins. I’m an International Affairs Fellow with the Council on Foreign Relations focusing on Sudan this year. And my question is if – you mentioned Darfur once in your talk – if you could elaborate a little bit on our ramped up efforts in Sudan as we head towards the referendum there in January.
SECRETARY CLINTON: Well, thank you. Thanks for asking and thanks for your work on Sudan. We have a very difficult set of challenges in Sudan. Some of you in this audience, those of you who were in government before like John Negroponte and others, you know this firsthand – the situation in Darfur is dangerous, difficult, not stable.
But the situation North-South is a ticking time bomb of enormous consequence. So we are ramping up our efforts to bring the parties together, North and South, the African Union, others to focus on this referendum which has not been given the attention it needs, both because the South is not quite capable of summoning the resources to do it, and the North has been preoccupied and is not inclined to do it because it’s pretty clear what the outcome will be. The African Union committee under Thabo Mbeki has been working on it.
So we are upping our diplomatic and development efforts. We have increased our presence in Juba, we have sent a – we’ve opened a – kind of a consulate and sent a consul general there, we are – Princeton Lyman, whom some of you know, is – sort of signed on to help as well with Scott Gration and his team.
MR. HAASS: Until last week, a senior fellow here.
SECRETARY CLINTON: That’s right, and Assistant Secretary Johnnie Carson. It’s really all hands on deck, so that we’re trying to convince the North and South and all the other interested parties who care about the Comprehensive Peace Agreement to weighing in to getting this done. The timeframe is very short. Pulling together this referendum is going to be difficult. We’re going to need a lot of help from NGOs, the Carter Center, and others who are willing to help implement the referendum.
But the real problem is what happens when the inevitable happens and the referendum is passed and the South declares independence. So simultaneously, we’re trying to begin negotiations to work out some of those intractable problems. What happens to the oil revenues? And if you’re in the North and all of a sudden, you think a line’s going to be drawn and you’re going to lose 80 percent of the oil revenues, you’re not a very enthusiastic participant, what are the deals that can possibly be made that will limit the potential of violence? And even if we did everything perfectly and everyone else – the Norwegians, the Brits, everybody who is weighing in on this – did all that they could, the reality is that this is going to be a very hard decision for the North to accept.
And so we’ve got to figure out some ways to make it worth their while to peacefully accept an independent South and for the South to recognize that unless they want more years of warfare and no chance to build their own new state, they’ve got to make some accommodations with the North as well. So that’s what we’re looking for. If you have any ideas from your study, let us know. (Laughter.)
MR. HAASS: We’ll turn to Carla Hills.
QUESTION: Secretary Clinton, first of all, thank you for a really far-ranging, extraordinarily interesting talk. You mentioned strategies that are regional, and I’d like you to just say a word more about this hemisphere. You gave a wonderful speech at the border of Mexico where you asserted that we had responsibility for the drugs coming north and the guns going south. Talk a little bit about how we are implementing strategies to turn that around and also to gain friendships that would be helpful throughout Latin America.
SECRETARY CLINTON: Well, first, Carla, thank you for asking about this hemisphere, because it is very much on our minds and we face an increasing threat from a well-organized network drug trafficking threat that is, in some cases, morphing into or making common cause with what we would consider an insurgency in Mexico and in Central America.
And we are working very hard to assist the Mexicans in improving their law enforcement and their intelligence, their capacity to detain and prosecute those whom they arrest. I give President Calderon very high marks for his courage and his commitment. This is a really tough challenge. And these drug cartels are now showing more and more indices of insurgency; all of a sudden, car bombs show up which weren’t there before.
So it’s becoming – it’s looking more and more like Colombia looked 20 years ago, where the narco-traffickers control certain parts of the country, not significant parts. And Colombia – it got to the point where more than a third of the country, nearly 40 percent of the country at one time or another was controlled by the insurgents, by FARC. But it’s going to take a combination of improved institutional capacity and better law enforcement and, where appropriate, military support for that law enforcement married to political will to be able to prevent this from spreading and to try to beat it back.
Mexico has capacity and they’re using that capacity, and they’ve been very willing to take advice. They’re wanting to do as much of it on their own as possible, but we stand ready to help them. But the small countries in Central America do not have that capacity, and the newly inaugurated president of Costa Rica, President Chinchilla, said, “We need help and we need a much more vigorous U.S. presence.”
So we are working to try to enhance what we have in Central America. We hear the same thing from our Caribbean friends, so we have an initiative, the Caribbean Basin Security Initiative. And our relationship is not all about drugs and violence and crime, but unfortunately, that often gets the headlines. We are also working on more economic programs, we’re working on Millennium Challenge grants, we’re working on a lot of other ways of bolstering economies and governments to improve rule of law. But this is on the top of everyone’s minds when they come to speak with us.
And I know that Plan Colombia was controversial. I was just in Colombia and there were problems and there were mistakes, but it worked. And it was bipartisan, started in the Clinton Administration, continued in the Bush Administration, and I think President Santos will try to do everything he can to remedy the problems of the past while continuing to make progress against the insurgency. And we need to figure out what are the equivalents for Central America, Mexico, and the Caribbean.
And that’s not easy because these – you put your finger on it. Those drugs come up through Bolivia, Peru, Colombia, through Central America, Southern Mexico to the border, and we consume them. And those guns, legal and illegal, keep flooding along with all of the mayhem. It’s not only guns; it’s weapons, it’s arsenals of all kinds that come south. So I feel a real sense of responsibility to do everything we can, and again, we’re working hard to come up with approaches that will actually deliver.
MR. HAASS: Speaking of guns, I’m going to be shot if I don’t ask a question that comes from one of our national members, and thanks to the iPad I have on my lap, I can ask it. Several have written in about the impact of the mosque debate in New York, about the threat to burn Qu’rans. How do – what’s your view on all this from the Department of State? How does this complicate your life? (Laughter.)
SECRETARY CLINTON: Well, I mean, we’re a country of what, 310 million-plus right now and – I mean, it’s regrettable that a pastor in Gainesville, Florida with a church of no more than 50 people can make this outrageous and distressful, disgraceful plan and get the world’s attention, but that’s the world we live in right now. I mean, it doesn’t, in any way, represent America or Americans or American Government or American religious or political leadership. And we are, as you’ve seen in the last few days, speaking out. General Petraeus made the very powerful point that as seemingly small a group of people doing this, the fact is that it will have potentially great harm for our troops. So we are hoping that the pastor decides not to do this. We’re hoping against hope that if he does, it won’t be covered -- (laughter) --
MR. HAASS: Bonne chance.
SECRETARY CLINTON: -- as an act of patriotism. But I think that it’s unfortunate. I mean, it’s not who we are, and we just have to constantly be demonstrating by our words and actions. And as I remind my friends around the world, in the environment in which we all now operate, anybody with an iPhone, anybody with a blog, can put something out there which is outrageous. I mean, we went through the cartoon controversy. We went through the Facebook controversy in Pakistan. Judith McHale, who is our Under Secretary for Public Diplomacy, is on the front lines of pushing back on all of this all the time. And so we want to be judged by who we are as a nation, not by something that is so aberrational. And we’ll make that case as strongly as possible.
MR. HAASS: Time for one more?
SECRETARY CLINTON: Sure.
MR. HAASS: Okay, let me first of all apologize for the 283 of you who’s questions will not – (laughter) – get answered. And let me also say that after the Secretary completes her next answer, if people would just remain seated while we get you out quickly and safely.
SECRETARY CLINTON: Safely? Do you think they’re going to storm the stage? (Laughter.)
MR. HAASS: This is the –
SECRETARY CLINTON: I don’t know. I’m looking at this audience. There’s a – (laughter) – a few people I think that might. (Laughter.)
QUESTION: Thanks, Richard. Barbara Slavin, an independent journalist. Madam Secretary, it’s a pleasure and I appreciate the responsibility on my shoulders. I have two very quick ones.
MR. HAASS: (Off mike.)
QUESTION: Very easy ones.
SECRETARY CLINTON: Go ahead.
QUESTION: Is it the role of the United States to support the Green Movement, the opposition in Iran? And if so, how should we be doing that?
And secondly, you’ve hardly mentioned North Korea. Is U.S. policy now just to let North Korea stew in its own juices until the next Kim takes over? Thank you.
SECRETARY CLINTON: Well, with respect to the first question, it is definitely our policy to support freedom and human rights inside Iran, and we have done so by speaking out. We have done so by trying to equip Iranians with the tools, particularly the technology tools that they need, to be able to communicate with each other to make their views known. We have strongly condemned the actions of the Iranian Government and continue to do so.
I don’t think there’s any doubt that Iran is morphing into a military dictatorship with a sort of religious, ideological veneer. It is becoming the province of the Iranian Revolutionary Guard and in concert with some of the clerical and political leadership. And I don’t think that’s what the Iranian Revolution for a Republic of Iran, an Islamic Republic of Iran was ever meant to become.
So I know there’s a great deal of ferment and activities inside Iran that we do try to support. At the same time, we don’t want to either endanger or undermine those very same people so that it becomes, once again, the U.S. doing something instead of the U.S. being supportive of what indigenous efforts are taking place.
We know that Iran is under tremendous pressure. Early returns from implementation of the sanctions are that they’re feeling the economic effects. We would hope that that would lead them to reconsider their positions, not only with respect to nuclear weapons, but, frankly, the export of terrorism. And it’s not only in the obvious places with Hezbollah and Hamas, but in trying to destabilize many countries in the region and beyond, where they have provided support and funding for terrorist activities as far away as Argentina.
So I think there is a very, very sad confluence of events occurring inside Iran that I think eventually – but I can’t put a time frame on it – the Iranian people themselves will respond to. And we want to be helpful, but we don’t want to get in the way of it. So that’s the balance that we try to strike.
Now, with respect to North Korea, we are continuing to send a very clear message to North Korea about what we expect and what the Six-Party process could offer if they are willing to return and discuss seriously denuclearization that is irreversible. We are in intense discussions about this with all the other Six-Party members and we’re watching the leadership process and don’t have any idea yet how it’s going to turn out. But the most important issue for us is trying to get our Six-Party friends, led by China, to work with us to try to convince whosever in leadership in North Korea that their future would be far better served by denuclearizing. And that remains our goal.
MR. HAASS: As always, thank you so much for coming here, first of all, but also giving such a thorough and complete and serious and comprehensive talk about American foreign policy. And I know I speak for everyone that we wish you Godspeed and more in your work next week and beyond. Thank you so much.
SECRETARY CLINTON: Thanks, Richard.
(Applause.)

No comments:

Post a Comment