Pages

Sunday, September 26, 2010

Mỹ và Asean siết chặt quan hệ trước tham vọng bá quyền của Bắc Kinh

Tổng thống Hoa Kỳ chụp ảnh chung với các lãnh đạo ASEAN (từ trái qua phải) Chủ tịch Lào, Chủ tịch Việt Nam, Tổng thống Mỹ, Tổng thống Philippines, Thủ tướng Malaysian (New York, 24/09/2010)Tổng thống Hoa Kỳ chụp ảnh chung với các lãnh đạo ASEAN (từ trái qua phải) Chủ tịch Lào, Chủ tịch Việt Nam, Tổng thống Mỹ, Tổng thống Philippines, Thủ tướng Malaysian (New York, 24/09/2010)  REUTERS/Jason Reed  Tú Anh
Trong cuộc họp thượng đỉnh Washington-Asean lần hai vào ngày hôm qua tại NewYork, tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo ĐôngNam Á tìm cách củng cố mối quan hệ trên mọi lãnh vực từ chính trị, kinh tế đến an ninh. Tổng thống Barack Obama khẳng định quyết tâm của Mỹ đóng vai trò then chốt tại châu Á, trong lúc ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Việt Nam kiêm chủ tịch luân lưu Asean, tuyên bố hai bên sẽ tăng cường hợp tác bảo vệ hòa bình trong khu vực. Những lời cam kết trên đây được đưa ra vào lúc Bắc Kinh công khai làm mưa làm gió tại biển Đông.
Theo AFP, mở đầu hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean lần hai tại New York, Tổng thống Barack Obama long trọng tuyên bố với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á : « với tư cách là Tổng thống, tôi tuyên bố một cách rõ ràng là Hoa Kỳ có ý định đóng vai trò quan trọng tại châu Á. Hoa kỳ đã tăng cường các liên minh cũ, đẩy mạnh quan hệ với đối tác mới … như với Trung Quốc, và một lần nữa chúng tôi tham dự vào quan hệ với các tổ chức cấp vùng, trong đó có Asean ».
Tổng thống Mỹ giải thích là Asean với 10 nước thành viên, gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Brunei, Miến Điện, Cam-bốt và Lào « đang giữ một vai trò quyết định trong khu vực và có thể trở thành một thế lực tích cực trong việc điều hành các vấn đề trên thế giới ».
Đáp lại thông điệp của Tổng thống Obama, chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết tuyên bố : « Asean rất mong muốn nâng quan hệ với Mỹ lên một tầm cao mới để duy trì hòa bình ổn định, và phát triển trong khu vực ».
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Asean lần hai là bước chuẩn bị cho chuyến công du châu Á của tổng thống Obama vào đầu tháng 11 qua 4 nước Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia, là nơi ông sinh sống lúc thiếu thời.
Trong hồ sơ thương mại, hai bên đồng ý cùng thúc đẩy phát huy buôn bán hai chiều, hiện lên đến 84 tỷ đôla trong sáu tháng đầu năm nay, tăng 28% so với cùng thời kỳ năm ngoái.
Trong lãnh vực chính trị, Tổng thống Mỹ một lần nữa kêu gọi Miến Điện trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và thật tâm dân chủ hóa chế độ.
Ngoài chủ đề thương mại, đầu tư, hội nghị còn tập trung vào tình hình an ninh cấp vùng. Đây là một vấn đề nóng bỏng do sức mạnh đang lên của Trung Quốc và tham vọng bá quyền của ban lãnh đạo Bắc Kinh.
Bốn ngày trước khi hội nghị khai mạc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng trước với lời lẽ cảnh cáo chống lại điều mà Bắc Kinh gọi là « mọi tuyên bố can thiệp vào chủ quyền không thể tranh cãi được của Trung Quốc » tại biển Đông.
Lập trường nước lớn của Trung Quốc cũng đã được Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề cập đến trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ hôm thứ năm, bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên , dù không gọi đích danh Trung Quốc, nhưng bản thông cáo chung của thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean công bố hôm qua thứ sáu 24 tháng 9 năm 2010 « khẳng định tầm quan trọng của nền hòa bình và ổn định trong khu vực, của an ninh hàng hải, của quyền tự do giao thông trên biển theo quy định của luật quốc tế » và kêu gọi « giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ôn hòa ».
Thái độ dấn thân của Mỹ còn được biểu lộ qua lời hứa của tổng thống Obama là ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào năm tới tại Jakarta, thúc đẩy chiến lược phát huy ảnh hưởng trong khu vực, một chính sách vốn bị các chính quyền tiền nhiệm xem nhẹ.
Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc tiếp tục gây sức ép ngoại giao với Nhật Bản, buộc Tokyo phải xin lỗi và bồi thường, sau vụ bắt một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc gần đảo Điếu Ngư /Senkaku.
Căng thẳng về địa lý chính trị đi đôi với thái độ khăng khăng của Bắc Kinh về chính sách kềm giá đồng nhân dân tệ để cạnh tranh bất chính với hàng hóa Tây phương.
Xung khắc Mỹ Trung có nguy cơ trầm trọng thêm trong bối cảnh quốc hội Mỹ chuẩn bị biểu quyết các biện pháp trả đũa Bắc Kinh.
Theo giới phân tích, tuy là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An và biểu lộ quyết tâm làm đại cường, nhưng ban lãnh đạo Bắc Kinh dường như không quan tâm đến quyền lợi của các nước láng giềng và quyền lợi chung của cộng đồng thế giới.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20100925-my-va-asean-siet-chat-quan-he-truoc-tham-vong-ba-quyen-cua-bac-kinh

No comments:

Post a Comment