Pages

Wednesday, September 29, 2010

Bà mẹ nuôi chiến sĩ đi đòi quyền sống.

Bà Gióng rút tờ giấy dấu cất trong quần ra đọc: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc. Không cầm được nổi oan ức. Bà liệng mạnh tờ giấy xuống dòng sông. Rồi đứng dậy nhìn trời đất bao la. Tự nhiên bà hát đi nhại lại câu: “Không có gì quý hơn cướp đất tự do”.


Lê Hải Lăng – Chiếc xe ì ạch chạy vào khu chợ huyện. Con đường tráng nhựa chỗ cao chỗ thấp gập ghềnh. Bà Gióng nhoài đầu ra ngoài đếm từng bụi cây, ngôi nhà, rồi cất tiếng:

- Bác tài ơi cho tui xuống!

Bà vội nhét miếng giấy nhỏ vào tay người hành khách bên cạnh rồi dặn:

- Chị Huột giữ lấy địa chỉ tui để tìm nhau ghé thăm .Ít ra cũng nhớ mãi bao ngày ăn nằm ở dề trên đó.

- Thôi chị dìa đi. Chúc chị đòi lại được vườn rau bụi chuối của mình. Mà nhớ cẩn thận.

Hai người đồng cảnh ngộ cầm tay nhau xiết chặt rồi từ giả không ai nói cho ai một lời nào nữa. Tới ngả ba đường vào hương lộ, xe ngừng hẳn. Bà Gióng bước xuống, lửng thửng cuốc bộ về nhà. Trước lối vào ngỏ xóm, bà bắt gặp lại những khuôn mặt quen thuộc. Có người vội vàng chạy tới níu tay, lủ con nít thì vá cổ đòi kẹo, tưởng chừng gặp kẻ đi ở đợ từ tỉnh về. Bà Gióng nghẹn ngào không biết ăn nói làm sao với bà con lối xóm. Khi ra đi hăng hái tiềm tàng chút hy vọng. Lúc về chỉ mang thêm nổi xót xa nghiệt ngã.

Ông Tư Cau ở trong cái chòi tranh gần đó,hối hả chạy sấn tới. Ông mặc cái quần xà lỏn thủng đít, để lộ hai ống chân khẳng khiu khô khan. Ông vổ vai bà Gióng:

- Ở trển ra sao? Tui không nghe đài đọt nhà nước đả động tới, tưởng là bà con bị xúc vô núi nằm ấp dài hạn như cái gọi “nguỵ quân nguỵ quyền” đưa đi lên rừng thiêng nước đục an dưởng suốt mùa lệ thủy.

- Ôi chao! Đừng nhắc tới đài với báo đời. Họ về hùa với cái đảng có tiền rừng bạc tham nhũng trong tay.

- Khi chị đòi đi tôi đã đoán trước rồi. Họ ăn cắp dây chuyền, điạ phương trung ương chia chác nhau, đi kiện cái đảng tham ô chỉ rước thêm tai họa.

Bà Gióng kêu lên hai tiếng “chèng đéc ơi” rồi kể vanh vách về chuyện dân oan khiếu kiện các nơi đổ về, ông già, bà già, thanh niên nam nử đủ hạng. Có người không có tiền mua băng vải làm biểu ngữ, họ viết chữ lên thân thể, áo quần. Tội nghiệp số người cố gắng lọt vô hàng rào chìm nổi công an để phát đồ ăn để rồi bị bắt. Dân oan dầm mưa dãi nắng chẳng có bộ mặt quốc hội quốc heo nào bén mảng, lại còn cửa đóng then gài không cho dân có chổ đi ị nữa chứ…

Ông Tư Cau ngắt lời:

- Tới đường cùng rồi chị còn đi nữa không?
- Nầy nhá! Thân xác tui còn miếng đất dư trời dành cho đàn bà. Dù có đảng viên nào cướp đi để đục lỗ trồng cây tui cũng cam đành trả cho xong kiếp trâu ngựa chó má xã hội chủ nghĩa.

Hai người mải mê nói chuyện. Trời chợt đổ mưa ướt áo lúc nào không hay.Tiếng gíó lào xào qua các ngọn cây lá cỏ. Một vài chiếc ô tô bóp còi ngoài lộ cái. Rải rác đây đó năm bảy người trong xã gánh gồng hối hả tiến về nhà. Hầu như mặt ai cũng ra chiều tư lự. Bà Gióng nhìn qua cảnh vật lòng gợi buồn khôn tả. Bà nói với ông Tư Cau:

- Thôi tui xin phép dìa thôi, có xe chó săn chạy loanh quanh bắt gặp thì anh lại liên lụy.

- Chị dính vô với tập đoàn bài ba lá, chị lảnh đủ đó. Về mà sửa soạn mai bị kêu đi làm việc không chừng.

Bà Gióng về tới nhà. Nhìn lên tấm ảnh lộng kiếng, bà vội vàng đóng cửa đi tìm giấc ngủ trong nổi cô độc bủa vây. Nằm xuống giường, giận qúa bà hát: “Như có bác Hồ trong ngày vui cướp đất”.

Hai hôm sau bà Gióng nhận được giấy mời đúng như ông Tư Cau dự đoán. Tới Ủy ban, cầm tờ giấy trong tay đứng chờ gọi tên cả buổi. Bà Gióng mom mem dáo dác nhìn những bộ mắt hằm hằm như cọp beo muốn ăn tươi nuốt sống đám nai tơ. Bà sực nhớ lại chuyện cũ. Sau khi Mặt trận giải phóng miền Nam do Hà nội dựng lên, vợ chồng bà cũng giống như môt số người nhẹ dạ nghe lời dụ dỗ tuyên truyền. Bà đi vào bưng, để lại sau lưng ruộng vườn bát ngát, nhà cao cửa rộng cho anh em ở. Để ra ngòai tai lời ru ngọt ngào tình tự quê hương của thôn xóm yên lành.Bỏ lại tự do ăn, tự do nói. Bà bỏ hết hạnh phúc, chỉ vì nghe mà không thấy chân và giả tà thuyết cọng sản. Hôm nay ngồi đây. Bà bắt gặp lại những cặp mắt cú vọ rừng rú, có điều là có phân “đế quốc phản động” cho nên trông phương phi vạm vỡ ra cả. Bà cũng xa xót nực cười cho mình, vì mình đi đòi lại cái mình có trong thời Chính phủ Cộng Hoà. Bà biết hối hận thì chuổi ngày đau khổ đã trải lên ngập đầu. Có điều an ủi là khối kẻ trí thức khoa bảng bị lầm mới bị thiên hạ coi như súc vật, cái lủ ngưu mã tìm nhau. Đang nghĩ mông lung, bổng bà nghe gọi tên.

- Nguyễn thị Gióng! Nguyễn thị Gióng!

- Dạ có tui đây !

Bà Gióng lặng lẻ bước theo hướng tay chỉ của người cán bộ. Bà thoáng nhìn lên tường. Lá cờ đỏ sao vàng nằm chềnh ềnh trước mặt, ở dưới là cái băng vải với hàng chữ: Độc lập Tự do Hạnh phúc. Rồi bà nhìn chằm chằm vào mặt cán bộ. Hắn xoa xoa các ngón tay, đằng hắng một cái,  đoạn trề môi:

- Đưa giấy kêu bà tới đây để làm việc gì biết không?

- Dạ thưa chắc là giải quyết đất đai nhà cửa cho tui.

- Dẹp chuyện đấy đi! Tôi muốn làm việc với bà chuyện đi thành phố Hồ chí Minh gây rối trật tự an ninh,chống phá nhà nước .

Bà Gióng thản nhiên phân bày phải trái:

- Tui đi kiện địa phương không nơi nào giải quyết, mấy chục năm trôi qua buộc lòng tui phải tới nơi cao hơn để đòi lại tài sản bị cướp cạn.

- Theo lý lịch, bà là gia đình có công với “cách mạng”. Giờ đây bà phản. Thật là đáng tội đưa ra tòa án nhân dân xét xử.

- Tui đã mất một phần ba đời người nghe lời các ông nói, mất thêm nửa đời người để thấy việc các ông làm. Đảng các ông lập ra rồi lừa bịp MTGPMN, tui bị tập đoàn này phỉnh gạt giờ mới ra thế này.

Người cán bộ nghiểm nhiên cầm điếu thuốc lên môi châm lưả hút. Hắn phà một hơi khói trắng, đoạn nghiến hai hàm răng:

- Thế là bà làm tay sai thế lực thù nghịch.

- Đừng có vu khống. Các ông lấy đất,chiếm nhà. Các ông dồn tui vô chân tường, sống lầm than đói rách. Các ông làm áp phe lớn,nhỏ với Mỹ, Tây, Nga, Tàu và đồng minh của họ. Tui không có ba đầu sáu tay tới các toà đại sứ xin xỏ quyền lợi như các ông.

- Câm mồm. Bà phản động thấy rõ. Tôi có bằng chứng là bà nhận tiền, thực phẩm của các tên Sư và bọn thù địch. Nhưng thôi để cho bà khai để tôi lập biên bản.

- Cán bộ lầm rồi. Đảng, nhà nước kêu gọi Việt Kiều gửi tiền giúp cho đảng giàu có thì gọi là “Khúc ruột ngàn dặm”. Dân chúng trong ngoài chia xẻ miếng bánh mì cho dân oan rách nát thì chụp mũ “phản động”.

- Nảy giờ tôi mãi mê ghi chú văn kiện. Bà bị xúi dục mà tố kiện sai sự thật. Nhưng thôi, theo như lời khai của một số người địa phương mình đi khiếu kiện là bị xúi. Tôi chiếu theo lệnh trên tha tội cho bà. Bà chỉ việc ký vào biên bản để cơ quan điều tra phần tử xách động. Đồng thời ai ký nhận tội bị lôi kéo nay mai sẽ được đền bù thỏa đáng.

Bà Gióng im lặng. Bà chạnh nhớ tới những ngày cắm dùi căng bạt lều lê lết ở Sài Gòn, trên búa dưới đe phần thì công an chìm dổ ngọt, không được thì hăm dọa. Hình ảnh vị Sư già dù bị quản thúc, nhưng cũng lợi dụng sơ hở mà đến chia xẻ khổ đau. Không như Sư nhà nước tạo ra, đảng gỏ mõ thì sư tụng kinh năng khăn sửa túi. Bà nhớ lại tháng ngày ở trên thành phố. Bao nhiêu đứa bé vất vưỡng đi ăn xin trước các khách sạn năm sao, cán bộ vào ra tấp nập. Bao nhiêu kẻ mất tay cụt chân lê lết la cà trước tửu lầu mà đảng viên chén chị chén anh cười sặc suạ. Cũng như tại cái vùng đất quê này, khối đứa trẻ thơ đi ăn mày trong lòng quê hương để quan chức gia đình đảng tha hồ múa may đuà giỡn với bạc tiền. Đang suy nghĩ mông lung, bà Gióng giật mình do tiếng đập bàn từ tay người cán bộ:

- Bà suy nghĩ kỷ chưa? Đảng ta là “đỉnh cao trí tuệ loài người”. Lảnh đạo sáng suốt. Nhà nước ta quản lý từ Trung ương xuống hạ tầng cơ sở ngăn nắp. Nhân dân làm chủ trong “Xã hội chủ nghĩa” đang đà tiến nhanh tiến mạnh.

- Thế nào là Nhân dân làm chủ, trong lúc đảng viên tịch thu tài sản nhân dân trắng trợn. Dân kêu oan thì đảng bắt bỏ tù.

- Tôi có bắt bà bỏ tù đâu nào. Tôi có đủ bằng chứng bà bị bọn phản động xúi quẩy. Bà ký vào giấy này mọi việc sẽ được êm thắm. Công an ta sẽ bắt tụi thù nghịch, nhất là các tên Sư kia mà.

Bà Gióng đứng phách dậy. Như người đi bắt ghen chống nạnh hai tay. Bà mạnh dạn to tiếng:

- Gia đình tui tan nát vì lở nghe hai tiếng mỹ miều “Cách mạng”. Cán bộ giết tui đi. Nhất định tui không ký tên vu oan cho ai hết. Phần nhà Sư đứng về phía quần chúng đau khổ chia xẻ miếng ăn cho dân oan đở đói. Còn chuyện tham vọng chính trị thì đã có đoàn sư quốc doanh rồi. Đảng muốn quy tội “bố thí dân nghèo” là quyền của đảng các ông. Công hay tội của các nhà tu hành chân chính kia để lịch sử phán xét.

Người cán bộ không dằn được cơn giận. Hắn nắm tay dơ cao lên, miệng quát tháo:

- Lô gíc, phản biện, tôn giáo ư, đồ không tưởng, tư duy đế quốc đọng lại. Muốn nhận đền bù đất đai thì ký vào đấy! nghe rõ không?  Tôi cho bà về, mang giấy này về nhà suy nghĩ lại ký xong đem nộp.

Đi ra khỏi Uỷ ban. Bà Gióng cảm thấy đã uất ức càng uất ức thêm. Trong đầu óc tự nhiên vờn vẫn câu hát quen quen ngày nào “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Rõ thật một ngày đại thắng, nhân dân đã ôm khổ đau trong ba mươi mấy năm. Bà tự nhủ thầm trong lòng: “Chính mình ngu muội. Khi không góp tay đón đưa khỉ vượn từ rừng vô thành phố, đồng quê để chúng quậy phá tan tác cái gia tài mẹ Việt Nam mà tổ tiên đã tốn bao nhiêu máu xương dựng nên”.

Bà Gióng tiếp tục cúi đầu rảo bước trên con đường đầy bùn và sỏi đá. Bên kia đầu sông, năm bảy căn nhà lụp xụp nằm im lìm dưới rặng tre khô lá.Vài ba đứa trẻ lúc nhúc dưới đám cỏ hoang đuổi bắt nhái. Đi tới bờ sông. Bà Gióng nhìn xuống dòng nước đục ngầu ô nhiểm. Một vài con cá búng nước nhảy lên xuống. Con trâu nhà ai thong thả đứng gặm đám cỏ vàng khô. Bà Gióng sực nhớ tới những căn nhà lầu của cán bộ ở Sài Gòn, ở tỉnh nầy, huyện nầy, xã nầy. Những đoạn đường tráng nhựa nơi thôn quê dẫn vào nhà con cháu cán bộ. Bà Gióng đang đứng trên vực thẳm, dòng sông trong lòng quê hương. Bà ao ước, khát khao một ngày nào đó không xa, được tự do nói, tự do ca hát, được gọi lại hai tiếng cái tên thành phố thân yêu:SÀI GÒN. Bà biết chắc chắn một điều là người Việt nam, “bác” chỉ nằm mơ Xít-ta-lin. Con nít mới đẻ đã học nằm mơ thấy “bác”. Cái chân lý “Xạo Hết Chổ Nói” không bao giờ thay đổi.

Bà Gióng rút tờ giấy dấu cất trong quần ra đọc: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc

Không cầm được nổi oan ức. Bà liệng mạnh tờ giấy xuống dòng sông. Rồi đứng dậy nhìn trời đất bao la.

Tự nhiên bà hát đi nhại lại câu: “Không có gì quý hơn cướp đất tự do”.

Lê Hải Lăng
(Trích ra từ Vietnamexodus)

No comments:

Post a Comment