Mẹ Nấm |
http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201009/Nhat-tiep-tuc-giam-thuyen-truong-Trung-ngung-trao-doi-cap-cao-936547/
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm qua (19/9) đưa tin, Trung Quốc đã ngừng trao đổi cấp cao với Nhật Bản xung quanh việc Tokyo quyết định gia hạn giam giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc sau vụ va chạm gần quần đảo tranh chấp.
CCTV cho biết, việc Nhật Bản đưa ra quyết định từ chối thả thuyền trưởng tàu cá “đã gây tổn hại nghiêm trọng đến trao đổi song phương Trung - Nhật”. CCTV nhấn mạnh, Bắc Kinh đã ngừng trao đổi cấp bộ và cấp tỉnh, ngừng đàm phán về vấn đề hàng không và hoãn cuộc họp để thảo luận về than đá với Tokyo.
Bất đồng giữa Tokyo và Bắc Kinh xảy ra sau khi Nhật Bản đã bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc do tàu của người này đã va chạm với hai tàu tuần tra của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản ngày 7/9 ở gần quần đảo tranh chấp giữa hai bên thuộc biển Hoa Đông. Theo giới phân tích, việc bắt và sau đó là giam giữ thuyền trưởng đã làm bùng lên ngọn lửa chống Nhật Bản tại Trung Quốc.
** Gặp những người thân tàn ma dại trở về từ Hoàng Sa
Cuộc sống của hàng nghìn con người nơi các làng chài suốt mấy trăm năm bám biển Hoàng Sa giờ đây đang lâm vào cảnh khốn cùng bởi thiên tai bão tố và sự cướp bóc, bắt giữ đòi tiền chuộc của ngoại bang trong những năm gần đây …
Lần trở về trong tay trắng của 23 ngư dân không phải bị bão tố dập vùi mà bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu, cướp sạch tài sản!
Câu chuyện kể trong nước mắt của các thuyền viên vừa trở về với bao nổi niềm uất ức trong những ngày giam cầm, bỏ đói nơi đảo Hoàng Sa. “Nếu nói ngư dân Việt Nam xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc bị bắt giữ thì hoàn toàn vô lý. Bởi chúng tôi đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam do Trung Quốc chiếm đóng thì không thể nói là xâm phạm lãnh hải được. Còn nếu cho rằng chúng tôi xâm phạm lãnh hải thì phải bị xử lý theo qui định của luật pháp. Chứ không thể cứ bắt giữ, cướp tài sản, đánh đập, bỏ đói rồi thả về trên những chiếc tàu không thông tin liên lạc như vậy được”, ông Tiêu Viết Là nói trong uất ức.
Việt Nam đã và đang tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay, không điều kiện 12 ngư dân và 2 tàu cá Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt khi đang hoạt động đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Thông tin được người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Dũng cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ tại Hà Nội hôm qua, 9/7.
“Phía Trung Quốc đã ghi nhận yêu cầu của phía Việt Nam và sự việc đang được giải quyết thông qua con đường ngoại giao”, người phát ngôn cho hay.
Tướng Phùng Quang Thanh phát biểu :
Quan hệ với Trung Quốc hiện nay có thể nói là rất tốt, trên tinh thần đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện, trên tinh thần 16 chữ và 4 tốt. Chúng ta là láng giềng hữu nghị, là đồng chí, anh em.
Bây giờ gay gắt nhất là vấn đề trên Biển Đông thôi. Hai bên còn có những tranh chấp, đều cam kết là giữ ổn định, không để vì tranh chấp đó ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, làm mất ổn định. Chúng ta phải đàm phán hòa bình theo tinh thần dễ trước, khó sau. Những cái khó trước đây như biên giới trên bộ, vấn đề Vịnh Bắc Bộ chúng ta cũng đã giải quyết được bằng đàm phán hòa bình mà hai bên cùng có lợi, bây giờ trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, phát triển kinh tế rất tốt.
Vấn đề Biển Đông cũng cần đàm phán hòa bình để từng bước giải quyết, và phải hết sức kiềm chế, không để các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng, kích động để chia rẽ quan hệ hai nước Việt - Trung, không để chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước ta với quần chúng nhân dân. Điều đó rất quan trọng.
Ngọn lửa chống Nhật Bản tại Trung Quốc được thắp lên để đòi tự do cho Thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng, còn ngọn lửa nhiệt huyết vì Hoàng Sa - Trường Sa ở Việt Nam đã bị dập tắt bằng nhiều cách từ cuối năm 2007.
Không so sánh hành động và phát ngôn của hai nhà nước Trung Quốc và Việt Nam - bởi quá khập khiễng.
Chỉ nhìn lại sự việc để thấy rằng, quần đảo tranh chấp Senkaku, mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông có giá trị khơi gợi sức mạnh tinh thần dân tộc hơn Hoàng Sa - Trường Sa, và mới đây là Tri Tôn rất nhiều.
Nhắc đến Điếu Ngư, người Trung Hoa sôi sục khí thế.
Nhắc đến Hoàng Sa - Trường Sa - Tri Tôn, người Việt lắm nỗi ngậm ngùi, kiểu ngậm đắng nuốt cay.
Vì đâu nên nỗi?
No comments:
Post a Comment