Pages

Wednesday, September 8, 2010

Cộng sản, Karl Max và Darwin

Karl Marx (1818-1883

 Chu Tất Tiến  
Trong cuộc điện đàm giữa người viết và nhà văn Trần Mạnh Hảo ở Sài Gòn,vào trung tuần tháng 8 năm 2010, ông cho biết người Cộng Sản vì  theo chủ nghĩa Karl Max, một chủ nghĩa “duy Ác”, không phải “duy Tâm”, cũng không phải “duy Vật”, nên đã làm cho đất nước chúng ta lâm vào cảnh điêu tàn. Với một nhà nước lại chính là kẻ bán đứng đất nước cho ngoại bang, Việt Nam đang ở trong một hoàn cảnh vô cùng bi thảm với một nền giáo dục nô lệ, bằng cấp giả tràn lan, đến một định chế xã hội chạy đua theo tiền bạc, để mặc cho môi trường và môi sinh bị phá huỷ, gây tác hại cho nhiều thế hệ sau này. Với sự phân tích của một người trí thức, nhà văn Trần Mạnh Hảo xác định là chủ nghĩa Các Mác được đặt trên nền tảng của lý thuyết Darwin, một nhà nghiên cứu chủ trương cái Ác luôn thống trị trong mọi sự việc, mà không nhìn thấy cái Thiện trong thiên nhiên. Darwin chỉ thấy những sự cạnh tranh giữa các chủng loại và cho rằng cả con người, thực vât và mọi động vật đều theo nguyên tắc “cạnh tranh để sinh tồn”. Từ nguyên tắc đó, mà Karl Max đã đặt ra lý thuyết cổ võ cho bạo lực cách mạng. Karl Max lý luận rằng phải có một sự lật đổ toàn diện các mô hình xã hội hiện tại để lập nên một mô hình mới, theo đúng định luật tiến hoá của Darwin: cái gì cũ không hợp thời thì phải bị đào thải để cho cái mới tiến bộ hơn thay thế.
Nhà văn Trần Mạnh Hảo đã nêu lên được sự tương quan giữa những sai lầm của Darwin và sai lầm của Karl Max. Từ đó, suy ra, người Cộng Sản đã sai lầm từ căn bản, nếu không muốn nói là cố tình bảo vệ sự sai lầm của mình hầu bảo vệ những đặc quyền đặc lợi cá nhân cho người Cộng Sản sau khi đã thành công trong việc đảo lộn trật tự thế giới.
Thật thế, Darwin đã sai lầm rất lớn khi cho rằng sự cạnh tranh để giành quyền chủ động trong cuộc sống là căn gốc của mọi tiến bộ của sinh vật, động vật, và ngay cả thực vật.
Dựa vào ý tưởng của nhà văn Trần Mạnh Hảo, trong bài này, người viết lại nhắc lại những sai sót kinh khủng của Darwin. Thực tế cho thấy, kể từ năm 1859, khi Charles Darwin xuất bản cuốn “On The Origin of Species”(Về Nguồn gốc  các chủng loại), các cuộc tranh luận về nội dung cuốn sách đã liên tục tiếp diễn bởi các nhà khoa học, lý luận, thần học, và lôi kéo thêm rất nhiều người tranh cãi ngoài dòng khoa học chính thức. Tuy nhiên, vì không có cơ hội đọc tất cả các tài liệu liên hệ hoặc tham dự đầy đủ các cuộc thảo luận, nhiều người đã hiểu vấn đề một cách nông cạn. Dần dần, theo thời gian, những tư tưởng lệch lạc xuất hiện, làm biến dạng vấn đề một cách kỳ quặc. Nhiều người bênh vực thuyết Tiến Hóa đã cực lực cho rằng: “Thiên Chúa giáo chống đối khoa học, phủ nhận các thành quả khoa học, trong khi cố bám víu lấy những tư tưởng lỗi thời của Thuyết Sáng Tạo”. Gần đây, họ lại cho rằng Đức Giáo Hoàng đã công nhận Thuyết Tiến Hóa rồi, nên những ai chống lại Thuyết này đều là những kẻ ngu muội. Ngược lại, nhiều tư tưởng bênh vực Thuyết Sáng Tạo lại cho rằng Darwin là một kẻ vô thần, chống Thiên Chúa, bầy đặt chuyện những lý thuyết không tưởng.
Thực tế, vấn đề không đơn giản như thế. Darwin, sau khi đã thu thập mẫu vật hơn hai chục năm, vẫn không thể trả lời được rất nhiều câu hỏi khoa học. Tuy nhiên, đa phần lý luận của ông về sự tiến hóa đã được khoa học kiểm chứng. Nếu bỏ qua những khoảng trống trong lý luận của ông, Thuyết Tiến Hóa vẫn là một lý thuyết về con người và vũ trụ quan trọng nhất trong hai thế kỷ hiện tại.
A- Darwin không phải là người đầu tiên phát minh ra thuyết Tiến Hóa.

Charles Darwin (1809-1882). Ảnh tư liệu từ Google
Ông đã dựa theo nhiều nhà khám phá trước như Paley , Lyell, và Malthus. Trong cuốn Darwin’s Metaphor, Chương III (Tài liệu giáo khoa của Cal State Fullerton, môn Khoa Học Tự Nhiên) Robert Young viết: “Đó là khi ông đọc Malthus vào năm 1838, ông đã bị xúc động bởi sự giải thích về thiên nhiên của Malthus vàø điều này đã làm củng cố thêm những gì ông đã thu thập được từ Lyell (người cũng dùng Malthus để giải thích những vấn nạn về sinh thái học và sự tuyệt chủng) và từ sự nghiên cứu về những súc vật đã được thuần hóa. Vì vậy, Paley và Malthus đã ảnh hưởng trên Darwin rất nhiều phương diện. Paley nhấn mạnh về sự hội nhập hoàn toàn; Malthus về sự mâu thuẫn. Ở một mức độ nào đó, một cách phản đề, Darwin đã tổng hợp chúng lại.” Ngoài ra, ông còn ảnh hưởng sâu xa bởi Lamarck, nguời đã chủ trương rằng những đặc tính tiến hóa trong các cơ phận có thể di truyền được, chưa kể đến một năm trước khi cuốn “On The Origin of Species”, ông đã cùng với Alfred Wallace trình bầy chung với nhau về sự Chọn Lựa Tự Nhiên ở Luân Đôn. (Origin of species. British Musem. Cambridge University Press. 1981).
Cuốn “On the origin of Species”, tập hợp những lý thuyết quan trọng nhất của Darwin, gồm có các chương: Sự biến đổi duới việc thuần hóa, Chiến đấu để sinh tồn, Chọn lựa Tự Nhiên, Luật Biến đổi và sự liên hệ phát triển, Những khó khăn trong vấn đề chuyển hóa, Bản năng hoặc quyền lực tinh thần của súc vật, Sự lai giống, sự bất toàn của các ghi chép về Địa chất, tính chất kế thừa của các cơ phận, sự phân phối địa chất trong không gian, sự sắp hạng hay sự kết giao (hôn phối) hỗ tương…
Từ các chương này, thuyết Tiến Hóa cho rằng: Không có bàn tay Thượng Đế trong việc tạo ra vũ trụ, nhất là việc tạo ra các chủng loại mới. Con người cũng như các sinh vật khác là những  sản phẩm của sự tiến hóa từ các chủng loại trước. Khỉ và Loài người có cùng một ông Tổ,  ông Tổ này cũng là sản phẩm của việc tiến hóa từ các đơn bào. Thiên nhiên (các động vật và thực vật) hiện hữu đều trải qua một sự chiến đấu với môi trường (đất, không khí, thời tiết…) và với đồng loại để sống còn. Trong các cuộc tranh thắng, động vật  nào mạnh hơn và biết thích hợp với môi trường hơn sẽ tồn tại (natural selection).
B. Vài mâu thuẫn nội tại trong thuyết Tiến hóa:
1-Thuyết Tiến Hóa chưa giải thích được toàn bộ cấu trúc của Thiên nhiên.
Ỏ đoạn chót của Lời Nói Đầu trong cuốn sách trên, Darwin viết: “Hơn nữa, Tôi đã được thuyết phục rằng Sự Lựa chọn Tự Nhiên là một phương tiện Chính yếu, nhưng không phải là phương tiện độc nhất của sự biến đổi!” Tác giả đã mở ngỏ câu nói này, không giải thích thêm, vì có lẽ ông cũng nhận thấy, ngoài những điều ông thu thập được, vẫn còn những bí ẫn mà tri thức ông không thể giải thích được.
Năm 1844, Darwin cho rằng, qua việc tồn tại của những gì thích hợp nhất trong khi chiến đấu để sinh tồn, sự chọn lựa tự nhiên (natural selection) đã có thể thay đổi một cách căn bản số lượng thăng bằng giữa những sinh vật và thực vật cạnh tranh với nhau. Nhưng ông lại không bao giờ có thể giải thích được sự phát triển của những trạng thái bất định (variability) trong thiên nhiên, những con vật biến thái khác nhau trong cùng một môi trường giống nhau. Ông chưa giải thích được sự biến đổi trong chốn hoang dã lại có thể làm cho những chủng loại lai giống tồn tại rất lâu. Ngoài ra, ông cũng không thể trả lời câu hỏi tại sao số lượng sinh trưởng trong thiên nhiên lại không thể nào sánh kịp số lượng vật nuôi trong nhà, là nơi mà súc vật không có sự chọn lựa, không có cạnh tranh để sinh tồn. Thường thì số động vật sống trong thiên nhiên thì sinh đẻ ít hơn những thú nuôi tại nhà, nhất là sau này, với phương pháp cho ăn uống đầy đủ, thú nuôi bởi con người sinh đẻ nhiều hơn. Gà nhà đẻ nhiều gấp bội gà rừng. Hơn nữa, ông cũng bế tắc với sự thay đổi rất khác biệt về môi trường hóa học và vật lý để tạo ra những giống loại mới. (S. Toulmin và J. Goodfield. The Discovery of Time. Đại Học Chicago Press, 1965). Ông còn gặp trở ngại với động cơ của sự thay đổi và sự thừa kế cũng như về bào thai học.
2-Không phải những sinh vật xuất hiện trước là cha đẻ của nhửng sinh vật sau:
Cũng trong cuốn “On the origin of species”, chương XIV, Darwin đã viết: “chúng ta không thể nhận biết được cha mẹ của một chủng loại ngay cả khi chúng ta nghiên cứu trong một khoảng cách thật gần, trừ ra khi chúng ta có thể  sở hữu được sợi giây liên kết trực tiếp giữa cha mẹ chúng và  chủng loại hiện tại, mà những mối liên kết này, chúng ta không hy vọng gì khám phá được bởi vì sự bất toàn của địa chất học.” Như vậy, cho dù có tìm được hàng trăm cái xương sọ khỉ có đặc tính như của loài người mà xuất hiện trước loài người hàng  ngàn năm, cũng chưa chắc con người là con cháu của khỉ. Hưống chi những cái sọ khỉ mà người ta đã kiếm được lại cách xa những cái sọ người hàng trăm ngàn năm cho đến cả triệu năm! Đâu có phải cứ tìm ra cái sọ khỉ có tuổi một triệu năm, rồi đến sọ người trăm ngàn năm rồi kết luận sọ khỉ là cha của sọ người! Đây là một lỗ hổng khủng khiếp mà Darwin không thể lấp đầy. Trăm ngàn năm đến triệu năm là khoảng cách thời gian mà trí óc con người không thể hình dung ra được, với khoảng cách đó, có biết bao nhiêu thay đổi, bao nhiêu giống vật biến mất, bao nhiêu giống vật sinh sản bất ngờ…
Tại sao chúng ta lại không thể giả thiết rằng “có nhiều hệ truyền giống song song với nhau nhưng không bao giờ gặp nhau, một hệ Khỉ kéo dài hàng triệu năm, một hệ Người chừng vài trăm ngàn năm, hai hệ này có một số  đặc tính tương tự nhưng không giao thoa với nhau và không phải là truyền nhân của nhau”?  Bằng chứng là cả vài chục ngàn năm nay, chưa có khám phá nào cho thấy những con khỉ có đột biến dần dần thành người như rụng bớt lông, như bập bẹ nói, như bỏ đặc tính leo trèo. Vài chục ngàn năm đối với vũ trụ thì như hạt cát, nhưng với sự tiến hóa của loài người thì là cả một con số thật lớn, vậy mà không thấy biến đổi gì. Ngoài ra, cũng còn có những hiện tượng giao cấu lộn giống giữa những sinh vật tương cận như ngựa và lừa thành la, do đó mà có sự hoài nghi rằng, giả dụ có những sinh vật nửa người nửa khỉ, thì cũng có thể là kết quả của một sự pha giống đột biến hiếm hoi trong một môi trường nào đó, một không – thời gian nào đó, mà không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được.
Năm 1968, trong một lần đi thăm phòng nghiên cứu của Cảnh Sát Texas, người viết đã được nhìn thấy một cái lọ đựng một bào thai trông giống hệt như bào thai người gần ngày sinh. Người phụ trách phòng nghiên cứu cho biết đó là bào thai của một con khỉ Hắc Tinh Tinh cái cao gần một mét, khi đang chập chững gần đường xe chạy, đã bị xe cán chết. Mổ bụng con khỉ ra, người ta thấy bào thai đó có những đặc điểm y hệt bào thai người, từ đầu đến chân tay, và không có lông. Những người nghiên cứu bào thai đó cho rằng đó là kết quả của sự giao hợp giữa người và khỉ. Sự đến gần đường xe chạy cũng có nghĩa là con khỉ kia từng có sự liên hệ với loài người đến thân mật, do đó, nó không ngán xe chạy mà đi lại thoải mái gần đường để bị xe cán chết. Giả dụ như con khỉ đó không bị cán chết, thì đã có một giống người-khỉ xuất hiện trên trái đất.
Theo truyện Tầu, đã từng có một vị quan bị triều đình tống ra rừng rậm. Ở đó, ông ta giao cấu với khỉ, cho đến khi ông được về quê, khỉ “vợ” ông chạy theo từng đàn, kêu khóc om xòm.
Trong thời gian dân Việt còn vượt biên nhiều, có một câu truyện về một phụ nữ bị lạc vào đảo hoang tại Indonesia. Ở đó, bà bị khỉ thay phiên hãm hiếp cho đến khi được cứu. Do đó, việc liên hệ giữa người và khỉ là chuyện có thể xẩy ra, nếu tìm thấy được những sọ nửa người nửa khỉ, thì không thể kết luận vội vã “Khỉ là thủy tổ của loài người.”
C. Một số luận điểm liên hệ:
1-Luật Tiến Hóa hay Lý Thuyết Tiến Hóa:
Trong văn học,Thuyết hay Lý Thuyết chỉ là một. Khi nói một cách trang trọng, người ta dùng chữ “Lý thuyết”, khi nói ngắn gọn, dùng chữ “Thuyết”. Không có sự phân biệt giữa hai chữ này.  Theo Tự điển Nguyễn văn Khôn, miền Nam xuất bản: Theory. n. Thuyết, lý thuyết, lý luận. Tự điển Anh Việt của Ủy Ban Khoa học Xã Hội, miền Bắc xuất bản:  Theory. dt. Thuyết, học thuyết, lý thuyết, lý luận, nguyên lý.
So sánh với thuyết Sáng Tạo, nhiều người cho rằng “hoàn toàn không có thuyết sáng tạo, mà chỉ có huyền thoại sáng, tạo-creation myth và mythology-thần thoại học.”
Tự điển Webster’s Ninth New Collegiate Dictionary: Creationism: Thuyết Sáng Tạo: một học thuyết hay một lý thuyết cho rằng vật chất, các thể khác nhau của đời sống, và trái đất đã được Thiên Chúa tạo ra từ chỗ không có gì. Năm 1973, tiểu bang Tennessee ban hành một đạo luật yêu cầu rằng sách học phải dậy Thuyết Tiến Hóa như là một lý thuyết, không phải một khoa học, trong khi lại bắt buộc phải gồm thuyết Sáng Tạo vào học trình sinh hóa. Năm 1981, tiểu bang Louisiana đã thông qua một luật bắt buộc các trường trung học phải “giảng dậy  công bằng với môn gọi là Khoa học Sáng tạo” (Phillip E. Johnson. Darwin on Trial. trang 3) Cùng năm đó, tiểu bang Arkansas cũng thông qua một đạo luật đòi hỏi các trường Trung hoc phải giảng dậy công bằng giữa “creation-science” và “evolution-science”. (Sách đã dẫn. Trang 112). Không những các nhà lập pháp đã gọi thuyết Sáng Tạo (creationism) mà còn trang trọng gọi là Khoa Học Sáng tạo nữa. Năm 1974 , Whitcomb và Morris đã phổ biến cuốn sách giáo khoa tựa là “Scientific Creationism” để dùng trong các trường học phổ thông. (Del Ratzch. The Battle of the Beginnings. 1996. tr.75)  Hầu hết các sách liên quan đến cuộc tranh luận, dù là từ phía những người chống đối thuyết Sáng Tạo, cũng vẫn dùng hai danh từ ngang nhau : “evoulutionist” và “creationist” trừ Khoa học gia họ Nguyễn cho thuyết Sáng Tạo là “huyền thoại”. Ngược lại, mới đây, năm 1997, Richard Milton đã cho xuất bản một cuốn sách có tựa đề là: “Đập vỡ huyền thoại về Thuyết Darwin” (Shattering the Myths of Darwinism). Richard Milton là một người viết báo khoa học và là một kỹ sư họa kiểu ở Luân Đôn. Ông cũng là thành viên của Mensa, xã hội “high-IQ”, viết cho tờ Mensa Magazine, ông đồng thời là thành viên của Hội Chuyên Gia Địa Chất trong hơn 20 năm. Richard Milton đã được mời lên thuyết trình trong các chương trình của BBC, NBC, và các đài truyền hình khác. Ông phê phán kịch liệt những lỗ hổng (gaping holes) của lý thuyết Darwin, vì với những khám phá mới, việc yếu tố di truyền thay đổi gây ra bởi sự Lựa chọn Tự nhiên rất giới hạn. Bằng những phương pháp định tuổi trái đất mới mẻ, các khoa học gia chứng minh rằng không có đủ thời gian để cho một đơn bào tiến hóa thành một cơ phận đa bào phức tạp. Ông cũng khám phá ra một yếu tố lúng túng (embarrassing fact) càng ngày càng  làm cho thuyết Darwin rất khó mà bỏ qua, đó là những mắt xích thiếu sót (missing links) trong mỗi hệ tiến hóa của những chủng loại. Cũng không có những chủng loại giao thoa nào được tìm thấy chứng minh rằng sự tiến hóa đã được tiến hành. Dựa trên những chứng cớ khoa học, Richard Milton đã khẳng định rằng lý thuyết tiến hóa đã trở thành một niềm tin hơn là một khoa học đầy đủ. (Sách đã dẫn. Trang bìa).
2-Về Thuyết Big Bang:
a-Tự điển Webster’s New World: “big-bang-theory.” Tạm dịch là: “một lý thuyết về vũ trụ học cho rằng sự dãn nỡ (bành trướng) của vũ trụ bắt đầu bằng một vụ nổ vĩ đại (big bang) vào khoảng 12 và 20 tỷ năm trước.”
Tiếng “Bang” là một chữ tượng thanh, người đầu tiên chế ra chữ này đã dùng một thanh âm như một tiếng nổ để diễn tả lý thuyết của mình. Tượng thanh là những chữ gợi ra âm thanh như “nổ đùng”, “lợn kêu eng éc”, “khóc òa”…Tiếng “bang” là âm thanh của một tiếng nổ, như trong bài hát “bang, bang, em bắn ngay tim  anh..bang bang…”
b-Cuốn Physical Geology ấn hành trong các năm 1987, 1990, 1993, soạn bởi Carla W. Montgomery được dùng làm tài liệu giáo khoa cho sinh viên môn Địa chất Học tại Đại Học Cal State Fullerton, trang 165: “Hiện nay, hầu hết các nhà thiên văn học chấp nhận một vụ nổ chấn động vĩ đại, hay “big-bang” như là nguyên thủy của vũ trụ hiện đại. Vào thời điểm đó, những số lượng khổng lồ của vật chất được tổng hợp và bắn tung ra một cách dữ dội băng qua một khối lượng lớn chưa từng có của không gian.”  Điều lưu ý trong đoạn sách giáo khoa này là chỉ nói đến “hầu hết các nhà thiên văn học” chứ không phải toàn bộ các khoa học gia về các môn khác như vật lý, hóa học, toán học.. và cũng không nói đây là Luật mà mọi người bắt buộc phải tin theo.
Kết luận: Thuyết Darwin cho đến ngày nay, vẫn chỉ là một Lý Thuyết còn thiếu sót rất nhiều về phương diện khoa học thực nghiệm.
Cộng Sản Việt Nam, cho đến hiện nay, cũng có thể nhận ra những sai lầm của họ,khi cho rằng Khỉ là Thủy tổ loài người, nhưng vì sợ nếu chấp nhận sai lầm thì phải bỏ lại tất cả đặc quyền đặc lợi mà họ đang được hưởng một cách vô tận, nên vẫn tiếp tục giả bộ tai điếc, mắt ngơ, trước nỗi đau của thiên hạ, và tung hô Các Mác cũng như Darwin cho đến họ sang bên kia thế giới. Họ đã lờ đi một câu nói quan trọng của ông tổ Các Mác: “Chỉ có những con vật mới không nhìn đến nỗi đau của đồng loại mà chỉ chăm chú ve vuốt bộ lông của mình.”
Bài do nhà văn Trần Mạnh Hảo gửi tới

1 comment:

  1. Cám ơn nhà thơ ,câu nói cuối cùng trong bài viết thật ý nghĩa .

    ReplyDelete