Pages

Tuesday, September 21, 2010

'Hồn nước ta, da nước lạ?

Phim Lý Công Uẩn - Ðường Tới Thăng Long

Tư Ngộ/Người Việt
HÀ NỘI (TH) - Ðúng ra, bộ phim này đã được trình chiếu trên hệ thống truyền hình của nhà nước rồi, có nhiều người hãnh diện, nở mày nở mặt rồi. Nhưng nhiều sự chỉ trích kịch liệt, diễu cợt động chạm tới nhiều chuyện “nhạy cảm” đã trì hoãn sự xuất hiện của bộ phim nhiều tập “Lý Công Uẩn - Ðường Tới Thăng Long.”
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/119486-VN_DuongToiTL-01-400.jpg
Thiền sư Vạn Hạnh (trái) và Lý Công Uẩn trong phim Ðường Tới Thăng Long quay ở Trung Quốc. (Hình: Trường Thành Media)

Trong số nhiều phim lấy đề tài vua Lý Thái Tổ dựng đế nghiệp và dời đô ra Thăng Long cách đây một ngàn năm làm chủ đề, bộ phim nói trên chuẩn bị quay từ tháng 10 năm 2009 nhưng mãi tới tháng 3, 2010 mới thấy được bật mí. Tốn kém, không thấy công bố con số chính xác, nhưng bổ lên đầu dân số tiền trên dưới 200 tỉ đồng, tức trên dưới $10 triệu đô la giữa những đả kích là một bộ phim “Hồn nước ta, da nước lạ.”
Khác với những phim khác quay ở trong nước cũng rất nhiều tai tiếng xấu, “Thái tổ Lý Công Uẩn, Ðường Tới Thăng Long” là một bộ phim truyền hình 19 tập quay ở phim trường Hoành Ðiếm, tỉnh Triết Giang bên Trung Quốc.
Chế độ Hà Nội bỏ ra hàng chục triệu đô la tổ chức “đại lễ ngàn năm Thăng Long,” chuẩn bị suốt nhiều năm qua, muốn làm nở mày nở mặt, đánh bóng đảng Cộng Sản vào những tháng chuẩn bị đại hội Ðảng. Chi ra nhiều triệu đô la cho ngành điện ảnh quốc doanh làm phim mà phim nào cũng có nhiều tai tiếng từ trước khi khởi quay.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/119486-VN_DuongToiTL-02-400.jpg
Ðạo diễn Cận Ðức Mậu (Trung Quốc) và ông Trịnh Văn Sơn - giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành kiêm tác giả kịch bản “Thái tổ Lý Công Uẩn - Ðường Tới Thăng Long.” (Hình: Trường Thành Media)
Bộ phim “Ðường Tới Thăng Long” đã quay xong, mang về nước, thay vì đem chiếu, báo điện tử VNExpress ngày 18 tháng 8, 2010 viết: “Trong 2 ngày 28-29 tháng 8, Hội Ðồng Trung Ương thẩm định phim truyện và lãnh đạo Cục Ðiện Ảnh đã tiến hành xem xét bộ phim 19 tập về đề tài lịch sử. Căn cứ vào ý kiến các thành viên hội đồng, Cục Ðiện Ảnh đã gửi công văn cho Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành - đơn vị sản xuất bộ phim. Nội dung công văn nêu rõ, tuy đã cố gắng bám sát những mốc lịch sử quan trọng, có tính chuyên nghiệp cao... nhưng do đa số cảnh quay thực hiện ở Trung Quốc nên Thái Tổ Lý Công Uẩn - Ðường Tới Thăng Long dễ gây cho người xem cảm giác đây là bộ phim truyền hình Trung Quốc.”
Về nội dung, theo VNExpress, công văn của “Hội đồng thẩm định” nêu ra cho thấy nhóm làm phim đã bóp méo lịch sử, nhiều cảnh tái hiện “có dáng dấp dã sử Trung quốc,” “những lời thoại hoặc quá hiện đại hoặc mang màu sắc phim dã sử Trung Quốc...”
Nói với VNExpress về bộ phim Thái Tổ Lý Công Uẩn - Ðường Tới Thăng Long, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, thành viên Hội Ðồng Thẩm Ðịnh nhận định: “Ðây là một bộ phim Trung Quốc, không có gì để tranh cãi. Ðạo diễn Trung Quốc, biên kịch Trung Quốc.”
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/119486-VN_DuongToiTL-03-400.jpg
                  Vua Lý Công Uẩn và các bề tôi trong phim. (Hình: Trường Thành Media)
Nhưng Giáo Sư Ðinh Xuân Dũng, ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, cố vấn Hội đồng thẩm định kịch bản Lý Công Uẩn - Ðường Tới Thăng Long lại cho rằng: “Phim có chất Việt Nam, thể hiện sinh động, với tình cảm sâu đối với lịch sử dân tộc, phản ánh trung thực với những nét cơ bản nhất bằng ngôn ngữ điện ảnh về giai đoạn Ðinh Tiền Lê và Lý với nhân vật trọng tâm là Lý Công Uẩn.”
Hội đồng thẩm định đòi hỏi hãng phim Trường Thành (nhà sản xuất) sửa chữa nhiều đoạn trong bộ phim. Theo VNExpress “ông Trịnh Văn Sơn - Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành - những chi tiết mà Cục Ðiện Ảnh yêu cầu cắt gọt, chỉnh sửa chỉ là những tiểu tiết, xử lý rất đơn giản, không ảnh hưởng nhiều tới nội dung phim. “Chúng tôi hoàn toàn làm theo chỉ đạo của Cục Ðiện Ảnh, hiện đã chuyển phần phim được chỉnh sửa lên cục chờ xét duyệt.” Không những vậy, ông Sơn còn cho biết ông “chính là người chấp bút cho kịch bản và nhà biên kịch Trung Quốc, Kha Chương Hòa chỉ là người cố vấn.”
Ngược lại những lời ông Sơn nói, blog Gốc Sậy đăng tải bản dịch và nguyên bản Hoa ngữ một bài viết trên blog về “bộ kịch truyền hình nhiều tập Lý Công Uẩn.” Bài viết này kể đã đón đoàn người của công ty Trường Thành ở “Hữu Nghị Quan” ngày 13 tháng 12, 2009 và bộ kịch truyền hình khởi quay từ ngày 9 tháng 1, 2010 ở phim trường Hoành Ðiếm.
“Vở kịch truyền hình này do Trung Quốc và Việt Nam hợp tác quay, đạo diễn Trung Quốc nổi tiếng Cận Ðức Mậu làm đạo diễn, nhà biên kịch kịch lịch sử Trung Quốc nổi tiếng Kha Chương Hòa chấp bút, đã hội tụ được nhiều diễn viên hàng đầu của Việt Nam tham gia quay, đội hình rất lớn. Ðạo diễn Việt Nam của vở kịch truyền hình này cũng tràn đầy tin tưởng khi lần đầu quay ở Trung Quốc.”
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/119486-VN_DuongToiTL-04-400.jpg
Á hậu Thụy Vân, Tiến Lộc và diễn viên “nhí” Nguyễn Hoàng Nam (đóng vai Lý Phật Mã, con trai Lý Công Uẩn). (Hình: VNExpress)
Blogger này khi viết về bối cảnh lịch sử cuối thời tiền Lê, đầu triều Lý đã sử dụng những từ ngữ miệt thị con người và đất nước Việt Nam. Ifeng nói Lý Công Uẩn là người Trung Quốc gốc ở Phúc Kiến.
Ifeng nói: “Lý Công Uẩn thấy con trai Lê Hoàn không hề kém cạnh, dã tâm liền nảy sinh từ đó. Năm 1010, Lý Công Uẩn định đô ở Ðại Long Thành, kiến lập triều Lý trong lịch sử An Nam. Bản thân Lý Công Uẩn thực ra là người Trung Quốc. Cho nên, trong thời gian tại vị ông ta hết sức đề cao văn hóa nội địa Trung Quốc, mở rộng chính sách Hán hóa.”
Ngày 2 tháng 4, 2010, báo Dân Trí phỏng vấn ông Ðào Trọng Thi, chủ nhiệm Ủy ban Văn Hóa, Giáo Dục, Thanh Thiếu Niên của Quốc Hội Hà Nội. Ông này nói về việc thực hiện phim Lý Công Uẩn là “đã làm, thì phải làm hoành tráng.”
Một blogger phê bình trên blog govn là: “Em xem cả đoạn trailer của phim Lý Công Uẩn - Ðường Tới Thăng Long thấy mỗi đoạn chừng 1 hay 2 giây Lý Công Uẩn cưỡi trâu là còn tí Vietnamese còn lại là chinese hết. Nếu khán giả mà ít xem truyền hình cộng với không biết mặt diễn viên thì có lẽ họ tưởng phim tàu và sẽ khen phim này người nhà mình ‘lồng tiếng’ tốt thôi.”
Còn Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng làm đại sứ VN ở Trung Quốc thì phát biểu trên blog Nguyễn Xuân Diện: “Thật không thể được! Nếu tôi là bộ trưởng Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch, tôi sẽ cấm chiếu bộ phim này trên toàn cõi Việt Nam, bất kể trên truyền hình hay rạp.”
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=119486&z=1

No comments:

Post a Comment