Pages

Monday, May 10, 2010

Vatican, Việt Nam hy sinh một vị chủ chăn


Vatican, Vietnam sacrifice a holy man Lê Minh phỏng dịch

Vật cản đường duy nhất cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cuối cùng đã được dở bỏ với việc từ nhiệm của vị chủ chăn Công giáo nổi tiếng với những lời nói chỉ trích chính quyền.

Liên tục trong 5 năm qua, Đức TGM Ngô Quạng Kiệt là vị chủ chăn của TGP Hà Nội và một phần ba các giáo phận ở miền Bắc. Ngài âm thầm ủng hộ các cuộc đấu tranh của giáo dân đòi hỏi nhà nước phải trả lại các tài sản của giáo hội đã bị tịch thu trước đây, cũng như đòi hỏi đầy đủ quyền tự do tôn giáo.
Chính phủ Việt Nam thường bị tố cáo vi phạm quyền tự do tôn giáo, đang cố gắng dập tắt các tiếng nói chỉ trích vi phạm nhân quyền, đặc biệt từ Hoa Kỳ, bằng cách muốn thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Tòa Thánh. Việt Nam hiện có khoảng 6 triệu giáo dân Công giáo, là quốc gia có số giáo dân đông hàng thừ hai sau Phi Luật Tân.
Hôm 22 tháng 4, Tòa Thánh chỉ định Đức ông Nguyễn Văn Nhơn 72 tuổi đến thay thế Đức TGM Ngô Quang Kiệt 52 tuổi. Theo nhận xét của các nhà quan sát thì đây là một vụ bổ nhiệm bất thường, bởi vì một vị được bổ nhiệm làm Phó TGM thường phải trải qua một quãng thời gian chuẩn bị. Ngoài việc Đức Ông Nhơn lớn hơn Đức TGM Kiệt 15 tuổi, thì Đức Ông Nhơn được quyền kế nhiệm để trở thành Tổng Giám Mục bất cứ lúc nào.
Trong thời gian qua, mối quan hệ giữa Cộng sản Việt Nam và Tòa thánh lúc nào cũng đầy sóng gió. Hai vấn đề dai dẳng vẫn là việc giải quyết các tài sản của Giáo hội bị nhà nước cộng sản tịch thu sau năm 1954 ở miền Bắc, và sau năm 1975 ở miền Nam, và việc đào tạo và phong chức cho các tu sĩ.
Không như Trung Quốc đã cắt đứt quan hệ với Tòa thánh và lập ra một “Giáo hội yêu nước”, Hà Nội vẫn cho phép sự hiện hữu của Giáo hội với sự quản lý có giới hạn của Tòa Thánh. Trên thực tế nhà cầm quyền Việt Nam giới hạn việc thụ phong linh mục và giành quyền chủ động trong việc sắp xếp các chức vụ, vị trí trong giáo hội. Việc này tạo ra được một hàng ngũ lãnh đạo Giáo hội biết tuân phục nhà nước hơn.
Từ hồi nào giờ Đức Tổng Kiệt không có biểu hiện chống đối nhà nước. Nhưng kể từ khi nhiệm chức Tổng Giám Mục TGP Hà Nội, ngài âm thầm ủng hộ tinh thần cho các cuộc khiếu kiện của giáo dân. Cuối năm 2007, hàng ngàn giáo dân tụ tập tại mảnh đất của Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội là tài sản đã bị tịch thu vào cuối thập niên 50s.
Sau hàng loạt cuộc thắp nến yêu cầu nhà nước hoàn trả tài sản của giáo hội, các vị lãnh đạo thành phố lên tiếng rằng sẽ hoàn trả tài sản nếu mọi người chấm dứt tụ tập. Nhưng sau đó chính quyền đã tráo trở, thay vì giao trả tài sản lại cho giáo hội thì họ lại cho xe ủi san bằng mảnh đất đó và biến nó thành công viên.
Vào năm 2008, các buổi thắp nến nguyện cầu lan rộng đến giáo xứ Thái Hà, cũng liên quan đến việc chiếm dụng đất đai tài sản của giáo hội. Nhà cầm quyền dẹp tan đám đông giáo dân tụ tập cầu nguyện ôn hòa và kết án 8 giáo dân với tội danh gây rối trật tự công công và hủy hoại tài sản. Khi đó có các lời đồn cho rằng nhà cầm quyền có thể bắt giam Đức Tổng.
Các báo chí nhà nước thi nhau tấn công ngài, gọi ngài là kẻ phản bội tổ quốc và xách động giáo dân gây mất trật tự, và nhiều lần yêu cầu giáo hội thuyên chuyển ngài khỏi nhiệm sở. Vị chủ tịch Úy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cũng đã từng lên án và nhiều lần chỉ trích ngài trước báo chí truyền thông và các đại diện ngoại giao nước ngoài.
Trong một cuộc gặp gỡ với các nhà ngoại giao tại Hà Nội, một viên chức cao cấp thành phố tuyên bố rằng “TGM Ngô Quang Kiệt đã tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền với nội dung xuyên tạc, kích động, lợi dụng, lôi kéo giáo sỹ, giáo dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Trong năm vừa qua, các cuộc biểu tình đã lan rộng sang các giáo xứ khác. Tại thành phố Vinh, nơi có đông giáo dân, nửa triệu giáo dân đã xuống đường biểu tình phản đối vụ việc công an đánh đập giáo dân vào tháng 7 năm 2009.
Trong bối cảnh này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã viếng thăm Đức Giáo Hoàng tại Tòa Thánh vào tháng 12 năm 2009 tiếp theo sau chuyến đi trước đây của Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng trong năm 2007. Được biết cả hai phía đã thảo luận việc bình thường hóa quan hệ.
Sau chuyến viếng thăm của Triết thì Đức Tổng đi Rome chữa bệnh. Khi đó, các tờ báo điện tử công giáo cho rằng Vatican bãi nhiệm Đức Tổng Kiệt vì đó là điều kiện để nối lại mối hệ của hai bên. Nếu đây là sự thật thì cũng phù hợp với luận điệu của hệ thống báo chí quốc doanh trong nước.
Sau khi từ Rome trở về, Đức Tổng Kiệt đã thông báo rằng ngài sẽ nghỉ hưu vì lý do sức khỏe. Việc phải từ nhiệm, mặc dầu không ai nghĩ sẽ xảy ra, là một thất vọng lớn đối với người Việt, những người đã mến mộ tinh thần của ngài, dù là công giáo hay không công giáo. Nhiều thỉnh nguyện thư được gởi đến yêu cầu Đức Giáo Hoàng giữ Đức Tổng ở lại.
Cộng đồng công giáo Việt Nam ở hải ngoại là nguồn cung cấp tài chánh cho giáo hội ở quê nhà. Họ cũng là những người nỗ lực thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ và quốc hội đưa Việt Nam trở lại danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì đã vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng.
Ở Việt Nam, các blogger công giáo đã vinh danh “Tinh thần Ngô Quang Kiệt” và so sánh ngài với những thánh tử đạo của giáo hội. Trên trang Blog của mình, vị Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân viết rằng “không thể có một Giáo Hôi Công giáo duy nhất, thánh thiện, tông truyền nếu không có công lý sự thật”. Ông cũng nói rằng giáo dân công giáo đã biểu lộ sức mạnh của mình và cuộc canh tân giáo hội đã bắt đầu từ những giáo dân.
Nếu Đức giáo hoàng đương nhiệm có một cuộc viếng thăm Việt Nam như Đức Giáo Hoàng John Paul đệ II đã từng làm khi đến thăm Cuba, thì ngài cũng sẽ tuyên dương tinh thần của Đức Tổng Ngô Quang Kiệt, vị chủ chăn đã noi gương sáng của Cố Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ II.
Tác giả Người Hà Nội chuyên viết về chính trị và nhân sinh

No comments:

Post a Comment