Pages

Friday, May 21, 2010

“Cô bé trong tấm hình” gặp lại nhà báo từng cứu mạng mình

Trong tấm hình từng làm chấn động cả thế giới, bé Phúc chín tuổi đang chạy trốn cuộc tấn công của quân đội miền Nam vào làng em bị quân đội cộng sản chiếm trước đó, hình chụp cảnh em đang chạy trên đường nhựa, xòe hai cánh tay ra, trần truồng không miếng vải che thân và vừa chạy vừa khóc cầu cứu sự giúp đỡ. Nhiều năm sau, khi hồi tưởng lại biến cố này, bé Phúc nhớ lại là mình vừa chạy vừa la: “Nóng qúa! Nóng qúa!”
Ba mươi tám năm sau, bé Phúc ngày xưa giờ gặp lại ông Christopher Wain, một phóng viên làm việc cho hãng thông tấn ITN ngày đó, người đã đưa bé Phúc đến bệnh viện gần nhất ngay sau tấm hình được chụp hôm 8 tháng Sáu năm 1972.
Bà Phúc nói với BBC: “Tôi nghe tiếng bom nỗ và bất thình lình tôi thấy lửa khắp quanh tôi. Tôi hoảng hốt chạy tránh lửa với anh tôi và một người bà con. Chúng tôi cứ chạy. Áo quần tôi bị lửa đốt mất rồi.”


Một nhiếp ảnh gia Việt Nam, ông Nick Ut, chụp tấm hình này khi bé Phúc chạy trốn nơi bị tấn công và mãi miết chạy cho đến lúc ông Wain chận lại và đổ nước lên người bé; cùng lúc, ông Wain vẫn điều động cho đoàn quây phim của ông tiếp tục làm việc.


Ông Wain đưa bé Phúc vào một bệnh viện ở Sài Gòn và vài ngày sau ông chuyển bé đến một trung tâm chuyên chỉnh hình để được mỗ những ca mỗ mang tính sinh tử cho bé Phúc. Bé đã ở tại trung tâm này 14 tháng.


Bốn thập niên sau, bé Kim Phúc ngày xưa giờ đang sống ở Gia Nã Đại cùng chồng và hai con, sau khi đào thoát khỏi Việt Nam và Cu-Ba gần hai thập niên trước đây.


Bà nói: “Tối muốn trốn chạy tấm hình đó bởi tấm hình càng nổi tiếng, thì tôi phải trả gía cho cuộc đời riêng tư của tôi, nhưng giờ đây tôi ý thức được rằng tôi có tự do và đang sống trong một đất nước tự do, tôi có thể chủ động kiểm soát tấm hình đó.”


Kim Phúc: "Nếu cô bé trong tấm hình đó có thể làm được điều như thế, xin bạn hãy hỏi lại mình: Bạn có thể làm như thế được không?” Nguồn: grupos.emagister.com


Được biết, tuy đang theo học đại học y, nhưng chuyện học của bà Kim Phúc bị gián đoạn hoài vì nhà nước cộng sản Việt Nam liên tục dùng bà như là một công cụ tuyên truyền cho chế độ. Tuy nhiên, bà lại được phép đi du học ở Cu Ba năm 1986; ở đây bà gặp ông Bùi Huy Toàn, cũng là một sinh viên du học và là vị hôn phu tương lai của bà.


Năm 1992, hai người quyết định thành hôn. Trong lúc chiếc phi cơ chở họ đi hưởng tuần trăng mật sau ngày thành hôn ghé lấy xăng ở phi trường Gander, Newfounland, Gia Nã Đại, cả hai vợ chồng rời phi cơ xin tị nạn chính trị ở đây, và được chính phủ Gia Nã Đại chấp thuận. Hai vợ chồng bà định cư ở Gia Nã Đại kể từ ngày đó.


Năm 1996, bà Kim Phúc có dịp gặp lại những bác sĩ phẫu thuật viên năm xưa đã từng mỗ cho mình. Và bà gặp lại phóng viên Christopher Wain lần đầu tiên chỉ mới tuần rồi, sau 38 năm xa cách.


Tháng Mười Hai năm 2009, Đài National Public Radio có cho phát thanh bài viết của bà, tựa đề “Con đường Tha thứ xa tít tắp”, bà viết:


“Sự tha thứ giải thoát tôi ra khỏi hận thù, ghét bỏ. Tôi vẫn còn có rất nhiều vết sẹo trên người và đối diện với nỗi đau ghê gớm hằng ngày nhưng tim tôi giờ đã rửa được bụi trần, và lòng tinh khiết. Bom lủa napalm rất mạnh; nhưng niềm tin, lòng tha thứ và tình thương còn mạnh mẽ hơn bom napalm nhiều. Chúng ta ắt hẳn không có chiến tranh nếu con người có thể học – như thế nào đó để sống cùng nhau trong sự tha thứ, niềm hy vọng và tình thương yêu thật lòng. Nếu cô bé trong tấm hình đó có thể làm được điều như thế, xin bạn hãy hỏi lại mình: Bạn có thể làm (như thế) được không?”

No comments:

Post a Comment