Trong chuyến đi công tác tại Việt Nam vừa qua, tôi có dịp ghé thăm LS Lê Thị Công Nhân tại nhà riêng.
Ngày 3.3 năm 2007, ba ngày truớc khi Công Nhân bị bắt, tôi đã tình cờ đến thăm cô tại văn phòng luật Thiên Ân tại đường Đoàn Trần Nghiệp.
Lúc tôi đến thì thấy cô đang ngồi với ba vị khách nam giới mà chỉ qua thái độ tôi đã đoán là các nhân viên an ninh. Thấy tôi vào cô đứng dậy chào và tự giới thiệu mình là luật sư về tôn giáo và nhân quyền. Khi tôi nói là muốn gặp chính cô, cô chỉ sang mấy nhân viên an ninh, thoái thác là đang có khách, không thể tiếp tôi được và giới thiệu tôi sang làm việc với một nữ luật sư trẻ tên là Thanh ngồi ở buồng bên cạnh.
Lúc tôi đến thì thấy cô đang ngồi với ba vị khách nam giới mà chỉ qua thái độ tôi đã đoán là các nhân viên an ninh. Thấy tôi vào cô đứng dậy chào và tự giới thiệu mình là luật sư về tôn giáo và nhân quyền. Khi tôi nói là muốn gặp chính cô, cô chỉ sang mấy nhân viên an ninh, thoái thác là đang có khách, không thể tiếp tôi được và giới thiệu tôi sang làm việc với một nữ luật sư trẻ tên là Thanh ngồi ở buồng bên cạnh.
Sau khi Công Nhân bị bắt hôm 6.3.2007, mỗi lần về nuớc, tôi vẫn ghé thăm chị Lệ, mẹ cô để an ủi gia đình và gửi tới người nữ tù nhân lương tâm những tình cảm tốt đẹp nhất.
Cuộc gặp gỡ hồi đó ngắn ngủi như vậy mà sau hơn ba năm, cô nhận ra tôi ngay và còn kể là hồi đó tôi đeo cái cặp đen đựng laptop chứ không vác ba lô như hôm nay. Quả là một trí nhớ tuyệt vời.
Còn tôi thì thấy Công Nhân vẫn đẹp và kiêu hãnh như xưa, mặc dù 3 năm tù đày đã để lại không ít dấu ấn trên nét mặt cô. Nhưng lần này gặp nhau trong căn hộ cũ của chị Lệ ở Phương Mai, không có an ninh ngồi kèm, sau khi nhận ra nhau, nét kiêu hãnh trước kia đã nhường chỗ cho sự dễ thương của một cô cháu gái. Hai chú cháu nói với nhau rất nhiều việc. Tôi quan tâm đặc biệt đến sức khỏe của Công Nhân và đưa ra những giải pháp mà tôi và anh em bè bạn đã chuẩn bị. Công Nhân nói: “Cảm ơn các cô chú và các anh chị em nhưng cháu đang chữa tại bệnh viện Hòe Nhai và Đại học Y khoa Hà Nội. Các bác sỹ ở đó đều rất tận tình và cháu cho họ là những bác sỹ có thể tin tưởng, gửi gắm được.”
Đuợc biết là tình hình sức khỏe của Công Nhân đã cải thiện khá nhanh, mặc dù không phải điều trị gì đặc biệt ngoài ăn uống và thuốc men, tôi nói đùa với chị Lệ: “ Chị nuôi cháu tôi quá giỏi. Chị có biết không, nó là niềm tự hào của biết bao nhiêu người Việt yêu nuớc, khao khát tự do đó”
Công Nhân nói ngay: Ai cũng nghĩ như chú thì nguy hiểm lắm đấy. Cháu chỉ mong mọi người cứ coi cháu như một người Việt bình thường, chỉ cần mọi người coi việc cháu làm là bình thường thì ai cũng sẽ làm đựoc như vậy. Khi đó xã hội ta sẽ chuyển, nuớc mình sẽ khác. Còn cứ đề cao những việc này lên mây thì ai còn dám làm!
Hiện tại Công Nhân không có điều kiện tiếp xúc với internet, vì gia đình cô không đuợc phép mắc điện thoại. Kể cả cái sim điện thoại di động cũng do người khác mua hộ. Ngay tại Hà Nội, thủ đô của nuớc tự hào có tốc độ phát triển mạng thông tin cao nhất khu vực mà vẫn có người không được phép đụng đến internet. Cái danh hiêu “Kẻ thù của Internet” do RSF gán cho quả là không ngoa.
Tuy vậy Công Nhân vẫn được nghe kể về X-Cafevn, về Dân Luận, về Talawas. Cô nói khi có điều kiện sẽ tham gia các diễn đàn mở này và cô viết mấy dòng gửi các thành viên X-Cafe đã ủng hộ cô trong những ngày khó khăn nhất.
Trước khi lên máy về trở lại Châu Âu, tôi có gọi điện tạm biệt Công Nhân. Cô kể là mới bị nhiễm đau mắt đỏ sáng hôm nay.
Tôi khuyên: “Con nguời như cháu, bao nhiêu bạo lực, mưu ma chước quỷ chắng giết được thì mấy con virus đau mắt đỏ đâu có đáng sợ. Hãy bình tâm dùng thuốc nhỏ mắt rồi mọi việc sẽ qua đi !”
Trong tai tôi vẫn còn văng vẳng tiếng cười khanh khách của Công Nhân!
No comments:
Post a Comment