Pages

Tuesday, May 11, 2010

Thông tin trước phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long

Ông Lê Công Định là người có học vấn, nhân thân tốt. Ông đã có một số việc làm đe dọa đến lợi ích của một thiểu số rất ít người Việt Nam là có thật. Tuy nhiên hiện nay ở VN chưa hề có “chính quyền nhân dân” do vậy nếu cáo buộc ông lật đổ cái không có như ý kiến của VKS là vớ vẩn và phỉ báng công lý. 
Ngày mai, 11/05, các anh Định, Trung, Long và Thức sẽ bước ra phiên phúc thẩm vụ “Âm mưu lật đổ nhà nước” tại Tòa án Nhân dân TP HCM (131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa).
Thông tin cho biết, anh Định kháng cáo giảm án. Các anh Thức và Long kháng cáo vô tội. Riêng anh Nguyễn Tiến Trung không kháng cáo, nhưng vẫn phải ra tòa vì “có liên quan”.
Luật sư của Blogger Trần Huỳnh Duy Thức bị gây khó khăn trong quá trình tiếp cận hồ sơ và gặp gỡ thân chủ.
Bào chữa cho doanh nhân Lê Thăng Long là luật sư Nguyễn Minh Tâm. Gia đình cho biết, anh Long đã tuyệt thực từ ngày 1/05 đến nay để phản đối phiên tòa bất công.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Đại sứ Mỹ Michalack bày tỏ nhiều chỉ dấu cho thấy Luật sư Lê Công Định có “khả năng rất cao” sẽ được giảm án bởi áp lực dư luận.
Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm là thẩm phán Trương Vĩnh Thủy. Không có nhiều thông tin về vị thẩm phán này. Cách đây vài năm, ông Thủy từng tổ chức họp báo sau phiên tòa mà ông là chủ tọa trong vụ án ca sỹ người Anh Gary Gilter. Ngoài ra, ông Thủy từng theo học khóa học ngắn tại học viện chính sách công Kenedy (DH Harvard) tại TP HCM, trong chương trình Fullbright.


Có lẽ, vì sự quan tâm mạnh mẽ của báo giới quốc tế, nhà cầm quyền VN đã cử ông Thủy làm chủ tọa phiên tòa nhằm tạo nên hình ảnh mà họ nghĩ sẽ “đẹp đẽ” hơn.


Được biết nhiều nhân vật đối kháng tại Sài Gòn đã bị An ninh đe dọa cấm không cho “lai vãng” đến phiên tòa. Nhiều người cho biết đã bị Công an mật theo dõi và đóng chốt trước cửa nhà.
Trước tình hình an ninh tại Sài Gòn bị siết chặt, người ta cảm thấy rất khó tin về tính công khai, minh bạch của phiên tòa. Tâm sự với chúng tôi, nhiều bạn Blogger cho biết sẽ tìm cách đến phiên tòa cho bằng được. Một bạn nói rằng “Ít nhất để mình có thể nhìn thấy các anh ấy, sẽ còn rất lâu mới gặp lại được”.
Xin chúc các anh: Định, Thức, Trung, Long sẽ hiên ngang đứng vững trước phiên tòa ngày mai.


* * *
PS: Bạn thân mến, dẫu biết rằng niềm tin vào một lẽ công bằng trong phiên tòa sáng mai là một giấc mơ quá xa xỉ. Đêm qua, tôi mơ thấy các anh được trả tự do, trong tiếng hoan hô ngập trời, phiên tòa tràn ngập những đóa hoa. Trong giấc mơ ấy, tôi thấy vận nước sang trang, đất nước chuyển mình.


Vâng, một giấc mơ quá xa xỉ, nhưng là giấc mơ của hàng triệu người dân nước Việt, giấc mơ cho một ngày quê hương rạng rỡ.


Đó là giấc mơ của tôi, còn một bạn độc giả của Blog FreeLeCongDinh lại mơ thế này:


Tòa Phúc thẩm TANDTC tại thành phố Sài Gòn.
Nhân danh nhà nước cộng hòa dân chủ Việt Nam.


Hôm nay, ngày 11 tháng 5 năm 2010 tại Tòa phúc thẩm TANDTC tại thành phố Sài Gòn đã mở phiên tòa phúc thẩm hình sự công khai xét kháng cáo của bị cáo Lê Công Định bị cáo buộc về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”


Căn cứ pháp luật thực định.
Xét nội dung buộc tội một cách láo toét của VKS.
Căn cứ những chứng cứ đã được thẩm tra công khai tại Tòa.
Căn cứ kết quả tranh tụng tại Tòa hôm nay có đủ cơ sở khẳng định:


Ông Lê Công Định là người có học vấn, nhân thân tốt. Ông đã có một số việc làm đe dọa đến lợi ích của một thiểu số rất ít người Việt Nam là có thật. Tuy nhiên hiện nay ở VN chưa hề có “chính quyền nhân dân” do vậy nếu cáo buộc ông lật đổ cái không có như ý kiến của VKS là vớ vẩn và phỉ báng công lý.


Ý kiến bào chữa của LS là có cơ sở, Tòa chấp nhận.


Vì lẽ đó sau khi đã nghị án Tòa tuyên:
Không thành lập tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Đối với ông Lê Công Định. Trả tự do cho ông định vô điều kiện ngay tại Tòa.
Ông Định có quyền khởi kiện Tòa cấp sơ thẩm để yêu cầu bồi thường thiệt hại tất cả các khoản mà các cơ quan này đã gây ra cho ông tại gia đình.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay

No comments:

Post a Comment