Pages

Monday, January 9, 2012

Mỹ hứa sẽ biểu dương sức mạnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương

F-35 Nguồn: Senior Airman Julianne Showalter/
U.S. Air Force via The New York Times
Paul Koring
“Cái chốt Thái Bình Dương” do Hoa Kỳ đặt để được các đồng minh trong khu vực Thái Bình Dương hoan nghênh nhưng sẽ tiếp tục làm căng thẳng quan hệ với Trung Quốc.

Một kỷ nguyên mới đang bắt đầu ở Thái Bình Dương, nơi mà Hoa Kỳ  tái khẳng định ảnh hưởng của mình trước quyền lực đang phát triển của Trung Quốc.




Tổng thống Barack Obama cố tình gây tiếng vang với bài phát biểu “Trụ Thái Bình Dương” của mình vào đầu tháng Mười Một, tuyên bố sẽ chuyển tiêu cự của Mỹ sang châu Á và khoanh vùng một vai trò lãnh đạo của Mỹ mà người ta cho rằng đang tuột dốc.

Từ sự thay đổi lãnh đạo ở Bắc Hàn đến các mỏ dầu dưới đáy biển Đông, những tranh chấp để tranh giành ảnh hưởng tại Myanmar và công bố biểu dương sức mạnh bằng căn cứ Thủy quân lục chiến Mỹ ở miền bắc Australia, vành Tây Thái Bình Dương đang trở thành một khu vực nóng trong thế kỷ 21 để các nước lớn đọ sức.

Có thể mất hàng chục năm để vở tuồng kết thúc, nhưng quan hệ Trung-Mỹ hiện đang căng thẳng. Hai nước cuối cùng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh thân thiện - hay tệ hơn - đối thủ ngày càng thù địch, nhưng Thái Bình Dương không-thái-bình cho lắm sẽ là sân khấu chính.

“Từ cuối cuộc chiến tranh lạnh đến nay, mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc tồi tệ hơn bao giờ hết,” Robert Ross, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Boston, đã viết trong bài tiểu luận trên tạp chí The National Interest, số mùa thu vừa qua.

Đó là trước khi ông Obama tuyên bố thẳng thừng, “Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương, và chúng tôi ở lại đây.” Bài diễn văn “Trụ Thái Bình Dương” phát biểu trước Quốc hội Úc, một ngày sau khi công bố thỏa thuận để đưa thuỷ quân lục chiến Mỹ vào miền bắc Australia, đã được các đồng minh của Mỹ hoan nghênh nồng nhiệt.

Đó chỉ là một trong trong một loạt các biện pháp can thiệp, các tuyên bố và các chuyến thăm cao cấp tạo thành chiến thuật “tiến công ngoại giao” (forward-deployed diplomacy), nếu dùng cụm từ của Hillary Clinton.

Trong hơn hai mươi năm qua, kể từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin, sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và chiến tranh vùng Vịnh lần đầu, liên tục, các Tổng thống Mỹ đã phải bận tâm với cuộc khủng hoảng và xung đột ở châu Âu, Trung Đông và kể từ khi các cuộc tấn công khủng bố của Tháng Chín 11, 2001 – ở Afghanistan.

“Khi cuộc chiến ở Iraq đến hồi kết thúc và Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, Hoa Kỳ đứng ở một điểm chốt,” bà Clinton cho biết cùng lúc chính quyền Obama công bố sự thay đổi tầm ngắm của mình.

“Châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành một động lực chính của nền chính trị toàn cầu,” bà Clinton nói, và ưu tiên của Mỹ sẽ được “khẳng định bằng mức tăng đầu tư đáng kể trong các lãnh vực - ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những cách khác - trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”

Dù có đảm bảo - dường như người ta không tin Bắc Kinh lắm - rằng chính sách mới của Mỹ, quan tâm đến “Thái Bình Dương trước nhất”, không phải để bao vây Trung Quốc, một sách lược đã dùng thời chiến tranh lạnh, nhân viên của chính quyền Obama đâng hoạt động cuống cuồng ở Thái Bình Dương.

Về thương mại, về việc bán vũ khí, và lanh lảnh tái khẳng định lợi ích của siêu cường như con đường biển tự do, tổng thống đầu tiên của Mỹ lớn lên ở Thái Bình Dương ngày càng quyết đoán. Washington đã bán máy bay chiến đấu tinh vi cho Indonesia, thẳng thừng ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Philippines trên vùng biển đảo đang tranh chấp và làm chậm lại kế hoạch rút quân của các lực lượng quân sự trên bán đảo Đại Hàn (Korea). Chính phủ Mỹ cũng đã cáo buộc Trung Quốc làm gián điệp mạng và công khai ủng hộ người bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc.

TT Obama cũng đã tán tỉnh các quốc gia châu Á và hết lòng ủng hộ các đồng minh lâu đời như Nhật Bản và Hàn Quốc đang lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc - bằng cách chơi lá bài dân chủ.

“Những mô hình khác đã được thử nghiệm và đã thất bại - đó là chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, nguyên tắc một người cai trị và cai trị bằng Uỷ ban,” Obama cho biết trong bài phát biểu “Trụ Thái Bình Dương” của mình.

“Những chủ nghĩa đó đã thất bại vì một lý do đơn giản: Họ bỏ qua nguồn sức mạnh cơ bản và tính hợp pháp - đó là ý của người dân.”


Hai bà Clinton và Aung San Suu Kyi
Nguồn: guardian.co.uk/


Thông điệp đó rõ ràng nhắm vào Trung Quốc. TT Obama có quyết định rõ ràng rằng đứng về phía bên phải của lịch sử có nghĩa là phải chống lại các chế độ độc tài và độc đoán ở châu Á, chứ không chỉ ở thế giới Ả Rập. Để khẳng địng lập trường, ông Obama đã gửi bà Clinton đến Myanmar - trước đây gọi là Miến Điện, một khách hàng Trung Quốc do một nhóm tướng lãnh già nua cai trị - ăn tối với bà Aung San Suu Kyi, người đấu tranh dân chủ đã bị tù nhiều năm.

Trong khi các đồng minh của Mỹ ở châu Á hoan nghênh “cái chốt” nổi bật của ông Obama, một số nhà phân tích lo ngại nó có thể dẫn đến những chờ đợi không thực tế.

“Nhiều người ở châu Á đã lo lắng về sự xống dốc của Hoa Kỳ. Obama đưa ra cái lạc quan của Mỹ, những nguyên tắc chủ đạo, sự quyết tâm và tính lãnh đạo,” Kenneth Liberthal, một chuyên gia về Trung Quốc và thành viên cao cấp tại Viện Brookings, viết trong tạp chí Chính sách Ngoại giao của Viện. “Tuy nhiên, chiến lược châu Á tích hợp mới này có thể với quá xa vì thế tạo ra những chờ đợi mà Washington sẽ không thể để đáp ứng và và làm tăng sự nghi ngờ ở Trung Quốc có thể dẫn đến nhiều điều dễ nổi cáu trong quan hệ Mỹ-Trung.


 Nguồn: U.S. vows to flex muscles in Asia-Pacific region. By PAUL KORING

No comments:

Post a Comment