Cách mạng là một sự thay đổi sâu rộng, mau lẹ một xã hội, nhằm thay đổi 3 cơ cấu chính của xã hội đó. Đó là thay đổi thể chế chính trị, thay đổi giai tầng lãnh đạo và thay đổi trật tự xã hội hiện hành. Có nhiều cái nhìn về cách mạng khác nhau của nhiều nhà tư tưởng. Karl Marx là một nhà tư tưởng, ông ta có cái nhìn về cách mạng riêng biệt của ông ta.
Nay chúng ta hãy dùng nhãn quan của K. Marx để xem xét cách mạng đã xẩy ra ở Liên Sô, Đông Âu, đang xẩy ra ở Tunisie, Ai cập, và sẽ xẩy ra ở Trung cộng, Việt Nam.
I ) Quan niệm của Karl Marx về cách mạng
Một cách tổng quát, ai cũng biết rằng, theo Marx, hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng chính trị, văn hóa, luật pháp, triết học, tôn giáo và thẩm mỹ. Nói một cách chi tiết hơn, thì hạ tầng cơ sở kinh tế gồm sức sản xuất, phương tiện sản xuất và kỹ thuật sản xuất. Thượng tầng gồm có thể chế chính trị, luật pháp, tương quan sản xuất và tất cả những gì liên quan đến đời sống văn hóa, triết học, thẩm mỹ và tôn giáo. Hạ tầng và thượng tầng tạo nên một tổng thể mà Marx gọi là hình thái sản xuất ( mode de production). Lịch sử, theo Marx không gì hơn là lịch sử của những hình thái sản xuất ( l’histoire, c’est l’histoire des modes de production).
Marx viết :
« Sự kiện lịch sử đầu tiên là sự sản xuất những phương tiện của chính cuộc sống vật chất, và từ đó chính là một sự kiện lịch sử, một điều kiện căn bản của tất cả mọi lịch sử mà người ta phải hoàn thành, từng ngày, từng giờ, đơn giản là để duy trì cuộc sống của con người, ngày hôm nay cũng như cả ngàn năm trước. » ( K ;Marx – L’Idéologie allemande – trang 39 – Editions sociales – Paris – 1968).
Cách mạng theo Marx, chính là một khi sức sản xuất, Marx gọi là chất chứa ( le contenu ) lớn mạnh, mà thượng tầng, được gọi là bình chứa, lớn mạnh không kịp, thì chất chứa sẽ phá vỡ bình chứa, tìm một hình thức bình chứa mới khác.
Từ đó, Marx đưa ra quan niệm cách mạng tất yếu, theo đó hạ tầng cơ sở như đã nói ở trên gồm sức sản xuất, phương tiện và kỹ thuật sản xuất, trong sức sản xuất có lao động của thợ thuyền, mà trong xã hội tư bản, thì thợ thuyền càng ngày càng đông, và càng ngày càng bị bóc lột, trở nên nghèo đói, trong đó, thì chủ nhân mỗi ngày một giầu có, và ít ; nên hố ngăn cách giữa chủ và thợ mỗi ngày một to lớn, đưa đến cách mạng tất yếu.
Theo Marx thì cách mạng cộng sản chỉ xẩy ra ở những nước có một nền kỹ nghệ tân tiến như Anh, Pháp, Đức. Tuy nhiên cách mạng tất yếu không xẩy ra ở những nước tư bản, kỹ nghệ, Marx đã hoài công đợi suốt đời, mà cách mạng tất yếu lại xẩy ra ở những nước nửa kỹ nghệ, không có kỹ nghệ, rồi tới ngay những nước tự nhận là cộng sản, như Liên sô (1); và ngày hôm nay lại xẩy ra tại những nước bán kỹ nghệ, như Tunisie và Ai cập.
Nói một cách tổng quát, Marx cho rằng hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định lên thượng tầng chính trị, văn hóa, triết học. Chúng ta hãy xét ảnh hưởng của tư tưởng này lên những hành động chính trị của những chính quyền và ảnh hưởng của nó trên những nhà tư tưởng khác.
Ảnh hưởng của nó trên những chính quyền cho ta thấy một điều vô cùng trái ngược. Đó là từ ngày Lénine cướp được chính quyền, rồi nhiều chính quyền cộng sản khác ra đời. Chúng ta thấy gì ? Đó là miệng hô hào trung thành với Marx, nhưng thực tế thì hoàn toàn trái lại, ngay từ Lénine ; vì những điều mà chính quyền Lénine làm, sau đó đến những đàn em ở chính Liên sô, rồi qua những nước khác với Mao trạch Đông và Hồ chí Minh, cùng những bộ hạ ; chúng ta thấy với những người này, thì lại là thượng tầng chính trị với công an, quân đội, tuyên truyền quyết định hạ tầng. Ngược lại ở những nước tư bản, tiêu biểu là Hoa Kỳ, thì chính lại là hạ tầng kinh tế quyết định. Ngay cả trong chiến lược đánh những nước cộng sản. Hoa kỳ đã đánh Liên sô bắt đầu bằng quần Jeans, Coca Cola, Mac Donald v.v…, rồi sau mới tới chính trị. Ngày hôm nay, Hoa kỳ đối với Trung Cộng và Việt Nam cũng vậy.
Trên lãnh vực tư tưởng, đặc biệt ở Hoa Kỳ, mặc dầu là nước chống cộng, nhưng giới trí thức không có ác cảm với tư tưởng của Marx, mà ngược lại. Tuy nhiên họ đón nhận, và dùng tư tưởng của Marx một cách sáng tạo, khôn ngoan chứ không nô lệ, ngu xuẩn như những giới trí thức thân cộng, ở những nước cộng sản, đặc biệt là ở Việt Nam, với những người như Hoàng Tùng, đặc trách về tư tưởng của Ban Bí Thư đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Nguyễn phú Trọng, đương kim Tổng Bí Thư, Cựu Tổng Biên Tập báo Tạp Chí Cộng Sản, nếu chúng ta đọc 2 tờ báo này, thì chúng ta chỉ thấy ca tụng Marx một cách mù quáng, nhiều khi ngu xuẩn, không nắm vững ngay cả tư tưởng của Marx. Chẳng khác nào như xưa kia, thời Nho học thoái trào, các cụ dạy học trò, bắt học trò học như con vẹt những câu tư tưởng của Khổng Tử mà chẳng hiểu gì. (1). Như trong quyển Tam Tự Kinh, sách vỡ lòng Nho học ngày xưa dạy cho đứa trẻ, ở phần mở đầu : « Nhân chi sơ, tánh bổn thiện « ( Người ta lúc ban đầu thì tánh hiền lành ). Đây cả là một quan niệm triết học, cao siêu và trừu tượng, làm sao mà học trò nhỏ có thể hiểu nổi, để lãnh hội. Học là chỉ học như vẹt. Ngày hôm nay, từ giới lãnh đạo cho tới học sinh, sinh viên ở Việt Nam, phần lớn học và ca tụng Marx, nhưng chẳng hiểu gì về Marx, cũng chỉ như con vẹt, có nhiều học trò và thầy cô không muốn học và dạy môn lý thuyết của Marx, nhưng vẫn phải dạy và học.
Ở đây, trong khuôn khổ bài này tôi không thể đi sâu và xa.Tôi chỉ xin nêu ra một trong những nhà trí thức Hoa Kỳ, ông Paul Kennedy với quyển sách « The Rise and Fall of the Great Powers » ( Sự Hưng vong của những cường quốc ), xuất bản năm 1988, do nhà xuất bản Random House, quyển sách đã có ảnh hưởng rất mạnh thời bấy giờ, đã là quyển sách bán chạy nhất ( best seller), và người ta có thể nói nó đã ảnh hưởng đến đường lối chính trị ngoại giao thời đó với chính quyền Reagan và Gorbatchev.
Thật vậy, Paul Kennedy đã lấy quan niệm hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định của Marx, nhưng một cách sáng tạo hơn, đó là thay vì dùng chữ hạ tầng, thì thay thế bằng tổng sản lượng quốc gia, để xét sự hưng vong của những cường quốc từ năm 1500 đến năm 2000, với tiểu đề « Economic change and military conflict from 1500 to 2000 » ( Thay đổi kinh tế và tranh chấp quân sự từ năm 1500 đến năm 2000).
Theo P. Kennedy, thì sự hình thành hay sự sụp đổ của những đế quốc từ thế kỷ thứ 16 tới nay có sự liên quan, mà ông gọi là sự liên quan hổ tương ( correlation), tới tổng sản lượng quốc gia, nhất là đối với những quốc gia lớn, trong dài hạn. Đối với một quốc gia lớn, khi tổng sản lượng quốc gia tăng trưởng trong một thời gian dài, thì có hiện tượng thành hình một đế quốc, có nghĩa là quốc gia đó sẽ có ảnh hưởng mạnh trên chính trường quốc tế về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Tuy nhiên sự chi tiêu về ngoại giao, quân sự, nhất là quân sự được ví như thượng tầng, đè nặng lên hạ tầng. Nếu sự tăng trưởng chi tiêu về thượng tầng quá nhanh và quá nhiều hơn sự tăng trưởng của tổng sản lượng quốc gia, thì lâu ngày sẽ đi đến sự sụp đổ đế quốc. Điển hình là đế quốc Pháp thời Napoléon I, vì chi tiêu quá nhiều cho chiến tranh, nên đã đi đến sụp đổ.
Ông viết : « Lịch sử của sự hưng vong gần đây của những nước lớn trong hệ thống những đại cường quốc, nhất là từ lúc Âu châu bắt đầu trổi dậy vào thế kỷ thứ 16 – những nước như Tây ban nha, Hòa lan, Pháp, đế quốc Anh – đã chứng tỏ có một sự liên đới quan trọng ( a very significant correlation), trong dài hạn, giữa khả năng sản xuất kinh tế một bên và gánh nặng quân sự một bên khác « . ( Paul Kennedy – Sách đã dẫn – Phần Dẫn nhập ‘Introduction’).
Quyển sách này đã có ảnh hưởng mạnh vào thời bấy giờ, vì mục đích của nó, theo sự suy đoán của tôi, là cảnh cáo hai quốc gia Hoa Kỳ và Liên sô, đừng quá chạy đua vũ trang, vì sẽ lâm vào cảnh sụp đổ. Chính vì vậy mà chúng ta thấy thời Reagan, vào đệ nhất nhiệm kỳ, thì chủ trương chạy đua vũ trang với chiến lược « Chiến tranh các vì sao « ( Starwar), nhưng với nhiệm kỳ nhì, thì hạn chế vũ trang. Liên sô cũng vậy. Nhưng vì Liên Sô là một anh lực sĩ không có sức, cố chạy đua, nhưng khi ngừng, thì không còn sức và bị ngã quị.
I I ) Xét những cuộc cách mạng đã xẩy ra ở Liên Sô và Đông Âu, dưới con mắt của Marx
Từ cái nhìn của K. Marx, của Paul Kennedy, chúng ta hãy xét những cuộc cách mạng đã xẩy ra ở Liên sô, Đông Âu vào cuối những năm 80, đầu 90, nó là do sức sản xuất tăng trưởng mạnh và thượng tầng cơ sở không thay đổi kịp, đi đến chất chứa phá vỡ bình chứa, quan điểm của Marx ; hay là vì cơ sở thượng tầng, chi tiêu về quân sự, chính trị, ngoại giao quá cao, đề nặng lên hạ tầng, làm cho sụp đổ.
Theo tôi, có lẽ có cả 2, nhất là đối với Liên Sô, nhưng tôi thiên về quan niệm của P. Kennedy, hơn là quan niệm của Marx, vì nhìn vào những bản thống kê, thì sức sản xuất, theo quan điểm của Marx, và tổng sản lượng của quốc gia của Liên Sô, theo quan điểm của Kennedy, chỉ giảm chứ không tăng, nhất là trong thập niêm 80, trong khi đó thì những chi tiêu về quốc phòng tăng.
Tuy nhiên, ở đây tôi xin thêm là một đế quốc sụp đổ, một cuộc cách mạng xẩy ra có rất nhiều nguyên nhân, từ xa tới gần, và những nguyên nhân này có ảnh hưởng hỗ tương, chứ không phải có một chiều, từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên, hoặc chỉ có một ảnh hưởng là kinh tế.
Sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên sô, đưa đến cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền ở Liên Sô và Đông Âu, có thể nói, bắt nguồn từ sự không tưởng của lý thuyết Marx, chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu, một động lực khiến con người làm việc, đưa đến cảnh « Cha chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày « ; cộng thêm là chế độ độc đảng, độc tài dựng lên bởi Lénine, hoàn toàn thiếu khả năng thích ứng với thời đại. Thêm vào đó là cuộc chạy đua vũ trang không tiền khoáng hậu, nhất là từ thời Brejnev, từ năm 1964 tới năm 1982 ; nó là một gánh nặng ép xuống hạ tầng, làm chế độ này nổ tung, sụp đổ, dẫn đến cách mạng.(1)
Một cái nhìn khác, đến từ một vị đã từng làm Bộ trưởng kinh tế, tài chánh của Nga, thời ông Boris Eltsine. Theo ông, Liên sô sụp đổ là vì yếu tố dầu hỏa. Vào những thập niên 60, 70, giá dầu hỏa tăng, Liên sô là nước xuất cảng dầu hỏa, nên có những nguồn thâu nhập cao. Tuy nhiên Brejnev đã không biết tiết kiệm, tiêu xài phung phí, nghĩ rằng Liên sô sẽ chiến thắng tư bản, đưa ra chiến lược gồm 2 kế sách : 1) Thượng sách là đẩy mạnh công cuộc đánh tư bản để chiến thắng tư bản trên toàn thế giới ; 2) Trung sách là nếu không thì chia thế giới ra làm 2. Nhưng cả thượng sách lẫn trung sách đều thất bại, để đến nỗi trước khi chết Brejnev phải than : « Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng dầu từ của công, 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến để có mặt, sau đó là đi coi hát hay làm việc riêng. »
I I I ) Xét những cuộc cách mạng đang xẩy ra ở Bắc Phi, Trung Đông, đặc biệt là Tunisie, Ai Cập v. v…
Người ta có thể nói cách mạng ở Tunisie và Ai cập đã thành công khi hai nhà độc tài Ben Ali và Hosni Moubarak đã rời bỏ chính quyền. Ở 2 cuộc cách mạng này, nếu chúng ta xét theo quan điểm của Marx, thì chúng ta thấy nó có vẻ hợp lý. Đó là giới trẻ sinh viên, học sinh rất đông ở 2 quốc gia này, và có một trình độ học vấn rất cao. Như ở Tunisie, 2/3 giới trẻ là có trình độ học vấn từ 2 năm đại học trở lên. Họ nắm rất vững phương tiện truyền thông hiện đại, và đã dùng những phương tiện này để tổ chức, hô hào cách mạng. Họ tiêu biểu cho sức sản xuất lớn mạnh ( Forces productives). Sức sản xuất được ví như chất chứa ( le contenu), chế độ như bình chứa ( le contenant). Nay chất chứa lớn mạnh, mà bình chứa không lớn mạnh kịp, thì nó phải phá vỡ bình chứa, để tìm một bình chứa mới.
I V ) Xét cách mạng sẽ xẩy ra ở Trung cộng và Việt Nam, cũng dưới con mắt của Marx.
Đối với Trung Cộng và Việt Nam, có người nghĩ rằng 2 chế độ cộng sản độc tài này sẽ sụp đổ giống như Liên sô. Điều này không phải là không có lý. (2) Vì xét sự thoái trào hiện nay của cộng sản Việt Nam và Trung cộng, thì nó giống như Liên Sô. Brejnev trước khi chết đã phải than về tham nhũng, hối lộ, bằng cấp giả, sự sản xuất lao động kém nói chung của công chức, tư chức, thợ thuyền Liên sô. Ngày hôm nay nhìn vào Việt Nam và Trung Cộng thì không khác lắm : Hối lộ, tham nhũng ở khắp nơi, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, mặc dầu chính phủ hô hào chống « quốc nạn « ; nhưng chính các ông lớn tham nhũng, ông nào cũng gửi tiền, có gia đình, họ hàng ở ngoại quốc ; nạn bằng cấp giả tràn lan, đến nỗi một ông cán bộ cao cấp kia ở Việt Nam có bằng tiến sĩ ở Hoa Kỳ ( Hawaï), mà không biết nói Anh văn. Trước khi Phan văn Khải từ chức, ông có đọc một bài diễn văn ở « Quốc Hội « : « Một « contener « hàng, gửi từ Bình Dương tới Sài gòn mắc hơn và dễ mất hơn là cùng « contener » này gửi từ hải cảng Sài gòn sang Tân gia Ba. Sức sản xuất lao động của một công chức Việt Nam chỉ bằng 1/7 hay 1/8 công chức Nam Hàn hay Đài loan. »
Thêm vào đó bất công xã hội, sự ngăn cách giàu nghèo ở Trung Cộng và Việt Nam quá cao, người dân thì không có một đồng $ một ngày để sống, trong khi đó công an, cán bộ, con ông cháu cha thì tiêu tiền vứt qua cửa sổ.
Và « Nơi nào có tham nhũng, bất công, nơi đó có dân nổi lên đấu tranh. » Lời nói này không của ai hơn là của Lénine. Hàng năm có cả ngàn vụ dân nổi lên ở Việt Nam, có tới 180 000 vụ ở Trung Cộng, trung bình mỗi một ngày có hơn 500 vụ, có những vụ đưa đến cả trăm người chết, cà ngàn người bị thương.
Thêm vào đó là chiến lược đánh cộng sản của Hoa Kỳ và những nước tự do, trước kia áp dụng cho Liên Sô, nay áp dụng cho Trung Cộng và Việt Nam. Đó là đi bằng chiến tranh tâm lý, kinh tế trước, qua việc phát giải Nobel Hòa bình cho một nhà đấu tranh Nhân quyền, ông lưu hiểu Ba, đi đến Trung Cộng và Việt Nam bằng Coca Cola, quần Jeans trước. Đúng theo lời Tôn Tử : « Thứ nhất là công tâm, thứ đến là công lương, hạ sách mới đến công thành. »
Cũng có nghười lấy quan điểm của Marx mà tiên đoán cách mạng Việt Nam và Trung cộng. Vì 2 nước này giới trẻ cũng đông và cũng có học, càng ngày càng truy cập nhiều internet, mặc dầu chế độ tìm đủ mọi cách cấm đoán. Giới trẻ này cũng biểu hiệu cho sức sản xuất mới, chất chứa càng ngày càng lớn mạnh, trong khi đó thì chế độ, bình chứa không lớn mạnh kịp, thì có ngày chất chứa sẽ phá vỡ bình chứa, tìm cái mới. Cách mạng tất sẽ xẩy ra.
Nhưng một câu hỏi đến với chúng ta là tại sao 2 chế độ độc tài Trung Cộng và Việt Nam vẫn tồn tại ? Phải chăng điều kiện cho một cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền chưa hội đủ ?
Để một cuộc cách mạng xẩy ra, cần 2 điều kiện khách quan và chủ quan, chủ quan đây là nói tới những người chủ trương cách mạng.
Khách quan là xã hội đó, thể chế chính trị đó có còn hợp thời không ; giai tầng lãnh đạo có khả năng, có vì dân hay là bất tài, bất lực, bất lương, tham nhũng hối lộ, ăn trên xương máu của dân ; trật tự xã hội có công bằng không, hay đầy bất công.
Từ tiêu chuẩn đó, chúng ta nhìn vào xã hội Trung Cộng và Việt Nam, thì chúng ta thấy điều kiện khách quan quá hội đủ, đủ hơn cả Ai Cập và Tunisie.
Điều kiện chủ quan đó là những tổ chức, những đảng phái, hội đoàn, nhân sĩ chủ trương cách mạng có đủ tổ chức, kế hoặch, chiến lược để phát động cách mạng hay chưa, hay chỉ kêu gào xuông.
Chúng ta đừng nghĩ 2 cuộc cách mạng Tunisie và Ai cập xẩy ra là tình cờ. Không, những người chủ trương cách mạng họ nghiên cứu từng biểu ngữ, từng khu vận động. Theo như lời anh Ghonim :
« Chúng tôi đã lên kế hoặch… Kế hoặch của chúng tôi là làm sao cho dân xuống đường biểu tình càng đông càng tốt. Trước nhất là chúng tôi chuẩn bị ở những khu nghèo. Đời hỏi của chúng tôi là tất cả những gì liên quan đến đời sống hàng ngày của dân. «
Chúng ta có thể ví một xã hội cần cách mạng như một căn nhà xiêu vẹo, dột thủng lung tung. Đó là điều kiện khách quan. Nhưng điều kiện chủ quan đó là những người chủ trương làm cách mạng, xây lại căn nhà đó, thì phải đủ trình độ để biết đâu là cái cột bị hư hỏng, để xô nó té, rồi sẽ kéo theo những cột khác,chứ xô cái cột vững, thì chẳng khác nào đâm đầu vào tường, không có thể làm căn nhà xập, kiểu chỉ có nhiệt tình, mà không có tổ chức, không có kế hoặch, suy nghĩ, thì lâm vào cảnh : « Nhiệt tình cộng với ngu dốt thành ra phá hoại.» Hoặc căn nhà đó chỉ sập khi có một sức mạnh bên ngoài như một cơn bão hay một cơn gió lớn thổi tới.
Nói như vậy không có nghĩa là để bi quan ; nhưng chính là nhìn ra những ưu khuyết điểm để tu bổ và khắc phục ; nhất là đối với giới sĩ phu, trí thức. Hãy bỏ quan niệm chùm chăn, đợi thời, theo kiểu cũ : « Thiên hạ vô đạo, thì nên ẩn cư là tốt nhất « , mà chính là khi thiên hạ vô đạo, chính là lúc bạo quyền hoành hành, dân lầm than, đói khổ, thì cũng chính là lúc mà người sĩ phu, trí thức, nên dấn thấn, không nên chùm chăn, ra taycứudân,cứuđời.
Vì dân Việt và Trung cộng hiện nay đang khao khát cách mạng như người bị khát, mong chờ nước uống. Nhưng dân chỉ có thể đứng lên đấu tranh, khi có sự hướng dẫn, tổ chức của giai tầng sĩ phu, trí thức. Những người trí thức hãy can đảm, đừng quỵ lụy, bẻ cong ngòi bút của minh để cung phụng bạo quyền, đặc biệt là những người làm cho 700 tờ báo và 100 đài phát thanh của đảng cộng sản, ở Việt Nam. Dân Việt đang trông đợi ở quí Vị.
Một cách tổng quát, ai cũng biết rằng, theo Marx, hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng chính trị, văn hóa, luật pháp, triết học, tôn giáo và thẩm mỹ. Nói một cách chi tiết hơn, thì hạ tầng cơ sở kinh tế gồm sức sản xuất, phương tiện sản xuất và kỹ thuật sản xuất. Thượng tầng gồm có thể chế chính trị, luật pháp, tương quan sản xuất và tất cả những gì liên quan đến đời sống văn hóa, triết học, thẩm mỹ và tôn giáo. Hạ tầng và thượng tầng tạo nên một tổng thể mà Marx gọi là hình thái sản xuất ( mode de production). Lịch sử, theo Marx không gì hơn là lịch sử của những hình thái sản xuất ( l’histoire, c’est l’histoire des modes de production).
Marx viết :
« Sự kiện lịch sử đầu tiên là sự sản xuất những phương tiện của chính cuộc sống vật chất, và từ đó chính là một sự kiện lịch sử, một điều kiện căn bản của tất cả mọi lịch sử mà người ta phải hoàn thành, từng ngày, từng giờ, đơn giản là để duy trì cuộc sống của con người, ngày hôm nay cũng như cả ngàn năm trước. » ( K ;Marx – L’Idéologie allemande – trang 39 – Editions sociales – Paris – 1968).
Cách mạng theo Marx, chính là một khi sức sản xuất, Marx gọi là chất chứa ( le contenu ) lớn mạnh, mà thượng tầng, được gọi là bình chứa, lớn mạnh không kịp, thì chất chứa sẽ phá vỡ bình chứa, tìm một hình thức bình chứa mới khác.
Từ đó, Marx đưa ra quan niệm cách mạng tất yếu, theo đó hạ tầng cơ sở như đã nói ở trên gồm sức sản xuất, phương tiện và kỹ thuật sản xuất, trong sức sản xuất có lao động của thợ thuyền, mà trong xã hội tư bản, thì thợ thuyền càng ngày càng đông, và càng ngày càng bị bóc lột, trở nên nghèo đói, trong đó, thì chủ nhân mỗi ngày một giầu có, và ít ; nên hố ngăn cách giữa chủ và thợ mỗi ngày một to lớn, đưa đến cách mạng tất yếu.
Theo Marx thì cách mạng cộng sản chỉ xẩy ra ở những nước có một nền kỹ nghệ tân tiến như Anh, Pháp, Đức. Tuy nhiên cách mạng tất yếu không xẩy ra ở những nước tư bản, kỹ nghệ, Marx đã hoài công đợi suốt đời, mà cách mạng tất yếu lại xẩy ra ở những nước nửa kỹ nghệ, không có kỹ nghệ, rồi tới ngay những nước tự nhận là cộng sản, như Liên sô (1); và ngày hôm nay lại xẩy ra tại những nước bán kỹ nghệ, như Tunisie và Ai cập.
Nói một cách tổng quát, Marx cho rằng hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định lên thượng tầng chính trị, văn hóa, triết học. Chúng ta hãy xét ảnh hưởng của tư tưởng này lên những hành động chính trị của những chính quyền và ảnh hưởng của nó trên những nhà tư tưởng khác.
Ảnh hưởng của nó trên những chính quyền cho ta thấy một điều vô cùng trái ngược. Đó là từ ngày Lénine cướp được chính quyền, rồi nhiều chính quyền cộng sản khác ra đời. Chúng ta thấy gì ? Đó là miệng hô hào trung thành với Marx, nhưng thực tế thì hoàn toàn trái lại, ngay từ Lénine ; vì những điều mà chính quyền Lénine làm, sau đó đến những đàn em ở chính Liên sô, rồi qua những nước khác với Mao trạch Đông và Hồ chí Minh, cùng những bộ hạ ; chúng ta thấy với những người này, thì lại là thượng tầng chính trị với công an, quân đội, tuyên truyền quyết định hạ tầng. Ngược lại ở những nước tư bản, tiêu biểu là Hoa Kỳ, thì chính lại là hạ tầng kinh tế quyết định. Ngay cả trong chiến lược đánh những nước cộng sản. Hoa kỳ đã đánh Liên sô bắt đầu bằng quần Jeans, Coca Cola, Mac Donald v.v…, rồi sau mới tới chính trị. Ngày hôm nay, Hoa kỳ đối với Trung Cộng và Việt Nam cũng vậy.
Trên lãnh vực tư tưởng, đặc biệt ở Hoa Kỳ, mặc dầu là nước chống cộng, nhưng giới trí thức không có ác cảm với tư tưởng của Marx, mà ngược lại. Tuy nhiên họ đón nhận, và dùng tư tưởng của Marx một cách sáng tạo, khôn ngoan chứ không nô lệ, ngu xuẩn như những giới trí thức thân cộng, ở những nước cộng sản, đặc biệt là ở Việt Nam, với những người như Hoàng Tùng, đặc trách về tư tưởng của Ban Bí Thư đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Nguyễn phú Trọng, đương kim Tổng Bí Thư, Cựu Tổng Biên Tập báo Tạp Chí Cộng Sản, nếu chúng ta đọc 2 tờ báo này, thì chúng ta chỉ thấy ca tụng Marx một cách mù quáng, nhiều khi ngu xuẩn, không nắm vững ngay cả tư tưởng của Marx. Chẳng khác nào như xưa kia, thời Nho học thoái trào, các cụ dạy học trò, bắt học trò học như con vẹt những câu tư tưởng của Khổng Tử mà chẳng hiểu gì. (1). Như trong quyển Tam Tự Kinh, sách vỡ lòng Nho học ngày xưa dạy cho đứa trẻ, ở phần mở đầu : « Nhân chi sơ, tánh bổn thiện « ( Người ta lúc ban đầu thì tánh hiền lành ). Đây cả là một quan niệm triết học, cao siêu và trừu tượng, làm sao mà học trò nhỏ có thể hiểu nổi, để lãnh hội. Học là chỉ học như vẹt. Ngày hôm nay, từ giới lãnh đạo cho tới học sinh, sinh viên ở Việt Nam, phần lớn học và ca tụng Marx, nhưng chẳng hiểu gì về Marx, cũng chỉ như con vẹt, có nhiều học trò và thầy cô không muốn học và dạy môn lý thuyết của Marx, nhưng vẫn phải dạy và học.
Ở đây, trong khuôn khổ bài này tôi không thể đi sâu và xa.Tôi chỉ xin nêu ra một trong những nhà trí thức Hoa Kỳ, ông Paul Kennedy với quyển sách « The Rise and Fall of the Great Powers » ( Sự Hưng vong của những cường quốc ), xuất bản năm 1988, do nhà xuất bản Random House, quyển sách đã có ảnh hưởng rất mạnh thời bấy giờ, đã là quyển sách bán chạy nhất ( best seller), và người ta có thể nói nó đã ảnh hưởng đến đường lối chính trị ngoại giao thời đó với chính quyền Reagan và Gorbatchev.
Thật vậy, Paul Kennedy đã lấy quan niệm hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định của Marx, nhưng một cách sáng tạo hơn, đó là thay vì dùng chữ hạ tầng, thì thay thế bằng tổng sản lượng quốc gia, để xét sự hưng vong của những cường quốc từ năm 1500 đến năm 2000, với tiểu đề « Economic change and military conflict from 1500 to 2000 » ( Thay đổi kinh tế và tranh chấp quân sự từ năm 1500 đến năm 2000).
Theo P. Kennedy, thì sự hình thành hay sự sụp đổ của những đế quốc từ thế kỷ thứ 16 tới nay có sự liên quan, mà ông gọi là sự liên quan hổ tương ( correlation), tới tổng sản lượng quốc gia, nhất là đối với những quốc gia lớn, trong dài hạn. Đối với một quốc gia lớn, khi tổng sản lượng quốc gia tăng trưởng trong một thời gian dài, thì có hiện tượng thành hình một đế quốc, có nghĩa là quốc gia đó sẽ có ảnh hưởng mạnh trên chính trường quốc tế về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Tuy nhiên sự chi tiêu về ngoại giao, quân sự, nhất là quân sự được ví như thượng tầng, đè nặng lên hạ tầng. Nếu sự tăng trưởng chi tiêu về thượng tầng quá nhanh và quá nhiều hơn sự tăng trưởng của tổng sản lượng quốc gia, thì lâu ngày sẽ đi đến sự sụp đổ đế quốc. Điển hình là đế quốc Pháp thời Napoléon I, vì chi tiêu quá nhiều cho chiến tranh, nên đã đi đến sụp đổ.
Ông viết : « Lịch sử của sự hưng vong gần đây của những nước lớn trong hệ thống những đại cường quốc, nhất là từ lúc Âu châu bắt đầu trổi dậy vào thế kỷ thứ 16 – những nước như Tây ban nha, Hòa lan, Pháp, đế quốc Anh – đã chứng tỏ có một sự liên đới quan trọng ( a very significant correlation), trong dài hạn, giữa khả năng sản xuất kinh tế một bên và gánh nặng quân sự một bên khác « . ( Paul Kennedy – Sách đã dẫn – Phần Dẫn nhập ‘Introduction’).
Quyển sách này đã có ảnh hưởng mạnh vào thời bấy giờ, vì mục đích của nó, theo sự suy đoán của tôi, là cảnh cáo hai quốc gia Hoa Kỳ và Liên sô, đừng quá chạy đua vũ trang, vì sẽ lâm vào cảnh sụp đổ. Chính vì vậy mà chúng ta thấy thời Reagan, vào đệ nhất nhiệm kỳ, thì chủ trương chạy đua vũ trang với chiến lược « Chiến tranh các vì sao « ( Starwar), nhưng với nhiệm kỳ nhì, thì hạn chế vũ trang. Liên sô cũng vậy. Nhưng vì Liên Sô là một anh lực sĩ không có sức, cố chạy đua, nhưng khi ngừng, thì không còn sức và bị ngã quị.
I I ) Xét những cuộc cách mạng đã xẩy ra ở Liên Sô và Đông Âu, dưới con mắt của Marx
Từ cái nhìn của K. Marx, của Paul Kennedy, chúng ta hãy xét những cuộc cách mạng đã xẩy ra ở Liên sô, Đông Âu vào cuối những năm 80, đầu 90, nó là do sức sản xuất tăng trưởng mạnh và thượng tầng cơ sở không thay đổi kịp, đi đến chất chứa phá vỡ bình chứa, quan điểm của Marx ; hay là vì cơ sở thượng tầng, chi tiêu về quân sự, chính trị, ngoại giao quá cao, đề nặng lên hạ tầng, làm cho sụp đổ.
Theo tôi, có lẽ có cả 2, nhất là đối với Liên Sô, nhưng tôi thiên về quan niệm của P. Kennedy, hơn là quan niệm của Marx, vì nhìn vào những bản thống kê, thì sức sản xuất, theo quan điểm của Marx, và tổng sản lượng của quốc gia của Liên Sô, theo quan điểm của Kennedy, chỉ giảm chứ không tăng, nhất là trong thập niêm 80, trong khi đó thì những chi tiêu về quốc phòng tăng.
Tuy nhiên, ở đây tôi xin thêm là một đế quốc sụp đổ, một cuộc cách mạng xẩy ra có rất nhiều nguyên nhân, từ xa tới gần, và những nguyên nhân này có ảnh hưởng hỗ tương, chứ không phải có một chiều, từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên, hoặc chỉ có một ảnh hưởng là kinh tế.
Sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên sô, đưa đến cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền ở Liên Sô và Đông Âu, có thể nói, bắt nguồn từ sự không tưởng của lý thuyết Marx, chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu, một động lực khiến con người làm việc, đưa đến cảnh « Cha chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày « ; cộng thêm là chế độ độc đảng, độc tài dựng lên bởi Lénine, hoàn toàn thiếu khả năng thích ứng với thời đại. Thêm vào đó là cuộc chạy đua vũ trang không tiền khoáng hậu, nhất là từ thời Brejnev, từ năm 1964 tới năm 1982 ; nó là một gánh nặng ép xuống hạ tầng, làm chế độ này nổ tung, sụp đổ, dẫn đến cách mạng.(1)
Một cái nhìn khác, đến từ một vị đã từng làm Bộ trưởng kinh tế, tài chánh của Nga, thời ông Boris Eltsine. Theo ông, Liên sô sụp đổ là vì yếu tố dầu hỏa. Vào những thập niên 60, 70, giá dầu hỏa tăng, Liên sô là nước xuất cảng dầu hỏa, nên có những nguồn thâu nhập cao. Tuy nhiên Brejnev đã không biết tiết kiệm, tiêu xài phung phí, nghĩ rằng Liên sô sẽ chiến thắng tư bản, đưa ra chiến lược gồm 2 kế sách : 1) Thượng sách là đẩy mạnh công cuộc đánh tư bản để chiến thắng tư bản trên toàn thế giới ; 2) Trung sách là nếu không thì chia thế giới ra làm 2. Nhưng cả thượng sách lẫn trung sách đều thất bại, để đến nỗi trước khi chết Brejnev phải than : « Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng dầu từ của công, 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến để có mặt, sau đó là đi coi hát hay làm việc riêng. »
I I I ) Xét những cuộc cách mạng đang xẩy ra ở Bắc Phi, Trung Đông, đặc biệt là Tunisie, Ai Cập v. v…
Người ta có thể nói cách mạng ở Tunisie và Ai cập đã thành công khi hai nhà độc tài Ben Ali và Hosni Moubarak đã rời bỏ chính quyền. Ở 2 cuộc cách mạng này, nếu chúng ta xét theo quan điểm của Marx, thì chúng ta thấy nó có vẻ hợp lý. Đó là giới trẻ sinh viên, học sinh rất đông ở 2 quốc gia này, và có một trình độ học vấn rất cao. Như ở Tunisie, 2/3 giới trẻ là có trình độ học vấn từ 2 năm đại học trở lên. Họ nắm rất vững phương tiện truyền thông hiện đại, và đã dùng những phương tiện này để tổ chức, hô hào cách mạng. Họ tiêu biểu cho sức sản xuất lớn mạnh ( Forces productives). Sức sản xuất được ví như chất chứa ( le contenu), chế độ như bình chứa ( le contenant). Nay chất chứa lớn mạnh, mà bình chứa không lớn mạnh kịp, thì nó phải phá vỡ bình chứa, để tìm một bình chứa mới.
I V ) Xét cách mạng sẽ xẩy ra ở Trung cộng và Việt Nam, cũng dưới con mắt của Marx.
Đối với Trung Cộng và Việt Nam, có người nghĩ rằng 2 chế độ cộng sản độc tài này sẽ sụp đổ giống như Liên sô. Điều này không phải là không có lý. (2) Vì xét sự thoái trào hiện nay của cộng sản Việt Nam và Trung cộng, thì nó giống như Liên Sô. Brejnev trước khi chết đã phải than về tham nhũng, hối lộ, bằng cấp giả, sự sản xuất lao động kém nói chung của công chức, tư chức, thợ thuyền Liên sô. Ngày hôm nay nhìn vào Việt Nam và Trung Cộng thì không khác lắm : Hối lộ, tham nhũng ở khắp nơi, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, mặc dầu chính phủ hô hào chống « quốc nạn « ; nhưng chính các ông lớn tham nhũng, ông nào cũng gửi tiền, có gia đình, họ hàng ở ngoại quốc ; nạn bằng cấp giả tràn lan, đến nỗi một ông cán bộ cao cấp kia ở Việt Nam có bằng tiến sĩ ở Hoa Kỳ ( Hawaï), mà không biết nói Anh văn. Trước khi Phan văn Khải từ chức, ông có đọc một bài diễn văn ở « Quốc Hội « : « Một « contener « hàng, gửi từ Bình Dương tới Sài gòn mắc hơn và dễ mất hơn là cùng « contener » này gửi từ hải cảng Sài gòn sang Tân gia Ba. Sức sản xuất lao động của một công chức Việt Nam chỉ bằng 1/7 hay 1/8 công chức Nam Hàn hay Đài loan. »
Thêm vào đó bất công xã hội, sự ngăn cách giàu nghèo ở Trung Cộng và Việt Nam quá cao, người dân thì không có một đồng $ một ngày để sống, trong khi đó công an, cán bộ, con ông cháu cha thì tiêu tiền vứt qua cửa sổ.
Và « Nơi nào có tham nhũng, bất công, nơi đó có dân nổi lên đấu tranh. » Lời nói này không của ai hơn là của Lénine. Hàng năm có cả ngàn vụ dân nổi lên ở Việt Nam, có tới 180 000 vụ ở Trung Cộng, trung bình mỗi một ngày có hơn 500 vụ, có những vụ đưa đến cả trăm người chết, cà ngàn người bị thương.
Thêm vào đó là chiến lược đánh cộng sản của Hoa Kỳ và những nước tự do, trước kia áp dụng cho Liên Sô, nay áp dụng cho Trung Cộng và Việt Nam. Đó là đi bằng chiến tranh tâm lý, kinh tế trước, qua việc phát giải Nobel Hòa bình cho một nhà đấu tranh Nhân quyền, ông lưu hiểu Ba, đi đến Trung Cộng và Việt Nam bằng Coca Cola, quần Jeans trước. Đúng theo lời Tôn Tử : « Thứ nhất là công tâm, thứ đến là công lương, hạ sách mới đến công thành. »
Cũng có nghười lấy quan điểm của Marx mà tiên đoán cách mạng Việt Nam và Trung cộng. Vì 2 nước này giới trẻ cũng đông và cũng có học, càng ngày càng truy cập nhiều internet, mặc dầu chế độ tìm đủ mọi cách cấm đoán. Giới trẻ này cũng biểu hiệu cho sức sản xuất mới, chất chứa càng ngày càng lớn mạnh, trong khi đó thì chế độ, bình chứa không lớn mạnh kịp, thì có ngày chất chứa sẽ phá vỡ bình chứa, tìm cái mới. Cách mạng tất sẽ xẩy ra.
Nhưng một câu hỏi đến với chúng ta là tại sao 2 chế độ độc tài Trung Cộng và Việt Nam vẫn tồn tại ? Phải chăng điều kiện cho một cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền chưa hội đủ ?
Để một cuộc cách mạng xẩy ra, cần 2 điều kiện khách quan và chủ quan, chủ quan đây là nói tới những người chủ trương cách mạng.
Khách quan là xã hội đó, thể chế chính trị đó có còn hợp thời không ; giai tầng lãnh đạo có khả năng, có vì dân hay là bất tài, bất lực, bất lương, tham nhũng hối lộ, ăn trên xương máu của dân ; trật tự xã hội có công bằng không, hay đầy bất công.
Từ tiêu chuẩn đó, chúng ta nhìn vào xã hội Trung Cộng và Việt Nam, thì chúng ta thấy điều kiện khách quan quá hội đủ, đủ hơn cả Ai Cập và Tunisie.
Điều kiện chủ quan đó là những tổ chức, những đảng phái, hội đoàn, nhân sĩ chủ trương cách mạng có đủ tổ chức, kế hoặch, chiến lược để phát động cách mạng hay chưa, hay chỉ kêu gào xuông.
Chúng ta đừng nghĩ 2 cuộc cách mạng Tunisie và Ai cập xẩy ra là tình cờ. Không, những người chủ trương cách mạng họ nghiên cứu từng biểu ngữ, từng khu vận động. Theo như lời anh Ghonim :
« Chúng tôi đã lên kế hoặch… Kế hoặch của chúng tôi là làm sao cho dân xuống đường biểu tình càng đông càng tốt. Trước nhất là chúng tôi chuẩn bị ở những khu nghèo. Đời hỏi của chúng tôi là tất cả những gì liên quan đến đời sống hàng ngày của dân. «
Chúng ta có thể ví một xã hội cần cách mạng như một căn nhà xiêu vẹo, dột thủng lung tung. Đó là điều kiện khách quan. Nhưng điều kiện chủ quan đó là những người chủ trương làm cách mạng, xây lại căn nhà đó, thì phải đủ trình độ để biết đâu là cái cột bị hư hỏng, để xô nó té, rồi sẽ kéo theo những cột khác,chứ xô cái cột vững, thì chẳng khác nào đâm đầu vào tường, không có thể làm căn nhà xập, kiểu chỉ có nhiệt tình, mà không có tổ chức, không có kế hoặch, suy nghĩ, thì lâm vào cảnh : « Nhiệt tình cộng với ngu dốt thành ra phá hoại.» Hoặc căn nhà đó chỉ sập khi có một sức mạnh bên ngoài như một cơn bão hay một cơn gió lớn thổi tới.
Nói như vậy không có nghĩa là để bi quan ; nhưng chính là nhìn ra những ưu khuyết điểm để tu bổ và khắc phục ; nhất là đối với giới sĩ phu, trí thức. Hãy bỏ quan niệm chùm chăn, đợi thời, theo kiểu cũ : « Thiên hạ vô đạo, thì nên ẩn cư là tốt nhất « , mà chính là khi thiên hạ vô đạo, chính là lúc bạo quyền hoành hành, dân lầm than, đói khổ, thì cũng chính là lúc mà người sĩ phu, trí thức, nên dấn thấn, không nên chùm chăn, ra taycứudân,cứuđời.
Vì dân Việt và Trung cộng hiện nay đang khao khát cách mạng như người bị khát, mong chờ nước uống. Nhưng dân chỉ có thể đứng lên đấu tranh, khi có sự hướng dẫn, tổ chức của giai tầng sĩ phu, trí thức. Những người trí thức hãy can đảm, đừng quỵ lụy, bẻ cong ngòi bút của minh để cung phụng bạo quyền, đặc biệt là những người làm cho 700 tờ báo và 100 đài phát thanh của đảng cộng sản, ở Việt Nam. Dân Việt đang trông đợi ở quí Vị.
Paris ngày 14/03/2011
Chu chi Nam
No comments:
Post a Comment