Tankman |
Sau hai biến động thành công tại Tunisia và tại Egypt, một chuổi những biến động khác cũng đang xảy ra tại Libya, Yemen, Bahrain, Oman, Saudi Arabia, Iran, . . . mức độ sôi động thay đổi nhưng trầm trọng nhất lúc này là tại Libya với sự can thiệp của LHQ. Với tỷ số đồng thuận 15/5, Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Spain đã khởi sự những đợt không kích các cứ địa của Khadafi từ ba ngày qua.
Các phong trào dân chủ cùng những biến động này có thể sẽ hạ bệ hết các vua chúa trong vùng Trung Đông và Bắc Phi. Tuy nhiên, có những sự kiện đáng lưu ý. Saudi Arabia gởi quân sang giúp vua Bahrain chống phe nổi dậy. Vua Oman gởi bác sỹ thuốc men giúp vua Khalifa của Bahrain để đàn áp quân nổi dậy. Obama ngầm hổ trợ vua Khalifa của Bahrain nhưng lại lên tiếng khuyến khích nhóm nổi dậy hãy còn rất yếu tại Iran. Obama cũng đã tuyên bố chính sách của Ông thay đổi tùy từng nước trong vùng. Sau ba ngày oanh kích tại Libya, Obama tuyên bố sẽ trao quyền điều động tại Libya cho các nước đồng minh trong vùng và xác quyết sẽ không đưa lính Mỹ vào Libya.
Đối với Hoa Kỳ, sau vụ 9/11/2001, mục đích nổi là tiêu diệt khủng bố lan tràn sang nội địa Hoa Kỳ. Đó là lý do khiến Hoa Kỳ hiện diện tại Afghanistan và Iraq. Al Qaida lại lan tràn sang các nước khác tại Trung Đông và Bắc Phi. Cái yếu điểm chiến lược của Hoa Kỳ là các đồng minh tích cực trong công tác tiêu diệt khủng bố lại là những vị vua chúa ngự trị lâu dài một cách độc tài. Biến động tại Tunisia làm rúng động các ngai vị trong vùng. Nổi bậc nhất là tại Yemen, biến động đã xảy ra hai tuần trước khi vua Saleh dự tính sang Mỹ thảo luận kế hoạch 70 triệu Mỹ kim chống khủng bố và chuyến công du đã bị hủy bỏ.
Các phong trào đòi dân chủ này đã đặt Hoa Kỳ vào vị thế khó xử. Tại Egypt, Hosni Mubarak là một đồng minh trung kiên của Hoa Kỳ gìn giữ lưu thông qua kênh đào Suez từ 1979 chống lại áp lực từ Iran và các nhóm Hồi Giáo quá khích. Ngay sau biến động, Hội Đồng Lãnh Đạo Lâm Thời Egypt đã cho phép hai tàu chiến của Iran đi qua kênh đào Suez, một hình thức uy hiếp Do Thái và là một dâu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang mất ảnh hưởng trong nội tình mới tại Egypt. Bài học tức thì về chuyển biến tại Egypt này đã khiến Obama quay lại giúp vua Khalifa của Bahrain dẹp phe nổi dậy vì Hạm Đội Thứ Năm của Hoa Kỳ đồn trú tại Bahrain; đi tìm một nơi đồn trú khác hiện nay không dễ. Khi phong trào lan vào Saudi Arabia, Obama cũng đành làm ngơ để vua Abdullah dẹp quân nổi dậy vì Abdullah đang có hợp đồng 60 tỷ mua chiến cụ tối tân của Hoa Kỳ và hợp đồng này sang năm sẽ tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cần thiết cho ghế Tổng Thống 2012 của Obama. Đó là chính trị và Obama đã phải tuyên bố rằng thái độ của Hoa Kỳ sẽ tùy vào từng nước trong vùng. Obama đã vôi vàng cổ võ phong trào tại Tunisia và Egypt mà không nghĩ đến hậu quả. Hy vọng rằng sự vội vàng này không đến nỗi tai hại như khi Hitler không lượng định đước quyết tâm chiến lược của Hoa Kỳ trong trận Normandie.
Những diễn tiến tại Egypt rất ý nhị. Đông đảo dân chúng đã đi bầu phiếu hợp thức hóa sự thay đổi hiến pháp chuẩn bị cho việc bầu cử quốc hội trong tháng sáu và tổng thống trong tháng tám năm này. Hai phe chủ động bây giờ là phe Quân Nhân và phe Muslim Brotherhood. Các thành phần nhỏ khác, gồm cả phe thanh niên trẻ đấu tranh cho dân chủ, bất hợp tác và đòi hỏi thời gian để họ chuẩn bị nhưng không được thỏa mãn. Hai phe Quân Nhân và Muslim Brotherhood đang là hai phe đối lập lớn khuynh loát chính trường Egypt hậu Mubarak. Chiến thắng của cuộc cách mạng 25 tháng Giêng thuộc hẳn về phe Muslim Brotherhood. Phe Quân Nhân sẽ yếu thế hơn so với thời còn Mubarak. Đây là tình trạng mà Do Thái đã tiên liệu và lo ngại. Đây sẽ không là thứ dân chủ mà người dân Egypt hằng trông đợi. Nhớ rằng chỉ có 12% dân chúng đồng ý với chủ trương sinh hoạt của Muslim Brotherhood; và cũng nên nhớ rằng trong sự kềm kẹp của phe Quân Nhân, Mubarak đã thực hiện được những cải tổ kinh tế mà Quỷ Tiền Tệ Thế Giới phải khen ngợi. Trong bài trước đây, tôi đã tạm gọi biến động 25 tháng Giêng là cuộc cách mạng giả. Để có được cuộc cách mạng thật sự, thành phần đấu tranh trẻ phải tập hợp lại để chiếm đa số trong chính trường. Thành phần này đang bị bỏ rơi một cách danh chính ngôn thuận vì chính họ đã nông nỗi kêu gọi bầu cử càng sớm càng tốt. Chắc chắn Hoa Kỳ không muốn tình trạng này nhưng mà chẳng đặng đừng. Trong bài trước, chúng ta đã đặt vấn đề rằng liệu sau khi đổi chủ, Hoa Kỳ có còn được một đồng minh như xưa không? Rõ ràng là không. Cổ động phong trào biến động trong lúc này không là thượng sách cho Hoa Kỳ đứng về mặt kinh tế toàn cầu và cả về diện chống khủng bố…
Tuy nhiên nếu lao đã phóng và Obama quyết tâm bằng mọi giá theo lao đến cùng, thì tình trạng sẽ vô cùng thuận lợi vế lâu về dài cho Hoa Kỳ và thế giới. Chữ “nếu” này tùy thuộc vào thực tâm của Obama và nhất là vào tầm nhìn xa cho tương lai Hoa Kỳ của Obama.
Hiểu được tư thế, cung cách và vai trò của Hoa Kỳ, bây giờ chúng ta hãy xem xét những gì có thể xảy ra tại Trung Đông sau Tunisia và Egypt.
Trường hợp thứ nhất: Biến động tại những nước không có liên hệ quyền lợi trực tiếp với Hoa Kỳ sẽ thành công. Những nước có liên hệ quyền lợi trực tiếp với Hoa Kỳ sẽ tồn tại. Đây là hạ sách cho Obama. Quốc tế sẽ kết tội Hoa Kỳ là thiếu thật tâm đối với lý tưởng tự do dân chủ mà chỉ hành động vì tư lợi. Các đồng minh tuy tồn tại nhưng cũng đã bị tổn thương; sự hợp tác với Hoa Kỳ sẽ không tốt đẹp như xưa. Uy thế Hoa Kỹ sẽ giảm sút. Khủng bố rồi sẽ gia tăng.
Trường hợp thứ nhất: Biến động tại những nước không có liên hệ quyền lợi trực tiếp với Hoa Kỳ sẽ thành công. Những nước có liên hệ quyền lợi trực tiếp với Hoa Kỳ sẽ tồn tại. Đây là hạ sách cho Obama. Quốc tế sẽ kết tội Hoa Kỳ là thiếu thật tâm đối với lý tưởng tự do dân chủ mà chỉ hành động vì tư lợi. Các đồng minh tuy tồn tại nhưng cũng đã bị tổn thương; sự hợp tác với Hoa Kỳ sẽ không tốt đẹp như xưa. Uy thế Hoa Kỹ sẽ giảm sút. Khủng bố rồi sẽ gia tăng.
Trường hợp thứ hai: Tất cả các vua độc tài sẽ thoái vị nhường chỗ cho phe nổi dậy thành lập chính thể mới. Mục tiêu của các phe nổi dậy có đạt thành không tùy thực lực, điều kiện tại mỗi nước. Đặc biệt tại Iran, Ahmadinrejad sẽ rất thẳng tay và hy vong một nghị quyết tương tự như nghị quyết Libya sẽ thành hình để giúp phe nổi dậy tại Iran. Trung Quốc và Nga Sô từ chối ký vào nghị quyết Libya 1973 vì sự tế nhị rõ rệt liên quan đến tình trạng tại xứ sở của họ. Sự thành công trong những ngày tới của nghị quyết Libya sẽ có tầm ảnh hưởng quan trọng trong những ngày tháng đến.
Đối với Hoa Kỳ, một chính sách ngoại giao mới phải được hình thành để đương đầu với một loạt “đồng minh” mới. Egypt là một thí dụ điển hình vì Muslim Brotherhood có thực chất bạo động và chống Mỹ. Chúng ta sẽ nhìn kỹ hơn khi tình hình diễn tiến trong những ngày tháng đến. Điều chắc chắn là sự thành công của các phong trào biến động sẽ là một động lực đáng kể khích động các biến động tại Trung Quốc và Việt Nam. Nếu Mỹ và thế giới nhận thức rõ được hiểm họa cho thế giới do Trung Quốc gây ra trong tương lai thì họ sẽ nhân cơ hội này để giải trừ đại họa một cách êm ả vì tình hình rất thuận lợi hiện nay. Trung Quốc cũng sẽ thẳng tay đàn áp như đã tứng làm năm 1989. Một nghi quyết Trung Quốc tương tự như nghi quyết Libya sẽ hình thành. Trung Quốc không là Libya nên một nghị quyết Trung Quốc tương tự như nghị quyết Libya không dễ. Đây cũng là một thử thách đối với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới qua tổ chức LHQ.
Đối với Hoa Kỳ, một chính sách ngoại giao mới phải được hình thành để đương đầu với một loạt “đồng minh” mới. Egypt là một thí dụ điển hình vì Muslim Brotherhood có thực chất bạo động và chống Mỹ. Chúng ta sẽ nhìn kỹ hơn khi tình hình diễn tiến trong những ngày tháng đến. Điều chắc chắn là sự thành công của các phong trào biến động sẽ là một động lực đáng kể khích động các biến động tại Trung Quốc và Việt Nam. Nếu Mỹ và thế giới nhận thức rõ được hiểm họa cho thế giới do Trung Quốc gây ra trong tương lai thì họ sẽ nhân cơ hội này để giải trừ đại họa một cách êm ả vì tình hình rất thuận lợi hiện nay. Trung Quốc cũng sẽ thẳng tay đàn áp như đã tứng làm năm 1989. Một nghi quyết Trung Quốc tương tự như nghi quyết Libya sẽ hình thành. Trung Quốc không là Libya nên một nghị quyết Trung Quốc tương tự như nghị quyết Libya không dễ. Đây cũng là một thử thách đối với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới qua tổ chức LHQ.
Nếu có được nghị quyết Trung Quốc và sau khi phe chống đối thành công, thế giới sẽ nương vào đó giải phóng các nước bị trị xâm chiếm bởi Trung Quốc như Tây Tạng, Việt Nam, Myanmar, Nepal, Cambodia, Laos, Bắc Hàn,… Thế giới cũng có thể tiến xa hơn một bước nữa, một đòn tối hậu, xác định lại lãnh phận Trung Quốc để trừ hậu hoạn trường kỳ sau này. Đây sẽ là một tình trạng “bất chiến tự nhiên thành” cho các nước bị trị bởi Trung Quốc. Các nước bị trị cần chuẩn bị sẵn sàng để kịp thích ứng với thời cơ một khi thời cơ đến. Cũng nên nhắt lại rằng Việt Nam đã đánh mất cơ hội ngàn năm một thuở vào năm 1989. Ở đây chúng ta thấy rõ, sau sự thành công của biến cố Trung Quốc, úy tín và vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ sẽ lên rất cao và bền vững trong tương lai. Cũng chỉ sau sự thành công của biến động tại Trung Quốc thì Hoa Kỳ mới xây dựng lại được uy danh và hưng vượng lâu dài. Thành công tại Trung Quốc cũng sẽ giúp Hoa Kỳ tạo dựng lại uy tín ở Trung Đông và cả toàn cầu. Nếu biến động tại Trung Quốc thất bại, tương lai Hoa Kỳ sẽ rất thảm thương.
Tất cả đều có bàn tay Thượng Đế sắp xếp. Các chiêm tinh gia thế giới thấy rằng luồng năng lượng vũ trụ đang chuyển hướng về Á Châu trong thế kỷ thứ 21. Năng lượng chuyển hướng này sẽ đem lại thanh bình thịnh vượng hay đem lại tang thương chinh chiến gây ra bởi các nước ở Á Châu cho hoàn vũ.
© Phạm Quang Minh
No comments:
Post a Comment