Nếu là người Trung Hoa chắc chắn tôi sẽ không bao giờ đem ông Khổng Tử ra làm trò cười. Như ông Ðàm Trường Lưu (Tan Changliu) vừa mới làm.
Ông Ðàm Trường Lưu, thuộc trường Ðại Học Sư Phạm Bắc Kinh đã lập ra một cái giải thưởng gọi tên là Giải Hòa Bình Khổng Tử – mục đích là để cạnh tranh với Giải Hòa Bình ở Na Uy mang tên ông Alfred Nobel.
Ý định cạnh tranh rất rõ ràng: Ủy ban tuyển chọn hôm qua đã cho biết tên người trúng giải, cố ý công bố một ngày trước lễ trao giải Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba, người đang bị chính quyền Trung Hoa giam giữ vì tranh đấu cho đồng bào ông được sống tự do dân chủ. Bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba bị quản thúc để ngăn cản không cho bà đi Na Uy lãnh giải thay chồng. Rất nhiều người Trung Hoa ở hải ngoại tranh đấu cho tự do dân chủ sẽ có mặt ở Oslo, và hai người Việt Nam sống ở Na Uy đã được ban tổ chức lễ trao giải mời tới dự lễ. Trong khi đó, giải Hòa Bình Khổng Tử của ông Ðàm Trường Lưu được trao cho ông Liên Chấn, nguyên phó tổng thống Trung Hoa Dân Quốc ở Ðài Loan, nhưng ông không có mặt ở Bắc Kinh khi giải thưởng được long trọng tuyên bố.
Ý định cạnh tranh với Giải Nobel Hòa Bình còn rõ rệt hơn trong bản tuyên cáo 9 điều giải thích lý do lập ra Giải Hòa Bình Khổng Tử, người Trung Quốc gọi là “Khổng Tử Hòa Bình Tưởng.”
Trong những lời giải thích này, thứ nhất, họ tuyên bố: “Trung Quốc là một biểu tượng của hòa bình.” Nghe một câu này thôi, người dân Việt Nam, người Tây Tạng, Ấn Ðộ, người Mông Cổ, Tân Cương đã thấy không lọt tai rồi. Nhưng hãy cứ nghe ông Ðàm Trường Lưu trình bày tiếp. Ông khoe nước Trung Hoa có hơn một tỷ dân, cho nên “phải có ý kiến lớn hơn các nước khác khi nói đến vấn đề hòa bình trên thế giới.” Trong khi đó, ông so sánh: “Na Uy chỉ là một nước nhỏ với dân cư thưa thớt!” Cho nên Na Uy phải chấp nhận vai trò “thiểu số” so với các nước đông dân khi thảo luận các vấn đề tự do và dân chủ. Ông đề nghị: “Vì vậy, việc tuyển chọn Giải Nobel Hòa Bình đáng lẽ phải được mở rộng cho người dân khắp thế giới tham dự, thay vì chỉ do một nhóm người tự nhận làm việc đó!”
Ðại khái, đó là lối lý luận của một giáo sư đại học Trung Quốc. Nếu cứ theo lối lý luận này thì các giải Nobel đều nên nhờ người Trung Quốc chọn, vì nước họ đông dân nhất thế giới. Giải Oscar của Hollywood cũng nên đưa sang Thượng Hải. Tổ chức Hoa Hậu Áo Dài cũng nên đưa qua Bắc Kinh nhờ họ làm giám khảo.
Ông Ðàm Trường Lưu cho biết đã được nhiều “doanh nhân lỗi lạc” trên thế giới ủng hộ tiền lập quỹ, cho nên năm nay đã có giải thưởng trị giá 15,000 đô la Mỹ. Ủy ban tuyển lựa có bẩy người do ông Ðàm Trường Lưu làm chủ tịch, chọn ngày trao giải vào “Ngày Hòa Bình Thế Giới,” và ấn định ngay đó là ngày 9 tháng 12 – đúng một ngày trước lễ trao giải Nobel Hòa Bình ở Oslo. Ông cũng đưa ra thể thức chọn người trúng giải, bằng trưng cầu ý kiến trên mạng lưới. Tuy nhiên giải đầu tiên được trao hôm qua thì chưa tham khảo ý kiến như vậy; chắc vì vội vã quá!
Tất cả trở thành một trò hề. Trong báo chí ở Trung Quốc mới thấy chỉ có một tờ Hoàn Cầu Thời Báo (do nhật báo Nhân Dân xuất bản) loan tin về giải này. Nhưng vì tất cả mọi người đang theo dõi phản ứng của cộng sản Trung Quốc đối với giải Nobel tặng ông Lưu Hiểu Ba, cho nên báo chí khắp thế giới (trong đó có báo Người Việt) đã loan tin về Giải Hòa Bình Khổng Tử, coi đó là một thủ đoạn mới do chính quyền Bắc Kinh dựng lên để đánh phá nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba.
Trung Quốc đã dùng rất nhiều thủ đoạn khác. Các mạng lưới ở trong nước Trung Hoa bị kiểm soát chặt chẽ, không cho người dân nào được đọc tin, bàn luận về Lưu Hiểu Ba và Giải Nobel Hòa Bình. Nhiều nhà trí thức, nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng cũng bị quản thúc, hoặc bị ngăn đường cấm không cho qua Hồng Kông vì lo họ sẽ sang đó rồi bay đi Oslo, thủ đô Na Uy để tham dự lễ trao giải. Dưới áp lực của Bắc Kinh, 18 quốc gia không cho đại sứ của họ ở Oslo tới dự lễ trao giải, trong đó có Việt Nam.
Một chính phủ nắm đầu một tỷ, 300 triệu dân mà dùng hết mọi phương cách để chống lai một người dân của nước mình, đây là chuyện chỉ xảy ra ở các nước độc tài quân phiệt, phát xít và cộng sản. Ngày xưa nhà bác học Nga Andrei Sakharov cũng bị cấm đi Oslo lãnh giải Nobel Hòa Bình, nhà văn Boris Pasternak cũng bị áp lực phải cảm ơn nhưng từ chối giải Nobel tặng cho ông. Những người khác không được đi lãnh giải Nobel Hòa Bình là bà Aung San Suu Kyi nước Miến Ðiện, lãnh tụ công đoàn độc lập Ba Lan Lech Walesa.
Năm nay người ta sẽ bày một cái ghế trống làm tiêu biểu cho sự vắng mặt của ông Lưu Hiểu Ba. Lần sau cùng chuyện này xảy ra là vào năm 1935, khi giải được trao cho nhà tranh đấu Hòa Bình Carl von Ossietzky người Ðức, trong lúc ông bị Hitler cầm tù. Trong lịch sử chỉ có 2 lần lễ trao giải bày chiếc ghế trống làm biểu tượng, vì không những Carl von Ossietzky và Lưu Hiểu Ba bị tù, mà còn vì những người thân của họ cũng không được phép đi thay mặt.
Trường hợp ông Liên Chấn ở Ðài Loan khác hẳn. Liên Chấn được trao giải Hòa Bình Khổng Tử tại Bắc Kinh mà thư ký văn phòng của ông tại Ðài Bắc nói họ không hề biết tin này. Tuy nhiên, lễ trao giải của ông Ðàm Trường Lưu vẫn cử hành trước hàng trăm phóng viên. Có một em bé gái 6 tuổi xinh xắn được đưa ra thay mặt cựu phó tổng thống Ðài Loan ôm lấy tấm văn bằng và giải thưởng.
Nếu ông Khổng Tử còn sống, chắc hẳn ông cũng phải xin vào ngồi tù cùng ông Lưu Hiểu Ba. Vì nếu ở ngoài nhà tù chắc chắn ông sẽ không thể im lặng mà phải phản đối những kẻ mạo tên ông. Khổng Tử sẽ nhắc lại: “Danh không chính, thì ngôn không thuận! Lời nói không thuận thì việc không thành!”
Chính quyền Trung Quốc đang mượn tên ông Khổng Tử trong nhiều công việc. Thí dụ, họ lập ra những Trung tâm Văn hóa Khổng Tử theo lối Goethe Institute của nước Ðức; nói là để truyền bá ngôn ngữ và văn minh Trung Hoa nhưng bên trong là tuyên truyền gây ảnh hưởng cho các chính sách của Bắc Kinh. Trong khi đó, nền văn minh mà chế độ cộng sản tạo ra ở nước Tầu bây giờ hoàn toàn đi ngược lại với nền nếp xã hội mà tư tưởng Nho giáo đã gây dựng ở Trung Hoa trong hai ngàn năm trước.
Ðể thấy tính chất trái ngược giữa xã hội cộng sản và xã hội Khổng Giáo, chúng ta có thể nghe ý kiến của một nhà trí thức Trung Quốc. Ðó là Giáo Sư Tôn Lập Bình (Sun Liping), dậy môn Xã Hội Học trong Ðại Học Thanh Hoa, Bắc Kinh, ông không tích cực tham dự vào các phong trào đối kháng chính quyền cộng sản. Tôn Lập Bình cũng là giáo sư hướng dẫn của ông Tập Cận Bình làm luận án tiến sĩ, ông này sẽ lên thay Hồ Cẩm Ðào làm chủ tịch Trung Quốc. Giáo Sư Tôn Lập Bình, 55 tuổi, đã đưa lên một bài trên mạng lưới nhan đề: “Mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc không phải là Rối loạn Xã hội nhưng là Bại hoại Xã hội.” [Trong Hán văn, ông dùng hai từ Xã hội Ðộng Ðãng (ông dịch là Social Turmoil) và Xã hội Hội Bại (Social Decay)]. Ông giải thích, trái ngược với Rối loạn Xã hội là Ổn định Xã hội; trái ngược với Xã hội Bại hoại là Xã hội Lành mạnh. Ông đưa ra 17 điểm, nhận xét về sự băng hoại của xã hội chung quanh ông, và kêu gọi giới trí thức Trung Hoa đứng lên đảm nhận vai trò lãnh đạo dư luận của họ.
Giáo Sư Tôn Lập Bình nhận xét rằng hiện giờ trong nước ông người ta nhấn mạnh quá nhiều về mối lo xã hội rối loạn, mà thực ra ở bất cứ nước nào nếu tìm tòi bới móc ai cũng thấy có những điều đáng lo như vậy được. Nhưng tại nước Trung Hoa, mối lo lớn nhất là xã hội đang “hư thối,” hay là, nói như một giáo sư Xã Hội Học nổi tiếng khác, ông Phí Hiếu Thông (Fei Xiaotong), Trung Quốc đang có cảnh “xã hội bị xâm thực.”
Lý do khiến xã hội Trung Hoa đang hư hoại là quyền lực của guồng máy nhà nước không được giới hạn; mà nạn tham nhũng chỉ là một triệu chứng bên ngoài. Ðặc biệt là quyền hành của đám cán bộ lãnh đạo địa phương, họ “không bị kiểm soát từ bên trên cũng không bị giới hạn từ bên dưới.” Cho nên, “họ bỏ rơi quyền lợi chung mà chỉ lo bảo vệ địa vị và chờ được thăng thưởng.”
Ông viết tiếp: “Cảnh hư hoại đã phổ biến khắp mọi mặt. Xã hội đã mất ý thức đạo đức; những nhóm quyền lợi tham lam lưu manh làm cho mọi người dân mất cả ý thức về tính công bằng và chính nghĩa. Cả hệ thống thông tin trong xã hội bị bóp méo lệch lạc. Các số thống kê ngụy tạo cho ta thấy có những định chế để bóp méo sự thật. Như một ngạn ngữ bây giờ nói: Quan thôn đánh lừa quan xã, quan xã đánh lừa quan huyện, quan huyện lại đánh lừa quan trên, dần dần lên đến các quan cao nhất.” (điểm số 6).
Vì sống trong hoàn cảnh như vậy, nhiều người dân Trung Hoa đã trở thành thờ ơ, vô cảm trước những tai họa xảy ra chung quanh mình. Khi một tòa nhà công sở lớn bị hỏa hoạn, người dân dửng dưng. Tại sao như vậy? Tôn Lập Bình nhận xét: Vì người ta không thấy họ là một thành phần ở trong xã hội đó nữa. Ðó là tài sản của “chúng nó” chứ không phải của “chúng mình!” (điểm số 7).
Từ điểm số 10, Tôn Lập Bình phân tích ảnh hưởng của những nhóm chỉ lo bảo vệ “quyền lợi đang hưởng” của họ (ký đắc quyền lợi, trong nguyên văn). Nguyên nhân của cảnh băng hoại xã hội, Tôn Lập Bình lên án, là do “cuộc hôn nhân giữa quyền lực chính trị và kinh tế tư bản.” Ngày xưa ở Trung Quốc, quyền lực chính trị chống lại thị trường tư bản. Ngày hay hai thứ đó đã bắt tay, đã “kết hôn” với nhau. Ông phân tích: “Thị trường là thứ thị trường để cho quyền lực thao túng. Quyền lực chính là quyền lực để thi thố trong thị trường. Ðây là vấn đề lớn mà chúng ta (người Trung Quốc) phải đối phó. Các nhóm ‘quyền lợi đang thụ hưởng’ đã tạo ra mối liên kết giữa quyền lực và thị trường. Nó làm cho người dân bình thường cảm thấy họ đứng bên lề.”
“Chúng ta phải cắt đứt sợi dây nối quyền lực và thị trường,” Tôn lập Bình đề nghị. Ông nhắc lại một ý kiến của nhà kinh tế lão thành Mao Vu Thức (Mao Yushi), nói rằng: “Phải làm sao để bọn người giầu tiền không sai khiến được quyền lực, và bọn người nắm quyền thì không được sử dụng quyền hành để kiếm tiền.” Hiện nay, bọn người nắm quyền và bọn người có tiền giao kết với nhau. Công cuộc “cải tổ” ở Trung Quốc hoàn toàn nằm trong tay những nhóm đang hưởng thụ quyền lợi.
Những điều do Giáo Sư Tôn Lập Bình mô tả xã hội Trung Quốc như trên đây chắc chắn không phải là hình ảnh mà Khổng Tử muốn thấy. Thời Khổng Tử trước đây 2500 năm nước Trung Hoa chưa có kinh tế thị trường như bây giờ. Nhưng cụ Khổng vẫn khuyên những người nắm quyền lực trong tay phải hỗ trợ cái thiện, không giúp kẻ làm việc ác (Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác). Khi Quý Khang tử hỏi kế về tình trạng xã hội nhiều trộm cắp, Khổng Tử nói: “Nếu ông không tham lam thì dù treo phần thưởng dân cũng không đi trộm cướp” (Luận Ngữ, chương 12 Nhan Uyên, câu 16 và 18).
Xã hội hư hoại chính vì những kẻ nắm quyền chỉ lo cấu kết với nhau để kiếm tiền, chỉ lo bảo vệ địa vị, quyền hành để bảo vệ tài sản.
Nhiều nhà trí thức Trung Hoa hiện nay, người tích cực tranh đấu như Lưu Hiểu Ba, người thẳng thắn phê phán như Tôn Lập Bình, cho chúng ta hy vọng ở nước Trung Hoa vẫn có những người theo mẫu người quân tử mà Khổng Tử nêu làm gương. Sẽ có ngày Khổng Tử được người ta trả lại đúng địa vị của một ông thầy già có nhiều điều đáng học. Không cần phải đặt ra một giải thưởng mang tên ông, bắt ông cạnh tranh với Alfred Nobel. Cũng không cần phải đem tên ông trương bảng rêu rao khắp thế giới. Khổng Tử có nói: “Người ta không biết đến mình, mà mình không buồn giận, như vậy chẳng phải là người quân tử hay sao?” (Nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ? Luận Ngữ, chương 1, Học nhi, đoạn 1).
Nguồn: Nguoi-viet.com
Ông Ðàm Trường Lưu, thuộc trường Ðại Học Sư Phạm Bắc Kinh đã lập ra một cái giải thưởng gọi tên là Giải Hòa Bình Khổng Tử – mục đích là để cạnh tranh với Giải Hòa Bình ở Na Uy mang tên ông Alfred Nobel.
Ý định cạnh tranh rất rõ ràng: Ủy ban tuyển chọn hôm qua đã cho biết tên người trúng giải, cố ý công bố một ngày trước lễ trao giải Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba, người đang bị chính quyền Trung Hoa giam giữ vì tranh đấu cho đồng bào ông được sống tự do dân chủ. Bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba bị quản thúc để ngăn cản không cho bà đi Na Uy lãnh giải thay chồng. Rất nhiều người Trung Hoa ở hải ngoại tranh đấu cho tự do dân chủ sẽ có mặt ở Oslo, và hai người Việt Nam sống ở Na Uy đã được ban tổ chức lễ trao giải mời tới dự lễ. Trong khi đó, giải Hòa Bình Khổng Tử của ông Ðàm Trường Lưu được trao cho ông Liên Chấn, nguyên phó tổng thống Trung Hoa Dân Quốc ở Ðài Loan, nhưng ông không có mặt ở Bắc Kinh khi giải thưởng được long trọng tuyên bố.
Ý định cạnh tranh với Giải Nobel Hòa Bình còn rõ rệt hơn trong bản tuyên cáo 9 điều giải thích lý do lập ra Giải Hòa Bình Khổng Tử, người Trung Quốc gọi là “Khổng Tử Hòa Bình Tưởng.”
Trong những lời giải thích này, thứ nhất, họ tuyên bố: “Trung Quốc là một biểu tượng của hòa bình.” Nghe một câu này thôi, người dân Việt Nam, người Tây Tạng, Ấn Ðộ, người Mông Cổ, Tân Cương đã thấy không lọt tai rồi. Nhưng hãy cứ nghe ông Ðàm Trường Lưu trình bày tiếp. Ông khoe nước Trung Hoa có hơn một tỷ dân, cho nên “phải có ý kiến lớn hơn các nước khác khi nói đến vấn đề hòa bình trên thế giới.” Trong khi đó, ông so sánh: “Na Uy chỉ là một nước nhỏ với dân cư thưa thớt!” Cho nên Na Uy phải chấp nhận vai trò “thiểu số” so với các nước đông dân khi thảo luận các vấn đề tự do và dân chủ. Ông đề nghị: “Vì vậy, việc tuyển chọn Giải Nobel Hòa Bình đáng lẽ phải được mở rộng cho người dân khắp thế giới tham dự, thay vì chỉ do một nhóm người tự nhận làm việc đó!”
Ðại khái, đó là lối lý luận của một giáo sư đại học Trung Quốc. Nếu cứ theo lối lý luận này thì các giải Nobel đều nên nhờ người Trung Quốc chọn, vì nước họ đông dân nhất thế giới. Giải Oscar của Hollywood cũng nên đưa sang Thượng Hải. Tổ chức Hoa Hậu Áo Dài cũng nên đưa qua Bắc Kinh nhờ họ làm giám khảo.
Ông Ðàm Trường Lưu cho biết đã được nhiều “doanh nhân lỗi lạc” trên thế giới ủng hộ tiền lập quỹ, cho nên năm nay đã có giải thưởng trị giá 15,000 đô la Mỹ. Ủy ban tuyển lựa có bẩy người do ông Ðàm Trường Lưu làm chủ tịch, chọn ngày trao giải vào “Ngày Hòa Bình Thế Giới,” và ấn định ngay đó là ngày 9 tháng 12 – đúng một ngày trước lễ trao giải Nobel Hòa Bình ở Oslo. Ông cũng đưa ra thể thức chọn người trúng giải, bằng trưng cầu ý kiến trên mạng lưới. Tuy nhiên giải đầu tiên được trao hôm qua thì chưa tham khảo ý kiến như vậy; chắc vì vội vã quá!
Tất cả trở thành một trò hề. Trong báo chí ở Trung Quốc mới thấy chỉ có một tờ Hoàn Cầu Thời Báo (do nhật báo Nhân Dân xuất bản) loan tin về giải này. Nhưng vì tất cả mọi người đang theo dõi phản ứng của cộng sản Trung Quốc đối với giải Nobel tặng ông Lưu Hiểu Ba, cho nên báo chí khắp thế giới (trong đó có báo Người Việt) đã loan tin về Giải Hòa Bình Khổng Tử, coi đó là một thủ đoạn mới do chính quyền Bắc Kinh dựng lên để đánh phá nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba.
Trung Quốc đã dùng rất nhiều thủ đoạn khác. Các mạng lưới ở trong nước Trung Hoa bị kiểm soát chặt chẽ, không cho người dân nào được đọc tin, bàn luận về Lưu Hiểu Ba và Giải Nobel Hòa Bình. Nhiều nhà trí thức, nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng cũng bị quản thúc, hoặc bị ngăn đường cấm không cho qua Hồng Kông vì lo họ sẽ sang đó rồi bay đi Oslo, thủ đô Na Uy để tham dự lễ trao giải. Dưới áp lực của Bắc Kinh, 18 quốc gia không cho đại sứ của họ ở Oslo tới dự lễ trao giải, trong đó có Việt Nam.
Một chính phủ nắm đầu một tỷ, 300 triệu dân mà dùng hết mọi phương cách để chống lai một người dân của nước mình, đây là chuyện chỉ xảy ra ở các nước độc tài quân phiệt, phát xít và cộng sản. Ngày xưa nhà bác học Nga Andrei Sakharov cũng bị cấm đi Oslo lãnh giải Nobel Hòa Bình, nhà văn Boris Pasternak cũng bị áp lực phải cảm ơn nhưng từ chối giải Nobel tặng cho ông. Những người khác không được đi lãnh giải Nobel Hòa Bình là bà Aung San Suu Kyi nước Miến Ðiện, lãnh tụ công đoàn độc lập Ba Lan Lech Walesa.
Năm nay người ta sẽ bày một cái ghế trống làm tiêu biểu cho sự vắng mặt của ông Lưu Hiểu Ba. Lần sau cùng chuyện này xảy ra là vào năm 1935, khi giải được trao cho nhà tranh đấu Hòa Bình Carl von Ossietzky người Ðức, trong lúc ông bị Hitler cầm tù. Trong lịch sử chỉ có 2 lần lễ trao giải bày chiếc ghế trống làm biểu tượng, vì không những Carl von Ossietzky và Lưu Hiểu Ba bị tù, mà còn vì những người thân của họ cũng không được phép đi thay mặt.
Trường hợp ông Liên Chấn ở Ðài Loan khác hẳn. Liên Chấn được trao giải Hòa Bình Khổng Tử tại Bắc Kinh mà thư ký văn phòng của ông tại Ðài Bắc nói họ không hề biết tin này. Tuy nhiên, lễ trao giải của ông Ðàm Trường Lưu vẫn cử hành trước hàng trăm phóng viên. Có một em bé gái 6 tuổi xinh xắn được đưa ra thay mặt cựu phó tổng thống Ðài Loan ôm lấy tấm văn bằng và giải thưởng.
Nếu ông Khổng Tử còn sống, chắc hẳn ông cũng phải xin vào ngồi tù cùng ông Lưu Hiểu Ba. Vì nếu ở ngoài nhà tù chắc chắn ông sẽ không thể im lặng mà phải phản đối những kẻ mạo tên ông. Khổng Tử sẽ nhắc lại: “Danh không chính, thì ngôn không thuận! Lời nói không thuận thì việc không thành!”
Chính quyền Trung Quốc đang mượn tên ông Khổng Tử trong nhiều công việc. Thí dụ, họ lập ra những Trung tâm Văn hóa Khổng Tử theo lối Goethe Institute của nước Ðức; nói là để truyền bá ngôn ngữ và văn minh Trung Hoa nhưng bên trong là tuyên truyền gây ảnh hưởng cho các chính sách của Bắc Kinh. Trong khi đó, nền văn minh mà chế độ cộng sản tạo ra ở nước Tầu bây giờ hoàn toàn đi ngược lại với nền nếp xã hội mà tư tưởng Nho giáo đã gây dựng ở Trung Hoa trong hai ngàn năm trước.
Ðể thấy tính chất trái ngược giữa xã hội cộng sản và xã hội Khổng Giáo, chúng ta có thể nghe ý kiến của một nhà trí thức Trung Quốc. Ðó là Giáo Sư Tôn Lập Bình (Sun Liping), dậy môn Xã Hội Học trong Ðại Học Thanh Hoa, Bắc Kinh, ông không tích cực tham dự vào các phong trào đối kháng chính quyền cộng sản. Tôn Lập Bình cũng là giáo sư hướng dẫn của ông Tập Cận Bình làm luận án tiến sĩ, ông này sẽ lên thay Hồ Cẩm Ðào làm chủ tịch Trung Quốc. Giáo Sư Tôn Lập Bình, 55 tuổi, đã đưa lên một bài trên mạng lưới nhan đề: “Mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc không phải là Rối loạn Xã hội nhưng là Bại hoại Xã hội.” [Trong Hán văn, ông dùng hai từ Xã hội Ðộng Ðãng (ông dịch là Social Turmoil) và Xã hội Hội Bại (Social Decay)]. Ông giải thích, trái ngược với Rối loạn Xã hội là Ổn định Xã hội; trái ngược với Xã hội Bại hoại là Xã hội Lành mạnh. Ông đưa ra 17 điểm, nhận xét về sự băng hoại của xã hội chung quanh ông, và kêu gọi giới trí thức Trung Hoa đứng lên đảm nhận vai trò lãnh đạo dư luận của họ.
Giáo Sư Tôn Lập Bình nhận xét rằng hiện giờ trong nước ông người ta nhấn mạnh quá nhiều về mối lo xã hội rối loạn, mà thực ra ở bất cứ nước nào nếu tìm tòi bới móc ai cũng thấy có những điều đáng lo như vậy được. Nhưng tại nước Trung Hoa, mối lo lớn nhất là xã hội đang “hư thối,” hay là, nói như một giáo sư Xã Hội Học nổi tiếng khác, ông Phí Hiếu Thông (Fei Xiaotong), Trung Quốc đang có cảnh “xã hội bị xâm thực.”
Lý do khiến xã hội Trung Hoa đang hư hoại là quyền lực của guồng máy nhà nước không được giới hạn; mà nạn tham nhũng chỉ là một triệu chứng bên ngoài. Ðặc biệt là quyền hành của đám cán bộ lãnh đạo địa phương, họ “không bị kiểm soát từ bên trên cũng không bị giới hạn từ bên dưới.” Cho nên, “họ bỏ rơi quyền lợi chung mà chỉ lo bảo vệ địa vị và chờ được thăng thưởng.”
Ông viết tiếp: “Cảnh hư hoại đã phổ biến khắp mọi mặt. Xã hội đã mất ý thức đạo đức; những nhóm quyền lợi tham lam lưu manh làm cho mọi người dân mất cả ý thức về tính công bằng và chính nghĩa. Cả hệ thống thông tin trong xã hội bị bóp méo lệch lạc. Các số thống kê ngụy tạo cho ta thấy có những định chế để bóp méo sự thật. Như một ngạn ngữ bây giờ nói: Quan thôn đánh lừa quan xã, quan xã đánh lừa quan huyện, quan huyện lại đánh lừa quan trên, dần dần lên đến các quan cao nhất.” (điểm số 6).
Vì sống trong hoàn cảnh như vậy, nhiều người dân Trung Hoa đã trở thành thờ ơ, vô cảm trước những tai họa xảy ra chung quanh mình. Khi một tòa nhà công sở lớn bị hỏa hoạn, người dân dửng dưng. Tại sao như vậy? Tôn Lập Bình nhận xét: Vì người ta không thấy họ là một thành phần ở trong xã hội đó nữa. Ðó là tài sản của “chúng nó” chứ không phải của “chúng mình!” (điểm số 7).
Từ điểm số 10, Tôn Lập Bình phân tích ảnh hưởng của những nhóm chỉ lo bảo vệ “quyền lợi đang hưởng” của họ (ký đắc quyền lợi, trong nguyên văn). Nguyên nhân của cảnh băng hoại xã hội, Tôn Lập Bình lên án, là do “cuộc hôn nhân giữa quyền lực chính trị và kinh tế tư bản.” Ngày xưa ở Trung Quốc, quyền lực chính trị chống lại thị trường tư bản. Ngày hay hai thứ đó đã bắt tay, đã “kết hôn” với nhau. Ông phân tích: “Thị trường là thứ thị trường để cho quyền lực thao túng. Quyền lực chính là quyền lực để thi thố trong thị trường. Ðây là vấn đề lớn mà chúng ta (người Trung Quốc) phải đối phó. Các nhóm ‘quyền lợi đang thụ hưởng’ đã tạo ra mối liên kết giữa quyền lực và thị trường. Nó làm cho người dân bình thường cảm thấy họ đứng bên lề.”
“Chúng ta phải cắt đứt sợi dây nối quyền lực và thị trường,” Tôn lập Bình đề nghị. Ông nhắc lại một ý kiến của nhà kinh tế lão thành Mao Vu Thức (Mao Yushi), nói rằng: “Phải làm sao để bọn người giầu tiền không sai khiến được quyền lực, và bọn người nắm quyền thì không được sử dụng quyền hành để kiếm tiền.” Hiện nay, bọn người nắm quyền và bọn người có tiền giao kết với nhau. Công cuộc “cải tổ” ở Trung Quốc hoàn toàn nằm trong tay những nhóm đang hưởng thụ quyền lợi.
Những điều do Giáo Sư Tôn Lập Bình mô tả xã hội Trung Quốc như trên đây chắc chắn không phải là hình ảnh mà Khổng Tử muốn thấy. Thời Khổng Tử trước đây 2500 năm nước Trung Hoa chưa có kinh tế thị trường như bây giờ. Nhưng cụ Khổng vẫn khuyên những người nắm quyền lực trong tay phải hỗ trợ cái thiện, không giúp kẻ làm việc ác (Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác). Khi Quý Khang tử hỏi kế về tình trạng xã hội nhiều trộm cắp, Khổng Tử nói: “Nếu ông không tham lam thì dù treo phần thưởng dân cũng không đi trộm cướp” (Luận Ngữ, chương 12 Nhan Uyên, câu 16 và 18).
Xã hội hư hoại chính vì những kẻ nắm quyền chỉ lo cấu kết với nhau để kiếm tiền, chỉ lo bảo vệ địa vị, quyền hành để bảo vệ tài sản.
Nhiều nhà trí thức Trung Hoa hiện nay, người tích cực tranh đấu như Lưu Hiểu Ba, người thẳng thắn phê phán như Tôn Lập Bình, cho chúng ta hy vọng ở nước Trung Hoa vẫn có những người theo mẫu người quân tử mà Khổng Tử nêu làm gương. Sẽ có ngày Khổng Tử được người ta trả lại đúng địa vị của một ông thầy già có nhiều điều đáng học. Không cần phải đặt ra một giải thưởng mang tên ông, bắt ông cạnh tranh với Alfred Nobel. Cũng không cần phải đem tên ông trương bảng rêu rao khắp thế giới. Khổng Tử có nói: “Người ta không biết đến mình, mà mình không buồn giận, như vậy chẳng phải là người quân tử hay sao?” (Nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ? Luận Ngữ, chương 1, Học nhi, đoạn 1).
Nguồn: Nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment