Pages

Wednesday, July 14, 2010

Hải quân Trung Quốc dương oai diệu võ ở biển Đông (1)

Peter J Brown – Nguyên Hân lược dịch

Một chiến hạm của Trung Quốc. Nguồn: Onthenet


Kể từ ngày chấm dứt Chiến tranh Lạnh, chưa bao giờ Thái Bình Dương lại ầm ĩ như hôm nay. Trung Quốc tiến hành thao diễn hải quân sâu trong vùng biển của Nhật Bản, và tiến hành bắn đạn thật trong cuộc tập trận ở biển Đông Hải, phía bắc Đài Loan; cùng lúc, hạm đội Nga cũng tiến hành một cuộc thao diễn lớn tương tự ở vùng Tây Thái Bình Dương. Về phía Hoa Kỳ, có thể nói là kế hoạch điều 60 phần trăm số tàu ngầm vào vùng Thái Bình Dương gần như hoàn tất, và vào cuối hè này hải quân Hoa Kỳ - với hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington - sẽ thao diễn chung với hải quân Nam Hàn ở vùng biển Hoàng Hải, bất chấp sự cảnh cáo của Trung Quốc.

Một khi Thái Bình Dương dậy sóng, Việt Nam khó thoát ra cho được sự xung đột này.
DCVOnlin trân trọng kính mời bạn đọc theo dõi bài phân tích của tác gỉa Peter J Brown về tình hình đang diển tiến ở biển Đông, phần hai sẽ đi vào ngày mai.
Mới tuần này, Trung Quốc một lần nữa dùng Biển Đông như nơi thao dượt quân sự và tập trận mà họ biết chuyện này sẽ làm dao động Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ trong vùng. Sau khi trấn an mối quan tâm của Nhật Bản về những căng thẳng gia tăng trong thời gian gần đây trong khu vực biển Đông này, giờ Trung Quốc ngăn không cho tàu bè qua lại trong một vùng lớn hơn ngoài khơi duyên hải tỉnh Zhejiang khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QĐGPND) tiến hành một loạt tập trận có bắn đạn thật.


QĐGPND vẫn tập trận như thế này hằng năm, và ngay trong trong vùng biển được xem như là một phần của đặc khu kinh tế (EEZ) thuộcTrung Quốc. Tất cả mọi tàu bè, kể cả tàu dò thám của hải quân Hoa Kỳ đều được thông báo trước để tránh xa.


Cùng lúc, vì hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ít khi qua lại vùng Hoàng Hải này bởi một số lý do, Trung Quốc nhắm gởi ra một thông điệp nhằm cảnh cáo rằng “lợi ích quốc gia có thể bị tổn hại” nếu Hoa Kỳ vẫn tiến hành triển khai kế hoạch đưa hàng không mẫu hạm vào vùng này để thao diễn quân sự hỗn hợp với hải quân Nam Hàn vào cuối hè này.


“Trong tình huống hiện nay, các bên liên hệ nên bày tỏ sự kiềm chế đừng làm những điều có thể gia tăng sự căng thẳng và ảnh hưởng đến lợi ích của các nước trong vùng,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang nói.


Cho cái biểu tượng nổi của quân đội Hoa Kỳ điều đến hoạt động quá gần với Trung Quốc được Bắc Kinh xem như là một thái độ không mấy thân thiện từ phía Hoa Kỳ. Đã có một hàng không mẫu hạm khác băng qua kênh đào Panama và sẽ trên đường trực chỉ Thái Bình Dương trong một ngày gần đây - lại là một điều khác nữa mà Bắc Kinh phải ghi nhận.


Nói một cách đơn giản, ít khi mà cùng lúc lại có qúa nhiều chiến hạm tiến hành thao diễn cùng lúc như thế này ở Thái Bình Dương. Một số lớn chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ và các nước đồng minh hiện đang tập trận ngoài khơi quần đảo Hawaii qua chiến dịch RIMPAC, và Nga cùng lúc cũng tiến hành một cuộc thao diễn rất lớn ở vùng tây Thái Bình Dương.
Tin đồn đây đó từ phía Hoa Kỳ và cũng như khắp nơi là cái khả năng QĐGPND Trung Quốc sẽ phóng hoả tiển đạn đạo chống chiến hạm (ASBM) - được biết đến như “sát thủ của hàng không mẫu hạm” – trong cuộc tập trận ở Đông Hải, nằm về phía bắc của Đài Loan.


Mặc dù một số hình ảnh của cuộc thao diễn của hải quân Trung Quốc đã lộ ra, bao gồm hình ảnh chụp nhiều tàu gọi là khinh tốc đỉnh 022 Houbeit (FAC) và một số khinh tốc đỉnh có khả năng bắn hỏa tiển YJ-83, cho đến nay vẫn chưa có sự xác nhận độc lập nào cho thấy QĐGPND Trung Quốc đã từng phóng hỏa tiển “sát thủ của hàng không mẫu hạm” ASBM này trong năm 2010.[1]


Trung Quốc phủ nhận gay gắt rằng có bất kỳ mối liên quan nào giữa cuộc thao diễn phòng thủ ở vùng duyên hải và hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã có những cuộc thảo luận sôi nổi của chính họ về những gì giờ đang được phơi bày ra ngoài ở biển của họ, và nhiều người Trung Hoa thấy có một sự liên hệ rõ ràng giữa hai điều trên.


“Mặc dù nhà nước Trung Quốc đã không nói gì về cuộc tập trận, bất cứ ai có chút kiến thức căn bản về chiến lược quân sự sẽ cá chắc là hai biến cố trên liên hệ với nhau,” một chuyên viên cao cấp chuyên nghiên cứu về Hoa Kỳ ở Đại học Trung Quốc Renmin, có trụ sở nằm ở Bắc Kinh ông Shi Yinhong nói, được Nhật báo Trung Quốc tường thuật lại.


Chen Hu, tổng biên tập tạp chí Quân sự Thế giới của thông tấn xã Xinhua, cố tung tin giật gân khi cho rằng QĐGPND Trung Quốc chấp nhận sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ hoạt động rất gần bờ biển Trung Quốc như là một cơ hội hiếm xảy ra để tiến hành những cuộc tập trận khác, dùng chiến hạm Hoa Kỳ như một mục tiêu giả. [2]


“Những hoạt động của hải quân Trung Quốc và sự xác định lãnh hải của họ trong vùng Tây Thái Bình Dương ngày càng trở nên xác quyết, cứng rắn hơn,” ông Tetsuo Kotani, một nhà nghiên cứu của Hội Nghiên cứu Chính sách về Biển có trụ sở ở Đông Kinh nói. “Cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc là một nỗ lực để kiểm soát và kiềm chế cuộc thao diễn của Hoa Kỳ và Nam Hàn dự trù sẽ xảy ra ở vùng biển Hoàng Hải (Yellow Sea), đặc biệt là có sự tham gia của hàng không mẫu hạm USS George Washington. Nói khác đi, điều đó cho thấy Trung Quốc rất quan tâm với chiếc hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ có căn cứ nằm ở Nhật Bản.”
Ông Kotani cho rằng ông không thấy có lý do gì để cho Hoa Kỳ phải kềm chế chuyện điều hàng không mẫu hạm đến tập trận ở vùng biển này.



Sức mạnh quốc phòng và ý đồ thống trị biển Đông của Trung Quốc làm xao động Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong vùng. Nguồn: Onthenet


--------------------------------------------------------------------------------


“Nó hoàn toàn hợp pháp theo luật quốc tế. Còn không, tự do hành động và di chuyển mang tính chiến lược của quân đội Hoa Kỳ sẽ bị ản hưởng trầm trọng,” ông Kotani nói. “Hoa Kỳ nên cứng rắn hơn, hy vọng là Lực lượng Tự Phòng thủ của Nhật Bản cũng thế. Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng nên xét đến chuyện tập trận giữa ba nước cùng nhau.”


Sự gia tăng về số lượng và hỏa lực của QĐGPND Trung Quốc là một mối quan tâm cho liên minh Hoa Kỳ - Nhật Bản, nhưng quan trọng không kém là khả năng chiến tranh không đồng bộ của quân đội Trung Quốc - chẳng hạn như hỏa tiển đạn đạo chống chiến hạm, khả năng tấn công vệ tinh, tàu ngầm chạy êm, ít tiếng động hơn, mìn cao cấp hơn, khả năng tấn công hệ thống lưu trữ tin tức và mạng internet - lại là mối quan tâm nghiêm trọng hơn nhiều.


“Sự xuất hiện cái khả năng chiến tranh không đồng bộ này có thể làm đảo lộn mối cân bằng lực lượng trong vùng. Vì vậy Nhật Bản cần hợp tác để phát triển khái niệm “Chiến trận Không gian-Đại dương” nhằm hậu thuẩn nhiều hơn nữa cho sự hiện diện của Hoa Kỳ ở tiền phương,” ông Kotani nói.


Phân tích thời cuộc của giới truyền thông Nhật Bản, cùng lúc, phản ảnh mối lo âu và khó chịu ngày càng tăng của người dân Nhật vì mối “đe dọa binh đao” cùng những nỗ lực nhằm gạt Hoa Kỳ qua một bên của Trung Quốc. Nhà nước Trung Quốc hình như xem thái độ này như là chuyện nhỏ, không đáng để vào tai.


“Căng thẳng về lãnh vực hải quân tăng cao lên trong vùng kề từ hôm 26 tháng Ba khi chiến hạm Cheonan của Nam Hàn bị đánh chìm, và người ta đổ lỗi cho cuộc tấn công bằng thủy lôi của Bắc Hàn,” báo Asahi Shimbun của Nhật Bản tuyên bố trong tháng này. “Trung Quốc xưa nay thường xem Hoàng Hải như cái “sân sau” của mình và việc điều chiếc hàng không mẫu hạm vào vùng này được biểu thị như một “nỗ lực dùng sự cố chìm tàu của Cheonan để xâm lăng Hoàng Hải,” theo tạp chí thời sự thế giới Huanqiu Shibao (Global Times). [3]





(Còn tiếp một kỳ)

No comments:

Post a Comment