Chào mừng Anh trở về để tưởng niệm vong linh các đồng chí của Anh đã vĩnh viễn ra di
Chào mừng Anh trở về với tấm thân tàn tạ vì lao tù và vì nỗi sợ hãi của tòan chế độ
Chào mừng Anh trở về vì kẻ bắt anh Nguyễn Tấn Dũng đang lo sợ Anh chết trong tù. . . Tin tức từ Hà Nội được nhà báo Nguyễn Khắc Tòan xác nhận, người tù lâu năm nhất (33 năm), ông Trương văn Sương đã được công an CSVN áp tải về tận gia đình ở thị xã Sóc Trăng bằng xe cứu thương của trại giam Ba Sao - Nam Hà, có Bác đi theo như trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý hồi trước đây vào ngày 15/3/2010.
Nhóm này hầu hết đã bị bắt ngay khi về nước hoạt động, rồi bị đưa ra tòa năm 1983, nhiều người đã bị kết án tử hình như Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân,…Riêng ông bị tòa án CSVN kết án tù chung thân với tội danh gián điệp. Như vậy ông đã ở tù lần này là 27 năm liên tục, cộng với án 6 năm cải tạo ông đã "được hưởng" 33 năm tù dưới chế độ XHCN do "đảng ta" lãnh đạo. .
Sáng nay vào hồi 04 giờ ngày 12 tháng 7 năm 2010 (theo giờ Hà Nội - VN), xe riêng của nhà tù Ba Sao, Nam Hà đã đưa cả 2 cha con ông Trương Văn Sương lên đường xuôi vào miền Tây Nam Bộ, trên xe có công an trại giam và y, bác sĩ hộ tống hiện trên đường về Sóc Trăng khi tin này loan tải. . . .
Đài RFA đã phỏng vấn nhà báo Nguyễn Khắc Toàn vào chiều nay về trường hợp ông Trương Văn Sương. Cũng nhà báo này cùng nhiều thân hữu hải ngoại đã liên lạc được với con trai ông Sương là Trương Văn Dũng khi chiếc xe đưa 2 cha con ông Trương Văn Sương vẫn còn đi trên chặng đường miền trung VN vào sáng vào chiều nay.
Cần nhắc thêm là cách đây gần 1 tháng tù nhân Trương Văn Sương đã phải đưa ra bệnh viện Phủ Lý thị xã Hà Nam để cấp cứu vì ông mắc bệnh suy tim độ 3, cao huyết áp và nhiều chứng bệnh hiểm nghèo khác sau hàng chục năm tù đầy. Đến nay thì nhà nước CS toàn trị đã ra lệnh cho bộ công an CSVN quyết định tạm thả ông khi thấy quá rõ tình trạng sức khỏe của người tù này đã đến mức nguy kịch có thể đột tử bất cứ lúc nào. Chúng tôi sẽ thông tin thêm đầy đủ nhất đến với công luận khi cập nhật được thêm các tin tức về tình cảnh tù nhân Trương Văn Sương trong thời gian tới.i.
Phóng viên tự do tường trình và phổ biến
Hà Nội 18 giờ 55 phút chiều ngày 12/7/2010
KHẪN BÁO:TRƯƠNG VĂN SƯƠNG: NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT VỪA RA KHỎI NHÀ TÙ NHỎ
Kính Thưa Quý Độc Giả,
Kính thưa quý vi hữu, quý niên trưởng và quý chiến hữu,
Khi quý độc giả đọc được thông tin này thì người tù bất khuất TRƯƠNG VĂN SƯƠNG đang trên đường trở về quê nhà bằng xe cấp cứu của Bệnh Viện Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam, gần Trại Tù Ba Sao nơi Người Tù Bất Khuất bị lưu đày suốt mấy chục năm qua.
Kính thưa quý vi hữu, quý niên trưởng và quý chiến hữu,
Đây không phải là sự khoan hồng nào của đảng và nhà nước CSVN đối với Người Tù Bất Khuất này, bởi ngay cả ại chốn lao tù này, ngay trong nhà biệt giam, Người Tù Bất Khuất Trương Văn Sương cũng đã kiên cường đấu tranh không khoan nhượng với loài cộng phỉ. Sở dĩ nhà nước CSVN phải phóng thích Người Tù Bất Khuất Trương Văn Sương vì chúng biết rằng với giai đoạn cuối của bệnh THẤP TIM do những tháng ngày bị biệt giam đó Người Tù Bất Khuất này sẽ không còn sống được bao lâu nữa!
Đây chỉ là hành động phủi bỏ trách nhiệm trước công luận quốc tế về cái chết của Người Tù Bất Khuất vì chế độ lao tù quá khắt nghiệt của CS đó thôi.
Còn nhớ Thiếu tá VÕ ĐẰNG PHƯƠNG, thuộc Lữ-đoàn 258 TQLC / QLVNCH, một sỹ quan vô cùng kiên cường và bất khuất trong phân trại 04 thuộc trung-tâm trại cải-tạo Bình-Ðiền tại tỉnh Thừa Thiên do đấu tranh với bọn cai ngục CS đồi cải thiện chế độ nhà tù của CS và do ý chí hiên ngang bất khuất trước phiên tòa của CS mà chúng cũng đã hành hạ, tra tấn Thiếu Tá Võ Đằng Phương đến lâm trọng bệnh, thấy anh Thiếu Tá Phương không còn sống nỗi nữa, nhà nước cộng sản Việt nam cũng đã phóng thích Thiếu tá Phương về quê nhà để chết.
Kính thưa quý vi hữu, quý niên trưởng và quý chiến hữu,
Với thông tin này về việc nhà cầm quyền CSVN phóng thích Người Tù Bất Khuất vào lúc 4 giờ sang hôm nay, Thứ Hai 12 tháng 7 năm 2010… Chúng tôi xin tha thiết kêu gọi các tổ chức đoàn thể của Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại, quý vi hữu, quý niên trưởng và quý chiến hữu, xin mở rộng vòng tay, mở rộng trái tim nhân ái, xin kịp thời giúp đở gia đình anh Trương Văn Sương để NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT này có điều kiện chữa trị cơn bạo bệnh này, hầu có thể thoát khỏi lưỡi hái của tử thần để làm chứng về tội ác Trời Đất khung dung tha của CSVN.
Trân trọng cảm ơn quý vi hữu, quý niên trưởng và quý chiến hữu,
Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam-Chi Hội Cambodia
TRƯƠNG VĂN SƯƠNG: NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT
Lê Minh
(Viết nhân ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - 19/6/2009)
Từ khi cộng sản nắm lấy chính quyền ở miền Bắc và toàn thể Việt Nam sau năm 1975, đã xuất hiện nhiều thể loại hồi ký, truyện kể về hoàn cảnh tù đày, giam cầm tù nhân, đặc biệt là tù chính trị, một loại tù “không có án”. Đương nhiên, không phải là người cộng sản đã sản xuất ra được nhiều “cây viết” để góp vào nền văn-sử học Việt Nam, mà là chính là môi trường giam cầm, các hình thức “học tập” tẩy não và cách đối xử tù nhân như súc vật không hơn không kém, đã biến những người cựu tù trở thành những cây bút bất dắc dĩ, nhưng lại không thua kém bất cứ văn sĩ nào. Đơn giản bởi lẽ, những câu chuyện do họ kể là những câu chuyện có thật 100%, không thêm không bớt, là những câu chuyện của máu và nước mắt.
Những hồi ký do các cựu tù kể lại, đã lần lượt ra đời theo năm tháng, mà có thể liệt kê ra đây một số như sau:
Trại Đầm Đùn (Trần Văn Thái)
Đại Học Máu (Hà Thúc Sinh)
Trại kiên giam (Nguyễn Chí Thiệp)
Trại Cải Tạo (Phạm Quang Giai)
Đáy Địa Ngục (Tạ Tỵ)
Những Năm Tháng Cải Tạo Tại Miền Bắc (Trần Huỳnh Châu)
Cùm Đỏ (Phạm Quốc Bảo)
Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ (Đào Văn Bình)
Trại Kiên Giam (Nguyễn Chí Thiệp)
Tôi Phải Sống (LM.Nguyễn Hữu Lễ)
Trại Ái Tử và Bình Điền (Dương Viết Điền)
Cuộc Nổi Dậy ở Trại A20 (Phạm Văn Thành)
Vụ Án Vính Sơn (Trần Kim Định)
Trại cải tạo của CSVN sau năm 1975 (Truyện ngắn của Nguyễn Cao Quyền)
Trong lao tù cộng sản, Trại Đá Bàn & A30 (Nguyễn Thanh Ty)
Tắm Máu Đen (Võ Đại Tôn)
Đóa Hồng Gai (Nguyễn Thanh Nga)
Thép đen (Đặng Chí Bình)
Hồi Ký 26 Năm Lưu Đày (TT.Thích Thiện Minh)
……….
Và hằng hà vô số các câu chuyện ngắn dài khác nhau được lần lượt kể lại trên các websites, báo chí hải ngoại. Nói chung, các câu chuyện đều là dạng hồi ký, kể lại những chuyện đã xảy ra trong một quãng thời gian ngắn hay dài. Nếu tất cả các cựu tù còn sống sót có thể kể lại các câu chuyện đau thương, cũng như cách đối xử dã man giữa con người với con người trong nhà tù cộng sản, thì sẽ không có bút giấy nào có thể ghi hết được. Đó là những câu chuyện của những cựu tù, những người sống sót còn mạng trở ra để kể lại.
Bên cạnh đó còn có vô số những câu chuyện “vô danh” khác của những người đã khuất, và kể cả những người vẫn còn bị giam hãm trong tù, tưởng chừng như sẽ không bao giờ được biết đến. May mắn thay, một trong số những câu chuyên “vô danh” đã được ông Nguyễn Khắc Toàn kể lại vào năm 2006. Đó là câu chuyện “Về tù nhân Trương Văn Sương và những người tù khác”.
Theo lời kể lại của ông Nguyễn Khắc Toàn thì ông Sương là một người tù mà ông Toàn “cảm phục và quý mến nhất”, lại là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, quê ở chùa Dơi, tỉnh Sóc Trăng, bị bắt vào khoảng 1977-1978. Tính đến thời điểm câu chuyện được kể là năm 2006 thì ông Trương Văn Sương bị giam tại buồng 6, phân trại 1 trại giam Nam Hà, đã ở tù “ngót 28 đến 30 năm ròng rã”. Như vậy cho đến hôm nay, thêm 3 năm nữa trôi qua, thì tổng số thời gian tù của ông có lẽ là hơn 31 năm! Ngoài ông Sương, bài viết còn nêu tên tuổi nhiều người tù chính trị khác vẫn còn bị giam lâu dài tại trại giam Nam Hà.
Trong khi đó, theo lời kể của ông Phạm Văn Thành thì ông Sương bị giam tù cải tạo từ 1975 đến 1982, sau đó bị bắt giam trở lại vào năm 1984 trong vụ ông Trần Văn Bá từ Pháp trở về nước. Tháng 1/1985, CSVN xử tử hình các ông Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân, và ông Sương lãnh nhận bản án chung thân. Như vậy, tính từ quãng thời gian từ năm 1975 đến nay là 34 năm thì ông Sương đã ngồi tù hết 32 năm, gồm 7 năm đầu và 25 năm hiện tại!
Thật khó mà hình dung được một con người lại có thể tồn tại trong những điều kiện sống khắc nghiệt của lao tù cộng sản một thời gian lâu đến như vậy, bởi vì nhà tù cộng sản còn tồi tệ hơn chuồng trại dành cho súc vật. Ngoài việc bị hành xác bằng lao động khổ sai, nặng nhọc người tù còn bị hành hạ tinh thần bằng những buổi “học tập, thảo luận” chính trị trong những giờ nghỉ cuối tuần. Đã vậy, diện tích giam cầm lại chật chội đến độ không có đủ chỗ nằm ngủ.
Chính vì những điều kiện sống như vậy dễ khiến người tù trở nên ích kỷ, khó chịu. Thế nhưng, con người của ông Sương, qua lời kể của ông Toàn là: “Anh Sương sống trong buồng giam rất gắn kết, hoà thuận với anh em, sống rất hiền lành chất phác, đa số các tù nhân chính trị người miền Nam họ đều biết đùm bọc, thương yêu nhau hết mực, giúp đỡ nhau rất nhiệt tình lúc hoạn nạn khó khăn, để cùng vượt qua nỗi cay đắng nhọc nhằn trong chốn lao tù”.
Vì bị gán tội “làm gián điệp”, cho nên vào mỗi dịp “kiểm điểm” hàng tháng, quý, năm, ông Sương cũng như các tù chính trị khác bị buộc phải viết bản kiểm điểm và “nhận tội”, nhưng ông Sương và những người tù án nặng ở buồng 6 không những không làm thế mà còn tố cáo luôn chế độ lao tù dã man, phi nhân và bản án bất công. Vì cầm đầu các cuộc đấu tranh, phản kháng trong tù, cho nên “không năm nào là anh Trương Văn Sương không bị đưa đi cùm và biệt giam trong buồng giam kỷ luật vài tháng. Sau mỗi lần như vậy anh Sương trở về buồng giam chung lại tiếp tục đấu tranh và lại tiếp tục bị đi cùm. Có những năm, anh Sương bị kỷ luật như vậy tới 2-3 lần”. Trong những lần bị đánh đập, cùm chân như vậy, ông Sương đã nhiều lần hô to các khẩu hiệu mà ông Toàn vẫn còn nhớ rõ in:
“Đả đảo CSVN đàn áp tù chính trị, các cán bộ công an có giỏi thì hãy bắn tôi đi,…. Trương Văn Sương này suốt đời chiến đấu cho lý tưởng tự do…”.
Hành động phản kháng mạnh mẽ như vậy đã làm cho các tù nhân, kể cả tù hình sự cũng phải nể phục, mà cũng khiến cho bọn cai tù dè không ít. Câu chuyện người tù bất khuất Truơng Văn Sương được các tù nhân, dù là tù hình sự hay tù chính trị đều truyền tụng, kể nhau nghe.
Ngoài ông Trương Văn Sương, còn có những người tù chính trị bị nhốt tù lâu năm đã được hai ông Phạm Văn Thành và Nguyễn Khắc Toàn nhắc đến là:
· Ông Vũ Đình Thụy: cựu sĩ quan BĐQ VNCH xuất thân Thủ Đức bị án 30 năm tù vì tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” và “làm thơ phản động gởi ra nước ngoài”.
· Ông Phan Văn Bàn, bị án chung thân từ năm 1985. Tuổi ông Bàn nay trên dưới 70. Ông quê Quảng Ngãi, gia đình hiện ở Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
· Ông Trần Quang Đô
· Ông Bùi Thúc Nhu: bị án chung thân từ khoảng năm 1989. Quê Phú Yên, người xuất thân từ Đảng Đại Việt (Phú Yên).
· Ông Nguyễn Đình Văn Long (bị bắt khoảng năm 1985)
· Ông Trần Tư, về từ Hoa Kỳ, bị bắt 1993, án chung thân.
Năm nay đã bước vào năm thứ 10 của thế kỷ 21, một kỷ nguyên văn minh mà tưởng chừng nhân loại không còn nghĩ đến chuyện tù đày khổ ải trong nhà tù cộng sản nữa. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn tồn tại những tù nhân chính trị bị giam hãm lâu năm như ông Trương Văn Sương, và các bạn đồng tù tại trại giam Nam Hà, và đương nhiên còn có biết bao người tù chính trị “vô danh” khác hiện đang bị giam đâu đó trong hơn 80 trại tù lớn nhỏ rải rác trên khắp đất nước Việt Nam.
Xin vinh danh người tù bất khuất Trương Văn Sương, vì ông thật xứng đáng là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh hào hùng bất khuất của người lính Quân Lực Việt Nam Công Hòa đã chiến đấu vì lý tưởng tự do dân chủ.
Lê Minh
(Viết nhân ngày Quân Lực Việt Nam Công Hòa - 19/6/2009)
TRƯƠNG VĂN SƯƠNG: MỘT NELSON MANDELA CỦA VIỆT NAM
Phạm Văn Thành
Tôi đã có ý định viết bài này ngay từ khi còn bị tù ở trong trại giam Nam Hà từ những năm 2003-2005. Ý nghĩ đó nung nấu trong tôi suốt mấy năm trời, vì lương tri mách bảo, thúc giục tôi phải lên tiếng về một trường hợp đặc biệt đó là tình cảnh của anh Trương Văn Sương - một người tù chính trị rất kiên cường mà ai đã từng thụ án ở đây dù là tù hình sự hay tù “an ninh chính trị” đều không thể không biết tiếng anh.
Sáng ngày 25/4/2003, tôi bị chuyển từ trại giam B14 Thịnh Liệt, ngoại thành Hà Nội đến trại giam Nam Hà để thi hành bản án 12 năm tù phi pháp và bất công. Trong hơn 1 giờ, chiếc xe hơi Toyota của trại giam B14 chở tôi lao nhanh ra hướng cầu vượt Ngã Tư Vọng rồi xuôi theo đường số 1 đi về phía nam. Đường quốc lộ số 1 này là hành trình mà hơn 30 năm về trước, lớp thanh niên chúng tôi tuổi mười tám đôi mươi còn rất trẻ vừa rời ghế nhà trường để vượt qua các tỉnh khu 4 cũ ở miền Trung, rồi vượt Vĩ tuyến 17 trên sông Bến Hải. Dòng sông này đã trở thành lằn ranh ngăn cách hai miền Bắc-Nam thành hai quốc gia, hai chế độ hoàn toàn đối lập nhau sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, rồi sau đó theo dọc dãy Trường Sơn trùng điệp, xuyên qua những cánh rừng Tây nguyên hạ Lào, qua mấy tỉnh phía đông nam Campuchia giáp biên giới Việt nam, cuối cùng xâm nhập sâu vào các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu long. Nhưng hôm nay cũng trên con đường này, trên chiếc xe hơi đời mới có gắn máy lạnh do tư bản Nhật chế tạo của trại giam B14, lại đưa tôi đến một nhà tù nào đó ở các tỉnh phương Nam để lưu đày vì tôi đã chấp nhận dấn thân vào một cuộc tranh đấu mới.. Đó là một cuộc kháng chiến mới cùng cả dân tộc đòi tự do dân chủ và các quyền con người.
Đi cùng trên xe để áp giải tôi hôm đó là một số cán bộ của trại giam B14, gồm trung tá Nguyễn Văn Thịnh đội trưởng đội quản giáo sinh năm 1958, một đại uý lái xe cỡ trung niên ngoài 40 tuổi, một sĩ quan trẻ có trang bị súng ngắn rulô ổ quay và roi điện, còng số 8 tên là Toàn trên 30 tuổi người béo mập và lùn chỉ khoảng 1,52m-1,55m áp giải, và một nữ cán bộ khá xinh gái tuổi ngoài 30 mặc thường phụ trách hồ sơ của trại cùng đi. Tay tôi bị khoá chặt bởi chiếc còng số 8 mạ kền sáng loáng và ngồi kẹp giữa trung tá Thịnh cùng viên sỹ quan áp giải. Hàng ghế trước là lái xe và cô nữ sỹ quan công an. Qua câu chuyện của nhóm cán bộ áp giải tôi trên xe, tôi đã đoán được là họ sẽ đưa tôi đến trại Ba Sao-Nam Hà. Một trại giam khá nổi tiếng ,v× nơi đã từng giam các tù chính trị mà thế giới từng biết đến từ hàng chục năm qua như các ông: GS Hoàng Minh Chính, GS Đoàn Viết Hoạt, cựu phi công Lý Tống, Trần Mạnh Quỳnh, học giả Nguyễn Kiến Giang, nhà sư Thích Tuệ Sỹ, A Quý…Kể cả một số tướng lĩnh của chế độ Việt nam cộng hoà cũng đã từng bị giam giữ ở đây gần 20 năm sau ngày kết thúc cuộc chiến tranh Việt nam 30-4-1975 như các trung tướng Lê Minh Đảo, Nguyễn Hữu Có, Trần Văn Giằng…và hàng trăm sỹ quan khác, cấp từ đại tá trở lên thuộc quân lực Việt nam Cộng hoà trước đây ở miền Nam Việt Nam.
Tôi đến trại giam này bị trung tâm trại A đưa vào buồng số 6 phân trại III, còn gọi là phân trại C trại giam Nam Hà. Theo lời các cán bộ kể lại, trại này trước đây hồi năm 1945-1946 chỉ là đồn điền trồng hồ tiêu và một số cây ăn quả, cây công nghiệp của một chủ người Pháp. Năm 1954 sau khi miền Bắc vào tay những người cộng sản kiểm soát thì họ biến nó trở thành trại giam vào đầu những năm thập niên 1960. Lúc đầu trại được đặt tên là trại Ba Sao-tỉnh Hà Nam. Sở dĩ có tên như vậy là vì trại được đóng trên địa bàn xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Và tỉnh Hà Nam đồng thời cũng là quê hương của nhà thơ trào phúng nổi tiếng thế kỷ 19-20 Trần Tế Xương, còn gọi Tú Xương. Thời chiến tranh khi không quân Mỹ oanh kích miền Bắc, trại đã được dời đi sơ tán nhiều nơi và lúc ấy chỉ có duy nhất một phân trại A là nơi tôi vừa phải chịu án tù giam cùng Linh Mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, bác sỹ Phạm Hồng Sơn... Sau gần 40 năm trại tồn tại và phát triển đến nay, số tù nhân cả hình sự lẫn chính trị đã lên quá đông. Nên Bộ Công An, Cục quản lý trại giam V26 đã cho xây thêm hai phân trại nữa là phân trại II và phân trại III (còn gọi là phân trại B và C).
Phân trại III được xây dựng năm 2000 trên nền một đầm sen rộng mấy héc ta, được bao bọc quanh là núi đá vôi có cây cối lúp xúp, xung quanh cách khá xa trại C có một xóm dân cư nhỏ, thưa thớt. Tôi vào phân trại C này bị đưa vào buồng giam số 6, lúc đó mới được thành lập theo chỉ đạo của Tổng cục an ninh-Bộ công an từ Hà Nội chuyên dành để giam những tù dân tộc người Thượng đã tham gia biểu tình, vận động đòi thành lập nhà nước ĐỀ-GA độc lập và những người truyền đạo Tin Lành trên các tỉnh Tây Nguyên trong các cuộc nổi dậy ngày 3-2-2001 và ngày 10-4-2004. Trước đây buồng giam số 6 này là dành cho các tù nhân đội làm bếp nấu cơm cho tù cả trại, đội tù phục vụ “Nhà văn hoá” của trại và các tù tự giác làm lẻ, phục vụ hầu hạ riêng cho ban giám thị và các cán bộ có quyền thế của phân trại. Buồng giam số 6 lúc đó chỉ có khoảng 18-20 người tù, trong buồng có 5-6 người Kinh còn lại toàn là người dân tộc thiểu số người Thượng. Trong số đó có mấy người tù án hình sự và án “xâm phạm an ninh”vừa được chuyển sang từ buồng số 6 phân trại I (còn gọi là trại A) trại giam Nam Hà, như các anh Ngô Văn Phung án 18 năm, khong 46 tuæi, quê Vĩnh Bảo-Hải Phòng phạm tội làm gián điệp cho công an tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc; Vũ Văn Khiêm sinh năm 1968, quê Móng Cái-Quảng Ninh trước là bộ đội, sau đó cùng một người anh họ lấy “tài liệu quân sự” (theo Khiêm nói thì chỉ là tài liệu hướng dẫn về tập đội ngũ quân sự) bán cho Trung Quốc bị án gián điệp 14 năm tù đã ở được gần 10 năm; Hoàng Đồng dân tộc Tày quê Lạng Sơn làm nghề xe ôm bị án gián điệp 14 năm do chở mấy người mang tài liệu về kinh tế của Việt nam đi bán cho công an tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Hai người nữa là Nguyễn Thế Truyền 63 tuổi, kỹ sư đã từng tốt nghiệp ở Liên Xô với 2 bằng đại học, là giám đốc một công ty của nhà nước, bị xử tội “tham ô do làm trái các quy tắc và chế độ chính sách của nhà nước”, bị án 20 năm tù, quê Thái Nguyên, và một người còn lại là Trần Hữu Dũng, lái xe tư nhân quê Hồng Bàng-Hải Phòng, bị án 18 năm tù vì tội buôn lậu gỗ pơ-mu. Đồng thời anh này cũng là buồng trưởng buồng số 6 do ban giám thị cử ra để giám sát và báo cáo mọi động tĩnh hàng ngày của anh em tù trong buồng với ban giám thị . Mấy tù nhân buồng số 6 phân trại I chuyển sang là những người đã cùng ở mấy năm liền với những người tù chính trị quê gốc phần lớn ở miền Nam mà án tù rất dài, thấp nhất là 18-20 năm đến chung thân và tử hình. Đúng như tên, tuổi các tù nhân mà ông Phạm Văn Thành, Trần Nam Bình ở Paris là những cựu tù nhân chính trị đã viết ngày mồng 3 Tết năm Bính Tuất vừa rồi trong bài báo: “Về một người tù mang tên Trương Văn Sương” và sau đó được đăng trên trang website VietLand ngày 26-02-2006. Trong bài báo đó cả hai ông Trần Văn Thành và Trần Nam Bình đã nêu một danh sách cụ thể. Tôi xin trích nguyên văn:
“Chân thành tri ân ông Nguyễn Khắc Toàn. Chúng tôi đã chờ sự lên tiếng của các anh chị từ lâu về sự kiện có những tù chính trị miền Nam đang bị giam giữ cùng trại Nam Hà với các anh. Họ đã bị bắt giam từ năm 1982 đến 1985 như:
a - Vũ Đình Thụy, tù cải tạo 1975-1980, tù vì tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” năm 1983, án 20 năm; tội danh “làm thơ phản động gởi ra nước ngoài”, năm 1990 án 10 năm, án này là án cộng thêm với bản án 20 năm xét xử năm 1983”. Tên thật của ông là Võ Lâm Tề, quê Phú Yên, cựu sĩ quan BDD Q VNCH xuất thân Thủ Đức. Ông sinh khoảng năm 1952/1953.
b - Trương Văn Sương, án chung thân, bắt giam năm 1984 cùng với ông Trần Văn Bá về Việt nam từ Pháp (tử hình 1/1985 cùng với ông Hồ Thái Bạch (Cửu Long) và Lê Quốc Quân. Ông cũng là người bị bắt tù cải tạo từ 1982. Tuổi ông Sương nay khoảng 65, người quê Cửu Long.
c - Phan Văn Bàn, án chung thân bị bắt giam năm 1985 khi vừa rời trại cải tạo được 1 năm (1975-1984). Tuổi ông Bàn nay trên dưới 70. Ông quê Quảng Ngãi, gia đình hiện ở Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
d - Bùi Thúc Nhu, sinh khoảng 1950, án chung thân bị bắt khoảng năm 1989. Quê Phú Yên, người xuất thân từ Đảng Đại Việt/Phú Yên.
e - Nguyễn Đình Văn Long, người miền Trung, bị bắt khoảng năm 1985.
f - Trần Tư, về từ Hoa Kỳ, bị bắt 1993, án chung thân.
Đây là một số cụ thể những tù nhân mà chúng tôi biết chắc chắn đang còn bị giam giữ tại Trại Nam Hà, nơi ông Nguyễn Văn Lý cùng hầu như tất cả các anh em trong lực lượng dân chủ ngoài Bắc đã hoặc đang bị giam giữ.
Một lần nữa, chúng tôi xin phép được thay mặt các anh em miền Nam đang còn trong vòng lao lý vì các tội danh từng được gọi là “tù phản động-phản cách mạng”, tại trại giam Nam Hà, chân thành tri ân sự ngay thẳng và can đảm của ông Nguyễn Khắc Toàn.
Ghi chú: Bài do Nguyễn Khác Toàn gửi cho DCV
Phạm Văn Thành
No comments:
Post a Comment