Pages

Tuesday, October 9, 2012

Từ sụp đổ kinh tế Việt Nam bàn tới chế độ dân chủ

Dự Đoán Kinh Tế -
 Muốn tạo ra 1 thế hệ người làm nhóm trưởng, supervisors, managers, mid-level managers, thì phải mất vài chục năm KINH NGHIỆM, chứ không phải đùng 1 phát, ban chức cho các đảng viên trung thành, rồi mong họ làm việc tốt... Chứ không phải ông Dũng ký 1 sắc lệnh, liệng vào mấy trăm ngàn tỉ đồng, rồi úm ba la 1 phát, chỉ qua đêm, lập nên 1 tập đoàn công nghiệp như VINASHIN, mà mong thành công đi cạnh tranh với nước ngoài, với Hyundai Heavy Industries!...

*
Nền kinh tế quốc gia chúng ta đang trên bờ vực sụp đổ. Tin tức này đã vang vọng khắp năm châu từ các chuyên gia kinh tế ngoại quốc, nhà bình luận trên các báo kinh tế uy tín như Wall Street Journal, Bloomberg hay Financial Times. 

Sự thật này đã được chúng tôi, những kinh tế gia người Việt vạch ra từ hơn 1 năm trước đây. (Dự đoán kinh tế, 26/08/2011

Câu trả lời cho sự sụp đổ của nền kinh tế này thực ra rất đơn giản. Việt Nam không làm gì ra tiền cả. 

Công nghiệp “lắp ráp hàng điện tử” đã chính thức sập. Samsung buồn rầu tuyên bố: nhà máy tại VN chỉ dùng hộp giấy và bao nylon của VN, còn lại không thể Việt Nam hóa bất cứ thứ gì, kể cả con ốc, dây điện, đồ cắm điện. 

Công nghiệp đóng tàu: SẬP. 
Công nghiệp xi măng: SẬP. 
Công nghiệp sắt thép: SẬP. 
Công nghiệp chế tạo hàng phụ tùng xe hơi: SẬP. 

Vài năm trước, nghe ông Dũng tuyên bố “2015 sẽ xuất khẩu xe made in VN” mà tôi cười rũ rượi. 

Ông này quá dốt về khoa học kỹ thuật mới nói như vậy. 

Vì lẽ, VN GIA CÔNG làm cái bóng đèn, quạt nước, mà làm xong thì cũng sẽ QUÁ hay rồi, chứ đừng nói cái niền xe, bàn đạp thắng, v.v… và lại càng đừng nói nguyên chiếc xe. 

Ông ta không hiểu nổi, làm cái BÓNG ĐÈN xe hơi nó phức tạp đến như thế nào. 

Làm cái quạt nước chịu được nhiệt độ thay đổi từ -30F tới 120F là chuyện không hề dễ dàng. Cả thế giới không có quá vài quốc gia làm nổi, trong đó tại Á châu chỉ chừng 5 nước: Nhật, Hàn quốc là làm tốt, còn TQ, Thái Lan, Ấn độ làm không tin tưởng được. 

Việt Nam là cái gì mà làm nổi cái quạt nước, do cty VN làm – chứ nếu Michelin đem mọi chất hóa học vô làm, kiểu như Intel làm chip, thì nói làm gì, vì VN chỉ bấm nút, lương $1/ giờ. 

Nghe nói tới “công nghiệp chế tạo xe hơi” mà tôi cười té ghế. Như nói anh y tá trong chiến khu mà xuất bản công trình nghiên cứu về sinh hóa học phân tử (molecular biochemistry) trên báo Nature vậy. 

Không thể đốt cháy giai đoạn

Trong văn hóa xã hội, tất cả các quốc gia đều phải trải qua các giai đoạn phát triển theo thứ tự, trong đó tại Âu châu trải qua các thời kỳ: 

1. Thời Huyền sử, trước thế kỷ 8 trước Công nguyên.
2. Thời Cổ đại, từ thế kỷ 8 trước Công nguyên đến thế kỷ 5 sau Công nguyên.
3. Thời Trung cổ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15.
4. Thời Phục hưng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16.
5. Thời Cải cách từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17.
6. Thời Khai sáng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18.
7. Thời Cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20.
8. Thời Hiện đại từ đầu thế kỷ 20 đến hiện nay.
9. Thời Nano từ khoảng năm 2025 trở đi.
10. Thời Singularity từ năm 2045 trở đi. 

Việt Nam, về văn hóa xã hội, đang trong thời kỳ Trung cổ, sau Âu châu khoảng 500-600 năm. 

Việt Nam, cho dù sau khi CSVN rời khỏi, vẫn sẽ PHẢI trải qua thời kỳ Phục hưng, Cải cách, Khai sáng, rồi mới chuyển qua Cách mạng công nghiệp, rồi tới Hiện đại. 

Không thể đốt giai đoạn, mà chỉ có thể rút ngắn, ví dụ, do học hỏi các quốc gia Âu châu, Việt Nam RÚT NGẮN các thời kỳ này xuống dưới 100 năm, thay vì 500 năm như bên Âu châu. 

Vì lẽ, KHÔNG THỂ CÓ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP MÀ KHÔNG CÓ GIAI CẤP TRUNG LƯU LÀM XƯƠNG SỐNG CHO NỀN KINH TẾ, TÀI CHÁNH, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI. 

Và giai cấp này phải mất ít nhất 30 năm mới tích lũy tư bản tạo ra được. Người ta phải học ăn, nói, ngồi, đứng, ngoại ngữ, v.v… chứ không phải dúi 1 đống tiền vào tay người mới trong rừng ra, dưới quê mới lên thành phố, mà có thể biến họ thành “giai cấp trung lưu”. 

Giai cấp này lập nên các cty vừa và nhỏ, làm gia công, rồi 1 số họp lại thành cty lớn, nhiều cty lớn lập thành tập đoàn, v.v.. phải TỰ NGUYỆN và trải qua nhiều năm kinh nghiệm. 

Chứ không phải ông Dũng ký 1 sắc lệnh, liệng vào mấy trăm ngàn tỉ đồng, rồi úm ba la 1 phát, chỉ qua đêm, lập nên 1 tập đoàn công nghiệp như VINASHIN, mà mong thành công đi cạnh tranh với nước ngoài, với Hyundai Heavy Industries! 

Muốn tạo ra 1 thế hệ người làm nhóm trưởng, supervisors, managers, mid-level managers, thì phải mất vài chục năm KINH NGHIỆM, chứ không phải đùng 1 phát, ban chức cho các đảng viên trung thành, rồi mong họ làm việc tốt. 

Người biết chuyện như tôi nhìn vào các hành động ngố ngáo của ông Dũng mà nhịn cười không được. 

Tính chính đáng của chính thể

Sau đây nói thêm về chính trị, và các bước đường chính trị Việt Nam sẽ phải trải qua, sau khi CSVN ra đi. 

HIỆN NAY, quyền lực tại Việt Nam là do bạo lực, võ lực mà ra, chứ không do Lý Lẽ, Lý Luận như Thời đại Khai sáng 1637-1778 tại Pháp, và lại càng không từ Nhân dân mà ra như hiện nay tại đa số các quốc gia có Dân chủ. 

Tại Việt Nam hiện nay, trong chính trị, người ta chưa được như Immanuel Kant miêu tả, còn chưa “được tự do sử dụng trí thông minh của riêng họ”. Điều 4 Hiến pháp Việt Nam hiện nay ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”

Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam 1992 tất cả đều chưa từng có được MỘT phiếu bầu tự do từ Nhân dân. 

Thua xa nhân dân Anh, Đức, Pháp từ 375 năm trước, cho đến ngày nay mọi người Việt Nam đều không được phép “sử dụng trí thông minh của riêng họ” để nói lên rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam KHÔNG thể là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam”, vì nếu làm như vậy họ chắc chắc bị ở tù, mọi thân nhân, người trong gia đình đều sẽ bị toàn bộ hệ thống chính trị, truyền thông đại chúng triệt hại, chế giễu, cho đến chết mới thôi. 

Chính quyền Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam 1992, do đó, là các thực thể de facto, hiện thực, chứ không chính thực, không bona fide – nghĩa là Hiện hữu chứ không Chính đáng

“Luật pháp” không do Nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra là “Luật pháp” vô giá trị, hoặc chỉ có giá trị đối với người viết ra mà thôi. 

Chính quyền Việt Nam hiện nay có mức độ Chính đáng cùng lắm chỉ như các chính quyền thời Phong kiến tại Việt Nam trong 4500 năm trước và kết thúc thời vua Bảo đại, nếu đem so sánh với Pháp thì chỉ như chính quyền Napoléon tuy có khác rất xa là cả ba đời vua Napoléon Đệ Nhất, Nhị, Tam đều mở mang bờ cõi nước Pháp, trong khi chính quyền Việt Nam thu nhỏ bờ cõi Việt Nam, nhượng SEAL (sea, earth, air, land) cho Trung quốc là một chính quyền Phong kiến khác hiện bảo hộ cho Chính quyền Việt Nam. 

Dân chủ là đạo đức, đạo đức là dân chủ

Tôi muốn nhân dịp bàn xa thêm 1 chút. 

Cho dù Dân chủ là văn minh, là khuynh hướng phát triển tất yếu của mọi chính phủ, quốc gia giàu mạnh khắp năm châu, nhưng Dân chủ có phải là một ước vọng có tính Đạo đức xã hội hay không? Dưới đây, xin được chứng minh điều này. 

Dân chủ tự bản thể bao gồm nhiều ngành học và cần đến kết quả từ chính trị học, xã hội học, kinh tế học, để đưa ra được các sự chỉ dẫn thực thể này. 

Dân chủ liên quan đại thể đến một phương pháp trong đó một nhóm người nào đó cùng quyết định, với đặc điểm là có sự bình đẳng trong các người tham gia vào giai đoạn ban đầu trong quyết định tập thể cuối cùng. 

Phương pháp “Dân chủ Lập pháp” tốt hơn các phương pháp bất Dân chủ trong ba cách: chiến lược, trí thức, và qua tăng tiến phẩm giá của các công dân Dân chủ. 

Về CHIẾN LƯỢC, Dân chủ có lợi thế vì thúc đẩy các người lập quyết định phải tính đến lợi ích, quyền lực, và ý kiến của đa số quần chúng trong xã hội. Vì Dân chủ cung cấp quyền lực chính trị cho mọi người, nhiều người được kể đến và có ảnh hưởng hơn là dưới các chế độ quý tộc, quân chủ, và Đảng chủ. 

Về TRÍ TUỆ, Dân chủ là phương pháp lập quyết định tối ưu nhất, trên căn bản rằng đó là một điều nói chung rất đáng tin cậy nếu các thành viên được giúp tận tình để họ khám phá ra các quyết định đúng. 

Bởi vì Dân chủ đem tuyệt đại đa số quần chúng vào tiến trình lập quyết định, Dân chủ có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin và thẩm định có tính chỉ trích về luật pháp và chính sách. 

Việc lập quyết định một cách Dân chủ thường được đặt trên nhiều tin tức có được về lợi ích và sự thiệt hại cho quần chúng, do đó nhiều thể chế và cơ cấu chính trị, xã hội sẽ được phát triển để tăng tiến các lợi ích đó và giảm thiểu thiệt hại, ví dụ như xây cất một nhà máy phải đi cùng lúc với việc xây bãi chứa chất thải và lập quy trình phân hủy các chất thải đó. Cùng lúc phải phát triển cơ quan quản lý chất thải, do nhân dân giám sát. 

Hơn nữa, việc thảo luận rộng khắp, tiêu biểu cho Dân chủ, sẽ nâng cao các thẩm định có tính chỉ trích có nguồn gốc từ nhiều tư tưởng Đạo đức khác nhau gộp lại để hướng dẫn các người lập quyết định phải dung hòa và quan tâm đến các ý kiến khác biệt. 

Về NHÂN CÁCH, Dân chủ có khuynh hướng làm quần chúng đứng lên đấu tranh cho chính họ hơn là các phương cách quản trị khác bởi vì Dân chủ làm cho các quyết định tập thể tùy thuộc vào quần chúng hơn là các chính phủ thuộc giới quý tộc, quân sự, hay Đảng chủ. 

Vì vậy, trong các xã hội Dân chủ, các cá nhân được khuyến khích nên tự chủ nhiều hơn. Thêm vào đó, Dân chủ có khuynh hướng làm quần chúng suy nghĩ cẩn thận và có lý trí hơn vì nếu họ làm như vậy thì có thể đem lại các sự thay đổi trong các sự việc họ quan tâm đến. 

Do đó, Dân chủ có khuynh hướng tăng trưởng phẩm giá Đạo đức của công dân. Khi các công dân tham gia vào tiến trình lập quyết định, họ phải lắng nghe người khác, họ phải giải thích các ý tưởng của họ cho người khác và họ bị buộc phải suy nghĩ phần nào trong địa vị và với quyền lợi của người khác. 

Khi các công dân ở vào hoàn cảnh đó, họ thật tình suy nghĩ cho lợi ích và công lý cho mọi người. Từ đó, các tiến trình Dân chủ có khuynh hướng tăng cường tự chủ, lý trí, và Đạo đức của các tham dự viên. 

Bởi vì các hiệu quả tốt đẹp này được cho là đáng tôn trọng và ao ước, Dân chủ cũng được cho là đáng tôn trọng và ao ước hơn là các phương cách quản trị khác. 

Từ các điều trên, rõ ràng là Dân chủ đem lại Đạo đức cho nhân dân, và cùng lúc nhân dân nào có Đạo đức mới có thể tham gia vào tiến trình Dân chủ một cách tốt đẹp, dứt khoát. 

Một chế độ chính trị vô Dân chủ là một chế độ vô Đạo đức. Cùng lý luận này, một chế độ chính trị vô Đạo đức chỉ có thể tạo nên một chế độ vô Dân chủ. 

Dân chủ và Đạo đức luôn đi cùng lúc, luôn tăng tiến cho nhau, tạo ra một vòng xoáy cộng hưởng để cả hai cùng phát triển vô cùng tận.

No comments:

Post a Comment