Vào lúc các vùng biển quanh Trung Quốc có dấu hiệu căng thẳng hẳn lên vì tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và các lân bang, mà gần đây nhất là tranh chấp Nhật Trung về quần đảo Senkaku, với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã kín đáo cho triển khai một hạm đội hùng hậu khác thường gần các khu vực tranh chấp. Giới chỉ huy Hải quân Mỹ khẳng định đó chỉ là những hoạt động bình thường, nhưng nhiều nhà phân tích xem đây là tín hiệu gởi đến các bên tranh chấp.
Theo tạp chí Mỹ Time ngày 30/09/2012, Hải quân Mỹ đã xác nhận rằng hạm đội tác chiến của hàng không mẫu hạm USS George Washington đã bắt đầu đến hoạt động ở biển Hoa Đông, gần khu vực quần đảo đang có tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Trong cùng một thời điểm, tàu sân bay USS John C. Stennis cùng toàn bộ các chiến hạm hỗ trợ cũng hiện diện xa hơn một chút ở phía Nam, tại vùng Biển Đông. Mỗi độiđội tàu sân bay này đều có hơn 80 chiến đấu cơ, các tuần dương hạm được trang bị tên lửa, khu trục hạm, tàu ngầm và tàu tiếp liệu.
Khoảng 22.00 lính thủy quân lục chiến cũng đã được đưa lên tàu chở trực thăng loại lớn USS Bonhomme Richard và hai tàu hộ tống trực chỉ vùng biển Philippines để chuẩn bị tham gia một cuộc tập trận chung, kể cả tại vùng Palawan nhìn thẳng ra Biển Đông. Đơn vị thủy quân lục chiến này cũng được trang bị hùng hậu với các phương tiện cơ giới lội nước, pháo, trực thăng và phi cơ phản lực tiêm kích Harrier.
Mặc dù phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định rằng các hoạt động trên của Hải quân Hoa Kỳ không gắn với bất kỳ sự kiện cụ thể nào, nhưng tất cả các chuyên gia phân tích đều ghi nhận tính chất khác thường của việc tập trung một hạm đội hùng hậu như vậy trong một khu vực không lấy gì là bao la rộng lớn.
Báo chí Đài Loan ngày 03/10/2012 không tránh khỏi so sánh cuộc triển khai này với những gì xảy ra vào năm 1996, khi nước này chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên. Khi ấy, Trung Quốc đã thị uy, cho bắn tên lửa gần bờ biển của Đài Loan để cảnh cáo xu hướng đòi độc lập đang có triển vọng thắng thế.
Trong cuộc khủng hoảng đó, Hoa Kỳ đã cử hai nhóm tàu sân bay tác chiến qua vùng Tây Thái Bình Dương, một sự tập trung lực lượng từng được cho là quy mô nhất từ thời kết thúc chiến tranh Việt Nam cho đến lúc ấy. Thế nhưng, lực lượng đó vẫn còn nhỏ hơn so với cuộc triển khai hạm đội lần này nếu tính về tỷ lệ hỏa lực tập trung trên một diện tích.
Dụng tâm của Hoa Kỳ khi quyết định như trên là gì ? Theo báo chí Đài Loan, rõ ràng là Mỹ muốn gây áp lực tâm lý trên Trung Quốc vào lúc Bắc Kinh đang gây căng thẳng trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Báo chí Hàn Quốc thì nhìn rộng hơn, cho là Washington muốn bắn tín hiệu đến cả hai phía Bắc Kinh và Tokyo, yêu cầu cả hai nước đừng làm cho tình căng thẳng hơn nữa.
Dù dụng tâm như thế nào chăng nữa, thì hành động tích cực của Mỹ được cho là có tác dụng trấn an các nước nhỏ trong vùng Đông Nam Á, đang rất cần đến sự hiện diện của Hoa Kỳ để cản bớt xu hướng ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh về mặt áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong cùng một thời điểm, tàu sân bay USS John C. Stennis cùng toàn bộ các chiến hạm hỗ trợ cũng hiện diện xa hơn một chút ở phía Nam, tại vùng Biển Đông. Mỗi độiđội tàu sân bay này đều có hơn 80 chiến đấu cơ, các tuần dương hạm được trang bị tên lửa, khu trục hạm, tàu ngầm và tàu tiếp liệu.
Khoảng 22.00 lính thủy quân lục chiến cũng đã được đưa lên tàu chở trực thăng loại lớn USS Bonhomme Richard và hai tàu hộ tống trực chỉ vùng biển Philippines để chuẩn bị tham gia một cuộc tập trận chung, kể cả tại vùng Palawan nhìn thẳng ra Biển Đông. Đơn vị thủy quân lục chiến này cũng được trang bị hùng hậu với các phương tiện cơ giới lội nước, pháo, trực thăng và phi cơ phản lực tiêm kích Harrier.
Mặc dù phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định rằng các hoạt động trên của Hải quân Hoa Kỳ không gắn với bất kỳ sự kiện cụ thể nào, nhưng tất cả các chuyên gia phân tích đều ghi nhận tính chất khác thường của việc tập trung một hạm đội hùng hậu như vậy trong một khu vực không lấy gì là bao la rộng lớn.
Báo chí Đài Loan ngày 03/10/2012 không tránh khỏi so sánh cuộc triển khai này với những gì xảy ra vào năm 1996, khi nước này chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên. Khi ấy, Trung Quốc đã thị uy, cho bắn tên lửa gần bờ biển của Đài Loan để cảnh cáo xu hướng đòi độc lập đang có triển vọng thắng thế.
Trong cuộc khủng hoảng đó, Hoa Kỳ đã cử hai nhóm tàu sân bay tác chiến qua vùng Tây Thái Bình Dương, một sự tập trung lực lượng từng được cho là quy mô nhất từ thời kết thúc chiến tranh Việt Nam cho đến lúc ấy. Thế nhưng, lực lượng đó vẫn còn nhỏ hơn so với cuộc triển khai hạm đội lần này nếu tính về tỷ lệ hỏa lực tập trung trên một diện tích.
Dụng tâm của Hoa Kỳ khi quyết định như trên là gì ? Theo báo chí Đài Loan, rõ ràng là Mỹ muốn gây áp lực tâm lý trên Trung Quốc vào lúc Bắc Kinh đang gây căng thẳng trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Báo chí Hàn Quốc thì nhìn rộng hơn, cho là Washington muốn bắn tín hiệu đến cả hai phía Bắc Kinh và Tokyo, yêu cầu cả hai nước đừng làm cho tình căng thẳng hơn nữa.
Dù dụng tâm như thế nào chăng nữa, thì hành động tích cực của Mỹ được cho là có tác dụng trấn an các nước nhỏ trong vùng Đông Nam Á, đang rất cần đến sự hiện diện của Hoa Kỳ để cản bớt xu hướng ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh về mặt áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
No comments:
Post a Comment