Xin gởi đến quý vị bài mới và một số bài liên hệ để chia sẻ suy tư về tương lai của Tổ Quốc Việt Nam , mong quý vị giúp phổ biến rộng rãi. Nguyễn Quang Duy Viết để chia sẻ suy tư cùng bạn đọc. Trong thời đại thông tin mạng, viết cũng để đón nhận những ý kiến từ khắp nơi trên tòan thế giới. Thế giới như nhỏ lại. Người trong nước người ngòai nước càng ngày càng xích lại gần nhau trong suy nghĩ. Suy nghĩ không phải đi theo lề, chỉ có trái hay phải. Suy nghĩ của con người vô cùng phức tạp, ngày hôm qua tôi suy nghĩ như thế, nhưng đối thọai với bạn tôi có thể thay đổi khác đi. Suy nghĩ của mỗi người là biểu tượng của tự do cá nhân, mà người này được quyền tận hưởng. Suy tư mỗi người vì thế thật đa chiều đa dạng. Suy tư của nhiều người thì đa nguyên, qua đối thọai và tôn trọng lẫn nhau sẽ trở thành suy nghĩ chung . Suy nghĩ chung sẽ biến thành hành động tập thể. Tập thể là quần chúng Việt Nam (trong đó có tôi), một tập thể đang mong mỏi ngày đất nước được độc lập, tự do và dân chủ. Quan niệm trên hướng dẫn tôi hành động. Tôi viết, viết, viết, và viết nữa để đồng bào tôi, đồng tâm, đồng đứng dậy, đồng hưởng tự do. Thế nên còn gì vui hơn khi nhận được những góp ý và đương nhiên tôi phải nhận trách nhiệm điều mình viết ra. Đầu tiên xin cảm ơn tất cả các báo, các mạng và các bạn đọc đã thường xuyên giúp chuyển các suy tư của tôi cho nhau. Cảm ơn nhất là các bạn đọc góp ý tạo cơ hội để tôi làm rõ hơn vấn đề. Những vấn đề chính trị hết sức nhạy cảm, khô khan và cần nhiều đối thọai. Góp ý của các bạn giúp tôi hiểu rõ hơn vấn đề, để trau dồi khả năng hầu phục vụ hiệu quả và hữu hiệu hơn cho công cuộc đấu tranh chung . Sau bài “Xuân Hòa Giải Dân Tộc” tôi nhận đã được hằng trăm góp ý. Có bạn cho biết đã giận run lên khi đọc tựa bài, khi xem xong mới lấy lại bình tĩnh. Có bạn đồng ý 101 phần trăm với nội dung nhưng không thể chấp nhận đựơc tựa bài. Có bạn tự sửa đầu đề thành “Xuân Giải Cứu Dân Tộc” rồi phổ biến đến bạn bè thân thụôc. Có bạn đưa lên diễn đàn với tựa đề “Xuân Giải Thể Cộng Sản”. Hai từ “hòa giải” nhạy cảm đến thế hay sao ? Sau đó nhiều bạn đọc chuyển tôi bài “Tại Sao phải Thay Đổi Đường Lối Đấu Tranh ?” của tác giả Đinh Lâm Thanh đăng trên Mạng Hội Văn Hóa Người Việt Tự Do. Tác giả Đinh Lâm Thanh đã nhập đề bài viết như sau: “Nhiều người, trong đó có những vị trí thức cũng như các bạn trẻ thường nói với tôi rằng cuộc tranh đấu chống cộng sản của người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã trên 36 năm nhưng vẫn chưa đi đến đâu ! Chúng ta cần xét lại và phải thay đổi đường lối tranh đấu cho thích hợp với tình thế hiện tại. Trước lời khuyên nầy, thật tình tôi cũng ghi nhận và để tâm suy nghĩ về những gì tôi đã làm trong thời gian qua. Và ngày hôm nay, nhân tiện đọc bài "Xuân Hòa Giải Dân Tộc" phổ biến ở trên net, tôi xin mượn bài viết nầy để bày tỏ thiển ý của một người tranh đấu chống cộng, không ngoài mục đích trả lời những người đã trực tiếp nói chuyện với tôi cũng như với tác giả bài kêu gọi hãy từ bỏ quá khứ và bắt tay hòa giải với cộng sản trên các diễn đàn.” Tôi đã đọc lại bài viết của mình để cố gắng tìm xem ở điểm nào đã “kêu gọi hãy từ bỏ quá khứ và bắt tay hòa giải với cộng sản”. Tuyệt nhiên không kiếm ra vì chủ đích và nội dung bài viết hòan tòan không phải thế. Ngay nhập đề tôi đã viết: “Hòa giải dân tộc có thể xem là một quá trình chấp nhận sự thật để giảm thiểu phân hóa xã hội và cùng hướng về tương lai... Bài viết xin chứng minh đảng Cộng sản không chủ trương hòa giải dân tộc, quá trình hòa giải dân tộc đang được thực hiện bởi các thành viên trong cộng đồng dân tộc và đảng Cộng sản lo sợ việc hòa giải dân tộc sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Việt Nam.” Sợ mình lầm tôi dùng google để kiếm xem trên net có tác giả nào khác viết chung tựa đề hay không ? thì chỉ thấy nhiều mạng đã đăng bài viết của tôi. Bài viết của ông Đinh Lâm Thanh cũng được nhiều mạng đăng. Nhiều mạng đăng cả hai bài lại còn nối kết bài tôi và bài ông Đinh Lâm Thanh để bạn đọc có cơ hội khách quan đối chiếu. Đúng với sinh họat mạng đa chiều, đa dạng, đa nguyên. Một phong thái chỉ có trên thế giới tự do ở thế kỷ thứ 21 này. Đọc lại bài ông Đinh Lâm Thanh tôi cũng đã tự hỏi tại sao trong bài ông lại viết: “Hãy nghĩ lại hởi những ông trí thức cò mồi mất gốc, những ông bà đối lập cuội VT và những anh chị em trẻ ăn phải bã của cộng sản ! ... Chủ trương "bất bạo động" là chủ trương của VT, là một đảng với cái vỏ bên ngoài chống cộng, đóng vai đối lập cuội. …” Bài “Xuân Hòa Giải Dân Tộc” được viết cho Báo Xuân Việt Luận xuất bản tại Úc Châu . Sau đó tôi sửa lại và gởi đến nhiều diễn đàn mạng trong đó có cả diễn đàn đảng Việt Tân . Tôi tự hỏi nếu ông Thanh chỉ vì sự khác biệt mà viết về đảng Việt Tân như tôi đã trích dẫn ở bên trên thì đó là có phải là chuyện giữa ông và đảng Việt Tân ? Trên mạng đảng Việt Tân cũng có một bài viết của tác giả Lý Thái Hùng “Đấu Tranh Bất Bạo Động: Trường Hợp Ai Cập”. Ông Hùng phân tích 5 đặc tính của đấu tranh bất bạo động để điều hướng quần chúng được áp dụng vào trường hợp Ai Cập. Năm đặc tính này là: Số Đông, Công Khai, Quyết Liệt, Thương Lượng, Kỷ Luật. Ông Hùng cho biết: “Hiện nay con số thương vong tại Ai Cập lên đến hơn 300 người, nhưng đó không phải là con số thương vong do các cuộc biểu tình gây ra mà là do “lạc đạn” và những xô xát xảy ra tại các văn phòng chính phủ.” (bài viết này hòan tất ngày 9/2/2011 khi đó cựu Tổng Thống Mubarak chưa từ chức) Ông Đinh Lâm Thanh không viết về trường hợp Ai Cập nhưng lại cho rằng: “Cả thế giới vừa chứng kiến ngọn lửa bạo động từ Tunisie đã hạ bệ tên Tổng Thống độc tài một cách quá dễ dàng và tổn thất xương máu không đáng quan tâm.” (bài viết này hòan tất ngày 31/1/2011 khi đó cuộc cách mạng tại Ai Cập chỉ mới bắt đầu) Rõ ràng cũng một vấn đề hai người có hai định nghĩa trái ngược về bạo động và từ đó dẫn đến những suy nghĩ ngược chiều. Tôi tự hỏi không biết ông Đinh Lâm Thanh có đọc bài viết của tôi không? Hay cũng chỉ tại cái tựa đề hết sức nhạy cảm đã dẫn đến việc ông Đinh Lâm Thanh viết một bài để trả lời cho cái tựa bài “Xuân Hòa Giải Dân Tộc”? Nếu thế thì để tránh cảnh tiếp tục trống đáng xuôi kèn thổi ngược, ông nói gà bà nói vịt, tôi chỉ cần giới thiệu bài viết của ông đến bạn đọc là đủ. Xin giới thiệu bạn đọc bài viết của tác giả Đinh Lâm Thanh và rất mong bạn đọc dành thêm chút thời giờ quý báu đọc lại bài “Xuân Hòa Giải Dân Tộc” để hiểu rõ về hai phương cách đấu tranh. Tôi xin nhấn mạnh sự khác biệt không phải là “đường Lối đấu tranh” mà chính là hai “phương cách đấu tranh”. Sáng thứ bảy ngày 12/2/2011, hộp thơ tôi tràn ngập tin chiến thắng của người dân Ai Cập: Cựu Tổng thống Mubarak đã từ chức theo đúng nguyện vọng của người biểu tình. Trong khi Việt Nam lại vẫn im lặng như tờ. Mừng cho người lại buồn cho mình. Trong sự yên lặng đó, tôi nhận được một điện thơ tự giới thiệu: “Võ Tiến Sơn ở Adelaide , người đã từng cùng anh một thời sát cánh bên nhau. "suy tư, cũng như hành động" cho một Việt Nam tự do.” Tôi nhớ lại khi biến cố Thiên An Môn xảy ra, Sơn và tôi đã gặp nhau trong Phong Trào Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh Tranh Đấu cho Tự Do Dân Chủ Việt Nam . Bây giờ Sơn lại còn là bạn đọc và thẳng thắn góp ý bài viết “Xuân Hòa Giải Dân Tộc”. Điện thơ này Sơn đã gởi cho tôi, nhưng cùng chuyển đến 13 người khác. Tôi đã xin phép Sơn để mang vấn đề ra công luận. Cái thẳng thắn có thể thấy ngay ở tựa đề: “ Lý Thuyết Sao Giống Việt Tân quá”. Sơn tự giới thiệu đã gia nhập đảng Việt Tân nhưng sau đó đã tự ý ra khỏi Việt Tân vào đầu năm 2004. Sơn thẳng thắn hỏi tôi đã trở thành “ủy viên trung ương đảng Việt Tân rồi chứ” ? Thật sự tôi không lạ gì cách đặt vấn đề như thế nên cũng đã thẳng thắn trả lời: “Anh chưa bao giờ gia nhập đảng Việt Tân . Anh xem Việt Tân cũng như tất cả các tổ chức chính trị khác. Việc gì họ làm đúng thì anh tiếp tay ủng hộ.” Sơn trả lời tôi: “những điều anh trình bày không riêng gì em mà chắc có nhiều người đều đồng ý giống như: "Anh xem Việt Tân cũng như tất cả các tổ chức chính trị khác. Việc gì họ làm đúng thì anh tiếp tay ủng hộ". Nhưng hình như anh cũng mới nói có một nữa, còn một nữa khác, thí dụ như họ làm sai, họ nói xạo như: họ có người ở trong nước, họ rãi truyền đơn chổ này, họ thanh toán VC ác ôn chổ kia, nhưng khi kiểm chứng lại hoàn toàn là bịp thì không nghe anh hay những người trí thức khác lên tiếng.” Tôi còn chưa kịp trả lời điện thơ của Sơn thì lại liên tiếp nhận điện thơ của anh Nguyễn Xuân Châu đang thảo luận với “Nhóm blogger Tự Do” về “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam” của blogger Kami. Theo nhóm này Kami là “một con người đầy ngụy biện và thích đi lòng vòng, không có định kiến rõ ràng và lập trường rõ ràng”. Kami sau này công khai cho biết người đứng đầu của “Nhóm blogger Tự Do” lại là ông Hoàng Cơ Định đã từng mời Kami tham dự nhóm. Thành thật mà nói tôi không thích tham gia vào những diễn đàn như vậy. Nhất là khi thảo luận về một người vắng mặt. Cả cuộc thảo luận chỉ anh Xuân Châu vừa dùng lý luận vừa tình cảm cá nhân để bênh vực cho Kami. Chẳng khác gì một cuộc đấu tố mà người bị đấu không hiện diện. Anh Xuân Châu cũng là một blogger quen thuộc. Trước đây anh đã được báo chí trong nước đưa tin như một đại gia Úc chuyên làm “từ thiện” làm dị ứng không ít người Việt khi đối diện với anh. Ngày nay anh lại được không ít dân mạng xem là thành phần “cực đoan Việt Nam Cộng Hòa chuyên ủng hộ cờ vàng”. Hiện nay là người điều hành mạng Tin Tức Hàng Ngày. Còn Kami là sáng lập viên của mạng này, cũng là một blogger rất quen thuộc. Kami viết nhanh, viết bình dân, dễ đọc, dễ hiểu các bài viết thường là những đề tài thu hút người đọc. Kami ở khoang tuổi 40, sinh ra và lớn lên miền Bắc Việt Nam , đã phục vụ 5 năm trong Quân Đội. Vì thế nên cách nhìn, cách suy nghĩ, cách viết rất khác với những người viết xuất thân từ miền Nam . Kami còn có kiến thức và kinh nghiệm sống với cộng sản. Chính nhờ thực tài Kami đã được đài Á Châu Tự Do phụ cấp để viết bài cho blog của đài này. Tôi biết Kami từ việc gởi bài đến mạng Tin Tức Hàng Ngày do Kami sáng lập. Anh Xuân Châu chuyển cuộc thảo luận của nhóm cho chúng tôi. Tôi chỉ biết chia sẻ nỗi thông thông cảm với Kami và xem đây là một thử thách lớn mà Kami cần cố gắng để vượt qua. Cuộc thảo luận đã được ông Hoàng Cơ Định cho kết thúc. Sau đó Kami gởi điện thơ cho tôi như sau: “Xin cảm ơn anh Duy đã chia sẻ, chuyện thường ngày Kami vẫn gặp thường xuyên từ các bạn đọc trong blog và các trang mạng đăng tải bài viết của Kami. Chỉ lạ là đây là một chiến dịch có tổ chức của các bloggers là thân hữu của đảng Việt Tân . Không hiểu họ muốn gì?” Tôi chỉ biết khuyên Kami hãy đọc kỹ lời ông Hòang Cơ Định kết thúc sẽ trả lời được câu hỏi của Kami. Xin lỗi bạn đọc tôi không được quyền phổ biến chi tiết của cuộc thảo luận này. Sau đó Kami đã viết bài “Không thể bẻ cong sự thật để tự ru ngủ mình và bạn đọc”. Bài viết này nhằm trả lời “Nhóm blogger Tự Do”. Chỉ cần tìm trên mạng bạn đọc có thể tìm thấy bài viết một cách dễ dàng. Câu chuyện bắt tôi phải suy nghĩ đến vấn đề “ Tại Sao phải Thay Đổi phương cách đấu tranh ?”. Bài viết này xin được tạm dừng tại đây. Như tựa của bài viết tôi chỉ là đôi điều tâm sự và tiếp tục xin ý kiến bạn đọc để có thể bổ túc cho bài viết tới về vấn đề “Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc”. Mọi góp ý xin gởi về Nguyễn Quang Duy (duyact@yahoo.com.au). Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 16/2/2011 TẠI SAO PHẢI THAY ĐỔI ĐƯỜNG LỐI TRANH ĐẤU? Nhiều người, trong đó có những vị trí thức cũng như các bạn trẻ, thường nói với tôi rằng: “Cuộc tranh đấu chống cộng sản của người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã trên 36 năm nhưng vẫn chưa đi đến đâu ! Chúng ta cần xét lại và phải thay đổi đường lối tranh đấu cho thích hợp với tình thế hiện tại.” Trước lời khuyên nầy, thật tình tôi cũng ghi nhận và để tâm suy nghĩ về những gì tôi đã làm trong thời gian qua. Và ngày hôm nay, nhân tiện đọc bài ‘Xuân Hòa Giải Dân Tộc’ phổ biến ở trên net, tôi xin mượn bài viết nầy để bày tỏ thiển ý của một người tranh đấu chống cộng, không ngoài mục đích trả lời những người đã trực tiếp nói chuyện với tôi cũng như với tác giả bài kêu gọi hãy từ bỏ quá khứ và bắt tay hòa giải với cộng sản trên các diễn đàn. Để đi vào vấn đề, xin tóm tắt thành 3 điểm chính mà nhiều người đã đặt ra với tôi : 1. Trước đây, tranh đấu chống cộng sản xem như có lý tưởng nhưng bây giờ thì đã lỗi thời ! Vì một khi Tàu cộng xâm chiếm Việt Nam thì cộng đồng người Việt Quốc Gia phải bắt tay với cộng sản để chống lại ngoại xâm. 2. Bây giờ không còn là thời điểm tranh đấu quyết liệt nhằm giải thể hay xóa bỏ đảng cộng sản, mà phải xem cộng sản là một thành phần của dân tộc. Cần phải mở một lối thoát bằng cách hòa giải hòa hợp để hàn gắn những đau thương giữa người quốc gia với cộng sản. 3. Cộng đồng người Việt Quốc Gia đã làm được gì sau trên 36 năm chống cộng sản bằng mồm và tranh đấu một cách ‘quá khích’ ? Chính hình thức chống cộng nầy đã làm cho giới trí thức cũng như thành phần trẻ hải ngoại chán nản và xa lánh ! Qua các lời khuyên trên, tôi hình dung được những người đã liên hệ với tôi thuộc thành phần nào và họ đang làm gì để cổ võ cho âm mưu hòa giải hòa hợp. Mục đính của nhóm người nầy là chữa cháy và chạy tội cho Hà Nội , đồng thời cứu nguy cho tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản VN đang lún dần xuống vực thẳm. Xin trả lời từng điểm một : Viện cớ Tàu Cộng xâm chiếm Việt Nam để kêu gọi bắt tay với đảng cộng sản Việt Nam chống Tàu là một hình thức tuyên truyền không công cho cộng sản. Thật vậy, mới nghe qua thì thật chí tình chí lý, vì một khi giặc đến nhà,t ất cả mọi người phải gác qua một bên những bất đồng chính kiến để cùng chung sức chống kẻ thù. Nhưng nghĩ lại thì đây là một nghịch lý, nhất là khi đế cập đến tình trạng đất nước hiện nay. Lý do thật đơn giản, trước tiên phải hiểu tại sao Tàu Cộng vào xâm chiếm Việt Nam một cách quá dễ dàng trong âm mưu nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á. Có phải là do cộng sản Hà Nội vừa nhượng, vừa bán, vừa dâng từ đất đến biển cho quan thầy của chúng ? Thì tại sao người Việt Quốc Gia không hỏi tội bọn bán nước rước voi về giày xéo quê hương mà phải bắt tay với chúng để chống Tàu ? Thằng ăn trộm trong nhà đập vách, lấy gạch, bán trâu, bưng đồ đạc đem dâng, đem bán cho người ngoài thì phải nọc thằng ăn trộm nhà ra mà đánh mới phải. Lý do nào không đá động đến thằng ăn trộm nhà, mà ra đường gào lên chưởi bới người được dâng biếu hay kẻ bỏ tiền ra mua đồ trộm, rồi kêu gọi mọi người hợp tác biểu tình chống người thụ hưởng ! Đồng ý rằng việc chống Tàu Cộng, kẻ thù tryền kiếp của dân tộc Việt Nam là cần thiết và cấp bách. Nhưng không thể mù quáng nghe lời những tên cò mồi tại hải ngoại để rồi Người Việt Quốc Gia cong lưng đi đỡ đạn cho cho tập đoàn cộng sản VN. Lá bài “hợp tác với cộng sản để chống Tàu” là một âm mưu ấu trĩ của cộng sản mà chỉ có những người vô ý thức hay bọn cò mồi đón gió cũng như nằm vùng tung ra và cổ võ rầm rộ trong thời gian qua. Tàu Cộng càng ngày càng xâm lấn vào nội bộ Việt Nam qua nhiều mặt, không những việc chiếm cứ lãnh hải, lãnh thổ, khai thác bauxite, mà còn rất nhiều phương diện khác… từ chính trị, quân sự, văn hoá, thương mãi và nhất là việc gây giống… Chừng vài tháng hoặc một năm nữa, những đứa con hai dòng máu Tàu-Việt sẽ chào đời ào ạt và một ngày rất gần đây chúng sẽ lan tràn từ ải Nam Quan đến đến mũi Cà Mau . Lúc đó thì việc đồng hóa dân tộc Việt Nam sẽ xem như đã xong một đoạn đường dài. Một điều cần phải ghi nhớ nằm lòng: Ngày nào đảng cộng sản còn trên đất nước Việt Nam thì ngày đó Tàu Cộng vẫn là quan thầy và xem Việt Nam như một chư hầu hay chỉ là một tỉnh nhỏ của chúng. Như vậy, qua lời kêu gọi hợp tác với cộng sản Việt Nam để chống Tàu, có nghĩa là đám cò mồi đang hướng dẫn người Việt Quốc Gia hãy duy trì sự sống còn đảng cộng sản Việt Nam khôngngoài mục đích để cho Tàu dễ dàng đô hộ dân tộc Việt Nam. Hãy cẩn thận trước một âm mưu mà thành phần cò mồi đã lập lờ đi, khi chúng đề cập đến việc chống Tàu. Chúng ta cần sáng suốt để ghi nhận : Tàu Cộng không thấy khó chịu cũng như không cần quan tâm khi chúng ta chống chúng nó. Nhưng bí ẩn bên trong là chúng muốn làm thế nào để người Việt Quốc Gia hải ngoại không được đụng đến đảng cộng sản Việt Nam ! Đây là điểm then chốt. Vì Tàu Cộng biết rằng chúng ta hô hào chống chúng nó thì cũng như “nước đổ lá môn”, nhưng một khi chế độ Hà Nội bị giải thể, nước Việt Nam sau nầy đi theo con đường không cộng sản, thì Tàu Cộng sẽ hỏng chân, đồng thời chắc chắn bị chận đứng con đường xâm lăng và âm mưu thanh toán luôn cả vùng Đông Nam Á. VẬY CHỈ HÔ HÀO CHỐNG TÀU CỘNG MÀ KHÔNG ĐẢ ĐỘNG GÌ ĐẾN VIỆC CHỐNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ ĐI VÀO ÂM MƯU CỦA BỌN GIẶC TÀU. Nếu còn nghe theo việc cổ võ bắt tay “hòa giải hòa hợp với cộng sản” nữa thì đúng là chúng ta đã đem nước Việt Nam dâng hai tay cho bọn Tàu Cộng. Chính hành động nầy là hình thức giúp cho Tàu Cộng duy trì và biến mảnh đất thân yêu của chúng ta trở thành một tỉnh nhỏ của kẻ thù truyền kiếp. Hãy nghĩ lại, hỡi những ông trí thức cò mồi mất gốc, những ông bà đối lập cuội VT và những anh chị em giới trẻ, thiếu kinh nghiệm về VC, ăn phải bã của cộng sản ! Kết quả đại hội đảng vừa qua, cộng sản VN đã tuyên bố thẳng thừng rằng: không đa nguyên đa đảng, mà chỉ có độc nhất một đảng cộng sản mà thôi. Vậy người Việt Quốc Gia hải ngoại nghĩ gì về các cò mồi chính trị hay nằm vùng cho VC, cứ gào ngày gào đêm, đòi đa nguyên đa đảng và hòa giải hòa hợp với cộng sản ? Nhiều nhân vật lịch sử, kể cả các tay trùm cộng sản đã nói: ‘Cộng Sản không thể thay đổi, mà phải bị thay thế’. Nhưng tại sao một số trí thức cũng như thành phần trẻ hải ngoại lại lên tiếng phải xét lại đường lối tranh đấu và bắt tay với cộng sản để xây dựng đất nước ? Không kể thành phần trí thức đỏ, mà trong đó gồm một số trí thức du học từ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa trước 1975. Họ là những người nhờ ân huệ của các chính phủ Miền Nam trước, ra nước ngoài du học để mai sau trở về giúp nước. Chúng tôi là những người ở lại, buộc phải bỏ đời sống dân sự, bỏ lỡ công danh nửa chừng, để cầm súng chiến đấu bảo vệ cha mẹ và tài sản gia đình họ. Chúng tôi vui lòng hy sinh xương máu và tính mạng để những người được chế độ, thế lực và tiền bạc ưu đãi … yên tâm ra nước ngoài học cái hay cái tốt xứ người. Nhưng không ngờ, vừa ra đến hải ngoại thì đã làm tay sai cho cộng sản Hà Nội, đắc lực phá nát chế độ tự do tại quê nhà ở Miền Nam trước 1975, trong đó gồm có gia đình dòng họ của thành phần du học. Tưởng rằng những người trí thức tương lai nầy nhầm lẫn lúc đầu, nhưng không ngờ đến ngày nay họ vẫn còn chạy theo chiếc bánh vẽ của cộng sản. Nếu nói rằng họ là thành phần trốn quân dịch ngày trước thì cũng còn nhẹ hơn những danh từ khác mà người Việt Quốc Gia hải ngoại có thể gán cho họ. Đến giờ phút nầy, những ai còn ca bài hòa giải hòa hợp với cộng sản thì thật là người không có mắt. Có thể ví dụ để cho những người đui dễ hiểu : Cộng sản xem như là một loại vi trùng vô cùng độc hại. 56 năm qua chúng ta đã diệt trừ chúng bằng những loại trụ sinh cực mạnh. Ngày nay đã thấy hiệu quả, vì những con vi trùng gian manh cứng đầu đó đang từ từ đi vào cõi chết. Thế tại sao lại hô hào đổi trụ sinh bằng thuốc bổ, để chúng bình phục trở lại? Theo quan niệm của tôi, Việt Nam muốn đạt đến tự do dân chủ dân quyền và no ấm hạnh phúc cho người dân thì chế độ cộng sản PHẢI BỊ THAY THẾ hay PHẢI BỊ TRIỆT TIÊU, chứ không thể vực chúng nó dậy để bắt hoà giải hay van lơn cộng sản chấp nhận đa nguyên đa đảng… Tranh đấu là một mất một còn, không thể quỳ lạy van xin như chủ trương của con rối cò mồi Nguyễn Tiến Trung đang quỳ dưới bệ rồng đỏ để van xin chút ân huệ cho tự do dân chủ ! Ngoài ra, cần biết thêm một điều nữa: Kết quả của đại hội đảng cộng sản vừa rồi là một hình thức thay phiên nhau để cai trị và chúng bắt đầu đưa con cháu, là những tên ăn hại đái nát xã hội Việt Nam, vào trung ương Bộ Chính Trị VC, nhằm tiếp tục con đường sắt máu của chúng. Đại hội cộng sản đã khẳng định Không Đa Nguyên, Không Đa Đảng, mà vẫn tiếp tục con đường cộng sản độc nhất, để cai trị dân, thì đây đúng là một cái tát vào mặt những tên cò mồi… Hãy mở mắt ra đi, những ông trí thức ‘đang mê ngủ’, những bà ‘chống bạo động’, và những bạn trẻ ‘đòi thay đổi’ !!! 3. Vấn đề ‘chống cộng bằng mồm’ thì Luật Sư Lê Duy San đã viết một bài thật hay. Đây là câu trả lời thật thấm thía cho thành phần lếu láo và bôi bác người Việt Quốc Gia hải ngoại. Trong phần thứ 3 nầy, tôi xin trả lời về vấn đề “chống cộng quá khích” và “bất bạo động” của một số người như đã nói ở trên. Cả thế giới vừa chứng kiến ngọn lửa bạo động từ Tunisie đã hạ bệ tên Tổng Thống độc tài một cách quá dễ dàng và tổn thất xương máu không đáng quan tâm. Kết quả đem lại chiến thắng vẻ vang cho riêng dân Tunisie, đồng thời chứng minh cho thế giới là việc vùng dậy của người dân trong một nước, dù ở dưới chế độ nào, là một sức mạnh phi thường, không một thế lực nào có thể ngăn cản. Sự vùng dậy của người dân Tunisie qua hình thức bạo động đã gây thành một dây chuyền lan từ Bắc Phi qua Trung Đông và sẽ tiếp tục ở Âu và Á Châu . Hà Nội đã thấy hiểm họa nầy trước sau gì cũng sẽ xảy ra cho tập đoàn cộng sản cầm quyền nên chúng đã chỉ thị cho thành phần nằm vùng, hòa giải hòa hợp phải ra mặt lên tiếng, vừa bào chữa vừa đánh trống lảng, hầu xoa dịu và chuyển hướng tranh đấu của các phong trào trong nước cũng như hải ngoại theo con đường ru ngủ cố hữu của chúng. Trong 36 năm nay cũng vì tranh đấu bất bạo động mà mầm mống cộng sản càng ngày càng mạnh, vì trong quá khứ chúng ta đã vuột mất nhiều cơ hội, chẳng qua là chúng ta sợ sệt, trùm chăn để xin hai chữ bình an. Xin nhớ rằng không có một cuộc tranh đấu nào, không có một cuộc cách mạng nào không mà đổ máu, không có chết chóc… Muốn thay đổi một chế độ, nhất là một chế độ sắt máu, ù lì như cộng sản thì không thể chờ phép lạ, chờ Mỹ, chờ Âu-Châu can thiệp hoặc…nằm ngữa há miệng ra để đợi trái chín rơi vào dạ dày. Tranh đấu là phải dấn thân, phải đổ mồ hôi, đổ nước mắt và đổ máu, thì may ra mới đánh thức được khối đa số quần chúng đang sợ sệt cũng như các nhà dân chủ salon, các nhà trí thức mê ngủ, các nhà tranh đấu trùm chăn ! Chủ trương ‘bất bạo động’ là chủ trương của Việt Tân , một đảng chính trị với chiếc vỏ bên ngoài chống cộng, đóng vai đối lập cuội. Những người lãnh đạo đảng VT đã đi đêm, hợp tác với VC để mưu đồ chia cái bánh vẽ cầm quyền với cộng sản trong tương lai. Đảng nầy cũng là con cờ của Mỹ mà Mỹ sẽ xử dụng sau nầy với hai mục đích: Một là dùng đảng VT làm áp lực răn đe và trả giá với cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn chống cộng, trên một vài điểm nào đó. Hai là xử dụng đảng VT làm thành phần hòa giải trong giải pháp chính trị với cộng sản Việt Nam một khi thời cơ chín mùi. Như vậy, chúng ta đã thấy trong quá khứ, Mỹ vì quyền lợi, họ đã xử sự một cách ‘đểu cáng’ với một đồng minh ưu tú, là tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á. Nay Mỹ lại âm thầm ‘nuôi’ VT trong chương trình thương thuyết một vài giải pháp với Hà Nội, nếu ‘lợi thì ăn, không lợi thì chạy làng’ trong danh dự cho Mỹ. Nếu vậy thì thật là một đại họa cho Dân Tộc và Đất Nước Việt Nam ! Từ lâu tôi đã khẳng định một điều rằng chế độ cộng sản sẽ bị giải thể tại nội địa và bằng con đường độc nhất do sức mạnh của người dân trong nước. Nay với những luồng gió bạo động ảnh hưởng từ những nước bị áp bức thì chế độ cộng sản cũng phải lãnh lấy những hậu quả tương tương tự. Cả dân tộc đang chờ một cuộc tự thiêu giống như hành động của người thanh niên Tunisie. Đây chính là ngòi nổ, là phát súng lệnh cho toàn dân đứng dậy. Đến thời kỳ chín mùi, cuộc tranh đấu chống cộng sản phải xảy ra và sẽ thành công. Chỉ cần vài giọt máu, một xác người, thì trang sử sẽ lật qua. Điều tối cần thiết là thanh niên Việt Nam phải can đảm đừng sợ, trí thức trùm mền phải tỉnh giấc, các nhà dân chủ sẵn sàng ra khỏi ‘salon’, và giáo hội không còn cấm cản con chiên xuống đường. Cộng Sản có thể đàn áp một người, mười người, trăm người … nhưng chúng không thể ra tay sát hại khi hàng vạn hàng triệu người dân xuống đường đồng loạt. Tôi đoan chắc luồng gió bạo động từ Bắc Phi và Trung Đông sẽ thổi đến Việt Nam trong nay mai và cuộc chiến lật đổ đảng cầm quyền cộng sản cũng xảy ra và sẽ hoàn tất tốt đẹp trong một vài ngày rất gần đây. Đinh Lâm Thanh 31 Février, 2011 Xuân Hòa Giải Dân Tộc. Nguyễn Quang Duy Mọi tập thể, mọi xã hội, mọi dân tộc đều tồn tại những bất đồng, những tranh chấp cần được hòa giải. Mỗi tập thể, mỗi xã hội, mỗi dân tộc có phương cách gỉai quyết bất đồng và tranh chấp khác nhau. Người Việt từ ngàn xưa đã xây dựng một quan niệm sống bao dung, hoà đồng dân tộc. Quan niệm này dựa trên tình cảm, tránh bất đồng, tránh tranh chấp. Theo truyền thống cha ông để lại người quốc gia luôn chủ trương “lấy tình thương xóa bỏ hận thù” và “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Chủ trương này đã gặt hái nhiều kết quả hết sức tốt đẹp. Như chỉ trong vòng mười năm Chính sách Chiêu Hồi của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã đón nhận trên 200 ngàn cán binh cộng sản buông súng tìm về tổ ấm quốc gia. Thật khó mà tính hết những tang thương cho dân tộc nếu các cán binh này vẫn tiếp tục cầm súng chống lại quân đội quốc gia và tàn sát dân lành vô tội. Tại các quốc gia dân chủ, người lãnh đạo quốc gia không phải chỉ đại diện cho đa số mà là đại diện cho tòan dân. Vì vậy những người lãnh đạo quốc gia được đa số bầu lên luôn cố gắng hòa giải dân tộc. Nhất là hòa giải các khác biệt từ quá khứ. Cũng tại các quốc gia dân chủ, luật pháp công bằng là phương tiện hòa giải mọi tranh chấp cá nhân hay tập thể. Các tổ chức quốc tế cũng nhận lãnh vai trò hòa giải giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Hòa giải dân tộc có thể xem là một quá trình chấp nhận sự thật để giảm thiểu phân hóa xã hội và cùng hướng về tương lai. Bài viết xin chứng minh đảng Cộng sản không chủ trương hòa giải dân tộc, quá trình hòa giải dân tộc đang được thực hiện bởi các thành viên trong cộng đồng dân tộc và đảng Cộng sản lo sợ việc hòa giải dân tộc sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Việt Nam . Tiến trình hòa giải dân tộc thường được liên tục thực hiện qua nhiều giai đọan. Tại Úc việc hòa giải giữa người gốc Anh và thổ dân được khởi đầu từ thập niên 1960. Năm 1967, qua một cuộc trưng cầu dân ý người Úc đã đồng ý tu chính Hiến Pháp công nhận quyền công dân của người thổ dân. Đến năm 2008, cựu thủ tướng Kevin Rudd đã chính thức xin lỗi việc làm sai lầm các chính phủ trước đây. Vừa rồi Thủ tướng Julia Gillard tuyên bố sẽ có trưng cầu dân ý vào năm tới 2011 để tu chính Hiến Pháp công nhận người thổ dân là cư dân đầu tiên trên lục địa Úc. Các chính phủ Úc luôn luôn tìm mọi cách hòan chỉnh các chính sách nhằm nâng đỡ người thổ dân, giữ gìn văn hóa, phong tục và lãnh thổ ông cha người thổ dân để lại. Bài viết xin chứng minh đảng Cộng sản không chủ trương hòa giải dân tộc, quá trình hòa giải dân tộc đang được thực hiện bởi các thành viên trong cộng đồng dân tộc và đảng Cộng sản lo sợ việc hòa giải dân tộc sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Việt Nam . Phân hóa dân tộc từ chủ trương cướp và cầm quyền bằng bạo lực cách mạng Từ những năm 1930, đảng Cộng sản thay vì đấu tranh giành độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc, lại tin theo chủ nghĩa Mác Lê, lấy đấu tranh giai cấp làm chính cương, lấy khẩu hiệu "trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ" lấy bạo lực cách mạng làm phương tiện tiêu diệt mọi thành phần quốc gia, cướp và nắm giữ quyền lực quốc gia. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chánh Pháp và trao quyền cho Hòang Đế Bảo Đại. Chính phủ Trần trọng Kim được thành lập, vừa lo nạn đói, lo cải cách xã hội và giáo dục, lo soạn thảo hiến pháp, lo xây dựng một chính quyền dân chủ. Việt Minh ngược lại xây dựng bạo lực để nổi dậy cướp chính quyền. Trong tình hòa giải hòa hợp dân tộc, ít nhất năm lần chính phủ Trần Trọng Kim đã tiếp xúc với đại diện Việt Minh mời hợp tác nhưng không thành. Sau đó đến lượt người Nhật đầu hàng Đồng Minh. Ngày 19/8/1945, Việt Minh cướp được chính quyền, Hòang Đế Bảo Đại phải thóai vị. Bước đầu đảng Cộng sản còn liên hiệp với các tổ chức quốc gia, nhưng khi đã củng cố được quyền hành đảng Cộng sản quay súng tiêu diệt mọi tổ chức hay cá nhân không theo cộng sản. Từ đó đảng Cộng sản từng bước cướp đi mọi quyền làm người của người Việt Nam . Những quyền mà ông cha ta đã phải đổ bao xương máu giành lại từ Tàu Tây Nhật. Phân hóa dân tộc từ chiến tranh do cộng sản gây ra Người Pháp quay lại Việt Nam, họ cương quyết không trao quyền cho Hồ chí Minh vì biết rõ ông là một cán bộ Quốc Tế Cộng sản và Việt Minh chỉ là một tổ chức ngọai vi của đảng Cộng sản Quốc Tế. Người Pháp chính thức trao trả độc lập cho Cựu hoàng Bảo Đại để đứng ra thành lập chính quyền Quốc Gia. Vì muốn đảng Cộng sản nắm được độc quyền chính trị Hồ Chí Minh đã quyết định tiếp tục chiến tranh tiêu diệt chính quyền, quân đội, mọi cá nhân, mọi tổ chức Quốc gia. Năm 1979, khi khai chiến với Trung cộng, đảng Cộng sản Việt Nam công khai phổ biến tài liệu tố cáo tất cả các chiến tranh Đông Dương đều nằm trong một chiến lược toàn cầu do Mao Trạch Đông đề xướng. Theo tài liệu, Mao đã không hề che giấu ý đồ dùng Đông Dương làm bàn đạp và đảng Cộng sản Việt Nam làm tay sai để bành trướng phong trào cộng sản xuống các nước Đông Nam Á. Chính vì vậy chiến tranh đã lan rộng khắp Đông Dương và càng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Cuối cùng đảng Cộng sản Trung Hoa đã chỉ thị cho đảng Cộng sản Việt Nam ký hiệp định Genève với Pháp chia đôi đất nước.
Tại miền Bắc, đảng Cộng sản cho thi hành đấu tranh giai cấp, cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, cải tạo công thương nghiệp, xét lại chống đảng, … gây bao tang thương đổ vỡ cho dân tộc. Khi đã kiểm sóat được miền Bắc, đảng Cộng sản đã xé bỏ các hiệp định quốc tế Genève và Paris để xua quân cưỡng chiếm miền Nam , đưa cả nước vào nhà tù cộng sản.
Sau khi chiếm được miền Nam, đảng Cộng sản lại đưa đất nước vào chiến tranh biên giới Tây Nam để xâm lấn và thống trị Cam Bốt (1975-1989) và chiến tranh biên giới phía Bắc với “bá quyền” Trung cộng (1979-1989). Cả hai cuộc chiến đều từ những mâu thuẫn nội bộ ba đảng Cộng sản Trung Hoa, Việt Nam và Cam Bốt. Các cuộc chiến đã làm cho hàng triệu binh lính và thường dân vô tội Việt Nam bị chết hoặc bị thương. Chiến tranh còn làm phân hóa dân tộc chỉ mang lợi cho đảng Cộng sản đựơc tiếp tục cầm quyền và Trung cộng từng bước thực hiện chiến lược toàn cầu. Nói tóm lại, đảng Cộng sản đã và đang gắn liền với tội ác, nguyên nhân chính phát xuất từ việc đảng Cộng sản đã từ bỏ căn nguyên dân tộc để chạy theo ý thức hệ Mác – Lê, lấy đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng làm phương tiện cướp và nắm giữ quyền lực. Phân hóa dân tộc thiểu số theo Tàu bán nước Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ải Nam Quan, thác Bản Giốc , vịnh Bắc Bộ và nhiều phần đất do ông cha ta để lại đã bị đảng Cộng sản dâng hiến cho Tàu. Đảng Cộng sản Việt Nam còn cấu kết với Trung cộng tận dụng mọi tài nguyên đất nước. Ngay trong lãnh hải Việt Nam ngư dân Việt Nam mất quyền đánh bắt hải sản. Độc lập dân tộc không còn giữ được, càng ngày đảng Cộng sản càng lộ nguyên hình tay sai cho ngoại bang Trung cộng. Ngày 19/1 là ngày mà giặc Tầu đã cướp Hòang Sa của Việt Nam . Với người dân đây là một ngày để chúng ta nhắc nhở nhau một phần lãnh thổ ông cha đang còn trong tay giặc. Ngày 19/1 năm nay lại là ngày mà đảng Cộng sản tấn phong một ông vua mới, Nguyễn Phú Trọng để tiếp tục chiến lược tòan cầu mà Mao Trạch Đông đã vạch cho nhân dân Trung Quốc. Vừa mới lên ngôi ông vua cuối của triều đại cộng sản đã vội vã sửa sọan triều cống Bắc Kinh . Đúng là một triều đại đày ô nhục. Sáu mươi lăm năm cầm quyền Sau sáu mươi lăm năm cầm quyền, Việt Nam nay đứng đầu thế giới về tham nhũng, đang lâm vào khủng hỏang tòan diện và càng ngày khủng hỏang càng trở nên trầm trọng hơn. Mọi tiếng nói kêu đòi công bằng, tự do, dân chủ và bảo vệ tổ quốc, đều bị đảng Cộng sản bắt bớ, khủng bố, sách nhiễu... Đảng Cộng sản đang tiếp tục cuộc chiến thứ năm để chống lại đa số quần chúng không chấp nhận độc quyền cộng sản. Số người công khai đấu tranh giành lại tự do và dân chủ càng ngày càng đông hơn, bao gồm nhiều đảng viên cộng sản hay con em của họ. Những người này nay đã chấp nhận một sự thực là để tồn tại và phát triển Việt Nam cần đa nguyên đa đảng. Trên thực tế, dưới chế độ độc tài đảng trị hiện nay, mọi quyền lực và quyết định đều nằm trong tay một thiểu số cầm quyền. Đảng đây là nói về tầng lớp cầm quyền này. Còn đại đa số đảng viên gia nhập đảng Cộng sản chỉ vì cuộc sống. Và cũng vì cuộc sống chính họ sẽ đứng lên giải thể guồng máy vừa đầy tội ác vừa thối nát cần được thay thế. Việc này đã xảy ra tại các quốc gia Đông Âu và Liên Sô . Chủ trương đảng Cộng sản không phải là hòa giải dân tộc Đưa Tổ Quốc đưa Dân Tộc đến đường cùng, thế mà đảng Cộng sản chưa bao giờ có thiện chí hòa giải với dân tộc. Đảng Cộng sản đã trải qua mười một lần Đại Hội. Mười một Đại Hội với mười một Báo Cáo Chính Trị duyệt xét và đề ra hướng đi cho tương lai nhưng chưa một Báo Cáo nào nhắc đến hai chữ “hòa giải” dân tộc. Sau 30/4/1975, đảng Cộng sản sử dụng sách lược phân hóa “ta” (cộng sản) “ngụy” (quốc gia) để cai trị miền Nam . Hàng triệu “ngụy quân” và “ngụy dân” đã phải vào tù, phải đi kinh tế mới, phải tìm mọi cách để tránh xa cộng sản. Những người may mắn tìm được tự do đã thành lập Cộng Đồng Người Việt Tự Do. Ngày nay khi các lãnh đạo đảng Cộng sản xuất hiện tại hải ngọai đều phải đối đầu với các đòan biểu tình do người Việt tự do tổ chức. Thế mà, cái “Nghị Quyết 36” mặc nhiên xem họ nằm trong tầm kiểm sóat của đảng Cộng sản, chẳng đá động gì đến 2 chữ “hòa giải”. Nếu chúng ta xem hòa giải như là một quá trình chấp nhận sự thật để giảm bớt phân hóa và hòa hợp dân tộc, thì đảng Cộng sản lại xem chấp nhận hòa giải là tự sát. Chả thế mà Chủ tịch nhà nước cộng sản Nguyễn Minh Triết từng tuyên bố: “… khẳng định trước sau như một là chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải xây dựng Đảng của chúng ta. Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát, cho nên phải củng cố công tác chính trị tư tưởng, củng cố vai trò của Đảng…” Nói rõ hơn với chủ trương thống trị dân tộc đảng Cộng sản tiếp tục bằng mọi gía và làm mọi việc từ tiêu diệt đối lập, đàn áp quần chúng nhân dân, đến tay sai bán nước cho ngọai bang Trung cộng. Trong góp ý Đại Hội Đảng lần trứơc, cố Thủ tướng cộng sản Võ văn Kiệt đã viết "... Trong nhiều giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, phương pháp tư duy “tả khuynh”, chủ quan, duy ý chí đã từng giữ vai trò chủ đạo. Chỉ khi nào phương pháp tư duy đó vấp phải những khó khăn, thất bại thì nó mới tạm thời rút lui, để luồng tư duy khách quan, giàu trí tuệ đóng vai trò chỉ đạo, sửa chữa sai lầm và khắc phục hậu quả… Những vấp váp, trì trệ và sự chững lại trong tiến trình Đổi Mới, nguyên nhân của nguyên nhân có phải chính là xu hướng giáo điều “tả khuynh” vẫn còn tồn tại, muốn co kéo, kiềm chế những tiềm lực phát triển, nhưng lại mang danh nghĩa bảo vệ Đảng, bảo vệ Chủ nghĩa xã hội, chống chệnh hướng." Nói như ông Kiệt thì chỉ khi gặp khó khăn đảng Cộng sản mới chịu lùi bước còn bản chất luôn là giáo điều, cực đoan, bảo thủ, lừa bịp … để thực hiện chủ trương thống trị dân tộc. Ngày 7-10-2010 vừa qua hơn 20 trí thức cộng sản đã gặp nhau trong một cuộc hội thảo khoa học tại Hà Nội để góp ý Dự Thảo Báo Cáo Đại Hội Đảng Cộng Sản lần thứ XI. Tất cả tham dự viên đều rất bi quan về tương lai của đảng Cộng sản Việt Nam vì “Dân không còn tin vào Đảng”. Giáo sư Trần Phương, nguyên Ủy viên trung ương đảng, chủ tọa Hội thảo dùng lời của Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln để diễn tả việc này “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người trong mọi lúc, lừa được mọi người trong vài lúc; nhưng không thể lừa được mọi người trong mọi lúc!” Thật ra trong guồng máy độc tài chuyên chính, chính những người cộng sản cũng chẳng tin nhau, họ hành xử với nhau bằng lừa dối chỉ vì quyền lực và quyền lợi. Bà Dương Thu Hương, nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dứt khóat tuyên bố “Đảng vẫn đặt Dân tộc sau giai cấp, Cương lĩnh như thế không tập hợp được lực lượng.” Những tham dự viên đều là những trí thức trong đảng Cộng sản. Họ góp ý cho và vì sự sống còn của đảng Cộng sản. Những góp ý thẳng thắn này cho thấy đảng Cộng sản đang trong trạng thái cực kỳ khủng hỏang niềm tin và tư tưởng. Những năm gần đây tầng lớp trí thức cộng sản tìm mọi cách thóat ly với “Đảng” để quay về hòa giải với các giai tầng xã hội khác. Họ công khai lên tiếng phản đối những sai lầm nghiêm trọng của đảng Cộng sản như nhựơng đất, nhượng biển, bán tài nguyên, bán rừng cho Trung cộng. Nhiều người như nhà báo Thiện Ý Tống Văn Công công khai tuyên bố đảng Cộng sản phải quay về với dân tộc, phải tách ra làm đôi, làm ba hay thành nhiều đảng nhỏ … Mặc cho mọi tiếng nói đối lập, đảng Cộng sản vẫn chưa chịu nhìn nhận sự thật để quay về hòa giải với dân tộc. Họ vẫn tìm mọi cách tuyên truyền dối trá, che dấu lịch sử, lừa bịp dân tộc. Họ khép cho những nỗ lực tiến hành tự do dân chủ và hòa giải dân tộc là hành động “tự diễn biến, tự chuyển biến” và nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” do các thế lực phản động phát động. Tất cả những phát biểu trái với lập luận của thiểu số cầm quyền đều bị đe dọa hay bị đảng Cộng sản xuống tay đàn áp. Nhưng cũng chính sự độc đóan đàn áp mọi quan điểm khác biệt, người Việt trong và ngòai đảng Cộng sản mới tự nỗ lực tìm hiểu lẫn nhau, tìm ra sự thật để từng bước tự hòa giải dân tộc. Thật ra diễn biến hòa bình chỉ là quá trình tìm hiểu và chấp nhận sự thật để tiến đến hòa giải dân tộc. Đảng Cộng sản lại xem quá trình thay đổi suy tư chính trị một cách ôn hòa bất bạo động này trực tiếp thách thức độc quyền cai trị của họ. Xem ra đảng Cộng sản thực sự rất sợ những đòi hỏi hòa giải dân tộc. Việc đảng Cộng sản gia tăng bắt bớ còn cho thấy họ công khai ngăn chận mọi nỗ lực giải quyết cuộc khủng hỏang tòan diện bằng phương pháp công khai, ôn hòa và bất bạo động. Đấu tranh cho dân chủ để hòa giải dân tộc Ngày 6-4-2006, khởi đầu bằng lời "Kêu Gọi Cho Quyền Thành lập và Hoạt động Đảng Phái Tại Việt Nam" của 116 nhà đấu tranh dân chủ quốc nội lên tiếng đòi đảng Cộng sản phải huỷ bỏ hiến pháp giả tạo, thay thế bằng một hiến pháp văn minh dân chủ, phi chính trị hóa hệ thống quản lý quốc gia, kêu gọi các đảng dân chủ công khai hoạt động, các đảng viên công sản phản tỉnh rời bỏ đảng Cộng sản quay về với dân tộc, quân đội, công an và cảnh sát đứng về phía nhân dân và kêu gọi toàn dân đứng lên tự giải thoát khỏi những trói buột cuả đảng Cộng sản. Các vị cũng kêu gọi thế giới hổ trợ nhân dân Việt Nam đứng lên giành lại quyền làm chủ đất nước. Ngày 8-4-2006, Khối 8406 đã bắt đầu công khai họat động với hàng ngàn người tham gia. Kế tiếp là các đảng Dân chủ Việt Nam, đảng Thăng Tiến, đảng Vì Dân, đảng Dân chủ Nhân Dân, Công Đòan Tự Do, đảng Việt Tân đã từng bước công khai họat động. Các tổ chức chính trị cũng liên kết trong các công tác như rải truyền đơn kêu gọi tòan dân vùng lên giải thể chế độ cộng sản. Nhiều cá nhân không thuộc các đòan thể chính trị lên tiếng đòi đảng Cộng sản phải chấp nhận đa nguyên đa đảng và chấp nhận phải hòa giải với dân tộc. Lẽ đương nhiên cao trào dân chủ đã trực tiếp đe dọa đến độc quyền cai trị. Vì thế đảng Cộng sản đã ra tay đàn áp. Linh mục Nguyễn văn Lý, luật sư Lê thị Công Nhân, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê công Định, Trần Hùynh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và hàng trăm nhà dân chủ khác đã bị độc tài cộng sản khép tội bỏ tù. Điểm đặc biệt là đa số những nhà dân chủ bị cộng sản khép án lại là những người trẻ được giáo dục và trưởng thành dứơi chế độ cộng sản. Nhiều người thuộc thế hệ hậu duệ của những người cộng sản nhận ra sự thực lịch sử và thực trạng đất nứơc nên cất tiếng đòi đảng Cộng sản phải trả lại quyền tự quyết cho dân tộc. Lấy trường hợp anh Nguyễn Tiến Trung gia nhập quân đội nhưng nhất quyết không thề “trung với đảng”. Anh Trung tin rằng quân đội phải trung thành với tổ quốc, với đất nước, với dân tộc thay vì với đảng cầm quyền. Anh Trung còn hãnh diện là đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam và từng tuyên bố thi hành nghĩa vụ để quân đội trở nên đa đảng. Giới lãnh đạo quân đội đã bó tay chấp nhận cho đến ngày anh rời khỏi quân đội, bị bắt và bị khép án tù. Một trường hợp khác là Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ. Ông Vũ là con nhà thơ Huy Cận và là con nuôi nhà thơ Xuân Diệu . Ông lấy tiến sỹ luật tại Pháp và mở văn phòng luật tại Hà Nội . Rõ ràng ông Vũ xuất thân từ tầng lớp quý tộc cộng sản và được đào tạo đã gia nhập tầng lớp thống trị cộng sản. Nhưng ông đã nhận ra sự thật từ chối lợi quyền để đứng về phía dân tộc. Ông Vũ công khai kêu gọi đảng Cộng sản hãy chấp nhận sự thật hòa giải với dân tộc. Ngày 5/11/2010, công an cộng sản đã dàn dựng một vở tuồng “xét phòng” để bắt giam và khép tội cho ông. Không khiếp sợ bạo quyền, từ trong tù ngày 18/1/2011 ông Vũ đã khẳng định 3 quan điểm mà ông sẽ tiếp tục đeo đuổi trước phiên tòa. Thứ nhất, mọi người Việt Nam chỉ có một Tổ Quốc là Việt Nam , việc đảng Cộng sản tuyên truyền “ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" chỉ là xuyên tạc sự thật. Thứ hai, đa đảng là con đường duy nhất để thực hiện một nước Việt Nam thực sự dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, giàu mạnh, công bằng và văn minh. Và thứ ba việc liên minh quân sự với Hoa Kỳ là cấp thiết và quyết định trong việc giữ vững chủ quyền, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, thu hồi lãnh thổ bị Trung cộng xâm chiếm, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đàn áp tôn giáo Trong báo cáo thường niên 2010 về tự do tôn giáo, Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo đã đề nghị Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần theo dõi. Báo cáo nêu rõ một loạt những hành động đàn áp tôn giáo bằng bạo lực và pháp luật độc đoán của nhà cầm quyền Việt Nam . Ngày 17/12/2010, Hạ viện Hoa Kỳ , đã thông qua nghị quyết H.Res.20 đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia “cần quan tâm đặc biệt” (CPC), vì đảng cầm quyền Cộng sản đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo. Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, tác giả của nghị quyết Dân biểu đảng Cộng hòa Ed Royce , đã tuyên bố như sau: “… nếu muốn có quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ , thì Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân nước mình, kể cả tự do tín ngưỡng.” Xem thường phản ứng của Hoa Kỳ, Giáng sinh 2010 vừa qua, nhiều tín hữu Tin Lành tại Hà Nội, Sài Gòn, Thanh Hóa, Bình Dương … đã bị công an cộng sản đàn áp đánh đập. Đảng Cộng sản xuống tay đàn áp tôn giáo vì họ không thể kiểm sóat đựơc các tổ chức tôn giáo và các vị lãnh đạo tôn giáo là những người có uy tín và khả năng huy động quần chúng vùng dậy giải thể chế độ cộng sản. Một thí dụ điển hình là gần nửa triệu giáo dân miền Bắc đã tập hợp cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tài. Trước Đại Hội đảng Cộng sản, linh mục Nguyễn văn Lý cho phổ biến một lá thơ kêu gọi dân chúng hãy đồng lòng vùng lên giải thể chế độ cộng sản để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng. Phản ứng lại Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng vội vã ra Công điện hỏa tốc số 2402/CĐ-TTg ra lệnh cho công an sẵn sàng đàn áp để bảo vệ an ninh Đại Hội. Hai nạn nhân đầu tiên của Nguyễn Tấn Dũng lại chính là Tùy viên chính trị của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ông Christian Marchant và Dân biểu Liên Bang Úc ông Luke Simpkins . Sự thật về ổn định chính trị của đảng Cộng sản đã được phơi bày. Dấu hiệu sụp đổ từ bên trong chế độ Đại Hội Đảng lần này có một điều khá đặc biệt là các lãnh đạo “Đảng” công khai đấm đá lẫn nhau. Dư luận tin rằng Nguyễn phú Trọng dùng Quốc Hội, Trương Tấn Sang sử dụng báo chí đánh Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Phú Trong lấy Quốc Hội để đánh Nguyễn Tấn Dũng. Diễn đàn mạng của “Chính phủ Việt Nam” công khai đăng loạt ba bài phê phán một số đại biểu quốc hội có dấu hiệu lạm quyền và gây hoang mang dư luận. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các phe phái trong “Đảng” công khai sử dụng phương tiện truyền thông của “Đảng” để công khai tranh giành quyền lực cá nhân. Dư luận tin rằng đằng sau Trọng, Sang và Dũng là những Tập Đòan Tư Bản Đỏ đang công khai tranh giành quyền lợi. Những công khai tranh chấp nội bộ được báo chí triệt để khai thác. Nhờ thế người dân đã nhận ra khả năng điều hành kinh tế của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam . Vụ Vinasin chưa giải quyết xong, khủng hoảng tài chính xuất hiện, giá vàng, đô la tăng vụt, kéo theo lạm phát phi mã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của mọi tầng lớp dân chúng. Xã hội thì phân cách giàu nghèo mỗi ngày một gia tăng. Việc người dân đụng độ với chính quyền địa phương vì nhiều lý do khác nhau càng ngày càng xẩy ra thường xuyên hơn và gay gắt hơn. Trong Hồ chí Minh Toàn tập, tập 7, trang 358, Hồ Chí Minh đã diễn tả phản ứng của “giai cấp địa chủ” trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất: "như con giun không biết nhảy, khi ta giẫm lên nó, nó cũng giãy trước khi chết”. Sau sáu mươi lăm năm thống trị, ngày nay tầng lớp lãnh đạo của đảng Cộng sản đã trở thành một tầng lớp thống trị. Việc đảng Cộng sản điên cuồng đàn áp bắt bớt và công khai tranh giành quyền lực đã phản ảnh lời tiên đóan của Hồ chí Minh tầng lớp thống trị cộng sản “cũng giãy trước khi chết”. Về mặt quân sự, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lựơc Biển Đông và đảng Cộng sản đang phải chọn một trong hai: “theo Tàu mất nước, theo Mỹ thì mất đảng”. Đảng Cộng sản cũng lộ rõ lo sợ Quân đội Nhân Dân Việt Nam sẽ đứng về phía người dân để giải thể chế độ như đã từng xảy ra bên Đông Âu và Nga. Ngay cả nếu đảng Cộng sản tiếp tục theo Tàu thì chính ngay Thủ tướng Trung cộng Ôn Gia Bảo cũng đã công khai cảnh cáo nguy cơ của đảng Cộng sản Trung Quốc nếu không “cải cách để dân chủ hóa xã hội” thì chế độ cũng chỉ tính theo ngày. Trung cộng mà sụp đổ thì lấy ai để bảo vệ Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ? Trong thời gian gần đây một số cán bộ đảng viên cộng sản cũng kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc. Người quốc gia cũng cần hết sức cảnh giác trong quá khứ mọi hình thức hòa hợp, liên hiệp hay liên kết với đảng Cộng sản chỉ sau một thời gian ngắn đều bị đảng Cộng sản tiêu diệt. Vì vậy khi đảng Cộng sản vẫn chủ trương không chấp nhận sự thật họ đã gây cho đất nước cho dân tộc, vẫn tiếp tục đàn áp, khủng bố dân lành, vẫn áp dụng sách lược chia để trị thì hòa hợp trên bất cứ phương diện nào với đảng Cộng sản cũng chỉ là đầu hàng, cứu nguy và tiếp tay với tội ác. Nhắc đến điều trên để thấy công cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ đang đi đúng hướng là dứt khoát, triệt để, thay đổi tận gốc tận rễ để các thành phần cuồng tín cực đoan tay sai cho ngọai bang Trung cộng trong đảng Cộng sản không còn cơ hội thao túng. Mặc dù theo quan niệm sống bao dung, sống hoà đồng, dân tộc Việt không bao giờ chấp nhận những kẻ cầm quyền bán nước. Việt Nam phải trở thành một quốc gia không cộng sản. Trong khi đảng Cộng sản đang lâm vào tình trạng bế tắc thì những người trẻ đấu tranh cho hòa giải dân tộc, cho dân chủ cho tự do như Luật sư Lê thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn văn Đài, Luật sư Lê công Định, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Trần Hùynh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Hồng Sơn, Đỗ Nam Hải ... và nhiều người trẻ khác có cơ hội thử thách để sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo một Việt Nam Tự Do Dân Chủ. Những điều kiện Quốc Tế và tình hình trong ngòai đảng Cộng sản cho thấy một vận hội mới cho dân tộc đang diễn ra. Những điều kiện đang chín mùi để những người đấu tranh chủ động hướng dẫn tòan dân vùng lên giải thể chế độ cộng sản. Ngày chế độ cộng sản sụp đổ sẽ là ngày vui cho tòan dân tộc. Trong chủ trương hòa giải dân tộc sẽ là ngày đại ân xá cho các lầm lỗi mà các cán bộ đảng viên cộng sản đã mắc phải vì nằm trong guồng máy “Đảng”. Lẽ đương nhiên phải lọai trừ thiểu số đang tiếp tục gây tội ác và sẽ có những trường hợp cá nhân cần được xét xử trong vòng thượng tôn luật pháp. Những người lãnh đạo Việt Nam tương lai sẽ nhận lãnh trách nhiệm hòa giải để mọi người trong cộng đồng dân tộc vui mừng chia sẻ một mùa xuân cho tòan dân tộc Xuân Hòa Giải Dân Tộc. Chúc Mừng Năm Mới Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 26/1/2011 Xin đọc các bài khác: Đấu Tranh Bất Bạo Động: Trường Hợp Ai Cập Lý Thái Hùng Nhiều người bắt đầu sốt ruột về những diễn biến chính trị đang xảy ra tại Ai Cập khi chưa thấy ông Mubarak ra đi như ông Ben Ali bên Tunisia; trong khi đó, tân Phó Tống Thống Omar Suleiman, vừa mới được ông Mubarak bổ nhiệm lại xúc tiến những cuộc đàm phán với các nhóm chống đối để thương lượng về các biện pháp ổn định tình hình. Một số dư luận đã quan ngại rằng cuộc nổi dậy của người dân Ai Cập có thể sẽ bị bán đứng hoặc dẫn đến một kết quả chính trị tồi tệ là phe nhóm của ông Mubarak tiếp tục cầm quyền mặc dù ông ta sẽ phải ra đi sau những “thương lượng” chính trị hiện nay. Những sốt ruột và quan ngại về các diễn biến chính trị tiêu cực nói trên không phải là không có nguyên do, nhưng nếu hiểu rõ những đặc tính của đấu tranh bất bạo động, thì sự quan ngại này sẽ không có. Các diễn biến trong mấy ngày qua tại Ai Cập, chỉ là những thế trận được phe chống đối và phe chính quyền Mubarak tung ra hầu giành thế thượng phong trước công luận. Sự kiện phe chính quyền phải thuê một số người xuống đường ủng hộ Mubarak và tấn công bằng bạo lực đối với quần chúng tay không tại Quảng Trường Tahrir (Quảng Trường Giải Phóng) vào sáng ngày 3 tháng 2 cho thấy sự tuyệt vọng của phe chính quyền trước sự án binh bất động của quân đội và làn sóng biểu tình ngày một dâng cao. Hoặc việc tân Phó Tổng Thống Omar Suleiman mở các cuộc đối thoại với những nhóm chống đối chỉ là kế sách câu giờ. Nhìn vào những diễn biến chính trị trong hơn 2 tuần lễ vừa qua, đặc biệt là từ những cuộc tụ tập kéo dài liên tục với sự tham gia của hàng trăm ngàn người tại Quảng Trường Tahrir, cho thấy là nhóm chống đối đã nắm rất vững 5 đặc tính của đấu tranh bất bạo động để điều hướng quần chúng. Đó là Số Đông, Công Khai , Quyết Liệt , Thương Lượng, Kỷ Luật . Trước hết là về số đông, các nhóm chống đối đã không những thành công trong việc huy động số đông mà họ còn duy trì được sự tham gia biểu tình một cách liên tục trong suốt 2 tuần lễ kể từ ngày 25 tháng 1 năm 2011. Theo những tiết lộ gần đây của những người đại diện của hai nhóm chống đối trong Phong trào Trẻ 6 tháng 4 và đảng Ghad thì lúc đầu họ chọn ngày 25 tháng 1, tổ chức một cuộc mít tinh tại Quảng trường Tahrir để tưởng niệm sinh viên Khaled Said, bị công an Ai Cập đánh chết vào mùa Hè năm ngoái. Họ chọn ngày 25 tháng 1 để tổ chức mít tinh vì đây là “ Ngày Của Công An” do chế độ Mubarak ấn định, do đó dễ tạo sự chú ý của công luận; nhưng họ ước tính nếu quy tụ được 200 người tham dự là thành công. Trong lúc chuẩn bị, biến cố chính trị tại Tunisia bùng nổ, ban tổ chức đã nhanh chóng khai thác biến sự Tunisia sản xuất hàng loạt các youtube, truyền đơn gửi qua Facebook và Twitter để kêu gọi thanh niên sinh viên tham gia. Kết quả là hàng trăm ngàn người đã túa xuống đường đổ về Quảng trường Tahrir, khởi đầu cho cuộc nổi dậy sau 30 năm sống trong sự áp bức của chính quyền Mubarak. Phong trào Trẻ 6 tháng 4 và các nhóm sinh viên đã rút kinh nghiệm từ sinh viên Tunisia, khai thác tối đa Facebook và Twitter để chuyển các thông điệp vận động, nhờ vậy mà trên đường phố lúc nào cũng có đông đảo người tham gia biểu tình. Kế đến là về công khai, các nhóm chống đối đã chọn một mục tiêu duy nhất là hạ bệ Mubarak và chọn Quảng trường Tahrir làm nơi tụ họp để đưa ra những yêu sách đấu tranh. Song song, để giúp cho những người tham gia biểu tình đều có cùng những hành động giống nhau hoặc có thể tự đối phó trước các cuộc đàn áp của công an và quân đội, ban tổ chức đã thực hiện một tài liệu bỏ túi khoảng 28 trang có tiêu đề là “Làm thế nào để phản đối khôn ngoan” (How to Protest Intelligently) hướng dẫn chi tiết về những hành động và công việc mà người tham gia biểu tình cần làm như: Những khẩu hiệu cùng hô; những bài nhạc cùng hát; những địa điểm cùng tụ họp. Hay là không tiết lộ danh tánh, nơi cư ngụ cho bất cứ ai trong đoàn biểu tình hầu ngăn ngừa bọn mật vụ của chế độ trà trộn khai thác; không mang những loại giày da mà chỉ nên mang loại giày thể thao; mặc những loại áo choàng có mũ trùm đầu để chống hơi cay; mang theo găng tay bằng da để bảo vệ tay hầu chống lại những loại bom nhiệt của cảnh sát. Hoặc hướng dẫn việc sử dụng Coca-Cola để chống lại hơi cay. Mỗi người mang theo Hoa Hồng để bày tỏ cuộc biểu tình ôn hòa…. Kế đến là về quyết liệt, các nhóm chống đối đã thống nhất một chủ trương là không chấp nhận bất cứ sự thay đổi quyền lực nào tại Ai Cập khi còn ông Mubarak tại vị, mặc dù ông ta nói rằng sẽ không ra tái tranh cử vào tháng 9. Ông Mubarak đã cho thay đổi hàng loạt bộ trưởng kể cả việc để đứa con trai của mình từ nhiệm chức Tổng thư ký đảng cầm quyền; nhưng các nhóm chống đối không chấp nhận, đòi Mubarak phải từ nhiệm và ra đi vô điều kiện. Chính sự quyết liệt này đã làm cho kế sách thương lượng của tân Phó Tổng thống Omar Suleiman không đạt kết quả vì những người biểu tình tại Quảng trường Tahrir tuyên bố rằng họ sẽ chỉ đi về nhà khi nào ông Mubarak ra đi. Hôm Chủ Nhật ngày 6 tháng 2, Phó Tổng thống Omar Suleiman đã có một cuộc gặp chính thức giữa đại diện chính quyền với các nhóm chống đối. Phía chính quyền thì ngoài ông Omar Suleiman còn có ông Hossam Badraway , Tổng thư ký đảng cầm quyền (Đảng Dân Chủ Quốc Gia ). Phía chống đối có Tiến sĩ El-Sayed El-Baradei, đại diện đảng đối lập Walid; ông Naguih Sawiris , thành viên của Ủy ban Thông thái (Member of the Wise men Committee); và ông Mohamed Morsi , phát ngôn nhân của Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo . Trong khi đó, đảng Ghad, Phong trào Trẻ 6 tháng 4 và nhiều Đoàn thể xã hội khác – được coi là những lực lượng nòng cốt tổ chức và điều hành các cuộc biểu tình chống chính quyền Murabak – đã từ chối tham gia các cuộc họp thương lượng với chính quyền. Lý do là trong đấu tranh bất bạo động, thương lượng chỉ là giải pháp gỡ bí của thiểu số lãnh đạo độc tài mà thôi. Khi các nhóm chống đối chủ động và cứng rắn trong những đòi hỏi leo thang để từng bước đẩy chế độ độc tài rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, kinh nghiệm cho thấy là hầu hết các lãnh đạo độc tài đều tìm cách gặp gỡ phe chống đối để thương lượng qua những cuộc đối thoại gián tiếp hay trực tiếp về tương lai của chế độ. Trong phản kháng chính trị, thương lượng không thể được chọn là một giải pháp. Lý do là khi đã kiểm soát toàn thể xã hội và giữ chặt quyền lực cai trị trong nhiều thập niên dài, giới lãnh đạo độc tài không bao giờ muốn chia quyền lực cho bất cứ ai, bất cứ phe nhóm nào dù là bị đẩy ở thế phải đối thoại với lực lượng chống đối. Khi cuộc đấu tranh rơi vào những hoàn cảnh này, các nhóm chống đối phải coi chừng những cuộc gài bẫy nguy hiểm mà chế độ độc tài dựng ra để triệt tiêu tư thế chính trị của lực lượng dân chủ hoặc để thủ tiêu những kẻ muốn đi đường tắt. Sau cùng là về kỷ luật, các nhóm chống đối đã kêu gọi người đi biểu tình mang theo Hoa Hồng và nước uống. Hoa Hồng để tặng cho quân đội, nước uống để giúp nhau giải khát. Chính những nỗ lực tối thiểu của từng người đã tạo ra sự cảm thông và nhất là nhờ sự hướng dẫn cụ thể của 28 trang tài liệu từ ban tổ chức đã giúp người tham gia biểu tình trở thành một khối. Khi nhóm người được phe chính quyền thuê dùng bom xăng, gạch đá và dao tấn công vào đoàn biểu tình tại Quảng Trường Tahrir vào ngày 3 tháng 2, đa số người biểu tình đã không tấn công trở lại mà tìm cách quây quần để bảo vệ nhau cho đến khi quân đội vào can thiệp. Hiện nay con số thương vong tại Ai Cập lên đến hơn 300 người, nhưng đó không phải là con số thương vong do các cuộc biểu tình gây ra mà là do “lạc đạn” và những xô xát xảy ra tại các văn phòng chính phủ. Những diễn biến chính trị tại Ai Cập ngày một trở nên phức tạp khi phe chính quyền muốn kéo dài thời gian tại vị của ông Murabak đến tháng 9 để vừa giữ thể diện cho ông ta, vừa tạo sự chán nản bỏ cuộc của lực lượng biểu tình. Ai cũng thấy rõ thủ đoạn này của ông Mubarak khi bổ nhiệm tân Phó Tổng Thống Omar Suleiman đảm trách việc thương lượng cũng như chuẩn bị thay thế ông ta vào tháng 9 tới. Khi chúng ta hiểu rõ 5 đặc tính của đấu tranh bất bạo động mà phong trào đối kháng tại Ai Cập áp dụng, sẽ thấy rõ rằng các thủ đoạn nói trên của ông Mubarak chỉ dẫn đến thất bại mà thôi. Lý do là đa số những đoàn thể trẻ – lực lượng nòng cốt của các cuộc biểu tình hiện nay – từ chối các cuộc thương lượng và họ tiếp tục cố thủ tại Quảng Trường Tahrir cho đến khi nào ông Mubarak ra đi. Lý Thái Hùng Ngày 9/2/2011 Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam Kami’s blog-rfavietnam “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Mấy ngày cuối tháng 1/2011 vừa qua, các sự kiện biến động về chính trị ở các nứơc Bắc Phi như Tunisia, Ai cập… cũng gây nên sự quan tâm không ít cho những ai quan tâm tới tình hình chính trị và cũng không ít người cũng thầm có mong muốn sẽ một ngày nào đó các sư kiện tương tự như vậy sẽ hiện diện ở ngay tại Việt nam. Nhưng đa số trong số đó còn hoài nghi về khả năng của các cuộc cách mạng mầu sắc đó ở Việt nam bởi lý do sự lớn mạnh của các tổ chức hội đoàn chính trị đối lập và tôn giáo chưa có khả năng đáp ứng, cũng như dân trí của người dân trong nước mà theo họ có lẽ chưa có đủ khả năng đáp ứng khi có cơ hội xảy ra. Bởi những suy nghĩ đó cũng đã tạo nên sự thất vọng của một số đông người khi họ tự đặt ra câu hỏi “Tại sao Việt nam không có?” Cũng như mỗi khi nhắc đến sự hạn chế của tính dân chủ trong xã hội hiện tại dưới sự cai trị của các nhà nước độc tài cộng sản như Việt nam, Trung quốc, Cu ba v.v… người ta hay đổ tội cho nền truyền thông ở các quốc gia đó đã ngu dân bằng cách bưng bít thông tin, thông tin một chiều hay chính quyền đã hạn chế quyền tự do tiếp nhận thông tin và quyền ngôn luận của công dân. Với dẫn chứng là ở các nước đó, chính quyền không chỉ cấm báo chí tư nhân mà việc kiểm duyệt các thông tin dưới mọi hình thức cũng hết sức gắt gao. Từ lập luận đó hình như đã dẫn tới một sự hiểu lầm trên diện rộng, đặc biệt là đối với các cá nhân có xu hướng ủng hộ công cuộc đấu tranh cho dân chủ trên mạng internet luôn có quan niệm rằng, nếu phá vỡ được thế độc quyền về thông tin của chế độ cầm quyền đồng thời nếu tạo điều kiện cho nhân dân mọi tầng lớp được tiếp nhận đầy đủ chính xác và nhanh chóng các thông tin trung thực là có thể dần dần cải thiện dân trí xã hội để tạo điều kiện cho một cuộc cải cách ở các mức độ khác nhau, cao nhất có thể là cách mạng Nhung, cách mạng Cam, cách mạng hoa Lài v.v… để thay đổi chế độ cầm quyền hiện tại. Liệu quan niệm đó có đúng và chính xác hay chưa hay nó còn phụ thuộc vào các yếu tố nào khác mới đảm bảo sự thành công? 1. Sai lầm chung về truyền thông khi nghĩ rằng nếu có tự do thông tin là đủ và sẽ có cách mạng. Xét về mặt lý thuyết những điều đó có thể đúng, nhưng đừng quên khi người ta cho rằng tự truyền thông không thể tạo nên một cuộc cách mạng dân chủ, nhưng không có một hệ thống truyền thông tốt thì cách mạng khó mà thành công. Nghĩa là truyền thông chỉ là điều kiện cần và đủ, mà quan trọng nhất phải là vấn đề tổ chức của các nhà lãnh đạo phong trào, các đảng phái và tổ chức chính trị. Xin được dẫn một ví dụ về tự do tiếp nhận thông tin đa chiều không hạn chế ở nước Cộng hoà DCND Lào, hy vọng điều này giúp chúng ta các thành viên các mạng xã hội và đặc biệt là các vị đang là thành viên của các chính đảng chính trị, các hội đoàn xem xét lại một cách nghiêm túc lối suy nghĩ còn chưa thật đúng này. Ai đã từng tới nước Lào sẽ có thể thấy nhân dân Lào hàng ngày sống trong một môi trường xã hội mà quyền tiếp nhận thông tin tự do tuyệt đối ở mức cao. Cũng vì do truyền thống văn hóa và phong tục tập quán của dân Lào hết sức gần gũi với truyền thống văn hoá của dân nước Thái lan láng giềng, gần gũi tới mức nhân dân hai nước gọi là mối quan hệ có cùng chung ngôn ngữ, tôn giáo và chữ viết…giống như nhau tới 80%, nghĩa là người Lào và người Thái có thể giao tiếp với nhau rất dễ dàng trong cuộc sống hàng ngày kể cả việc tiếp thu các thông tin qua hệ thống truyền hình hay sóng radio. Cũng cần nhắc tới một điểm quan trọng, đó là do điều kiện địa lý của nước Lào chạy dài, có sông Mê kông là biên giới giữa Lào và Thái lan, cộng với dân số của nước Lào ít chủ yếu tập trung ở các thị xã hay thành phố giáp với sông Mê kông đối diện với các thành phố thị xã của Thái lan. Do sự gần gũi như vậy, nên trong cuộc sống thường ngày về mặt thông tin thì hầu hết (90%) người dân Lào đều dùng các kênh truyền hình của Thái lan thường xuyên để xem các chương trình tin tức, thời sự, phim ảnh, các game show v.v… vì tính hấp dẫn của các chương trình. Trong nhiều đợt sang công tác hay du lịch ở Lào mấy năm gần đây, tôi có ý tìm hiểu về nhận thức của những người dân Lào về suy nghĩ của họ trong việc so sánh giữa chế độ độc đảng ở Lào và chế độ tự do dân chủ, đa đảng ở Thái lan thì có nhận xét chung về nhận thức của mọi thành phần dân chúng khá cao, họ đều hiểu và có một nhận xét chung là nước Thái văn minh, dân chủ hơn Lào cũng bởi họ (Thái lan) có sự cạnh tranh về kinh tế và chính trị, đặc biệt là sự ủng hộ của Mỹ. Đặc biệt giới trẻ ở Lào hầu hết đều có ước muốn được sang sống, làm việc và định cư tại Thái lan bởi một nghịch lý, đó là thu nhập tiền lương của người lao động cùng ngành nghề ở Thái lan cao hơn Lào khoảng 3 lần, nhưng giá cả hàng hoá và dịch vụ ở Thái lan thì lại thấp hơn tại Lào khoảng 50%. Khi hỏi họ rằng ông (bà) có muốn nước Lào của các bạn phát triển như nước Thái lan hay không? Họ trả lời là: Rất muốn, nhưng chẳng biết làm thế nào? Tôi bảo họ rằng muốn có được thì cần phải có cạnh tranh lành mạnh trong kinh tế, có sự đầu tư và hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là phải có đa đảng chính trị để thi đua nhau làm tốt hơn, thế bạn có muốn thế không? Câu trả lời của chung đa số họ là: Muốn, nhưng ai làm thì làm, mình ngại, sống thế này quen rồi. Tóm lại dù có được một môi trường thông tin hoàn toàn tự do (không cố ý) như ở Lào, mà không có các yếu tố khác mang tính kích thích sự đòi hỏi và thách thức của dân chúng đối với nhà cầm quyền là nhu cầu cần thiết và bức bách, thì đại bộ phận dân chúng sẽ chấp nhận sống chung với “lũ”, điều đó sẽ khó hình thành được một sự đòi hỏi cải cách ở mức cao của dân chúng để rồi mọi ngưòi đồng lòng cùng xuống đường. 2. Một cuộc cách mạng màu sắc nhằm thay đổi chế độ hiện tại ở Việt nam chưa là nhu cầu bức thiết của đa số dân chúng Câu trả lời của những người dân Lào cũng y hệt tâm trạng và suy nghĩ hơi ích kỷ của bà con ta trong nước hiện nay, đó là cũng mong có sự thay đổi ở thượng tầng kiến trúc để đất nước có điều kiện phát triển nhanh, mạnh, vững chắc như các nước khác. Nhưng hầu như tất cả họ lại coi đó là việc của người khác, nếu được (thành công) thì cùng hưởng, không được thì chẳng mất mát gì bởi họ quen chịu khổ rồi, theo họ so với trước đây bây giờ dễ chịu hơn nhiều. Quan trọng hơn cả là đa số người dân, kể cả các tầng lớp trí thức, sinh viên học sinh cũng chưa hiểu giá trị thực chất của một xã hội dân sự, một nhà nước pháp quyền đang tồn tại ở các nước phát triển khác, mà họ có một quan niệm chung rằng các hành xử của đảng CSVN hay chính quyền hiện nay kể cả việc độc đoán hay tham nhũng là chuyện đương nhiên của bất kỳ nhà cầm quyền ở mọi quốc gia. Chính vì nguyên nhân này mà đa số dân, đặc biệt là tầng lớp khá giả, trung lưu hay viên chức nhà nước kể cả công an và quân đội thường có quan niệm dùng tiền để đổi lấy các sự thuận tiện cho bản thân và gia đình họ trong cuộc sống đời thường như trong các dịch vụ xã hội, kể cả vấn đề pháp lý cũng vậy. Những suy nghĩ kiểu này đang trở thành trào lưu khiến đa số dân chúng có xu hướng quan tâm nhiều vào việc kiếm tiền mà ít để ý tới chuyện chính trị, vì họ không nghĩ giải quyết bằng chính trị là cách làm hiệu quả nhất trên phạm vi cải thiện cho toàn xã hội. Tựu chung là những đòi hỏi về sự thay đổi đối với đa số quần chúng trong nước chưa thực sự là nhu cầu bức bách, có cũng được mà không có cũng chưa sao. 3. Công tác tổ chức xây dựng, tổ chức lực lượng nòng cốt trong nứơc của các tổ chức hội đoàn chính trị, tôn giáo không được chú ý coi trọng cả về bề rộng và chiều sâu Thử hỏi với suy nghĩ của dân chúng trong nước hiện nay ở Việt nam như vậy, thì việc mỗi cá nhân chúng ta hay các tổ chức chính trị, hội đoàn chỉ chú trọng việc tuyên truyền các thông tin cần thiết thông qua việc sử dụng mạng internet là phương tiện chủ yếu có tỷ lệ người sử dụng không cao hòng nâng cao dân trí xã hội như hiện nay đã có thể đáp ứng cho việc quần chúng sẵn sàng tham gia các sự kiện bùng phát bất ngờ có thể có như sự kiện ở Bắc giang xảy ra trong năm 2010 hay ở Bắc Phi hay Trung Đông mấy ngày đầu năm 2011 được hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, vì ngoài yếu tố còn thiếu một đội ngũ lãnh đạo cho một cuộc xuống đường quy mô lớn có hội đủ các yêu cầu cần thiết, thì quan trọng nhất là phong trào dân chủ hiện tại chưa có lực lượng nòng cốt được tổ chức quy mô cả về bề rộng và chiều sâu. Hãy nhìn vào công tác tổ chức của đảng CS Đông dương (tiền thân của đảng CSVN, Việt nam Quốc dân đảng… nói riêng hay của Mặt trận Việt minh một tổ chức đoàn kết dân tộc) trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 thì thấy các tổ chức đó có hệ thống tổ chức chặt chẽ theo chiều sâu từ trung ương tới địa phương (tỉnh đảng bộ, huyện đảng bộ, chi bộ các xã và các tổ đảng cấp dưới) trên diện rộng hầu hết trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước, chỉ với vẻn vẹn 5.oo0 đảng viên mà họ đã đồng loạt thực hiện mệnh lệnh từ trên xuống trong điều kiện thông tin hết sức hạn chế và đã thành công. Đó là yếu tố cơ bản quan trọng nhất có tính quyết định sự thành công của mọi cuộc xuống đường của quần chúng nhân dân khi mà sự thay đổi đã là yêu cầu bức bách phải có của mỗi người dân. Đừng quên rằng trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại như ngày nay so với trước kia là một ưu thế lớn trong việc truyền tải thông tin và để nhân rộng lực lượng của các tổ chức chính trị, nó sẽ rút ngắn thời gian chuẩn bị nhưng không có nghĩa là nó có thể thay thế cho việc xây dựng tổ chức bằng con người cụ thể ở trong nước theo cách cũ. Đó là phải gần dân, sâu sát với dân và đích hướng tới đặc biệt là các đối tượng lão thành cách mạng đặc biệt là các tướng lĩnh, các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước đã nghỉ hưu, các trí thức cấp tiến, cựu chiến binh, nhân dân lao động nghèo ở nông thôn, thành thị, các khu công nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học và dạy nghề là địa bàn quan trọng cần phải nhằm tới. Nên áp dụng hình thức theo mô hình hình tháp nhiều nhóm nhỏ để nhân rộng lực lượng khắp nơi trong cả nước để chờ thời cơ và hiệu lệnh phát ra trên các máy điện thoại di động hay trên mạng internet tại các mạng xã hội Facebook, Twitter, Multiply v.v.. để cùng đồng tâm, đồng lòng và đồng loạt. Các cuộc nổi dậy trong quá khứ kiểu như đã từng xảy ra ở Thái bình, Đồng Chiêm, Bắc giang … sẽ là những cuộc tập dượt ở mỗi địa phương chẩn bị cho một cuộc cách mạng quy mô trên toàn quốc khi có tời cơ chín mùi. 4. Thiếu một Mặt trận liên minh đoàn kết dân tộc để đoàn kết và thu hút quần chúng người Việt nam trong và ngoài nước làm trung tâm lãnh đạo. Các đảng phái, hội đoàn hay các tổ chức của lực luợng đấu tranh cho dân chủ hiện nay ở Việt nam hiện tại còn quá manh mún, thiếu tổ chức và đơn lẻ, đặc biệt là thiếu sự kết hợp giữa các tổ chức chính trị, tôn giáo trong một tổ chức rộng lớn mang tính chất một Mặt trận đoàn kết dân tộc để đoàn kết và thu hút quần chúng người Việt nam trong và ngoài nước, không phân biệt giai cấp, thành phần hay tín ngưỡng với mục đích chung là xoá bỏ chế độ độc tài toàn trị của đảng CSVN để thiết lập một trật tự xã hội mới với một nhà nước pháp quyền, một xã hội dân sự và một nền kinh tế thị trường tự do. Đây phải được coi là một công việc, khẩn thiết và bức bách hàng đầu bắt bụôc phải có đối với các tổ chức, đoàn thể chính trị và tôn giáo thông qua một đại hội hiệp thương để hình thành tổ chức lãnh đạo cao nhất. Thử tưởng tượng nếu như có một biến cố tự phát như ở Bắc giang vừa qua lặp lại thì lực lượng nào sẽ có vai trò đảm nhận sự lãnh đạo để hiệu triệu và nhân rộng phong trào tương tự như vụ cái chết của Mohamed Bouazizi, một thanh niên 26 tuổi, đã tự kết thúc cuộc sống bế tắc của mình trong ngọn lửa tự thiêu ngày 17/12/2010 ở Tunisia? 5. Chưa phân biệt rõ nhiệm vụ và chức năng giữa truyền thông của các bên Một điểm nữa cũng cần phải lưu ý, đó là cần phải có quan niệm và sự rạch ròi về trách nhiệm giữa các nhà báo, các bloggers hay các trang mạng báo chí họ chỉ thu thập, viết lách hay sáng tác ra các bài viết, các tác phẩm phản ảnh quan điểm cá nhân để đăng trên các trang Web hay các blog cá nhân của họ. Còn chuyện mang các thông tin đó để tuyên truyền đến với quần chúng nhân dân trong nước dưới các hình thức khác nhau là hoàn toàn trách nhiệm của các tổ chức chính trị hoàn toàn phải chủ động, đây là một công việc quan trọng không được xem thường, vì không nếu như vậy sẽ dẫn đến chuyện vừa thừa lại vừa thiếu hay dẫm chân lẫn nhau. Kết: Do buộc phải mở cửa để hòa nhập với cộng đồng quốc tế nhằm phát triển kinh tế nên chuyện đảng và nhà nước Việt nam buộc phải cải cách về mọi mặt, kể cả về chính trị là chuyện đương nhiên không thể tránh khỏi. Thử nhìn lại sau 25 năm đổi mới thì chính trị Việt nam đã có những bước tiến rất nhanh và dài hơn cả những gì các tổ chức hội đoàn chính trị trong và ngoài nước đã làm được. Chỉ khi những lãnh tụ của các phong trào xuống đường là con em chính các vị chỉ huy quân đội thì mới tránh được đổ máu, vì không ai họ ra lệnh bắn vào đoàn biểu tình mà người cầm đầu là người thân của họ. Quy lụât chung của các cuộc cách mạng màu sắc trên thế giới cho thấy rằng nó chỉ thành công khi quân đội không nổ súng vào đoàn biểu tình theo lệnh của chính phủ, điều đó cũng có nghĩa là lãnh tụ của phong trào này nếu có ở Việt nam thì bắt buộc phải là một nhân vật có tên tuổi ở trong nước chứ không thể là một đại diện của hội đoàn chính trị ở Hải ngoại.Vì phải như thế thì súng mới không nổ, mới không có đổ máu và cách mạng mới thành công được. Một Mặt trận liên minh đoàn kết dân tộc do chính các nhân vật có tên tuổi trong giới lãnh đạo cũ của chính quyền Việt nam hay những nhân vật có tên tuổi có tư tưởng cấp tiến như Nguyễn Văn An, Vũ Khoan, Lê Mai, Nguyễn Quang A, Cù Huy Hà Vũ v.v… để đoàn kết và thu hút quần chúng người Việt nam trong và ngoài nước xây dựng trên cơ sở hoà giải và hoà hợp dân tộc, xoá bỏ hận thù, bỏ đi hay gác lại quan niệm phế cờ đỏ để khôi phục lại cờ vàng mới đủ đẻ tập hợp lực lượng và có khả năng đối trọng với đảng CSVN hiện nay. Các tổ chức và cá nhân thuộc lực lượng dân chủ nói chung, nhất là lực lượng ở hải ngoại nói riêng còn rất ít kinh nghiệm, thiếu thông tin thực tế ở trong nước dẫn tới thua kém họ (đảng CSVN) toàn diện về mọi mặt, trên mọi phương diện thì ít ra phải biết dùng cái đầu để tìm ra kế sách thích hợp thay cho cái mồm chuyên dùng cách tuyên truyền nặng về kêu gào và tự sướng thì khó mà đạt được thắng lợi như mong muốn. Quan trọng nhất là phải biết tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân thì mới có thể hy vọng giành được thắng lợi. Cái đó mới là then chốt của sự thắng lợi! Ngày 08/02/2011 Không thể bẻ cong sự thật để tự ru ngủ mình và bạn đọc Kami’s blog-rfavietnam - “… Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu…“ — Phùng Quán (Lời mẹ dặn) Tôi là người tính tình hơi khô cứng, bạn bè anh em nhận xét về tôi như vậy. Cũng có thể là vì tôi sống có nguyên tắc cụ thể trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mọi nguyên tắc do tôi tự đề ra cho mình và tự ghép mình trong các khuôn khổ đó phải thực hiện cho đúng. Ví dụ quan điểm về chính trị của tôi là “Tôi quan tâm đến chính trị nhưng không tham gia,bởi dù thay chính quyền hiện tại bằng chính quyền khác đi chăng nữa tôi cũng xin giữ vai trò người phản biện” hay quan điểm về viết blog hay viết báo cũng rõ ràng, viết đúng, trung thực và không bẻ cong ngòi bút để bảo vệ sự đúng đắn của chân lý cuộc sống. Trong mấy ngày vừa qua, sau khi bài viết “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam” của Kami được đăng tải và xuất hiện trên trang blog rfavietnam và sau đó cùng hàng chục các trang web site, blog có tên tuổi như Dân luận, X-cafevn, Đàn chim việt, Tiếng nói TDDC, Tin tức hàng ngày, Dân làm báo, Đối thoại, Báo Tổ quốc v.v… cùng đăng tải. Bài viết này đã gây nên nhiều luồng phản ứng khác nhau, khen có, chê có nhưng nhìn chung đa phần bạn đọc, đặc biệt là các bạn đọc trong nước có nhận xét bài viết có những đánh giá đúng mức, trung thực và khác quan. Đây là một bài viết mang tính chất bình luận, đánh giá đối với một sự kiện mang tính chất cách mạng đang diễn ra ở Bắc Phi dưới góc nhìn của một cá nhân blogger đang trực tiếp sống ở Việt nam – người trong cuộc thông qua các thực tế khách quan đang diễn ra hàng ngày trước mắt của mình, hòng mang đến cho bạn đọc đặc biệt là các chính trị gia salon ở hải ngoại những sự thật mà họ còn chưa (hay cố tình không) muốn đối diện vì sợ. Mục đích của bài viết nhằm chỉ ra các nhược điểm thiếu sót mà những người đấu tranh cho dân chủ, đặc biệt là các tổ chức, hội đoàn chính trị và tôn giáo rút kinh nghiệm. Bởi một thực tế hơi phũ phàng hiện nay là giữa những điều những chính khách salon này nghĩ hay muốn tưởng tượng ra và sự thật thực tế cuộc sống đã có một khoảng cách khá xa, không trung thực. Cách suy nghĩ này đã tạo một tiền đề tương đối nguy hiểm cho các chính trị gia khi tự huyễn hoặc khi đánh giá tình hình trong nước theo suy nghĩ chủ quan của mình mà tách rời thực tế khác quan để “tự sướng” hoặc ru ngủ quần chúng rồi tiến tới áp đặt các suy nghĩ của mình cho người khác nhất là với các bloggers phải viết theo ý của họ. Ví dụ như một số ngưòi cho rằng hiện nay dân chúng trong nước có tới 85-90% chán ghét chế độ hiện tại sẵn sàng đứng lên để làm một cuộc chính biến như ở Tunisia hay Ai cập, hay chính biến tương tự như đã xảy ra ở các nước Bắc Phi sẽ nổ ra ở Việt nam trong năm 2011. Điều này cho thấy hình như những người này đã và đang quên câu binh pháp của Tôn Tử nói rằng “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” trong công việc đấu tranh của họ. Nguy hiểm hơn là các bloggers hay các cây bút ở hải ngoại không biết một điều rằng nhưng nhận định hay các bài viết mang tính chất phỏng đoán mang tính viển vông, xa rời thực tế hòng lên giây cót tinh thần cho bạn đọc vì một tương lai “tươi sáng”, mà đã xa rời thực tế khách quan hay đại loại như vậy cũng gây không ít phản cảm cho bạn đọc trong nước và dẫn tới sự suy giảm lòng tin với báo chí lề trái. Mà không nhớ rằng một sự bất tín của báo chí thì sẽ dẫn tới vạn sự bất tin của độc giả, bởi một nền truyền thông có uy tín không cho phép ai lạm dụng lòng tin của độc giả để tuyên truyền dối trá cho họ. Nói ra điều này cũng vì trên mạng xã hội Multiply hiện nay một số các bloggers của nhóm Blogger Tự do của một đảng chính trị có tên tuổi hải ngoại đang có một cuộc tranh luận kín nhằm mổ xẻ về các vấn đề được mất xung quanh bài viết “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam” này. Điều muốn nói ở đây là bọn họ còn nghi ngờ về bản chất 2 mặt của tác giả bài viết, mà theo họ là có xu hướng thân cộng và bài viết đó không phản ảnh trung thực sự thật (!?) dẫn tới không có lợi cho sự nghiệp của họ đang dấn thân và đặc biệt là ảnh hưởng của giới trẻ trong và ngoài nước. Chuyện các cá nhân tham gia tranh luận, mổ xẻ hay phản biện một vấn đề xã hội hay một bài viết là một nét văn hoá đẹp chúng ta nên ủng hộ và tạo điều kiện vì nó giúp mọi người nghe được nhiều ý kiến với các góc nhìn không giống nhau nhằm tạo điều kiện cho mọi người tự hoàn thiện mình. Nhưng phản biện không có nghĩa là trả thù hoặc bôi nhọ danh dự của người khác. Trước hết xin nói rằng tôi biết rõ Nhóm blogger Tự do này vì cách đây chừng 6-7 tháng (Tháng 6/2010), người đứng đầu của nhóm này là ông Hoàng Cơ Định đã từng nhiều lần gửi PM mời tôi tham gia họat động với tư cách thành viên, trong các PM đó họ gửi kèm danh sách của các blogger đã tham gia cho tôi biết và yêu cầu tôi bảo mật danh tính các blogges này vì lý do an toàn. Gửi PM nhiều lần bởi tôi đã không trả lời đề nghị đó vì đơn giản nguyên tắc của tôi là không tham gia chính trị. Chuyện tưởng sẽ quên đi, không ngờ lại gặp lại thì những người từng có nhã ý mời tôi hợp tác và một số bloggers trong nhóm đó lại quay ra quy kết, chụp mũ cho rằng tôi là CAM, là cộng sản nằm vùng để phá hoại phong trào của họ. Người Việt nam mình không kể cộng sản hay cộng hoà có cái thói xấu giống nhau, không ưa ai thì chụp mũ đổ cho người ta là Việt tân hay cộng sản tuỳ cái họ ghét. Bản thân tôi đã từng bị blogges Beo – Hồ Thu Hồng, tổng biên tập báo Thể thao TPHCM, người tình của ông tướng công an Thứ trưởng Bộ nội vụ viết trong blog cá nhân của bà ta bảo tôi là người của Việt tân. Không hiểu bọn họ làm như vậy để đạt được mục đích trả thù và làm nhục người khác hay không? Bài viết nói trên hoàn toàn phản ảnh quan điểm của cá nhân của tôi dưới góc nhìn của một blogger sống ở Việt nam, xin nói rằng, nguyên tắc của một xã hội dân chủ là mọi người hiểu, tôn trọng và chấp nhận mọi suy nghĩ khác biệt của các cá nhân khác mà cái đó còn gọi là sự chấp nhận đa nguyên tư tưởng. Đó là mong muốn cũng như cái đích của tôi cũng như mọi người đã và đang ủng hộ cho công cuộc đấu tranh vì một xã hội dân chủ tự do mong muốn cái đó sẽ hiện diện ở Việt nam trong một tương lai không xa. Đơn giản vì cho dù ta sống ở đâu, trong thể chế chính trị nào đi chăng nữa, độc tài, độc đoán hay độc đảng như ở Việt nam hiện nay thì tự do là khát vọng cháy bỏng của con người từ ngàn đời nay, như Vaclav Havel có nói “Tự do không có giới hạn thời gian, tự do không thuộc về riêng một chính quyền hoặc một thế hệ nào, mà tự do là ước mơ và là quyền của mọi con người, mọi quốc gia trong mọi thời đại”. Bản thân tôi tuy chưa có điều kiện được sống trong một môi trường của một xã hội văn minh dân chủ ở các nước phát triển khác, nhưng ít nhất tôi cũng có điều kiện tiếp xúc với nó qua các chuyến đi du lịch và đặc biệt với mạng internet thì nó đã giúp khai sáng cho tôi những kiến thức về các vấn đề chính trị xã hội liên quan khác mà đối với những người trí thức khác nếu không chịu khó tìm hiểu thì ít ai biết. Cũng bởi chính sách giáo dục của chính quyền hiện nay là như vậy, họ muốn ngu dân, nếu ta không biết và không tìm cách vượt qua nó thì chính ta sẽ bị ngu như họ muốn. Tưởng rằng chính sách ngu dân ấy chỉ tồn tại trong một xã hội thông tin bị bưng bít như ở Việt nam hiện nay, vậy mà không phải thế nó đang hiện hữu và tồn tại ngay trong cộng đồng bloggers Việt nam và đáng tiếc hơn nó lại xuất hiện ngay trong chính các cá nhân của một đảng chính trị đang tự nhận mình đấu tranh vì một sự tự do dân chủ ở Việt nam trong lúc này. Bạn nghĩ gì khi đọc một comment của họ viết trong cuộc thảo luận đó như sau (trích): “dongathi wrote on Feb 11, edited on Feb 11 Báo cho các bác biết là, hôm nay vào bài của KM xem, DAT đã thấy có vài comments phản biện khá hay. Trong đó cũng có comments dài của ĐAT. Như thế, là dù KM có muốn kiểm duyệt xóa bỏ cũng không được đâu. Mong bà con ta vào comment tới tấp đi cho thật đông, thật nhiều, trước khi chúng ta bước sang giai đoạn 2 là gửi mail thẳng tới cho Ban Giám Đốc đài RFA cũng theo chiến thuật biển người nha.“ Phải chăng họ đã và đang nhân danh tự do để can thiệp thô bạo vào truyền thông để tước đoạt quyền tự do thể hiện quan điểm của người khác được hay sao? Việc đó buộc tôi phải tự hỏi rằng cái nhóm blogger Tự do của một đảng chính trị ấy, trong giai đoạn này khi họ chưa có quyền lực trong tay mà đã có cách hành xử không đúng với nguyên tắc của tuyên ngôn nhân quyền trong quyền đảm bảo quyền tự do thông tin của con người, đó là “Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia“. Xin hỏi những bloggers thuộc Nhóm blogger Tự do của ông Hoàng Cơ Định thuộc đảng chính trị kia họ không biết hay chưa biết cái diều sơ đẳng đó? Nhân danh tự do sao họ lại muốn những người khác phải viết theo ý của họ không khác gì chế độ độc tài cộng sản đã và đang tiến hành ở Việt nam. Những người nhân danh cho phong trào đấu tranh cho dân chủ và tự do đừng quên lời của Voltaire rằng “Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó!”. Nghĩa là các bạn có quyền phản đối những điều tôi đã viết ra , chứ bạn không có quyền cấm tôi nói những điều sự thật đó. Tôi là một blogger ở trong nước, có lẽ tri thức có thể còn thấp hoặc hơn các bạn bloggers đang sống ở hải ngoại đang quy kết tôi, nhưng chắc chắn tôi không bao giờ tôi tìm cách hủy quyền được lên tiếng của các bạn như các nhà độc tài thường làm. Bởi lẽ chúng ta là những người đang đấu tranh vì và cho lẽ đó, đó là sự tự do và dân chủ cho cả xã hội cũng như mỗi cá nhân chúng ta. Với tôi là một blogger chứ không phải một chính trị gia do vậy thì sự thật phải là sự thật, sự thật sẽ bất tử và sống mãi, nên một khi cái gì đã là sự thật thì blogger không thể bẻ cong sang một hướng khác có lợi như các chính trị gia thường muốn và làm bằng mọi cách để tự ru ngủ mình và bạn đọc. Như thế là hành động coi thường bạn đọc của mình, tôi không thể chấp nhận được và tôi không bao giờ làm như thế. TP. HCM, ngày 14/02/2011 © Kami © 2011 Radio Free Asia |
No comments:
Post a Comment