Pages

Monday, February 28, 2011

Xuất hiện lời kêu gọi CM Hoa Nhài tại VN

Hoa Nhài lan tỏa tới VN?
Lời kêu gọi xuống đường hưởng ứng Cách mạng hoa Nhài được phán tán trên mạng của một nhóm bạn trẻ sinh sống tại Sài Gòn đang làm dư luận quan tâm. Trong khi đó, khối 8406 tuần rồi cũng đưa ra lời kêu gọi theo gương cách mạng Hoa Nhài để dân chủ hóa Việt Nam.
Trong nước, một số nhà dân chủ cho hay họ bị canh gác kỹ lưỡng hơn, bị kiểm tra hộ khẩu lúc nửa đêm, lục soát máy tính cá nhân liên tục và bị cơ quan an ninh gọi làm việc một cách thường xuyên hơn. Ngày hôm qua, nhà báo Tạ Phong Tần bị bắt giữ khi vừa ra khỏi nhà và câu lưu tại cơ quan an ninh cho tới 5 giờ chiều. Tại Huế Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng bị canh chừng chặt chẽ không ai có thể vào thăm, kỹ sư Đỗ Nam Hải, Nguyễn Bắc Truyển, luật sư Lê Trần Luật… cũng trong tình trạng tương tự.

CHIẾN DỊCH BẮT BỚ, ĐÀN ÁP CÁC NHÀ DÂN CHỦ TRONG 3 NGÀY QUA (25+ 26+27) TẠI QUỐC NỘI.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và
 anh Nguyễn Bắc Truyển
 Vào sáng ngày 25-2-2011, 20 công an đã đến bắt Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, chủ tịch Cao trào Nhân bản, tại nhà riêng số 194/20 đường Nguyễn Trãi, Sài Gòn. Lý do là Bác sĩ đã đưa ra “Lời Kêu gọi Toàn dân xuống đường” ngày hôm trước. Họ lấy đi một máy vi tính của gia đình và điện thoại di động của Bác sĩ. Hiện BS Quế vẫn đang bị CA giam giữ để thẩm vấn. Cùng bị bắt giữ, thẩm vấn và khủng bố đồng thời với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là cựu Tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển, thành viên Khối 8406. Ông bị điều tra hạch hỏi, chủ yếu về việc đã trả lời trên đài Á châu Tự do mới đây về Cách mạng Hoa lài. Ông bị giam cho đến 7g sáng hôm nay, Chúa nhật 27-02-2011.

Sunday, February 27, 2011

Công an đưa Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế đi thẩm vấn

Hơn 20 công an xét nhà, liên quan lời kêu gọi 'xuống đường'
Ðông Bàn & Thái Ðinh/Người Việt

SÀI GÒN - Công an Sài Gòn lục soát tư gia Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế tại Quận Năm, từ 1 giờ chiều đến 6 giờ tối Thứ Bảy (giờ Việt Nam), ngày 26 tháng 2, theo lời Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế. 
Bác Sĩ Quân, hiện định cư tại Virginia, Hoa Kỳ, nói rằng “hơn 10 công an trên lầu, 10 công an dưới nhà” đồng loạt lục xét tư gia Bác Sĩ Quế.Sau vài tiếng đồng hồ lục soát, công an đưa ông về đồn công an Quận Năm, Sài Gòn, để thẩm vấn. Ðến nay, theo lời gia đình, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế vẫn chưa được về nhà.Tin này cũng được ông Hoàng Trọng Thụy, con trai nữ ca sĩ Tâm Vấn, phu nhân Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, xác nhận.Vẫn theo lời Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, công an lục soát tư gia Bác Sĩ Quế đặt câu hỏi, có phải ông là “tác giả bản kêu gọi người dân xuống đường, lật đổ chế độ Cộng Sản hay không.”Bác Sĩ Quế xác nhận đúng. Sau đó, công an yêu cầu ông ký vào biên bản. Bác Sĩ Quế từ chối.Theo lời ông Nguyễn Quốc Quân, thuật lại lời bà Tâm Vấn, thì Bác Sĩ Quế nói rằng, nhà nước Cộng Sản Việt Nam “nắm mọi phương tiện truyền thông đại chúng, thì những kêu gọi xuống đường ôn hòa, bày tỏ chính kiến ôn hòa, là không có lỗi.”Lời kêu gọi của Bác Sĩ Quế, được loan truyền rộng rãi trên Internet, có đoạn viết, người dân Việt Nam cần phải xuống đường để “đòi việc làm, đòi cơm áo, đòi nhà ở, đòi được học hành; đòi được chăm sóc y tế; chống áp bức bất công, nông dân chống cướp đất canh tác, công nhân chống bóc lột sức lao động.”Lời kêu gọi cũng đề cập đến nhu cầu “một xã hội công bằng, ai cũng được hưởng những Nhân Quyền căn bản...”Và để xuống đường, vẫn theo lời kêu gọi, “giới trẻ Việt Nam, lực lượng phản ứng nhanh, có điện thoại di động dùng di động, có Internet dùng Internet, có loa dùng loa, có miệng dùng miệng để liên lạc, huy động, tổ chức quần chúng xuống đường biểu tình.”

Saturday, February 26, 2011

Hãy Đứng Lên Đồng Bào Ơi !!!

LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA BÁC SỸ NGUYỄN ĐAN QUẾ

Đứng Lên Việt Nam!
Đứng Lên Việt Nam!
 
CÙNG TOÀN THỂ ĐỒNG BÀO VIỆT NAM YÊU QUÍ,
Hãy đứng thẳng người hiên ngang tuyên bố: Tự Do hay sống nhục!
Xuống đường dứt điểm độc tài nhũng lạm quyền thế: đòi việc làm, đòi cơm áo, đòi nhà ở, đòi được học hành; đòi được chăm sóc y tế; chống áp bức bất công, nông dân chống cướp đất canh tác, công nhân chống bóc lột sức lao động.
Chúng ta muốn một xã hội công bằng, ai cũng được hưởng những Nhân Quyền căn bản như tự do thông tin, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet, tự do tôn giáo, tự do đi lại, tự do buôn bán, tự do nghiệp đoàn, tự do hội họp, tự do sinh họat chính trị đa nguyên đa đảng để người dân chọn người tài đức lãnh đạo quốc gia.

ĐẤT NƯỚC LÂM NGUY !


Thúy đã đi rồi

 Tưởng Năng Tiến
Trương Duy Nhất, nói nào ngay, không phải là người đầu tiên có quyết định ngon lành như thế. Hơn nửa thế kỷ trước, Nguyên Hồng còn tuyên bố một câu (ngon) hơn thế nữa kìa:
Sau quyết định “Nghỉ Báo Viết Blog”  của Trương Duy Nhất, có độc giả “bình” rằng đây là một “cáo phó” cho báo bổ thời bao cấp. Ông Mặc Lâm thì mô tả hành động này như là một phương cách “thoát khỏi vòng kim cô” của nhà báo nổi tiếng này.

- “Đủ, đủ lắm rồi. Ông đéo chơi với chúng mày nữa.”

Friday, February 25, 2011

Dân Tộc - Đảng Cộng Sản: Hòa Giải Với Ai ?

Nguyễn Quang Duy
 Đảng Cộng sản vừa quỷ quyệt, vừa ma quái, vừa dối trá, với một guồng máy tuyên truyền rả rích ngày đêm để đồng hóa “Đảng” với Dân Tộc với Tổ Quốc. Mặt khác lại xử dụng một guồng máy công an sẵn sàng xuống tay đàn áp mọi khác biệt để trói chặt Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam trong gọng kềm bạo lực của “Đảng”.
 
Ở hải ngọai, để giữ gìn mảnh đất tự do, 36 năm qua người Việt tỵ nạn đã duy trì một lập trường dứt khóat không chấp nhận cộng sản. Lập trường này đã giúp xây dựng được một Cộng đồng Người Việt Tự Do vững chắc luôn hướng về Quốc Nội, sát cánh cùng đồng bào trong nước đấu tranh để giải thể chế độ cộng sản. Đây là mặt tích cực.

Ông Gadhafi sẽ từ bỏ địa vị?


AFP Video/Youtube
Người biểu tình phá hủy tượng 
Cuốn Sách Xanh của lãnh đạo Moamer Kadhafi.
Quỳnh Chi, phóng viên RFA 
Hôm thứ Ba, nhà lãnh đạo Muammar Gadhafi đã tuyên bố “sẽ không rời bỏ đất nước và chết như một người tử vì đạo”.
Cơ hội để ông Gadhafi từ bỏ quyền hành là bao nhiêu? Quỳnh Chi hỏi chuyện Tiến sĩ Ronald Bruce St John, người đã từng viết 7 quyển sách về Libya.

Vì sao Bắc Kinh sợ Hoa Nhài?

Ngô Nhân Dụng
Hai tuần trước, mục này đã đặt câu hỏi: Cuộc cách mạng 2011 ở Tunisia, Ai Cập sẽ diễn biến thế nào? Sẽ lan mạnh như ở Ðông Âu năm 1989, hay biến chất như Iran năm 1979? Cho tới nay, câu trả lời có vẻ nghiêng về các sự kiện năm 1989. Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài mà dân Tunisia và Ai Cập phát khởi lật đổ những chính quyền tham nhũng thối nát đã gây cảm hứng cho dân chúng Bahrain, Libya nổi dậy và cho tới này họ vẫn kiên trì, đứng vững không khuỵu chân, mặc dù bị đàn áp đẫm máu. Thanh niên, sinh viên, công nhân các nước Yemen, Algeria cũng không chịu ngồi yên. Cách mạng như một cơn sóng trào qua các nước Á Rập, không khác gì trận động đất năm 1989 đã lan qua những thành phố Leibzig, Dresden, Berlin, Praha, Budapest, Warzava, Bucarest, vân vân, làm sụp đổ các chế độ cộng sản Ðông Âu.

Thursday, February 24, 2011

Gió không lặng đâu!

 (Ảnh hưởng của cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Đông
đối với các nước Á Châu và đặc biệt là Trung Quốc) The Economist
 
Bản dịch : Nguyễn Quốc Khải 
Tin giờ chót: Trong ngày 20 tháng 2, Associated Press đã loan tin rằng những cơ quan có thẩm quyền ở Trung Quốc đã bắt giam một số người bất đồng chính kiến, gia tăng số cảnh sát viên trên đường phố, ngưng dịch vụ nhắn tìn dưới hình thức văn bản (text message) qua hệ thống điện thoại di động, gia tăng kiểm soát Internet, ngăn chặn thông tin về các cuộc nổi dậy ở Trung Đông. Cùng trong ngày, Chủ Tịch Nhà Nước Hồ Cẩm Đào ra lệnh cho những viên chức địa phương giải quyết những vấn đề nổi cộm của dân chúng làm hại cho sự hoà hợp và ổn định trong xã hội. [1]

Libya, chế độc độc tài sắp sụp đổ


Tin Agence France-Presse
TRIPOLI — Hôm thứ Hai lãnh tụ Libya Muammar Gaddafi từ chối nguồn tin cho rằng ông đã bỏ chạy sang Venezuela sau khi người biểu tình tràn ngập một vài thành phố, và chế độ cai trị hơn bốn mươi năm của ông đang trên đà sụp đổ cùng lúc có nhưng cuộc “thảm sát” tại thủ đô Tripoli.
“Tôi sẽ đến gặp họ (những người đòi dân chủ) tại Quảng trường Xanh” (Green Square trong trung tâm thành phố Tripoli), ông nói, “Điều này để chứng minh rằng tôi đang ở Tripoli và không phải ở Venezuela.

Phong trào Dân chủ Việt Nam: Niềm tin và hy vọng

Trần Bảo Việt
Trong thời gian qua, với cao trào tranh đấu cho nền dân chủ lật đổ chế độ độc tài đi đến thành công của nhân dân Tunisia, Ai cập, Sudan và đang loan tỏa đến Jordan, Yemen, Algeria cùng các nước Phi châu khác đã khiến cho cục diện chính trị toàn cầu bắt buộc phải thay đổi theo chiều hướng dân chủ đa nguyên, nhất là sau bài diễn văn của tổng thống Hoa kỳ Obama ủng hộ sự nổi dậy của nhân dân Ai cập và sự từ chức của nhà độc tài già nua Hosni Mubarak. Điều này chứng tỏ rằng, không có một thế lực đen tối nào cưỡng lại được ý chí và sức mạnh của toàn dân.

Tuesday, February 22, 2011

Quyền sử dụng internet và việc làm trái đạo lý: Những chọn lựa và thách thức trong một thế giới nối mạng

(Phần chuyển ngữ của Lê Minh)
Bài phát biểu của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton
trước cử tọa sinh viên tại trường Đại Học George Washington
Washington DC, ngày 15/02/2011
Cám ơn quý vị và xin chào. Thật là thú vị, hôm nay một lần nữa tôi có dịp trở lại khuôn viên của trường Đại học George Washington, nơi mà cách nay hơn 20 năm tôi đã có mặt để làm một số công việc khác nhau. Đặc biệt tôi chân thành cám ơn ông Knapp, Hiệu trưởng trường và ông Provost Lerman, bởi vì đây là một cơ hội cho tôi trình bày về một vấn đề quan trọng, rất đáng cho chúng ta và các chính phủ các nơi lưu tâm. Và có lẽ hôm nay trong phần trình bày này, chúng ta có thể bắt đầu một cuộc tranh luận quyết liệt để đáp ứng những nhu cầu mà chúng ta đã tận mắt thấy qua hệ thống truyền hình trong thời gian vừa qua.

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Dân Chủ ở Trung Đông với Á Châu, đặc biệt là TQ

(The wind that will not subside)- The Economist. February 19, 2011
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Tin giờ chót: Trong ngày 20 tháng 2, Associated Press đã loan tin rằng những cơ quan có thẩm quyền ở Trung Quốc đã bắt giam một số người bất đồng chính kiến, gia tăng số cảnh sát viên trên đường phố, ngưng dịch vụ nhắn tìn dưới hình thức văn bản (text message) qua hệ thống điện thoại di động, gia tăng kiểm soát Internet, ngăn chặn thông tin về các cuộc nổi dậy ở Trung Đông. Cùng trong ngày, Chủ Tịch Nhà Nước Hồ Cẩm Đào ra lệnh cho những viên chức địa phương giải quyết những vấn đề nổi cộm của dân chúng làm hại cho sự hòa hợp và ổn định trong xã hội.

Chuẩn bị cho một làn sóng dân chủ mới

Thành công ở Tunisia mở đường cho làn sóng dân chủ mới.
Những biến cố khởi đầu từ Tunisie và tràn sang các nước lân cận, làm sụp đổ các chế độ độc tài tại Tunisia và Ai Cập và làm chao đảo các chính quyền Yemen và Algeria đang khiến thế giới tự hỏi: phải chăng một làn sóng dân chủ mới vừa bắt đầu? Câu hỏi có cơ sở vì tất cả những cuộc xuống đường này đều có chung một mục đích rõ rệt là đánh đổ các chế độ độc tài và đòi dân chủ; càng có cơ sở vì tại nước Côte d’Ivoire cách đó không xa lắm tập đoàn Laurent Gbagbo cũng đang khốn đốn vì không tôn trọng kết quả của một cuộc bầu cử dân chủ. Đối với người Việt Nam, câu hỏi tự nhiên là: liệu làn sóng dân chủ này có đem lại cho chúng ta một hy vọng nào không?

Khi một dân tộc cùng quyết tâm đòi bằng được Tự do – Dân chủ


Điếu Cày trước khi bị bắt năm 2008. Nguồn: AnhBaSG
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Tuyên bố và Kêu gọi nhân các cuộc cách mạng dân chủ tại Bắc Phi và Trung Đông

Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
Web: http: //khoi8406vn. blogspot. com/
Email: vanphong8406@gmail. com

Tuyên bố và Kêu gọi
nhân các cuộc cách mạng dân chủ tại Bắc Phi và Trung Đông

 
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
Cuộc cách mạng nhân quyền dân chủ của thế kỷ 21, khởi đầu từ vụ tự thiêu của ngọn đuốc sống Mohamed Bouazizi ngày 17-12-2010, đã kết thúc với thành công thứ nhất tại Tunisia ngày 14-01-2011, với thành công thứ hai tại Ai Cập ngày 11-02-2011, và đang tiếp diễn mạnh mẽ tại nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông như Bahrain, Iran, Jordan, Lybia, Yemen….

Saturday, February 19, 2011

VỀ MỘT CUỘC CHIẾN CÁCH ĐÂY 32 NĂM (17/02/1979)

Tôi đang cầm trên tay quyển sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, chịu trách nhiệm xuất bản là Bộ giáo dục và đào tạo.
Trong phần 2 của quyển sách nói về các giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000.
Chương V – Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000
Ở bài 25 : Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 – 1986)   – (Trang 203)
Có một đoạn ngay trang 207 viết thế này:
- Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như : cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta.

Vận động nhân dân Việt Nam xuống đường vì Iran

    Sau vụ tổng thống Ai Cập bị buộc từ chức, phong trào xuống đường đòi lật đổ các chế độ độc tài càng lúc càng lan rộng mang đến nhiều tia hy vọng cho những cuộc cách mạng kiểu Đông Âu vào thế giới Hồi Giáo.

Hôm nay, cuộc cách mạng đang bắt đầu nhen nhúm tại Iran, Yemen, Bahrain…  và có cơ may tiếp tục dâng tràn.

Đôi Điều Tâm Sự Về Bài Viết “Xuân Hòa Giải Dân Tộc” ?

Xin gởi đến quý vị bài mới và một số bài liên hệ để chia sẻ suy tư về tương lai của Tổ Quốc Việt Nam , mong quý vị giúp phổ biến rộng rãi.
Nguyễn Quang Duy
Viết để chia sẻ suy tư cùng bạn đọc. Trong thời đại thông tin mạng, viết cũng để đón nhận những ý kiến từ khắp nơi trên tòan thế giới. Thế giới như nhỏ lại. Người trong nước người ngòai nước càng ngày càng xích lại gần nhau trong suy nghĩ.
Suy nghĩ không phải đi theo lề, chỉ có trái hay phải. Suy nghĩ của con người vô cùng phức tạp, ngày hôm qua tôi suy nghĩ như thế, nhưng đối thọai với bạn tôi có thể thay đổi khác đi. Suy nghĩ của mỗi người là biểu tượng của tự do cá nhân, mà người này được quyền tận hưởng. Suy tư mỗi người vì thế thật đa chiều đa dạng.
 
Suy tư của nhiều người thì đa nguyên, qua đối thọai và tôn trọng lẫn nhau sẽ trở thành suy nghĩ chung . Suy nghĩ chung sẽ biến thành hành động tập thể. Tập thể là quần chúng Việt Nam (trong đó có tôi), một tập thể đang mong mỏi ngày đất nước được độc lập, tự do và dân chủ. Quan niệm trên hướng dẫn tôi hành động. Tôi viết, viết, viết, và viết nữa để đồng bào tôi, đồng tâm, đồng đứng dậy, đồng hưởng tự do.

Friday, February 18, 2011

BÃO LỬA TRUNG ĐÔNG HY VỌNG VUƠN LÊN TỪ GIỚI TRẺ

                                                                                           Ngô Đức Diễm
Đâu có bất công, đó có đấu tranh cách mạng. Chân lý đó đã trở thành hiển nhiên với những biến cố lịch sử lớn như vụ Thiên An Môn tại Trung Hoa, như cuộc giải phóng Đông Âu 20 năm trước đây,  đặc biệt là cuộc cách mạng tại Trung Đông hôm nay. Hy vọng đã vuơn lên đầy hứa hẹn từ Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung.  Mọi người đều cảm thấy phấn khởi chân nhận rằng, niềm hy vọng đó bừng lên được là nhờ yếu tố sức mạnh quần chúng, chính yếu là của giới trẻ, đã làm tiêu tan sức mạnh của các thế lực trấn áp như cảnh sát công an, nhất là quân đội với đầy đủ vũ khí nặng nhẹ trong tay.

MƯỜI BÀI HỌC TỪ CAO TRÀO CÁCH MẠNG Ở TUNISIA VÀ EGYPT

Nguyễn Minh Cần
Mến tặng các bạn trẻ có lòng yêu nước, thương dân

Tiếp theo sự sụp đổ của “triều đại” tổng thống Ben Ali ở Tunisia hôm thứ sáu ngày 14.01.2011 thì ngày 11.02.2011,  thế giới lại được chứng kiến sự sụp đổ của “triều đại” tổng thống Hosni Mubarak ở Egypt, sau 18 ngày đấu tranh cực kỳ gay go của hàng triệu quần chúng cách mạng trên khắp đất nước, đặc biệt là trên quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo.

Đây là những thắng lợi lớn, bước đầu nhưng rất căn bản, của cuộc cách mạng dân chủ ở Tunisia và Egypt. Những  thắng lợi lịch sử này mở đường cho cuộc đấu tranh tiếp tục rất  gay go và phức tạp của nhân dân hai nước này để xây dựng một chế độ dân chủ đích thực. Sóng thần cách mạng ở Tunisia và Egypt đang lay động mạnh các chế độ độc tài toàn trị trên nhiều nước A Rập lân cận và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cả tình hình chung của thế giới.

Chuyện Nguyễn Tấn Hoành & Lê Trí Tuệ

Tưởng Năng Tiến  

le-tri-tue
Ảnh Lê Trí Tuệ (April 2007)
 khi vừa sang đến Campuchia.
Cuối thế kỷ trước, có lần, tôi nghe ông Hà Sĩ Phu cằn nhằn: ”Ý thức xã hội rất thấp, trước một khó khăn chung thì phản xạ ứng xử là tìm lối nhỏ để thích nghi riêng. Lâu ngày nhược điểm ấy phát triển thành thói vị kỷ, vô cảm và trơ trơ trước nỗi đau chung. Nói như thế, về “nhược điểm” của đồng bào mình, nghe (e) hơi nặng. Dù thế, dường như, có người vẫn chưa đã miệng nên – qua đầu thế kỷ này – một nhân sĩ khác, Ông Lái Gió lại (“bong”) thêm câu nữa, nặng hơn thấy rõ:” Chúng ta sống như một bầy gà, người ta vồ con nào con đấy chịu. Số phận đổ lên đầu gia đình nào, gia đình đó chịu. Chưa phải gia đình mình, mà có phải gia đình mình thì chúng ta tự nhủ là nhiều nhà khác còn bị như vậy.

Monday, February 14, 2011

Ai Cập: Kết thúc để bắt đầu

 
Mới chiều tối qua, Tổng thống Hosni Mubarak đã làm hàng triệu người dân Ai Cập thất vọng khi cố níu kéo quyền lực bất chấp làn sóng biểu tình dữ dội của dân chúng từ hơn nửa tháng nay. Hàng trăm ngàn người dân trên quảng trường Tahrir đã la hét đả đảo Tổng thống (TT) và giơ giầy lên như một cử chỉ bày tỏ sự khinh bỉ.
Chưa đầy ngày sau, ông bất ngờ từ chức. Dân chúng Ai Cập vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc.
Trên các đường phố hàng ngàn người Ai Cập phất cao cờ tổ quốc, nhảy múa, ôm nhau cười và khóc: Đất nước Ai Cập đã được giải phóng!
Cuộc cách mạng không chỉ dành riêng cho nam giới. Ảnh Live.com
Một người đàn ông bật khóc. Ảnh Getty

Thụy Sỹ phong tỏa tài khoản của gia đình Mubarak

Ngân hàng Thụy Sỹ. Ảnh On the net
Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ vừa cho biết đã phong tỏa toàn bộ tài sản của Hosni Mubarak và gia đình tại đất nước này. Động thái này được đưa ra chỉ ít giờ sau khi Mubarak từ chức.
Mặc dù không đề cập chi tiết số tài sản mà ông Mubarak và gia đình sở hữu tại Thụy Sĩ nhưng chắc chắn, thông báo trên của chính quyền Thụy Sĩ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới những dinh thự và tài sản của Mubarak trên khắp các nước Trung Đông.
Bên cạnh đó, việc giao dịch các bất động sản thuộc sở hữu của gia đình Mubarak và những người thân cận cũng bị đóng băng.
Chính phủ Thụy Sĩ muốn tránh xa mọi mối nguy hiểm xung quanh những tài sản biển thủ mờ ám của cựu tổng thống“, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ thông báo.
Kể từ sau khi cuộc bạo động tại Ai Cập diễn ra, những câu chuyện xung quanh số tài sản khổng lồ mà Hosni Mubarak sở hữu được báo chí Ai Cập liên tục đăng tải. Rất nhiều phỏng đoán và chưa rõ mức độ chính xác tới đâu. Theo ước tính của báo chí Ai Cập, Mubarak đang sở hữu số tài sản khổng lồ lên tới 70 tỷ USD. Nếu điều này là sự thực, Mubarak đương nhiên trở thành người đàn ông giàu có nhất thế giới, vượt cả tỉ phú Bill Gate.
Gia đình nhà Mubarak sở hữu bất động sản ở mọi nơi trên thế giới, trong đó có những dinh thự đắt giá ở London, Paris, Dubai và nhiều thành phố của Mỹ. Người ta tin rằng, Mubarak hiện có rất nhiều tiền trong các tài khoản được mở rải rác ở khắp nơi trên thế giới như ở Anh, Mỹ, Pháp và các nước Châu Âu khác.
Tháng trước, Thụy Sĩ cũng áp dụng lệnh đóng băng tương tự đối với tài sản của tổng thống bị lật đổ của Tunisia là Ben Ali, vài ngày sau khi ông này mất ghế.
Tin AP, CNN

Lời kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội Khóa 13, do Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tổ chức vào Chủ nhật 22-5-2011.


Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
Lời kêu gọi tẩy chay
cuộc bầu cử Quốc hội Khóa 13, do Nhà cầm quyền cộng sản
Việt Nam tổ chức vào Chủ nhật 22-5-2011.
            Kính gửi :
‒ Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
‒ Các quốc hội và chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.
            Kính thưa Đồng bào và tất cả Quí vị,
          

Saturday, February 12, 2011

GIẤC MƠ AI CẬP.

Me Nam
Sáng nay vừa  mở điện thoại lên nhận ngay tin nhắn của ông anh "Cách mạng đường phố ở Ai Cập đã thành công. Tiễn đưa thêm một chế độ độc tài về nơi an nghĩ cuối cùng". Mình đọc xong mà không biết nên reply ông ấy thế nào.

Wednesday, February 9, 2011

Góp sỏi lót đường (1)

Xuống đường!?

Vũ Đông Hà Mùa xuân lại đến trên quê hương VN với những cơn giá lạnh. Đại hội đảng nắm quyền đã chấm dứt trong tẻ nhạt mang theo viễn ảnh đất nước tiếp tục tăm tối. Ngược lại, từ phương trời Tunisia và Ai Cập, hoa Tự Do đang nở rộ sau bao nhiêu năm bị bóp nát bởi bàn tay sắt. Xen lẫn giữa những tin tức đầy phấn khởi, những hình ảnh vừa hào hùng vừa cảm động đang xảy ra ở xứ người, trên các trang web/blog của blogger Việt Nam là những lời kêu gọi, góp ý thể hiện niềm mong đợi mỏi mòn: XUỐNG ĐƯỜNG THÔI !!!

Ngày đầu xuân, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh nhận xét Cù Huy Hà Vũ

“… những băn khoăn, những ưu tư của Vũ,
là những băn khoăn và những ưu tư của mọi người,
được Vũ nói hộ ra đấy thôi
…”
Nguyễn Trọng Vĩnh
Đầu xuân năm ngoái, tôi làm việc đến mồng 7 thì mệt quá, quyết định rời bàn làm việc đi chơi. Tình cờ, thành ra đi thăm một anh chết vợ (nhà văn Văn Linh), sau đó rủ anh cùng đi thăm một chị chết chồng (nàng dâu Nga ở Việt Nam, nhà phê bình nghệ thuật Natalia Kraevskaia) thế rồi sau đó hai anh em rủ nhau qua thăm một nhà thơ sắp chết, anh Hoàng Cầm.

Tại sao tất cả chúng ta đều phải trang bị vũ khí, sẵn sàng chiến đấu đối với Trung Quốc


John Birminhh
John Birminhham -Người dịch: Đan Thanh

Chính phủ các nước xung quanh Thái Bình Dương đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc. Không phải vào tuần tới. Hoặc vào năm tới. Hoặc thậm chí bất cứ lúc nào trong thập kỷ này. Nhưng thực tế khủng khiếp là hàng tỷ người đang tự đào hố chôn mình và các lập trường thù địch vẫn cố giữ trong một thời gian dài. Chúng ta hiện đang bị chôn sâu trong cái hố này.

Quân đội Ai Cập, một ẩn số trong cuộc nổi dậy của nhân dân

Người biểu tình chống Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak xếp hàng đến Quảng trường Tahrir ở Cairo
Bùi Tín
Đầu năm 2011, cuộc nổi dậy nhanh gọn ở Tunisia cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước láng giềng vùng dậy đòi tự do dân chủ và nhân quyền. Mạnh mẽ nhất, sôi sục nhất là nhân dân Ai Cập.
Người biểu tình chống Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak xếp hàng đến Quảng trường Tahrir ở Cairo
Khẩu hiệu ban đầu của quần chúng là đòi cải thiện đời sống, đòi tổng thống thực hiện lời hứa chống tham nhũng, chống giá lương thực thực phẩm đắt đỏ, đòi cải tổ chính quyền trung ương và địa phương…

Cù Huy Hà Vũ – khúc xương khó nuốt

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Cù Huy Hà Vũ có một nhân thân đặc biệt, có một gia thế đặc biệt, có một quan hệ xã hội cá nhân đặc biệt, tình hình hiện nay đặc biệt, điều luật truy tố ông rất đặc biệt, tất cả các điều đó khiến cho Đảng đã và sẽ còn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết vụ án, kể cả muốn dùng các biện pháp đặc biệt trấn áp hay mua chuộc bị can cũng không thể làm được, và ngay cả tìm một chánh án để xét xử bị can cũng gặp khó khăn, chẳng ai muốn “bị” cử làm chánh án vụ Cù Huy Hà Vũ.

Mùa xuân mới, hi vọng mới

Năm Canh Dần đã qua đi cùng với những ngày cuối năm thật ảm đạm và lạnh giá. Mồng Một Tết năm Tân Mão, trời sáng trong và nắng ấm, gió nồm hây hẩy thổi. Trước cái ngoại cảnh tươi đẹp và căng tràn sức xuân ấy  lòng người cũng phấn chấn và hân hoan. Tôi ngồi đây, trong căn phòng nhỏ và bừa bộn của mình, nhìn ra khung trời xanh trong và lộng gió ngoài kia, cảm nhận sâu sắc sự đổi thay của đất trời và một lần trẻ lại của nhân tâm trong những ngày đầu xuân. Thật vui thay- vui cho một lần thay áo mới của vũ trụ và vui cho những niềm hi vọng đang ấp ủ trong lòng người.
Năm nay, người dân quê tôi ăn Tết vui hơn và to hơn mọi năm. Những ngày này nhìn đâu cũng thấy hoa lá xanh tươi, người người mặt mày rạng rỡ du xuân và thăm hỏi nhau theo cái cung cách truyền thống của dân tộc. Và trong những câu chuyện “trà dư tửu hậu” ấy, tôi được nghe mọi người bàn tán về lá thư chúc tết của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm nay có vẻ buồn. Các chú bác (bạn bè của ba tôi) đều đồng ý với nhau rằng: chắc ông Nguyễn Minh Triết  không còn ở trong Bộ Chính trị nữa (cơ quan quyền lực tối cao của Đảng Cộng sản Việt nam, và do đó cũng là trung tâm quyền lực của cả Việt Nam), và sẽ không còn là Chủ tịch nước trong vài tháng tới nên ông đọc lá thư chúc Tết với giọng văn buồn buồn như thế.

Sunday, February 6, 2011

Trách nhiệm với đất nước


Một câu nói đã được lặp đi lặp lại nhiều lần đến độ nhàm chán: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” để nhắc nhở mọi người về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với Quốc Gia. Tự biết chẳng lay chuyển nổi những tâm hồn vô cảm, nhưng tôi vẫn cứ bày tỏ nỗi ưu tư để biết đâu rồi sẽ gặp người đồng điệu?
Là một quân nhân cấp nhỏ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thua trận năm 1975, tính đến nay đã gần 36 năm trôi qua, tôi lúc nào cũng canh cánh bên lòng tưởng nghĩ đến số phận người dân Việt Nam khốn cùng trên quê hương, luôn luôn bị thôi thúc bởi câu nói “Chỉ có loài cầm thú mới quay lưng lại trước nỗi đau của đồng loại để chỉ biết chăm chút lo cho bộ lông của chúng”. Ước mơ Đất Nước mỗi ngày một tiến lên theo đà văn minh nhân loại gần như héo hắt mà vẫn trông chờ phép lạ, vì chẳng lẽ sống mà không nuôi niềm hy vọng thì sống làm gì?

Thiên đàng XHCN

Kể từ khi chủ nghĩa cộng sản xuất hiện trên quả đất này thì loài người bắt đầu nghe những luận điệu tuyên tuyền tô vẽ cho cuộc đấu tranh thần thánh của giai cấp vô sản giành lại quyền làm chủ cho lớp người công nông nghèo khó. Họ cổ xuý đấu tranh xóa tan giai cấp bốc lột mang lại cơm no áo ấm cho mọi người và mọi người có quyền sống bình đẳng trong xã hội. Mọi người sẽ làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu và cuộc sống ấy chỉ có nơi XHCN. Nhưng sau bao nhiêu năm “ tiến lên” cái thiên đường bánh vẽ này được nhà văn Dương thu Hương gọi là
“Những thiên đường mù”. Có lần trả lời phỏng vấn của đài LittleSaigon bà nói lên nhận xét của mình về cái xã hội mà bà đã có phần tham gia gầy dựng như sau:
“ Tất cả mọi sự phồn hoa bây giờ chỉ là một lớp váng của nồi cháo, tập trung vào những thành phố lớn thôi. Chứ nếu Ông đi ra ngoài khỏi các đô thị lớn vài chục cây số thì Ông sẽ thấy những người nông dân vô cùng khốn khổ, họ kiếm được một ngày vài ba Mỹ kim là khó khăn lắm chứ không phải đơn giản”.
(Việt Tide số 23 ngày 21-122001)

Saturday, February 5, 2011

Đầu năm Mèo nói chuyện cá


“Thuyền nhân, cái danh từ có một âm tượng mà mỗi khi chính quyền Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ ngay đến từ đồng ‘đô la’. Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh xẩy ra cho danh từ đó.”
Michelle Tauriac (Viet Nam Le Dossier Noir Du Communism).
Trước hết, để tránh mọi ngộ nhận, xin nói ngay rằng đây là chuyện của cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi. Nói theo tiếng Mỹ là cá hồi only. Chớ còn cá chim, cá chuồn, cá chép, cá lóc, cá lạt, cá lìm kìm, cá mập, cá mú, cá măng, cá cơm, cá cam, cá cờ, cá trê, cá trích, cá trẻm, cá heo, cá hương, cá hố, cá lù đù, cá lìm kìm, cá lia thia, cá đổng, cá đối, cá đèn cầy, cá bè, cá bẹ, cá bống – bất kể là bống kèo hay bống đá – hoặc bất cứ một loại cá thổ tả nào khác đều hoàn toàn (và tuyệt đối) không có dính dáng gì tới vụ này.

ƯỚC MƠ VỀ VIỆT NAM

Hoàng Thị Vân

Xuống đường chống độc tài ở Ai Cập

Những ngày sôi động ở Tunisia, Egypt, Yemen khiến tôi cứ ước mơ về Việt Nam, ước mơ những đòi hỏi thay đổi xã hội cũng sẽ xãy ra vào ngày mai, ngày mốt. Những sinh viên học sinh sẽ xuống đường, những công nhân, nông dân sẽ nối gót và người người sẽ theo bước chân họ cùng xuống đường. Xuống đường để bày tỏ lòng khao khác một đời sống tốt đẹp hơn, một chính quyền trong sáng, công bằng và thực sự lo cho dân, vì dân chứ không vì đảng và lợi lộc cho đảng.

DI CHÚC Số 1 của Linh mục tù nhân lương tâm Tađêô Nguyễn Văn Lý

Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế, ngày 02-02-2011
Ngày 15-3-2011 Nhà cầm quyền (NCQ) Cộng sản Việt Nam (CSVN) sẽ đưa tôi vào lại trại giam, tiếp tục áp bức tôi chịu bản án ngày 30-3-2007 tù giam 8 năm và 5 năm quản chế mà tôi luôn phủ nhận, vì nó hoàn toàn bất công và trái Công pháp Quốc tế. Để quyết liệt phản đối, tôi sẽ tuyệt thực vô thời hạn liên tục nhiều đợt nối tiếp nhau và khước từ mọi điều trị của bạo quyền CS (bệnh tai biến mạch máu não 3 lần gây liệt tay-chân phải từ tháng 5-2009, hiện đã khỏi khoảng 60% và thi thoảng bị xuất huyết chi dưới đến nay đã 6 lần). Vì không biết chắc những gì sẽ xảy ra, tôi xin gửi lại vài điều cần thiết cho Giáo hội, thân nhân và toàn thể Đồng bào Việt Nam (VN) thân yêu trong và ngoài Nước, thay cho các Di chúc tôi đã viết hàng năm mỗi khi có điều kiện (Giáo luật), như là nỗ lực cuối cùng để hoàn thành trách nhiệm với Đồng bào, Dân tộc, Tổ quốc, Giáo hội và Thiên Chúa theo lương tâm thôi thúc đòi buộc.

Wednesday, February 2, 2011

Một Tunisia đang chờ đợi ở Việt Nam

Phan Lưu Quỳnh phỏng dịch theo "Vietnam as Tunisia in waiting", Asia Times 29/1/11

Những cuộc nổi loạn thường có tính cố hữu là không thể ngờ trước được. Cuộc nổi dậy của giới trung lưu vừa qua ở Tunisia lật đổ chế độ của Tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali chỉ có thể được giải thích khi nhìn lại rằng: rõ ràng là không một ai đoán được là nó sẽ xảy ra.



Các nhà phân tích hiện đang hướng vào tình trạng tức nước vỡ bờ của việc có quá nhiều sinh viên trẻ tốt nghiệp nhưng lại quá ít việc làm, cộng với một "nhà nước đạo tặc", và sự thất bại của guồng máy an ninh nhằm bảo vệ cho chế độ khi tình hình trở nên tồi tệ.

Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ còn kéo dài tới bao giờ?


Quyền tự do kết hợp là quyền mà mọi tập đoàn toàn trị đều muốn cấm tuyệt đối

Không phải chỉ những người đối lập mà ngay các trí thức có danh phận hàng đầu của chế độ họp để góp ý cho đại hội đảng cũng khẳng định từ Đại Hội XI, Đảng và chế độ cộng sản sẽ bắt đầu giai đoạn sụp đổ. Đại Hội XI của Đảng Cộng Sàn Việt Nam vừa qua đã xác nhận điều đó.
Đại Hội XI đã không đạt tới được đồng thuận về một định hướng hay một dự án nào, mà chỉ nhắc lại một cách ngược ngạo là tiếp tục “phát triển Cương lĩnh năm 1991 để làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Ðảng và Nhà nước”. Nhưng cương lĩnh năm 1991 là gì? Đó là quyết định của Đại Hội 7 chặn đứng đà đổi mới chính trị khởi đầu từ Đại Hội 6 cuối năm 1986 để cầu hòa với Trung Quốc và rập khuôn theo Trung Quốc với hy vọng có thể cố thủ và tồn tại. Nhưng làm sao có thể tiếp tục một chính sách đã được quyết định cách đây 20 năm trong một thế giới thay đổi dồn dập hàng ngày? Không một chính đảng nào trên thế giới, dù là đảng cầm quyền hay đảng đối lập, có thể tuyên bố như thế mà không sợ biến thành trò cười, Đảng Cộng Sản Việt Nam đúng là một ngoại lệ. Đồng thuận duy nhất của đại hội, và được nhắc lại trong mọi phát biểu, là phẩm chất cán bộ của đảng đã sa sút nghiêm trọng. Trong một tình trạng như vậy dĩ nhiên vấn đề nhân sự lãnh đạo không thể giải quyết. Việc chỉ định Tổng Bí Thư và Bộ Chính Trị vừa qua không phải là giải đáp mà chỉ chứng tỏ sự thiếu vắng giải đáp, hay tệ hơn nữa một bế tắc không lối thoát. Liên minh Đỗ Mười – Lê Đức Anh, đã bảo đảm sự ổn định chính trị trong đảng trong hai thập niên qua, không còn nữa. Hai ông này đã chia rẽ nhau và đều đã bất lực. Ông Lê Đức Anh không đưa được ông Nguyễn Tấn Dũng vào chức Tổng Bí Thư, cũng như ông Đỗ Mười không áp đặt được ông Trương Tấn Sang, và cả hai ông đều không ngăn cản được ông Nguyễn Phú Trọng.