GS Nguyễn Văn Canh
Hoàng Sa và Trường Sa không bao giờ thuộc lãnh thổ Trung Hoa: Trung cộng luôn viện dẫn chúng có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về phương diện lịch sử. Chúng nói rằng chúng là sở hữu chủ các quần đảo ấy từ đời nhà Hán. Hai bản đồ cổ bên trên cho thấy ranh giới trên biển của Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam.
Hoàng Sa và Trường Sa không bao giờ thuộc lãnh thổ Trung Hoa: Trung cộng luôn viện dẫn chúng có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về phương diện lịch sử. Chúng nói rằng chúng là sở hữu chủ các quần đảo ấy từ đời nhà Hán. Hai bản đồ cổ bên trên cho thấy ranh giới trên biển của Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam.
Lần thứ nhất là năm 1909, khi Lý Chuẩn đi tuần tra biển đã đặt tên cho 15 hòn đảo ở quần đảo Hoàng Sa.
Lần
thứ hai vào năm 1935, Uỷ ban thẩm tra bản đồ thuỷ lục (của Trung Hoa)
đã công bố “Biểu đối chiếu tên tiếng Tàu-Anh của các đảo ở Nam Hải
(Trung Hoa)”, trong đó công bố tên 136 đảo ở Nam Hải.
Lần
thứ ba vào năm 1947 sau khi ‘kháng chiến’ gần thắng lợi, Bộ Nội Chính
Trung cộng đã công bố “Biểu đối chiếu tên cũ và tên mới đối với các đảo ở
Nam Hải (Trung Hoa)”, trong đó bao gồm tên của 172 hòn đảo.
Hiện
nay, quân xâm lược đã công khai muốn khống chế Biển Đông và chính thức
coi vùng biển này là tài sản riêng của chúng. Chúng đã ban hành một
đạo luật (1992) xác định quyền uy trên vùng Biển Đông; ký kế ước với
công ty dầu khí ngoại quốc thăm dò dầu hỏa (Crestone, 1992), tập trận
bắn đạn thật (11/2007), bắn giết ngư phủ Việt hành nghề gần đảo Hoàng
Sa vì “xâm phạm lãnh hải” của chúng (tháng 7, 07); phản đối công ty dầu
khí ngoại quốc tìm dò dầu hỏa ở Nam Côn Sơn, khiến cho hãng BP của Anh
Cát Lợi bỏ đi dù đã ký kết ước tìm dò dầu hỏa (5, 2007); cắm mốc chủ
quyền trên đảo Đa lạc (1992); chúng lập các cơ sở quân sự trên đảo Chữ
Thập, đảo Vành Khăn v.v. và với căn cứ Tam Á là nơi trú ẩn và tiếp vận
cho nhiều tàu ngầm nguyên tử và hàng không mẫu hạm (sẽ có) để bảo vệ
vùng biển này. Chúng thiết lập cơ quan hành chánh Tam Sa (tháng 11 năm
2007) để quản trị vùng biển này, nghĩa là chính thức sát nhập hai quần
đảo này vào Trung Hoa do cơ quan hành chánh ấy quản trị.
VC
chỉ lên tiếng lấy lệ, cho có hình thức bề ngoài, mặc thị chấp nhận sự
kiện chiếm đóng của ngoại bang trên lãnh thổ của dân tộc. Tuyệt nhiên,
VC không có một hành động tích cực nào để bảo vệ tài sản của dân tộc.
Việc chuyển giao Biển Đông một cách mặc thị như vậy trên lý thuyết đã
hoàn tất khi TC thiết lập Tam Sa. Và với thời gian, hai quần đảo này
trở thành ‘một sự đã rồi’ của TC.
Để
bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, Trung cộng viện dẫn một số hành vi
chuyển nhượng lãnh hải của Hồ chí Minh làm bằng cớ để chiếm đóng. Chúng
dùng võ lực đánh chiếm toàn thể quần đảo Hoàng Sa vào những năm 1956,
1974, (với đồng lõa của Hồ chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam), và 6 đảo
ở Trường Sa vào 1988, và một số đảo khác sau đó vào 1992 và 1995. Rồi
chúng xây dựng căn cứ quân sự kiên cố trên một số đảo, mang quân đến trú
đóng để bảo vệ ‘chủ quyền’. Ngoài việc bảo vệ quyền làm chủ Biển Đông,
âm mưu của Trung Cộng còn đi xa hơn là khống chế toàn thể lãnh thổ Việt
Nam và dùng Việt Nam làm bàn đạp đi xuống Đông Nam Á và xa hơn.
2. LUẬN CỨ CỦA TC VIỆN DẪN ĐÒI CHỦ QUYỀN
A. Công Hàm của Phạm Văn Đồng:
Bằng chứng quan trọng nhất mà TC dựa vào đó để biện minh rằng chúng có chủ quyền là văn thư của Phạm văn Đồng chuyển
nhượng Hoàng Sa và Trường Sa cho TC. Với tư cách Thủ Tướng của Chính
Phủ Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng gửi một công hàm cho Chu ân Lai vào năm
1958 xác nhận chủ quyền của TC trên các quần đảo này. Công hàm viết:
Thủ Tuớng Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính
phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên
bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân
Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính
phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ
thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận
12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân
Trung hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.
Ngày 14 tháng 9 năm 1958.
Ta hãy đọc bản tuyên bố của Trung Cộng :
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải
(Ðược Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân thông qua trong kỳ họp thứ 100 ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:
(1)
Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý.
Ðiều khoản này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài
khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả)
và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa,
quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2)
Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và
các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải
dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải
lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển
bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là
vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả
đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại
và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc
nội hải Trung Quốc.
(3)
Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc,
tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận
Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại
quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuân thủ các luật
lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.
(4)
Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận,
quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa,
quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu
hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi
phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất
này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề
nội bộ của Trung Quốc
Lưu ý:
Bản tuyên bố này tự nó tố cáo hành vi xâm lăng Hoàng Sa và Trường Sa,
vì tự nhận mình làm chủ 2 quần đảo này, khi nhấn mạnh rằng “bất cứ tàu
bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuân thủ
các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc” (đ. 3 và
4).
Bản dịch ra tiếng Anh
DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINAON THE TERRITORIAL SEA
(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People’s Congress on 4th September, 1958)
The People’s Republic of China hereby announces:
(1)
This width of the territorial sea of the People’s Republic of China is
twelve national (nautical, mới đúng) miles. This provision applies to
all Territories of the People’s Republic of China, including the
mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland
and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the
Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha
Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
(2)
The straight lines linking each basic point at the mainland’s coasts
and offshore outlying islands are regarded as base lines of the
territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters
extending twelve nautical miles away from the base lines are China’s
territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay
and Giongzhou Strait, are China’s inland sea. The islands inside the
base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland,
Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam
Island, Erdan Island and Dongding Island, are China’s inland sea
islands.
(3)
Without the permit of the government of the People’s Republic of China,
all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to
enter China’s territorial sea and the sky above the territorial sea. Any
foreign vessel sailing in China’s territorial sea must comply with the
relevant orders of the government of the People’s Republic of China.
(4)
The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its
surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha
Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands
belonging to China.
Taiwan
and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an
illegality violating the People’s Republic of China’s territorial
integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture.
The People’s Republic of China has rights to take all appropriate
measures to recapture these places in due course. It is China’s
internal affairs which should not be interfered by any foreign country.
B. Tuyên bố của Ung văn Khiêm:
Các
tài liệu sau đây còn ghi thêm một chi tiết mà TC viện dẫn để biện minh
chủ quyền trên Biển Đông. Đó là lời nói của thứ trưởng Ngoại giao của
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Ung văn Khiêm với Đại lý sự vụ của Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa Li Zhimin vào ngày 15 tháng 6 năm 1956 rằng
Hoàng Sa và Trường Sa về phương diện lịch sử thuộc về Trung Hoa. Lời
tuyên bố này được phát biểu ở văn phòng Bộ Ngoại Giao Bắc Việt, có sự
chứng kiến của một viên chức Bộ Ngoại Giao.
Nếu
đó là sự thật, thì đây chỉ là lời nói ở chỗ riêng tư giữa 2 người khi
Li đến thăm Khiêm ở văn phòng. Thường lệ, trong lãnh vực bang giao,
nếu có một vấn đề gì quan trọng như vụ Hoàng Sa và Trường Sa thì phải
thực hiện công khai bằng một thông cáo chính thức ngay sau khi gặp nhau.
Riêng trong trường hợp này, hai viên chức kể trên không phải là những
nhân vật cao cấp có thẩm quyền để quyết định việc hệ trọng như vậy.
Cũng như trường hợp công hàm của Phạm văn Đồng, lời tuyên bố này không
có một giá trị gì, nghĩa là không có tính cách ràng buộc về phương diện
pháp lý.
Một khi không có giá trị, thì việc viện dẫn chỉ là cái cớ, để biện minh cho âm mưu xâm lăng bằng bạo lực.
C. Sách Giáo Khoa về Địa Lý của Hà Nội trước năm 1974:
Bài
học về Địa lý dạy học sinh nói rằng: Hoàng Sa và Trường Sa lập thành
vòng đai bảo vệ Trung Quốc. Từ đó, người ta hiểu rằng nếu Hoàng Sa và
Trường Sa là của Trung Hoa, thì các quần đảo ấy được sử dụng để bảo vệ
Trung Hoa.
Sự kiện trên không có dính dáng gì đến chuyển nhượng hay xác nhận chủ quyền của TC trên hai quần đảo đó.
D. PHÂN TÍCH HÀNH VI BÁN NƯỚC
Báo chí và học giả quốc tế nói gỉ về công hàm của Phạm văn Đồng công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Hoa ?
Sau đây là bản trích nguyên văn một số tài liệu về vấn đề này:
1. Todd Kelly “Vietnamese claims to the Truong Sa archipelago”
A Journal of the Southeast Asian Studies Student Association, ‘Explorations in Southeast Asian Studies’ Vol 3 Fall 1999
On
15 June 1956, two weeks after the Republic of Viet Nam reiterated the
Vietnamese claims to the Truong Sa Islands, the DRV Second Foreign
Minister told the PRC Charge d’Affaires that “according to Vietnamese
data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese
territory.” Two years later, the PRC made a declaration defining its
territorial waters. This declaration delineated the extent of Chinese
territory and included the Truong Sa. In response, the DRV Prime
Minister, Pham Van Dong, sent a formal note to PRC Premier Zhou Enlai
stating that “The Government of the Democratic Republic of Viet Nam
respects this decision.
Dịch:
Ngày 15 tháng 6 năm 1956, hai tuần lễ sau khi Việt Nam Cộng Hoà (RVN)
tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, Thứ trưởng
Ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) đã nói với Đại lý sự vụ
của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) rằng “theo những dữ kiện của Việt
Nam thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một
bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc”. Hai năm sau đó, Cộng Hoà Nhân
Dân Trung Hoa đã ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của họ. Bản tuyên
bố này đã vạch ra rõ ràng cái khoảng khu vực của lãnh thổ Trung quốc có
bao gồm cả Trường Sa. Để đáp lễ, Thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
(DRV), Phạm Văn Đồng đã gởi một bản công hàm đến Thủ tướng Trung quốc
Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn
trọng quyết định này.’
2. Far East Economic Review, March 16, 1979, p. 11.
In
September, 1958, when China, in its declaration extending the breadth
of Chinese territorial waters to 12 nautical miles, specified that the
decision applied to all Chinese territories, including the Paracels and
the Spratlys, Hanoi again went on record to recognize China’s
sovereignty over the 2 archipelagoes. Phạm Văn Đồng stated in a note to
Chinese leader Zhou Enlai on 14/9/1958 :”The Government of the
Democratic Republic of VN recognizes and supports the declaration of the
Government of the People’s Republic of China on its decision concerning
China territorial sea made on 4/9/1958 (see Beijing Review 19/6/1958,
p.21 — Beijing Review– 25/8/1979, p.25 — The existence of such a
statement and its contents were acknowledged in VN in BBC/FE, no. 6189,
9/8/1979, p. 1)
NGUYỄN MẠNH CẦM THÚ NHẬN TỘI BÁN NƯỚC:
As Foreign Minister Nguyen Manh Cam has admitted (Vietnam News Agency, 3 December 1992):
“Our
leaders’ previous declaration on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa
(Spratly) archipelagoes was made in the following context: At that time,
under the 1954 Geneva agreement on Indochina, the territories from the
17th parallel southward including the two archipelagoes were under the
control of the South Vietnam administration. Moreover, Vietnam then had
to concentrate all its force on the highest goal of resisting the US
aggressive war to defend national independence. It had to gain support of friends all over the world.
Meanwhile, Sino-Vietnamese relations were very close and the two
countries trusted each other. China was according to Vietnam a very
great support and valuable assistance. In that context and stemming
from the above-said urgent requirement, our leaders’ declaration
[supporting China’s claims to sovereignty over the Paracel and Spratly
islands] was necessary because it directly served the fight for the
defence of national independence and the freedom of the motherland.
More
specifically, it aimed at meeting the then immediate need to prevent
the US imperialists from using these islands to attack us. It has
nothing to do with the historical and legal foundations of Vietnam’s
sovereignty over the,Truong Sa and Hoang Sa archipelagoes” (remarks to a
press conference in Hanoi on 2 December 1992 carried by Vietnam News
Agency, 3 December 1992).
These statements show that all what Chinese have alledged above are true.
What happen today related to these 2 islands are merely consequences of
the wicked settlement of these 2 communist brothers in the past. No
one in the world community wants to step in to settle the dispute
between Communist Vietnam and PRC. The reason is very clear: diplomatic
note and recognition by Vietnamese Communists can’t be erased by a
small country like VN who has wanted to play a trick cheating China.
Moreover, Vietnamese Communists can’t stay away from China while they
have to follow Chinese “doi moi” to go forward to socialism
Dịch:
Hồi tháng 9 năm 1958, trong bản tuyên bố của họ về việc gia tăng bề
rộng của lãnh hải của họ đến 12 hải lý, TC đã xác định rằng quyết định
đó áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Trung Hoa, bao gồm cả Quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, một lần nữa Hà Nội đã lên tiếng nhìn nhận trên
hồ sơ bút tích chủ quyền của Trung Hoa trên 2 quần đảo đó. Ông Phạm Văn
Đồng đã ghi nhận trong bản công hàm gởi cho lãnh tụ TC Chu Ân Lai ngày
14/9/1958: “Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán
thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà
Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung Hoa” (xem Beijing
Review 19/6/1958, trang 21 — Beijing Review 25/8/1979, trang 25 – còn
giữ bản công hàm đó và tất cả nội dung đã được xác nhận tại Việt Nam
trong BBC/FE, số 6189, ngày 9/8/1979, trang số 1.)
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận, Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992:
“Các
nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và
Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Genève 1954 về
Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền
Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng cho mục
tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh xâm lăng của Mỹ, nhằm bảo vệ
nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phảikêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên
toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Trung-Việt rất thân thiết và
hai nước tin tưởng lẫn nhau. Đối với Việt Nam, Trung Quốc đã là một sự
ủng hộ rất vĩ đại và trợ giúp vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn
từ những đòi hỏi nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi
‘ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa’ là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho sự đấu
tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc. Đặc biệt thêm nữa là cái
tuyên bố đó đã nhắm vào sự đòi hỏi cần thiết lúc bấy giờ nhằm ngăn ngừa
bọn đế quốc Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không
có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt
Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (tuyên bố trong một buổi họp
báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam
ngày 3/12/1992)”.
Những tuyên bố này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đã tố cáo phía trên là sự thật.
Những gì xảy ra ngày nay mà có liên hệ đến 2 quần đảo chỉ là những hậu
quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ.
Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất
đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công
hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá
bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã dùng một ‘tiểu xảo’ để lừa
dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào thoát được
khỏi bàn tay của Trung Quốc, trong khi họ lại phải theo “đổi mới” của
Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
3. Eye on Asia – FEER, February 10, 1994
PHẠM VĂN ĐỒNG THÚ NHẬN BÁN NƯỚC
Saigon
– Hanoi – Paracels Islands Dispute – 1974, by Frank Ching, Far Eastern
Economic Review Reference: Vol. 157, No. 6, 10 Feb 1994 “Vietnamese communists sell the Paracel and Spratly islands, but now want to say no.”
According
to Chinese Ministry of Foreign Affairs’s “China’s Indisputable
Sovereignty Over the Xisha and Nansha Islands” (Beijing Review, Feb. 18,
1980), Hanoi has “settled” this matter with the Chinese in the past.
(Hà Nội đã “chuyển giao” cho Trung Hoa các quần đảo này trong quá khứ).
They basically claimed:
In
June 1956, two years after Ho Chi Minh’s government was re-established
in Hanoi, North Vietnamese Vice Foreign Minister Ung Van Khiem said to
Li Zhimin, Charge d’Affaires of the Chinese Embassy in North Vietnam,
that “according to Vietnamese data, the Xisha (Tây Sa = Hoang Sa,
Paracels) and Nansha (Nam Sa = Trường Sa, Spratlys) Islands are
historically part of Chinese territory”.
On
September 4, 1958, the Chinese Government proclaimed the breadth of its
territorial sea to be twelve nautical miles which applied to to all
territories of the PRC, “including … the Dongsha Islands, the Xisha
Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands…” Ten days later, Pham
Van Dong stated in his note to Zhou Enlai that “the Government of the
Democratic Republic of Vietnam recognizes and supports the declaration
of the Government of the People’s Republic of China on China’s
territorial sea made on September 4, 1958. “One more thing to notice is
that PRC threatened only the territories Vietnamese claimed and left
open claims of other countries. It was very clear that Mr Ho
Chi Minh, through Pham Van Dong, gave PRC “a big pie” because at that
time Mr Ho Chi Minh was preparing for invading South Vietnam. Mr Ho needed colossal aids and closed eyes to accept all conditions of Beijing. It was easy for him to sell “only on paper” two archipelagoes which still belonged to South Vietnam by then.
For
this, Vietnamese communists waited for a meeting of ASEAN countries in
Manila, used this opportunity as a safe buoy and signed right away a
paper requiring these countries to help Vietnam to solve this problem
“fairly”.
To
its part, after taking islands of communist Vietnam, China showed
amicability to Malaysia and Philippines and said that China was ready to
negotiate resourceful areas with these two countries, brushing VC
aside. China did say that it would not accept any foreign countries to
get involved in this matter between it and communist Vietnam.
Later, Pham
Van Dong denied his past wrongdoing in an issue of Far Eastern Economic
Review, March 16, 1979. Basically, he said the reason he did was
because it was “wartime”.
Here’s excerpt from this article on p.11:
“According
to Li (Chinese Vice-Premier Li Xiannian), China was ready to share the
gulf’s water “half and half” with the Vietnamese, but at the negotiating
table, Hanoi drew the line of Vietnamese control close to Hainan
island. Li also said that in 1956 (or 1958?), Vietnamese Premier Pham Van Dong supported a Chinese statement about sovereignty over the Spratly and Paracel islands, but since late 1975, Vietnam has been in control of part of the Spratly group – the Paracels being under Chinese control. In 1977, Dong reportedly said of his 1956 stance :”That was the war period and I had to say that”.
Because
of eagerness to create disastrous war for both areas North and South,
and to contribute to international communism, Mr Ho Chi Minh did
promise, without dignity, a “future” land for Chinese to grab, not
knowing for sure that whether or not the South Vietnam would be
swallowed.
As Dong said, “That was the war period and I had to say that”.
Who created the Vietnam War and ready to do all it could to get South
Vietnam even to sell land? Selling land during the war time and when it
was over Pham Van Dong denied it by just laying falsely the blame on the
war …
THÚ NHẬN CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG VÀ LÝ DO BÁN LÃNH HẢI
“… Phạm văn Đồng phủ nhận việc làm sai lầm của ông ta trong số báo của Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông ra ngày 16 tháng 3, 1979. Về căn bản, ông ta nói lý do tại sao ông ấy làm như vậy là vì lúc đó là thời gian chiến tranh…”
Tài
liệu của Bắc Kinh, Beijing Review, Feb. 18, 1980 và Website của Bộ
Ngoại Giao Trung Hoa: Bộ Ngoại giao Trung Hoa nói rằng Hà Nội đã “đồng
ý” về vấn đề này:
1)
Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của Hồ Chí Minh đã tái
thành lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm đã
nói với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc
Việt, rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam, hai quần đảo Hoàng sa và
Trường sa là môt bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc”.
2)
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chính phủ Trung Hoa đã tuyên bố bề rộng của
lãnh hải Trung Hoa là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh
thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, “bao gồm … Quần đảo Ðông Sa,
quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa …”. Mười ngày sau
đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng
“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản
tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân
Trung Hoa về vấn đề lãnh hải“.
Về
phía Trung Hoa sau khi đã lấy những đảo của Cộng sản Việt Nam, họ đã tỏ
thái độ ôn hòa đối với Mã Lai Á và Phi Luật Tân, và bảo rằng Trung Hoa
sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này, và
gạt VC qua một bên. Trung Hoa đã nói họ sẽ không tán thành bất cứ quốc
gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.
Sau đó, Phạm
Văn Đồng đã chối bỏ việc làm sai lầm trong quá khứ của ông ta, trong
một ấn bản của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 16/3/1979. Đại khái, ông ấy nói lý do mà ông ấy đã làm bởi vì lúc đó là “thời kỳ chiến tranh”.
Sau đây là một đoạn văn trích từ bài báo này ở trang số 11:
“Do
sự hồ hởi phấn khởi muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền
Bắc và Nam, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí
Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, một phần đất “tương lai” để cho
Trung Quốc lấy, mà biết không chắc gì có thể nào sẽ nuốt được miền Nam
Việt Nam.
Như ông Đồng đã nói, “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy”. Vậy
thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có
thể làm được để chiếm miền Nam Việt Nam, ngay cả việc bán đất? Bán đất
trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối
bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh”.
4. A History of Three Warnings by Dr. Jose Antonio Socrates, Univ. of the Phillipines, Geologist, actively monitoring Spratlys Island.
Tài liệu này gồm 3 đoạn như sau:
1) FIRST PART: DIVIDING THE PARACELS
When
in 1957 China protested Vietnam’s move in Robert Island, Saigon was
already in control also of two other islands of the Crescent Group:
Pattle and Money Islands. The three South Vietnamese held islands are
on the western side of the Crescent Group. Then in August 1958 Saigon
took over Duncan Island in the eastern sector of the Crescent, thus
facing the Amphitrite Group. Two weeks later the PRC government
declared its sovereignty over the whole of the Paracels. They were supported by North Vietnam.
- Dịch:
Vào năm 1957 khi Trung Cộng phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam tại đảo
Robert, thì chính quyền Sàigòn đã hoàn toàn kiểm soát hai đảo khác
trong nhóm Crescent: đảo Pattle và đảo Money. Ba (3) đảo mà Nam Việt
Nam chiếm giữ nằm bên phía tây của nhóm Crescent. Rồi đến tháng 8 năm
1958, chính quyền Saigon chiếm giữ đảo Duncan nằm bên khu vực phía đông
của nhóm đảo Crescent, đối diện với nhóm Amphitrite. Hai tuần sau đó,
chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền của
họ trên toàn bộ Quần Đảo Hoàng Sa. Họ đã được sự ủng hộ của Bắc Việt.
2)
STATEMENT BY THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC
OF VIET NAM ON THE HOANG SA AND TRUONG SA ARCHIPELAGOES (AUGUST 7,
1979)
On
July 30, 1979, China made public in Peking some documents in an attempt
to justify its claim of sovereignty over the Paracels and Spratly
archipelagoes. As regards this issue, the Ministry of Foreign Affairs
of the Socialist Republic of Vietnam declares:
…..
2.
The Chinese interpretation of the September 14, 1958 note by the Prime
Minister of the Democratic Republic of Viet Nam as recognition of
China’s ownership over the archipelagoes is a gross distortion since the
spirit and letter of the note only mean the recognition of a 12 -mile
limit for Chinese territorial waters.
(Dịch) Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Ngày 7 tháng 8 năm 1979)
Ngày
30 tháng 7 năm 1979 tại Bắc Kinh, phía Trung quốc đã cho công bố một
vài tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ
trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Về vấn đề này, này, Bộ
Ngoại Giao nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố:
……….
2.
Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958
của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ
quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng
trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận
giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc.
………..
3) DRV’s RECOGNITION OF CHIINA’s SOVEREIGNTY OVER THE NANSHA ISLANDS
a.
Vice Foreign Minister Dong Van Khiem of the Democratic Republic of Viet
Nam received Mr. Li Zhimin, charge d’affaires ad interim of the Chinese
Embassy in Viet Nam and told him that “according to Vietnamese data,
the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese
territory.” Mr. Le Doc, Acting Director of the Asian Department of the
Vietnamese Foreign Ministry, who was present then, added that “judging
from history, these islands were already part of China at the time of
the Song Dynasty.”
b.
Nhan Dan of Viet Nam reported in great detail on September 6, 1958 the
Chinese Government’s Declaration of September 4, 1958 that the breadth
of the territorial sea of the People’s Republic of China should be 12
nautical miles and that this provision should apply to all territories
of the People’s Republic of China, including all islands on the South
China Sea. On September 14 the same year, Premier Pham Van Dong of the
Vietnamese Government solemnly stated in his note to Premier Zhou Enlai
that Viet Nam “recognizes and supports the Declaration of the Government
of the People’s Republic of China on China’s territorial sea.”
c.
It is stated in the lesson The People’s Republic of China of a standard
Vietnamese school textbook on geography published in 1974 that the
islands from the Nansha and Xisha Islands to Hainan Island and Taiwan
constitute a great wall for the defense of the mainland of China.
Dịch:
a) Thứ trưởng ngoại giao Ðồng văn Khiêm (Ung văn Khiêm không phải Đồng)
của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi tiếp ông Li Zhimin, xử lý thường vụ
Toà Ðại Sứ Trung quốc tại Việt Nam đã nói rằng “theo những dữ kiện của
Việt Nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bộ phận lịch sử của
lãnh thổ Trung quốc”. Ông Lê Đốc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ
Ngoại giao Việt Nam, cũng có mặt lúc đó, đã nói thêm rằng “xét về mặt
lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung Hoa từ thời nhà
Tống”.
b)
Báo Nhân Dân của Việt Nam đã tường thuật rất chi tiết trong số xuất bản
ngày 6/9/1958 về Bản Tuyên Bố ngày 4/9/1958 của Nhà nước Trung Hoa,
rằng kích thước lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải
lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung quốc,
bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa. Ngày 14/9 cùng
năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng của phía nhà nước Việt Nam, trong bản
công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt
Nam “nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân
Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải”
5. RFA 12/12/07;
Đến năm 1977, cựu Thủ tướng Phạm văn Đồng giải bày về quan điểm của ông hồi năm 1956 rằng ‘đó là thời chiến và ông phải nói như vậy thôi’. Thời
chiến tranh, là lúc mà Hà Nội cần sự chi viện hùng hậu của Bắc Kinh, cả
về quân dụng, tư vấn, cho đến vận động dư luận quốc tế.
Như
vậy, thì do đâu mà người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Ba
11 tháng 12 năm 2007 lại nói, “Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử đã
có những quan điểm khác nhau về vấn đề chủ quyền này và Trung Quốc hiểu
rõ chuyện đó”.
Nguyên
bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm giải thích trong một cuộc
họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 và được Thông tấn xã Việt
Nam loan tải ngày 3 tháng 12 năm 1992. Ông nói: “các nhà lãnh đạo của ta
lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo hiệp
định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ
tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần
đảo này.
Thêm vào đó, vào lúc ấy Việt Nam
phải tập trung hết mọi lực lượng vào cuộc chiến chống Mỹ nên cần bạn bè
khắp nơi. Tình hữu nghị Việt-Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn
toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem
Trung Quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị. Trong tinh thần ấy
thì do tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung
Quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hòang Sa và Trường Sa)
là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.
Đặc
biệt, việc này còn nhắm vào nhu cầu cấp thiết lúc đó là ngăn ngừa đế
quốc Mỹ không sử dụng các quần đảo đó để tấn công chúng ta. Việc lãnh
đạo ta tạm công nhận như thế với Trung Quốc không có can hệ gì đến chủ
quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa cả”.
Những
lời trần tình của nguyên bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm
được Thông tấn Xã Việt Nam đăng tải ngày 3 tháng 12 năm 1992, chứng minh
điều người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc nhận xét “Việt Nam trong
nhiều thời kỳ lịch sử đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề chủ
quyền này và Trung Quốc hiểu rõ chuyện đó”.
Những
công hàm cấp Thủ tướng Chính phủ gởi cho nhau, những lời tuyên bố nồng
ấm mà các lãnh đạo trao cho nhau khi còn thắm thiết, khi còn cần nhau,
và được công báo, văn khố chính thức của quốc gia lưu giữ và báo chí
quốc tế ghi nhận, thì nay có còn giá trị pháp lý hay không? Trung Quốc
khẳng định là họ hiểu rõ chuyện đó.
Rồi trong một bài trên báo Sàigòn
Giải Phóng ra tháng 05/1976, đã viết: “Trung quốc vĩ đại đối với chúng
ta, không phải chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã
cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày nay. Vì vậy chủ quyền
Hoàng Sa thuộc về ViệtNam hay thuộc Trung quốc cũng vậy mà thôi”! (trích Làm Thân Cỏ Cú của Lê Minh Nguyên).
6. Ông Phạm Văn Đồng giữ chức thủ tướng 32 năm (BBC 24 tháng 1, 08).
Năm
1958 Thủ tướng của miền Bắc Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng, đã ký một lá
thư mà sau này gây rất nhiều tranh cãi. Lá thư ngày 14-9-1958 nói chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tán thành với một tuyên bố của Bắc Kinh
về hải phận của Trung Quốc. Lá thư này được nhiều người xem là sự thừa
nhận của Bắc Việt đối với chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và
Hoàng Sa. Gần đây, sau những tranh cãi giữa hai nước về chủ quyền ở hai
hòn đảo, lá thư của ông Phạm Văn Đồng lại được đưa ra thảo luận, tuy
không chính thức, ở Việt Nam và trong giới người Việt ở nước ngoài. Vậy
nhận định của giới nghiên cứu nước ngoài về lá thư là như thế nào?
BBC
Tiếng Việt đã hỏi tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á
đang sống ở Hungary. Đầu tiên ông giải thích hai quan điểm khác nhau
của Bắc Việt trong thập niên 1950 và 1974, năm Hoàng Sa rơi vào tay
Trung Quốc.
Tiến sĩ Balazs Szalontai:
Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu
thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ
của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn
cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng
Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất
đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo. Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm
cách có được giúp đỡ của Trung Quốc, và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra
tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc
hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của
Việt Nam đối với các đảo này.
Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc có không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt – Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.
Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc có không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt – Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.
Vì
những lý do tương tự, thái độ của Trung Quốc cũng trở nên cứng rắn
hơn. Đến năm 1974, Bắc Kinh không còn hy vọng Hà Nội sẽ theo họ để
chống Moscow. Thực sự vào cuối 1973 và đầu 1974, Liên Xô lại cảm thấy
sự hòa hoãn Mỹ – Trung đã không đem lại kết quả như người ta nghĩ.
Washington không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng không bỏ đi
ý định tìm kiếm hòa hoãn với Liên Xô. Ngược lại, quan hệ Xô – Mỹ lại
tiến triển tốt. Vì thế trong năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc lại một lần
nữa cảm thấy bị bao vây. Vì vậy họ muốn cải thiện vị trí chiến lược ở
Đông Nam Á bằng hành động chiếm Hoàng Sa, và tăng cường ủng hộ cho Khmer
Đỏ và du kích cộng sản ở Miến Điện.
BBC: Theo nhận định của ông, lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được viết trong hoàn cảnh nào?
-Chính phủ nước Việt Nam DCCH ghi nhận và tán thành tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của nước CHND Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Hoa. Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Hoa trong mối quan hệ với nước CHND Trung Hoa trên mặt biển …
-Chính phủ nước Việt Nam DCCH ghi nhận và tán thành tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của nước CHND Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Hoa. Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Hoa trong mối quan hệ với nước CHND Trung Hoa trên mặt biển …
Tiến sĩ Balazs Szalontai:
Trước tiên, ta nói về tuyên bố của Trung Quốc. Nó ra đời trong bối
cảnh có Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1956 và các hiệp định
được ký sau đó, năm 1958. Lẽ dễ hiểu, Trung Quốc, mặc dù không phải là
thành viên của Liên Hiệp Quốc, cũng muốn có tiếng nói về cách giải quyết
những vấn đề đó. Vì lẽ đó ta có tuyên bố của Trung Quốc tháng Chín
1958.Như tôi nói ở trên,
trong những năm này, Bắc Việt không thể làm phật ý Trung Quốc. Liên Xô không cung cấp đủ hỗ trợ cho công cuộc thống nhất, trong khi Ngô Đình Diệm ở miền Nam và chính phủ Mỹ không sẵn sàng đồng ý tổ chức bầu cử như đã ghi trong Hiệp định Genèva. Phạm Văn Đồng vì thế cảm thấy cần ngả theo Trung Quốc. Dẫu vậy, ông ấy có vẻ đủ thận trọng để đưa ra một tuyên bố ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ, nhưng tránh đưa ra định nghĩa về lãnh thổ này. Mặc dù tuyên bố trước đó của Trung Quốc rất cụ thể, nhắc đến toàn bộ các đảo bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền, thì tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể được áp dụng với quy tắc này.
trong những năm này, Bắc Việt không thể làm phật ý Trung Quốc. Liên Xô không cung cấp đủ hỗ trợ cho công cuộc thống nhất, trong khi Ngô Đình Diệm ở miền Nam và chính phủ Mỹ không sẵn sàng đồng ý tổ chức bầu cử như đã ghi trong Hiệp định Genèva. Phạm Văn Đồng vì thế cảm thấy cần ngả theo Trung Quốc. Dẫu vậy, ông ấy có vẻ đủ thận trọng để đưa ra một tuyên bố ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ, nhưng tránh đưa ra định nghĩa về lãnh thổ này. Mặc dù tuyên bố trước đó của Trung Quốc rất cụ thể, nhắc đến toàn bộ các đảo bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền, thì tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể được áp dụng với quy tắc này.
Dù
sao trong tranh chấp lãnh thổ song phương này giữa các quyền lợi của
Việt Nam và Trung Quốc, quan điểm của Bắc Việt, theo nghĩa ngoại giao
hơn là pháp lý, gần với quan điểm của Trung Quốc hơn là với quan điểm
của miền Nam Việt Nam.
BBC: Ngoài
ra người ta còn nghe nói đến một tuyên bố tán thành với Trung Quốc của
Ung Văn Khiêm, đưa ra năm 1956 khi ông này là Thứ trưởng Ngoại giao của
Bắc Việt. Phía Trung Quốc đã công khai viện dẫn đến tuyên bố này. Nó
có giúp ta hiểu thêm về lá thư của ông Phạm Văn Đồng?
-Tiến sĩ Balazs Szalontai:
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vào giữa năm 1956, Ung Văn
Khiêm đã nói với đại diện lâm thời của Trung Quốc rằng Hoàng Sa và
Trường Sa về mặt lịch sử đã thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Ban đầu tôi
nghi ngờ sự chân thực của tuyên bố này. Năm 2004, Bộ Ngoại giao Trung
Quốc thậm chí xóa đi những chương tranh cãi của lịch sử Triều Tiên khỏi
trang web của họ. Tức là họ sẵn sàng thay đổi quá khứ lịch sử để phục
vụ cho mình.
Tôi
cũng chấp nhận lý lẽ rằng nếu ông Khiêm quả thực đã nói như vậy, thì có
nghĩa rằng ban lãnh đạo Bắc Việt thực sự có ý định từ bỏ chủ quyền của
Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng nay tôi nghĩ khác, mà một
lý do là vì tôi xem lại các thỏa thuận biên giới của Mông Cổ với Liên
Xô.
Tôi nhận ra rằng tuyên bố của Ung Văn Khiêm thực ra không có tác dụng ràng buộc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố của một quan chức như ông Khiêm được coi như đại diện cho quan điểm chính thức của ban lãnh đạo. Nhưng ban lãnh đạo cũng có thể bỏ qua ông ta và những tuyên bố của ông ta bằng việc sa thải ông ta vì những lý do có vẻ chả liên quan gì. Đó là số phận của Ngoại trưởng Mông Cổ Sodnomyn Averzed năm 1958. Trong lúc đàm phán về biên giới Liên Xô – Mông Cổ, ông ta có quan điểm khá cứng rắn, và rất có thể là vì ông ta làm theo chỉ thị của ban lãnh đạo. Nhưng khi Liên Xô không chịu nhả lại phần lãnh thổ mà Mông Cổ đòi, và chỉ trích “thái độ dân tộc chủ nghĩa” của Averzed, Mông Cổ cách chức ông ta.
Tôi nhận ra rằng tuyên bố của Ung Văn Khiêm thực ra không có tác dụng ràng buộc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố của một quan chức như ông Khiêm được coi như đại diện cho quan điểm chính thức của ban lãnh đạo. Nhưng ban lãnh đạo cũng có thể bỏ qua ông ta và những tuyên bố của ông ta bằng việc sa thải ông ta vì những lý do có vẻ chả liên quan gì. Đó là số phận của Ngoại trưởng Mông Cổ Sodnomyn Averzed năm 1958. Trong lúc đàm phán về biên giới Liên Xô – Mông Cổ, ông ta có quan điểm khá cứng rắn, và rất có thể là vì ông ta làm theo chỉ thị của ban lãnh đạo. Nhưng khi Liên Xô không chịu nhả lại phần lãnh thổ mà Mông Cổ đòi, và chỉ trích “thái độ dân tộc chủ nghĩa” của Averzed, Mông Cổ cách chức ông ta.
Thủ
tướng Trung Quốc Chu Ân Lai là người nhận thư của Thủ tướng Việt Nam
Phạm Văn Đồng năm 1958. Trong trường hợp Ung Văn Khiêm, ông ta khi ấy
chỉ là thứ trưởng, và chỉ có một tuyên bố miệng trong lúc nói riêng với
đại diện lâm thời của Trung Quốc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố
miệng không có cùng sức mạnh như một thông cáo viết sẵn đề cập đến các
vấn đề lãnh thổ. Nó cũng không có sức nặng như một tuyên bố miệng của
lãnh đạo cao cấp như thủ tướng, nguyên thủ quốc gia hay tổng bí thư. Rõ
ràng các lãnh đạo Bắc Việt không ký hay nói ra một thỏa thuận nào như
vậy, vì nếu không thì Trung Quốc đã công bố rồi.
BBC: Theo ông, lá thư của Phạm Văn Đồng có ý nghĩa pháp lý nào không?
Tiến sĩ Balazs Szalontai: Nó
khiến cho quan điểm của Việt Nam bị yếu đi một chút, nhưng tôi cho rằng
nó không có sức nặng ràng buộc. Theo tôi, việc các tuyên bố của Trung
Quốc nhấn mạnh nguyên tắc “im lặng là đồng ý” không có mấy sức nặng.
Chính phủ miền Nam Việt Nam đã công khai phản đối các tuyên bố của
Trung Quốc và cố gắng giữ các đảo, nhưng họ không ngăn được Trung Quốc
chiếm Hoàng Sa. Trung Quốc đơn giản bỏ mặc sự phản đối của Sàigòn. Nếu
Hà Nội có phản đối lúc đó, kết quả cũng sẽ vậy thôi.
BBC:
Ngày nay, người ta có thể làm gì với lá thư của ông Đồng? Trong một
giai đoạn dài, ở Việt Nam chỉ là sự im lặng. Ông nghĩ liệu người Việt
Nam bây giờ có thể công khai tranh luận về nó mà không sợ là điều này
chỉ có lợi cho Trung Quốc?
-Theo tôi,
do lá thư của Phạm Văn Đồng chỉ có giá trị pháp lý hạn chế, nên một sự
thảo luận công khai về vấn đề sẽ không có hại cho cả Việt Nam và Trung
Quốc. Nhưng dĩ nhiên chính phủ hai nước có thể nhìn vấn đề này theo một
cách khác.
Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006)
Tóm
lại, Hồ chí Minh đã có âm mưu thực sự chuyển giao Hoàng Sa và Trường Sa
cho Trung cộng, để đổi lại nhận viện trợ của TC để xâm lăng Việt Nam
Cộng Hòa.
***
Thực
tế thì về phương diện pháp lý, đây là một văn thư hành chánh gửi cho
một đối tác chính quyền. Văn thư ấy không có giá trị trong việc chuyển
nhượng lãnh thổ hay lãnh hải. Về phương diện kỹ thuật pháp lý, việc
chuyển giao lãnh thổ phải được thực hiện bằng một hiệp ước và hiệp ước
này phâi tuân thủ và hội đủ những điều kiên khắt khe để có giá trị, và
như thế có hiệu lực ràng buộc. Thí dụ các Hiệp Ước 1999 và 2000 giữa VC
và TC, dù là hiệp ước chính thức được ký kết, Quốc Hội phê chuẩn,
nhưng có nhiều hà tì, do đó không có giá trị về pháp lý. TC viện dẫn
văn thư đó như trong Website của Bộ Ngoại Giao của chúng để biện minh
rằng chính phủ Hồ chí Minh chính thức công nhận rằng Biển Đông là của
Trung Hoa. Vì không có một bằng cớ nào có giá trị hơn, nên phải dùng
đến văn thư này. TC viện dẫn cả lời nói của Ưng văn Khiêm với Li
Zhimin, với sự chứng kiến của Lê Đốc, một nhân viên ngoại Giao của Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà ta thấy được bàn đến trong những tài liệu như
trên. Về phương diện chính trị, có thể văn thư này hay lời tuyên bố của
Ưng văn Khiêm tiết lộ một điều gì bí ẩn mà Hồ chí Minh cố tình dấu giếm
như vấn đề này đuợc tờ Tập San Far Eastern Economic Review giải thích ở
trên.
7. Bốn điều cần nêu ra ở đây về Tuyên Bố của Phạm văn Đồng là:
1) Không ai có thể chuyển nhượng cho một đệ tam nhân cái gì mà mình không có.
Đây là trường hợp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, như Phạm văn Đồng gửi công
hàm kể trên: Họ không phải là chủ nhân ông hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Hai quần đảo này thuộc quyền sở hữu của Việt Nam Cộng Hòa.
Có thể tuyên bố của Đồng chỉ là tuyên bố của một đệ tam nhân, một kẻ
đứng ngoài, hô hào đả đảo hay ủng hộ để làm vừa lòng một đồng minh,
nhất là đồng minh ấy là quan thày, theo lối của Cộng Sản. Giống như VC
đã làm khi TT Bush đánh Saddam Hussein cách đây hơn 6 năm. Trong 2
tháng đầu của cuộc chiên, VC đã cho 39 tỉnh thị xã biểu tình chống đế
quốc Mỹ xâm lăng Iraq, chỉ vì Saddam Hussein là bạn với VC. Cũng có thể
để làm vừa lòng TC khi Hồ cho tuyên bố như vậy, dù nghĩ rằng Hồ chẳng
có gì để mất vì hai quần đảo đó thuộc về Miền Nam. Vì thế bây giờ mới
đưa tới hậu quả tai hại.
2) Trong công hàm, Phạm văn Đồng tán thành lời tuyên bố của Chu ân Lai và tôn trọng tuyên bố ấy. Trong bản tuyên bố, họ Chu mặc thị tự nhận rằng TC đã là chủ 2 quần đảo
ấy. Thực tế TC không bao giờ thụ đắc hợp pháp quyền làm chủ hai quần
đảo này. Đây chỉ là hành vi đơn phương cướp đoạt đất đai của kẻ xâm
lăng. Khi TC không là chủ, thì việc tán thành của Phạm văn Đồng chẳng
có giá trị gì. Đây đã là một điều bất hợp pháp trước khi Phạm văn Đồng
gửi văn thư.
3) Tuyên bố lãnh hải là 12 hải lý theo luật biển.
Ta giả thử rằng nếu TC có chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa thực sự,
thì bên ngoài lãnh hải 12 hải lý đó, luật biển qui định là thềm lục
địa và khu đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Dĩ nhiên, một hải đảo
phải có đầy đủ điều kiện tự sinh tồn đã mới được hưởng qui chế ấy. Khi
tuyên bố về 12 hải lý, người ta hiểu rằng TC chấp nhận luật biển của
quốc tế. Nay với bản đồ phổ biến lại hồi tháng 6 năm 2006, TC lại vẽ
hết cả Biển Đông là đất cùa chúng. Vậy thì có phải là hành vi của kẻ
theo chủ nghĩa bá quyền, bất chấp luật biển mà quốc tế nhìn nhận?
4) Một văn thư hành chánh, như công hàm không có giá trị trong việc chuyển nhượng lãnh thổ hay lãnh hải.
Tóm
lại, không có chuyển nhượng chủ quyền cho Trung Cộng dù đây là sự hưởng
ứng tự nguyện về phía Hồ chí Minh, đáp ứng lời tuyên bố đơn phương của
TC, nghĩa là Hồ chí Minh đã tự ý biểu lộ “ý chí chấp thuận” về vấn đề
ấy. Không có gì làm cho những người sống trong thế giới văn minh đồng ý
rằng đây là văn kiện chuyển nhượng lãnh thổ.
***
Ở
trên, tôi nói rằng không có giá trị pháp lý để bị ràng buộc, thì tại
sao vấn đề được TC nhấn mạnh và nêu ra, và sử dụng văn kiện ấy là cái
cớ, cái cớ quan trọng nhất để cưỡng hành lời hứa, và VC phản ứng ra sao?
Phạm văn Đồng, rồi Nguyễn mạnh Cầm, Bộ trưởng Ngoại Giao VC, nhìn nhận
rằng họ có công nhận chủ quyền của TC trên 2 quần đảo
ấy (không chối được như thường lệ vì TC có lưu trữ và cho công bố công
hàm này), nhưng lại quanh co viện dẫn lý do là “lúc đó có chiến tranh
…”, đổ tội cho “chiến tranh” để tránh phơi bày sự thật như Far Eastern
Economic Review, 16 tháng 3, 70 tiết lộ. Báo ấy viết “Đây là sụ dàn xếp
mờ ám giữa 2 người CS anh em…. Cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận
của Cộng sản Việt Nam không thể nào xóa bỏ được bởi một nước nhỏ như
Việt Nam, kẻ chơi trò ‘tiểu xảo’ để lừa dối Trung Quốc”.
Nói
về lý do hay dịp nào Hồ nhượng biển cho TC, Frank Ching của Tập San
FEER số ra ngày 10 tháng 2 ,1994 viết: “Mr Ho needed colossal aids and
closed eyes to accept all conditions of Beijing. It was easy for him to
sell “only on paper” two archipelagoes which still belonged to South
Vietnam by then.” (Vì cần khối lượng viện trợ khổng lồ để đánh miền Nam, nên Hồ nhắm mắt chấp nhận các điều kiện của Bắc kinh đưa ra.
Do đó việc bán 2 quần đảo chỉ có trên giấy tờ rất dễ, vì các đảo này
vào lúc đó thuộc về Miền Nam Việt Nam). Đó là lý do lãnh đạo VC “miệng
câm như hến” về chủ quyền Biển Đông. Với TC, đây là cách hành sử cố hữu
của bọn bá quyền lớn, mạnh uy hiếp kẻ yếu và VC lại nhảy vào chơi trò
chơi này. Và hậu quả tai hại cho dân tộc biết bao nhiêu vì sự lưu manh
và dối trá của Hồ nên dân tộc Việt đang phải trả giá đó.
8. Họp báo tại Tòa Đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội vào ngày 15 tháng 9 năm 2008.
Bắc
Kinh tuyên bố rằng nhân dịp kỷ niệm 50 năm bản tuyên bố của Chu ân Lai
về lãnh hải và Phạm văn Đồng gửi công hàm công nhận phạm vi lãnh hải
ấy. Câu hỏi là tại sao lại tuyên bố vào dịp này và lại tuyên bố tại Tòa
Đại sứ TC ngay tại Hà Nội, không phải ở Bắc Kinh?
Thâm
ý của Bắc Kinh là trước tình thế có chống đối khá dữ dội của dân chúng
Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Trung Hoa về vấn đề Hoàng Sa và Trường
Sa, việc công bố công hàm ấy ngay tại Hà Nội, thay vì ở Bắc Kinh là tái
xác nhận quyền hành của Bắc Kinh trên hai quần đảo này mà Hồ chí Minh đã
chuyển nhượng cho họ. Việc tái xác nhận ngay trước mắt của lãnh đạo
Đảng CSVN ngay tại thủ đô của VC là một điều cảnh cáo rằng họ (lãnh đạo
VC) phải coi chừng và có trách nhiệm ngăn chặn, nêu không nói là tiêu
diệt mọi mầm mống chống đối từ phía sinh viên, dân chúng như đã và đang
xảy ra, đồng thời để cho dân Việt biết rằng Hồ chí Minh đã ‘bán’ Hoàng
Sa và Trường Sa cho TC. Việc chuyển nhượng lãnh thổ đã hoàn tất và bất
khả tranh cãi như TC luôn nhắc lại điều này. Căn cứ vào đó hải quân TC
đã bắn giết ngư phủ hành nghề ngoải khôi Biển Đông vì lý do “xâm phạm
lãnh hải của TC. Công bố ấy cũng có liên hệ đến việc thủ tướng VC
Nguyễn tấn Dũng đã đến Hoa Thịnh Đốn vào tháng 6 vừa qua, mang mồi nhử
tư bản Mỹ là Exxon Mobil vào tìm dò dầu hỏa ở Biển Đông và nhờ thế, Mỹ
sẽ bảo vệ quyền lợi công ty dầu. Công bố này cũng để nhắc nhở cho Mỹ
biết Biển Đông nay là của TC. Còn nữa, công bố công hàm đó ngay tại thủ
đô của VC có nghĩa là xác nhận quyền uy của CHNDTH trên 2 quần đảo này
đối với tất cả quốc tế.
***
Tóm
lại, những gì mà TC viện dẫn để biện minh rằng chúng có chủ quyền trên
các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có một giá trị gì. Một văn thư
hành chánh nói về chủ quyền không có giá trị ràng buộc về pháp lý.
Muốn chuyển nhượng chủ quyền ngay cả bằng cách bán đất hay bán biển,
nghĩa là chuyển giao đất hay biển cho một đối tác phải có sự chấp thuận
của tòan dân như qua cuộc trưng cầu dân ý hợp lệ. Một lời tuyên bố
xuông về chủ quyền như trường hợp của Ung văn Khiêm lại càng chẳng có
giá trị gì. TC biết rằng về phương diện lịch sử, chúng chẳng có gì để
chứng minh chủ quyền trên hai quần đảo này. Mãi cho đến 1994, chúng
cùng với Đài Loan cho hơn 100 học giả của cả hai bên họp với nhau kêu
gọi mọi Hoa kiều trên thế giới tìm kiếm giúp bằng cớ để chứng minh chủ
quyền, và còn kêu gọi hỗ trợ chính quyền TC tranh đấu (chính trị) giúp
để xác nhận và bảo vệ chủ quyền của chúng trên hai quần đảo của Việt Nam
(xin xem thêm Nguyễn văn Canh, Cộng Sản Trên Đất Việt, Kiến Quốc xuất bản, 2002 trang vii-ix).
Không
thể biện minh được rằng chúng có chủ quyền, nên chúng đã sử dụng bạo
lực để đánh chiếm các quân đảo này, một hành động trái với Công Pháp
Quốc Tế: Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Luật Biển 1982. Chúng hy vọng
rằng sự chiếm đóng và hành sử chủ quyền mà chúng đang làm sẽ trở thành
sự đã rồi và Biển Đông của Việt Nam sẽ trở thành lãnh thổ hợp pháp của
Trung Hoa trong tương lai lâu dài.
Toàn
thể con dân Việt, nhất là người Việt hải ngoại phải có nghĩa vụ tích
cực chống lại âm mưu này, không thể để cho quân xâm lược thục hiện âm
mưu bất chính ấy.
Điều
quan trọng đối với người Việt chân chính là phải tố cáo với thế giới
các hành vi tiếp tay của Hồ chí Minh và Đảng CSVN để đưa đến tình trạng
hiện nay, và đang ngăn chặn dân Việt đứng lên bảo vệ đất tổ như Sinh
Viên trong nước đã hô hào trong cuộc biểu tình vào đầu tháng 12 năm
2007: “Thanh niên Việt đứng lên bảo vệ tổ quốc”. Dân Việt cũng phải
vận dụng sức mạnh để chấm dứt tình trạng đen tối mà Hồ và đồng bọn gây
ra và tình trạng ấy sẽ xảy đến cho toàn thể dân tộc Việt trong những
năm tới. Đảng CSVN đang chỉ đạo cho đám tay sai ỡ hải ngoại ra mặt tố
cáo Bắc kinh, thay vì chính chúng phải có hành động bảo vệ lãnh hải.
Tài liệu cũ sau đây phản đối Việt Cộng ủng hộ việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa:
Báo Chính Luận, Hòa Bình, Sống Thần…. đăng tin về Hoàng Sa năm 1974.
GS Nguyễn Văn Canh
www.vietthuc.org
No comments:
Post a Comment