Oanh Yến Thị Phạm –
Trong thời gian của những tuần cuối tháng tư, trên các blog lề trái tràn ngập những bài viết về những kỷ niệm buồn của ngày 30/04/1975 đã đi vào lịch sử hiện đại Việt Nam trong hơn hai thập kỷ cuối của thế kỷ trước. Những bài viết về tình cảm buồn, hận và cả nổi nhục vì bại trận phải bỏ nước ra đi của những người đã từng cầm súng và cả những người chưa biết chiến tranh là gì. Có cả những ý kiến, trong đó có ý kiến của cố Tổng thống của nền đệ nhị Cộng Hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu cho rằng: Chính vì người Mỹ đã phản bội lại VNCH, cho nên cộng sản miền Bắc mới chiến thắng? Những ý kiến trên có thỏa đáng không? Và tại sao Mỹ lại đi đến quyết định như thế?
Trong thời gian của những tuần cuối tháng tư, trên các blog lề trái tràn ngập những bài viết về những kỷ niệm buồn của ngày 30/04/1975 đã đi vào lịch sử hiện đại Việt Nam trong hơn hai thập kỷ cuối của thế kỷ trước. Những bài viết về tình cảm buồn, hận và cả nổi nhục vì bại trận phải bỏ nước ra đi của những người đã từng cầm súng và cả những người chưa biết chiến tranh là gì. Có cả những ý kiến, trong đó có ý kiến của cố Tổng thống của nền đệ nhị Cộng Hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu cho rằng: Chính vì người Mỹ đã phản bội lại VNCH, cho nên cộng sản miền Bắc mới chiến thắng? Những ý kiến trên có thỏa đáng không? Và tại sao Mỹ lại đi đến quyết định như thế?
Lo sợ trước hiệu ứng Domino của họa CS sẽ lan xuống khắp bán đảo Đông Dương và các nước Đông Nam Á, Mỹ đã thế chân Pháp nhẩy vào miền Nam rất sớm. Tổng viện trợ của Mỹ cho VNCH từ 1954-1975 là trên 26 tỷ USD, chưa bao gồm khí tài và chi phí do quân đội Mỹ trực tiếp sử dụng trong giai đoạn tham chiến trực tiếp 1964-1973 và những chi phí gián tiếp. Theo nhà kinh tế học Steven ước tính tổng chi phí của quân đội Mỹ cho cuộc chiến Việt Nam lên tới 925 tỷ USD, chưa kể chính sách, chế độ cho quân nhân mất tích trong cuộc chiến, gấp 3,8 lần chi phí trong thế chiến thứ II và là cuộc chiến tốn kém nhất của Mỹ cho tới thời diểm hiện tại*.
Đánh đổi lại chính phủ Mỹ được gì?
-Một chính quyền đệ I Cộng Hòa với một ông Tổng Thống nhu nhược chịu ảnh hưởng của gia đình, hết chịu ảnh hưởng của ông anh Linh mục Ngô Đình Thục tới ý kiến của ông em Ngô Đình Nhu và vợ để đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác. Với sự tiến cử của Linh mục Ngô Đình Thục các tình báo cộng sản như Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo đã có dịp chui sâu, leo cao và đã kịp xây dựng mạng lưới tình báo từ phủ Đầu Rồng xuống tận các ngóc ngách các chi khu, tiểu khu, trong giới công chức, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên, nhà thờ, chùa chiền… Không tập hợp được các lực lượng chính trị, tôn giáo vào liên minh chống cộng mà chỉ mù quáng chạy theo tham vọng vun vén quyền lực cho gia đình, gián tiếp gây ra sự đối đầu giữa Công giáo và Phật giáo. Tạo cơ hội cho những tên cs nằm vùng như Thích Trí Quang, Thích Trí Thủ trong phật giáo Ấn Quang dùng 31 vị sư sãi, tạo nên phong trào tự thiêu (1963-1971) để tạo áp lực lên chính quyền miền Nam.
-Một chính quyền đệ nhị Cộng Hòa với liên minh một mình một chợ Thiệu-Kỳ mà Tổng thống cũng như Phó Tổng thống chỉ thích tham nhũng và buôn lậu hơn là chống cộng. Những đoàn công-voa có còi hụ chở đồ lậu từ Kampuchia qua ngã Long An trong đường dây buôn lậu của Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Trần Văn Trung, Lý Tòng Bá, Nguyễn Đình Tiên, Bùi Đình Đạm… của vợ Thiệu.
Hay những chuyến bay bí mật chở nha phiến từ khu Tam giác vàng của Nguyễn Cao Kỳ và các tướng lãnh không quân.
-Trong khi đó ngoài xã hội miền Nam Việt Nam lúc đó với những phong trào đấu tranh Phật giáo dưới sự xách động của Thích Trí Quang, Thích Trí Thủ, ni sư Huỳnh Liên… Bên công giáo thì có Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh… Trí thức có các Dân biểu đối lập: Hồ Ngọc Thuận, Kiều Mộng Thu, Bác sỹ Đinh Xuân Dũng, Nguyễn Văn Bình… và các chủ bút, chủ nhiệm các tờ báo như Nguyễn Kiên Giang, Tô Văn, Phi Vân (của đoàn ký giả Nam Việt), Văn Mại(cựu tổng thư ký báo Buổi Sáng), Lý Bình Hiệp Trần Kim Mẫn(hội ái hữu ký giả VN) Thái Thương Hoàng, Thái Dương, Tô Ngọc Hiệp, Văn Mại, Đoàn Hùng, Ái Lan, Ninh Anh, Nam Đình(chủ báo Thần Chung), Trần Tấn Quốc(tiếng dội miền Nam), Tô Nguyệt Đình… trong phong trào ký giả đi…ăn mày.
Sinh viên, học sinh thì có phong trào: ” Hát cho đồng bào tôi nghe” do đoàn văn nghệ Sinh viên-Học sinh Sài gòn thuộc tổng hội Sinh viên sài gòn với Tôn Thất Lập (trưởng đoàn, chủ tịch hội SV sáng tác) Trương Quốc Khánh, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Sanh, La Hữu Vang… và phong trào này còn phát triển lên thành phong trào đốt xe Mỹ. Ngoài ra còn có phong trào nhạc phản chiến của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn với những tập nhạc “Ca khúc da vàng”, “Kinh Việt Nam”, “Ta phải thấy mặt trời”…
-Những tình báo cs như Phạm Xuân Ẩn, Lê Hữu Thúy, Nguyến Quốc Triệu, Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Đăng Trừng… nhởn nhơ trước mũi cảnh sát, tình báo quân đội.
-Dân lao động, dưới quang gánh là lựu đạn, vũ khí, truyền đơn… những em bé đánh giầy, bán báo là tai mắt của việt cộng nằm vùng. Cả miền Nam không chống Mỹ thì cũng lơ mơ, ù ù, cạc cạc về cộng sản.
Tổng thống Trần Văn Hương, chính quyền Dương Văn Minh thì mơ màng về hòa hợp hòa giải dân tộc.
-Phong trào phản đối cuộc chiến tại Việt Nam không chỉ nổi lên khắp các nước mà ngay trong lòng nước Mỹ cũng có trên 200 tổ chức phản chiến. Đỉnh điểm là sự tự thiêu của Norman Morrison 02/11/1965 với đứa con gái nhỏ Emilly trên tay(em bé sau được cứu sống). Những Bob Dylan, John Lennon và vợ Yoko Ono… Và cũng không thể không nhắc đến Jane “Hà Nội” Fonda với phát biểu nổi tiếng trước 2000 sinh viên Đại học Michigan 21/11/1970 : ” Nếu thực sự hiểu cộng sản là gì, bạn sẽ hy vọng, bạn sẽ quỳ gối cầu nguyện rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ trở thành cộng sản” (Không hiểu trong số 2000 sinh viên có mặt trong buổi nói chuyện của Jane Fonda hôm ấy và cả bản thân Jane có được mấy người đã trở thành người cộng sản đúng nghĩa chưa???).
Không hiểu chính phủ Mỹ có nghe lời khuyên của tướng độc nhãn Moshe Dayan( Bộ trưởng bộ quốc phòng Do Thái): ” Muốn thắng cộng sản, phải để cộng sản thắng trước” không? (chỉ nghe đồn, không biết có đúng không?). Nhưng trong tình hình Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến mà ở thế không thể thắng được, quyết định bỏ miền Nam Việt Nam là một quyết định sáng suốt.
Ngày hôm nay, nhìn những đoàn người sắp hàng dài rồng rắn chờ phỏng vấn diện di dân trước Lãnh sự quán Mỹ, những hàng cô gái trước Lãnh sự quán Hàn Quốc chờ phỏng vấn, nhìn những mẹ những dì trong đoàn biểu tình khiếu kiện, trong đó có cả những mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình thương binh, liệt sỹ. Đọc bài viết “Đồng hành quân sự với Mỹ là mệnh lệnh thời đại” của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, các bài viết của các blogger, các nhà đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền tôi thấy so với trước đây trong thời chiến tranh Việt Nam nhận thức của dân chúng về cộng sản quả là đã có một bước tiến bộ dài. Việc rút lui của Mỹ trong cuộc chiến trước đây phần nào đã phát huy tính chiến lược của nó.
Cộng sản đã thắng trong cuộc chiến nhưng để mọi người mù quáng tin tưởng như trước đây và sự tồn tại của chính thể này còn kéo dài được bao lâu nữa, thì vấn đề cần phải coi lại.
Sài Gòn 04/05/2011
Oanh Yến Thị Phạm
No comments:
Post a Comment