Phạm Đình Trọng
1.
Cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người
khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong lòng
người vì đất đai.
Tiếng súng Đoàn Văn Vươn nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng, phá tan sự thanh bình, êm ả ngàn đời của làng quê Việt Nam cũng vì đất đai.
Sự
biến ở Văn Giang, Hưng Yên, hàng ngàn công an trập trùng mũ sắt, khiên
đồng, súng đạn, dùi cui trấn áp vài trăm người dân lương thiện, lam lũ
cũng vì đất đai.
Đất đai đã trở thành sự xung đột giữa quyền sử dụng đất của người dân được ghi trong Hiến pháp: Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài
(Điều 18, Hiến pháp 1992) với những nhóm quyền lực kinh tế kết hợp với
quyền lực chính trị hối hả tìm kiếm lợi nhuận kếch xù, mau lẹ và dễ dàng
bằng đất đai.
Đất
đai đã trở thành sự xung đột ngay trong những văn bản pháp luật. Thế
lực kinh tế liên kết với thế lực chính trị liên tục sửa Luật đất đai để
họ dễ bề chiếm đoạt đất đai, làm giầu trong phút chốc bằng đất đai. Càng
sửa, Luật đất đai càng xa rời Hiến pháp, ngang nhiên vi phạm Hiến pháp,
càng vô hiệu Hiến pháp, đất đai càng vô chủ, càng kích thích lòng tham,
càng có thêm nhiều dự án treo đầu dê bán thịt chó về đất đai.
Đất
đai đã trở thành sự xung đột giữa mục đích tối cao của nhà nước là an
dân với những người nhân danh nhà nước chiếm đoạt mảnh đất sống ổn định
của dân, gây sự xao xác, bất bình trong lòng dân, gây ra sự phản kháng
mạnh mẽ, sự bùng nổ rộng rãi trong xã hội, gây đổ vỡ lòng tin của người
dân với nhà nước.
Đất
đai là nơi chỉ ra rõ nhất bản chất một nhà nước. Nhà nước ứng xử với
đất đai như ở Tiên Lãng, Hải Phòng, như ở Văn Giang, Hưng Yên mà tự nhận
là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì đó là sự giả dối.
Đất
đai đã làm băng hoại đạo đức xã hội, phá nát kỉ cương phép nước. Vì đất
đai, quyền lực ngang nhiên chà đạp lên pháp luật, vất bỏ đạo đức làm
người, coi thường cả đạo lí xã hội.
2.
Đất đai gây đổ vỡ trong lòng người; đất đai làm rối loạn xã hội; vì đất
đai, quyền lực thản nhiên chà đạp lên pháp luật thể hiện sâu sắc nhất
trong vụ án nông trường Sông Hậu, Cần Thơ và trong vụ nhà nước dùng bạo
lực chiếm đất của dân Văn Giang, Hưng Yên giao cho doanh nghiệp vẽ lên
những dự án mĩ miều: đổi đất lấy hạ tầng nhưng thực chất chỉ là kinh
doanh bất động sản mà quyền lực nhà nước trở thành đồng vốn quan trọng
nhất trong loại kinh doanh đó.
ĐẤT NÔNG TRƯỜNG SÔNG HẬU, CẦN THƠ –NAMBỘ
Hai
người Anh hùng, hai thế hệ cha con nối tiếp nhau lao động tận tụy, quên
mình đã biến mảnh đất phèn Sông Hậu đến cỏ cũng không mọc nổi, người
không thể sống được, chỉ có lơ thơ lăn lác hoang hóa thành mảnh đất bát
ngát đồng lúa, xum xuê vườn cây trái. Hàng ngàn gia đình nông dân không
có đất gieo trồng, sống lay lắt, nghèo khổ, lang bạt, nay có nơi an cư,
trở thành nông trường viên nông trường Sông Hậu, có cuộc sống khấm khá
và đang ngày càng giầu có.
Nhưng
mảnh đất không có sự sống nay đã trở thành đất sống, mảnh đất nghèo nay
đã trở thành đất giàu lại lọt vào tầm ngắm, lại là nỗi thèm khát của
những phi vụ kinh doanh nhà đất. Người đàn bà Anh hùng giám đốc nông
trường Sông Hậu liền nhận được gợi ý giao lại đất nông trường để chính
quyền sử dụng đất vào những dự án khác mà ai cũng biết đó là những dự án
đô thị hoành tráng.
Đất
nông trường Sông Hậu đã là đất sống ấm no của hiện tại, đất khát khao
hi vọng, đất rực rỡ trong tương lai của hàng ngàn gia đình nông trường
viên. Vì những gia đình nông dân bình dị, thân thiết như ruột thịt đó,
người đàn bà Anh hùng giám đốc nông trường không thể giao đất theo gợi ý
của quyền lực. Người Anh hùng liền trở thành tội phạm.
Ủy
viên trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy định tội rồi lệnh cho công an điều
tra, viện Kiểm sát truy tố, Tòa án xét xử! Tòa sơ thẩm rồi tòa phúc
thẩm có sẵn bản án trong túi đều tuyên người đàn bà Anh hùng tám năm tù.
Đó là lần thứ nhất pháp luật bị quyền lực chính trị khinh bỉ, chà đạp
trên mảnh đất Sông Hậu!
Người
Anh hùng bị tù oan khuất chống án. Lương tâm xã hội rầm rộ lên tiếng.
Cơ quan quyền lực chính trị gồm mười bốn thành viên liền nhóm họp xem
xét biểu quyết số phận người Anh hùng Sông Hậu. Mười một phiếu biểu
quyết dừng vụ án, miễn truy tố người Anh hùng Sông Hậu. Cơ quan quyền
lực chính trị đã làm thay cả tòa án của nhà nước, xóa tội cho người đàn
bà Anh hùng Sông Hậu. Quyền lực chính trị cấp tỉnh chỉ định tội và lệnh
cho công an, tòa án làm án buộc tội người Anh hùng Sông Hậu. Nay quyền
lực chính trị cấp cao còn xử thay cả quan tòa! Đó là lần thứ hai pháp
luật bị quyền lực chính trị ngang nhiên khinh miệt, chà đạp trên mảnh
đất Sông Hậu!
Vụ
án nông trường Sông Hậu chỉ xô đẩy mấy người trong ban giám đốc nông
trường Sông Hậu vào vòng lao lí oan khiên, ngang trái nhưng đã bộc lộ
hai điều lớn lao hệ trọng của xã hội, liên quan tới mọi số phận người
dân.
Một
là, Đất đai đã trở thành một thế lực ghê gớm, khuynh đảo cả pháp luật.
Đất đai đã tạo ra một lớp người giầu có và một lớp quan chức hối hả tham
nhũng bằng đất đai. Hai lớp người này lập tức liên kết với nhau làm
thay đổi cả bản chất nhà nước, từ nhà nước của dân, do dân, vì dân trở
thành nhà nước đối lập với dân.
Hai
là, Từ đất đai, người dân phải cay đắng nhận ra là họ đang phải sống ở
thời không có pháp luật, quyền lực chính trị đứng trên pháp luật, làm
thay pháp luật mà vụ án ở nông trường Sông Hậu là minh chứng.
ĐẤT VĂN GIANG, HƯNG YÊN – BẮC BỘ
Ruộng
vườn Văn Giang, Hưng Yên trên tầng đất phù sa sâu cả chục mét do con
sông Hồng màu mỡ bền bỉ bồi đắp từ hàng triệu năm tạo lên. Hoa màu đang
tươi tốt, cuộc sống đang yên ổn trên đất đai của tổ tiên từ ngàn đời để
lại, bỗng ầm ầm ô tô chở công binh, công an đến, rầm rập công an dàn
hàng ngang, nổ súng, vung dùi cui, xả đạn hơi cay vào dân. Những người
nhân danh nhà nước đã biến cánh đồng của màu xanh bình yên thành bãi
chiến trường mù mịt khói lửa, quyết ăn thua đủ với dân, quét dân ra khỏi
đất hương hỏa cha ông. Rồi máy gạt, máy ủi gầm rú nghiến nát hoa màu
như thời nô lệ năm 1944 lính Nhật hung hãn kéo đến quật nát lúa đang
ngậm đòng bắt dân nhổ lúa, trồng đay phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật.
Người
dân cả mấy làng ở Văn Giang, Hưng Yên kéo ra đồng suốt đêm đốt lửa giữ
đất như thời hồng hoang con người đốt lửa xua bầy thú dữ. Bầy thú bốn
chân thời tiền sử đã lùi vào quá khứ hàng ngàn năm nhưng ngày nay người
dân tay không giữ đất lại phải đối mặt với bầy công cụ hai chân, đầu mũ
sắt, tay khiên, tay súng còn hung dữ gấp ngàn lần bầy thú hồng hoang vì
bầy công cụ đông tới hàng ngàn tên. Sự kiện đất đai ở Văn Giang, Hưng
Yên thực sự đưa xã hội văn minh trở về thời hoang dã xa xưa, bạo lực
hung hãn trút xuống đầu dân, bạo lực ngạo nghễ giành chiến thắng trên
nỗi đau khổ, uất nghẹn căm phẫn của người dân.
Trong
xã hội dân sự yên bình, sự chiến thắng của bạo lực nhà nước với dân
lành đồng nghĩa với cái thua của pháp luật, cái thua của đạo lí, cái
thua của văn hóa trị nước an dân: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
Pháp
luật thua, đạo lí thua, văn hóa trị nước thua vì nhà nước đã không đứng
về phía nhân nghĩa, không đứng về phía công bằng xã hội, không đứng về
phía số đông người dân lao động lương thiện mà đứng về số ít người có
của, những nhà đầu tư trong nước, ngoài nước. Bạo lực nhà nước đã được
huy động tối đa ra trấn áp dân, chiếm bằng được mảnh đất sống cuối cùng
của dân, giao cho người có của xây nhà kinh doanh, làm giầu trên nỗi
nghèo đói, bất an vô định của số đông dân lành.
Đại
diện nhà nước cấp tỉnh, ông chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng
Yên nói rằng chỉ có 30% diện tích đất của Dự án Ecopark Văn Giang dành
cho xây nhà kinh doanh, còn lại là đất dành cho phát triển giao thông,
công trình phúc lợi, cây xanh nên Dự án Ecopark Văn Giang là dự án đổi
đất lấy hạ tầng chứ không phải dự án thương mại kinh doanh đơn thuần. Đó
chỉ là cách nói lấp liếm, nói lấy được của thứ quan gian “muốn nói gian
làm quan mà nói”. Đường sá, cây xanh, công trình phúc lợi xã hội bao
quanh những tòa nhà cao tầng của khu dân cư chỉ làm cho những căn hộ
trong khu dân cư có giá cao chót vót và bán đắt như tôm tươi mà thôi. Tỉ
lệ cây xanh càng cao, những con đường thênh thang càng kéo những thành
phố lớn lại gần thì khu dân cư càng đắt giá và nhà đầu tư càng lời lớn
mà thôi.
3.
Những cuộc chiến tranh đẫm máu liên miên suốt gần nửa thế kỉ, từ 1945
đến 1989, chiến tranh chống Pháp, chiến tranh chống Mĩ, chiến tranh
chống Pôn Pốt diệt chủng, chiến tranh chống Đại Hán bành trướng, chiến
tranh giai cấp sắt máu trong lòng dân tộc . . . làm cho đất đai đồng
ruộng ViệtNamđã thấm đẫm mồ hôi lại thấm đẫm máu người nông dân. Gần nửa
thế kỉ chiến tranh, nhà nước đã huy động đến kiệt cùng sức người, sức
đất của người nông dân. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một
người cho cơn khát của chiến tranh. Cả trong cuộc chiến tranh giai cấp
sắt máu, số nông dân bị đôn lên địa chủ và bị bắn giết cũng phải đủ chỉ
tiêu do giai cấp vô sản đề ra. Người nông dân phải chịu hi sinh mất mát
lớn nhất cho chiến tranh, cho chiến thắng, cho sự sống còn của nhà nước
ViệtNamhôm nay.
Sống
còn bằng máu người nông dân, thế mà ngày nay nhà nước Việt Nam lại
giành giật mảnh đất thấm đẫm máu người nông dân giao cho những nhà đầu
tư để họ kinh doanh kiếm lời, đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng
không còn đất sống. Đó là sự phản bội, vô ơn, táng tận lương tâm, không
còn biết đến đạo lí làm người và văn hóa cai trị.
Máu
người không phải nước lã. Máu người thiêng lắm. Mảnh đất đã thấm đẫm mồ
hôi và máu người nông dân, mảnh đất ấy có hồn thiêng. Hồn thiêng của
đất đã gọi và đang khẩn thiết gọi những người nông dân để họ biết phải
làm gì giữ đất. Đất gọi và tiếng súng Đoàn Văn Vươn đã dõng dạc trả lời.
Bao giờ những người nông dân cũng là nơi tiềm ẩn sức mạnh quyết định
của mọi cuộc cách mạng xã hội.
No comments:
Post a Comment