Pages

Thursday, September 29, 2011

Việt Nam trước hình thái chiến tranh mới

Lê Ngọc Thống - Viet-studies
Bất kỳ một quốc gia nào nếu như muốn Tổ Quốc không bị bất ngờ thì phải biết được nguy cơ thách thức an ninh từ đâu đến? Lực lượng bao nhiêu? Đến bằng cách nào? Nhằm vào đâu? Và chuẩn bị để đón nó ra sao. Việt Nam cũng vậy thôi. Khi một láng giềng vốn hùng mạnh lại tăng cường lực lượng quân sự vượt khỏi giới hạn phòng thủ, không minh bạch, kèm theo thái độ nước lớn nghênh ngang, đe dọa dùng vũ lực; hành động ngang ngược, chèn ép bắt nạt… thì đó là vận hội hòa bình hay là nguy cơ chiến tranh? Dù không muốn thì Việt Nam cũng bắt buộc phải có ứng xử và hành xử với nguy cơ này. Bài phân tích và nhận định của Lê Ngọc Thống – nguyên sỹ quan Hải quân Việt Nam.  

Trung Quốc đang lo sợ

Ngô Nhân Dụng
Muốn biết một quốc gia mạnh yếu ra sao thì chúng ta có thể xem họ đang sợ những cái gì. Nếu một chính quyền sợ những thứ rất nhỏ, thì không thể coi là họ mạnh được.
 
Ở trong nước, một chữ Hoa Nhài mà Bắc Kinh cũng sợ, kiểm duyệt không cho các mạng web nhắc đến! Kiểm duyệt khi viết những tên Tây Tạng, Uighur. Họ bắt giam họa sĩ Ngải Vị Vị, dọa truy tố tội trốn thuế, y như tội nhà báo tự do Ðiếu Cày bị gán ghép, bị dư luận che cười lại thả. Ðã kết án nhà văn Lưu Hiểu Ba rồi, họ vẫn mở những chiến dịch rầm rộ bôi nhọ một người đang ở trong tù, sách nhiễu đến cả vợ con không cho yên.

Khi ‘Lão Lý’ lắc đầu

Lý Quang Diệu. AP
Bùi Tín
Ông Lý Quang Diệu là một nhân vật đặc biệt ở châu Á. Ông được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh. Tháng 9 này, sinh nhật lần thứ 88 của ông được kỷ niệm trên khắp nước kết hợp với kỷ niệm lần thứ 47 ngày lập quốc. Báo chí quốc tế lại có dịp ca ngợi đất nước nhỏ bé này là con mãnh hổ thần kỳ nhất trong 4 con hổ châu Á gồm có Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Nam Triều Tiên.

“2 tàu cá VN bị tàu Trung Quốc đuổi bắn khi tránh bão” - Luật Quốc Tế có đứng cùng Ngư Dân?


Đặng Thanh Chi(danlambao)  
Luật hàng hải quốc tế đã quy định quá rõ ràng sự đặc miễn xâm phạm sinh mạng, hàng hoá, tàu bè của ngư dân vô tội ngay cả trong thời gian giao tranh, thế thì tại sao câu hỏi của Mẹ Nấm nêu ra “Ai đang bám biển cùng ngư dân?” và “Ai đang bảo vệ ngư dân?” đến nay vẫn không có câu trả lời thoả đáng và chưa có một hành động bảo vệ chính thức nào từ những kẻ lãnh đạo đất nước này? Phải chăng đã đến lúc nhà cầm quyền Việt Nam muốn 86 triệu dân phải xuống đường để tự bảo vệ lấy đất nước của chính mình trước sự hung hãn ngày càng gia tăng của Trung Quốc ?!!! Ngày xuống đường ấy của đại khối dân tộc gần hay xa là tùy vào mức độ vô năng và bất xứng của những người lãnh đạo !!! ...

Tuesday, September 27, 2011

Tranh chấp trên biển Đông, điềm báo về sự thay đổi mang tính chiến lược trong khu vực

Thưa các vị cầm quyền,
Các vị đã cố tình bằng mọi cách hạ nhục cho được người dân Việt kiên cường yêu nước, liên tục biểu tình chống Trung Quốc xâm lược trong hàng chục buổi sáng Chủ nhật tại Hà Nội và Sài Gòn.

Vượt lên chính mình

Mẹ Nấm Cuộc đời này, không có cái gì đáng sợ hơn nỗi sợ hãi của chính bản thân mình!  Nó rình rập ta 24/24. Thỏ thẻ bên tai ta từng giây từng phút. Hăm dọa ta từng ngày từ giờ. Bày vẽ và tưởng tượng trong lúc ngủ cũng như lúc thức. 


Tôi đang làm nô lệ cho sự sợ hãi của chính tôi.
Vượt qua được nỗi sợ hãi của chính bản thân là vượt qua tất cả.

Lời cuối cho Bauxite


Nguyễn Quang Lập
Cho dù dự án Bauxite Tây Nguyên còn kéo dài bao lâu  nữa, cũng như Vinashin, câu chuyện Bauxite  người ta  có thể đặt dấu chấm hết được rồi. Nói như ông Tô Văn Trường: “Lối ra rẻ nhất và cũng là có lợi nhất cho đất nước là đình chỉ và tiến tới xóa sổ dự án bauxite Tây Nguyên.”

Monday, September 26, 2011

Từ chuyện Tạ Phong Tần biệt tích

"Biệt Tích” là tên một truyện ngắn, được in trong tập Phùng Cung Truyện Và Thơ, do nhà Văn Nghệ – California – xuất bản năm 2003. Nhân vật chính là một người thợ mộc (ông phó Lâm) có chút chuyện lôi thôi với chính quyền cách mạng nên phải lên Ủy Ban Nhân Dânlàm việc, rồi biệt tích luôn.

Từ đó:

Biển Đông và tranh chấp chiến lược giữa các cường quốc

Tranh chấp chủ quyền Biển Đông thực chất đã trở thành tranh chấp chiến lược giữa các cường quốc.

Vụ cắt cáp tầu Bình Minh 02, tầu VIKING II cuối tháng5 đầu tháng 6/2011 là tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Vụ tranh chấp giữa Phillipines và Trung Quốc đảo “Bãi cỏ rong”, một đảo thuộc quần đảo Trường Sa, là tranh chấp tay đôi giữa 2 nước Phillipines và Trung Quốc.