Pages

Wednesday, November 30, 2011

Khế ước tan vỡ

Tác giả George Packer. Trần Ngọc Cư Dịch
(Bất bình đẳng xã hội và sự suy yếu của Mỹ)
Lời người dịch: Mặc dù bài tiểu luận sau đây không hề nói đến các cuộc biểu tình của Phong trào Occupy Wall Street, nhưng nó giải thích những nguyên nhân sâu xa đã đưa đến phản ứng dữ dội của phong trào này đối với giới tài phiệt Mỹ, tầng lớp chóp bu chiếm 1% dân số nhưng nắm giữ 23% tài sản quốc gia. Nền dân chủ Mỹ, đặt cơ sở trên giai cấp trung lưu, đã và đang bị giới tài phiệt đánh tráo xuyên qua các hành vi như nỗ lực vận động hành lang của các nhóm lợi ích, các ủy ban vận động tài chính tranh cử (political action committees), các quảng cáo trên TV. Bất bình đẳng xã hội là một đe dọa nghiêm trọng đối với thể chế dân chủ Mỹ.
——————————————-

Friday, November 25, 2011

“We are back”. Những điểm yếu và mạnh của Hoa Kỳ, Trung Quốc

Nguyễn Nghĩa
Từ ngày 23/07/2010, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố ” We are back to Asia” tại Hà Nội, đến hôm nay, sau chuyến thăm Châu Á 9 ngày của Tổng thống B. Obama, chiến lược quay trở lại Châu Á -Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã có xương sống của 1 chiến lược dài hạn, triển khai trên 2 trục chính:
1. Kinh tế.
2. Chính tri, quân sự.

Wednesday, November 23, 2011

Tiếng dân từ đất Quảng

Chân dung Huỳnh Thúc Kháng
và bán tuần san Tiếng Dân.
Tưởng Năng Tiến
Tôi biết hiện nay có nhiều kịch bản đang xây dựng nhắm vào gia đình chúng tôi, nhằm mục tiêu triệt hạ tôi và các cháu, nhưng tôi cũng biết rằng thời đại ngày nay với sự sụp đổ tất yếu của các chế độ độc tài, CSVN không dễ dàng thực hiện tội ác mà không bị trừng trị  ( Huỳnh Ngọc Tuấn)

Bài diễn văn của ông Obama trước Lưỡng viện Quốc hội Úc ngày 17/11/2011. Có gì đặc biệt khi nghĩ đến Việt Nam ?

Trong bài diễn văn Tổng Thống Hoa Kỳ đọc trước lưỡng viện quốc hội Úc ngày 17/11/2011*, tuy Ông Obama đã chú tâm đến mối tình bằng hữu giữa Úc và Mỹ, nhưng Ông đã dành một phần rất quan trọng của bài diễn văn nêu lên một số vấn đề liên quan đến tình hình an ninh chung của khu vực Biển Đông, Á Châu và mối liên đới chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và quyền tư do dân chủ. Riêng vấn đề phát triển kinh tế kết hợp với các quyền tự do dân chủ của người dân, Ông Obama phát biểu như sau:

Tuesday, November 22, 2011

Thế giới nghĩ gì về chuyến đi sắp tới của ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ?

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì
 và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Nguyễn Hoàng Hà

Đa số các nhà bình luận quốc tế và dư luận tại châu Á và Việt nam đang rất chú ý đến chuyến đi sắp tới đây của ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ ngày 19 tháng 1 2012 này và đều có những nhận định về chuyến đi này. Trước khi ông Cẩm Đào đi, Nguyễn Hoàng Hà có vài lời như sau:

Sunday, November 20, 2011

Hoa Kỳ trở lại Thái Bình Dương và sự ổn định trong vùng Châu Á

Ngày 19.11.2011
Lời dẫn: Kính thưa quý thính giả, ngày 17 tháng 11 tại thủ đô Canberra, Úc, tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ sẽ trở lại Thái bình dương với quyết định cụ thể đầu tiên là chuyển 2500 quân nhân Hoa Kỳ đến trú đóng tại Darwin, thành phố cực bắc nước Úc. Để tìm hiểu đâu là nguyên do của chiến lược quan trọng này của Hoa Kỳ và ảnh hưởng của nó như thế nào đối với sự an ninh và ổn định trong vùng Châu Á-Thái bình dương trong đó có Việt Nam, mời quý vị theo dõi cuộc hội luận của chúng tôi. Diễn giả tham dự hôm nay là nhà bình luận chính trị Trần Bình Nam cư ngụ tại Hoa Kỳ và luật sư Đào Tăng Dực, luật sư tòa thượng thẩm Úc và cũng là ủy viên nghiên cứu chính trị Hội đồng điều hợp trung ương của Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc.

Hoa Kỳ trở lại tây Thái Bình Dương

Trần Bình Nam
Tổng thống Obama trong chuyến đi 9 ngày qua Hawai, sinh quán của ông, Canberra và Indonesia, đã công bố một chính sách mới tại Á châu Thái Bình Dương. Trong một cuộc họp báo với thủ tướng Úc, bà Julia Gillard, và một ngày sau đó trước quốc hội Úc, tổng thống Obama công bố kế hoạch “Hoa Kỳ trở lại tây Thái Bình Dương”. Kế hoạch là trong nhiều năm tới Hoa Kỳ sẽ chuyển 2500 quân đến trú đóng tại Darwin, một thành phố ở cực bắc Úc châu.

Lấy mộng làm thực của 14 nhà khoa bảng!

 Âu Dương Thệ
* Dân chủ-tự do không thể xin, không phải sự bố thí của kẻ độc tài, phải do tranh đấu sáng suốt, dũng cảm và kiên tâm!
* Giải thể độc tài và chấm dứt lệ thuộc không thể tách rời nhau!

Friday, November 18, 2011

Mỹ mở rộng quan hệ quân sự với Australia khiến Trung Quốc tức giận


TT Obam và thủ tướng Úc Julia Gillard


Tin từ CANBERRA, Úc – Hôm thứ Tư, Tổng thống Obama tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã lên kế hoạch điều động 2.500 binh sĩ thủy quân lục chiến đến Úc để củng cố các đồng minh ở châu Á, nhưng động thái này lập tức dẫn đến một phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh, cáo buộc ông Obama leo thang căng thẳng quân sự trong khu vực.

Thursday, November 17, 2011

Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam năm 1965


Lính Mỹ ở Việt Nam. Ảnh Wikipedia

Từ trước đến nay có nhiều ý kiến, nhận định, phản ứng đối với sự can thiệp trực tiếp về quân sự của Mỹ vào nam Việt Nam như sau:
-Năm 1965 Hoa Kỳ đưa 184.000 quân vào Việt Nam, năm 1966 tăng  lên 385.000, năm 1967 lên 485.600…. tại Sài gòn có nhiều dư luận, bài báo chỉ trích chính phủ Thiệu Kỳ làm ngơ cho Mỹ đổ quân vào Việt Nam gây xáo trộn về  kinh tế xã hội, lạm phát trầm trọng, chiến  tranh leo thang… Báo chí và dư luận cũng chỉ trích các Tướng lãnh ươn hèn sợ Mỹ, làm ngơ cho họ xâm nhập trái phép vào nước ta.
-

Đường lối chính trị ngoại giao của một số cường quốc Á Châu


Chu Chi Nam 
Ngày hôm nay không ai chối cãi là trục kinh tế thế giới đang chuyển mình qua châu Á Thái Bình Dương. Nguyên sự kiện kinh tế châu Mỹ, dẫn đầu là Hoa kỳ đang gặp khó khăn, kinh tế Âu châu cũng vậy, Hy lạp đang lâm vào nguy cơ có thể phá sản, Cộng đồng Âu châu đã họp nhiều lần để tìm cách cứu chữa. Nguy cơ phá sản có thể ảnh hưởng sang tới Tây Ban nha, Bồ Đào nha, Ý và có thể cả là Pháp. Trong khi đó thì kinh tế của những cường quốc Á châu vẫn tăng trưởng. Những cường quốc lớn Á châu, chúng ta phải kể Trung cộng, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Nam Hàn; những cường quốc hạng trung là Pakistan, Nam Dương,Thái lan, Mã Lai, Đài Loan, Việt Nam, Bắc Hàn. Đấy là chưa kể những tiểu quốc, mặc dầu nhỏ, nhưng đóng một vai trò rất năng động và tích cực cho sự phát triển trong vùng. Đó là Singapore. 

S.O.S Nhà cầm quyền Hà Nội đã bắt đầu chiến dịch xóa dấu tích Tu viện Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà


Cập nhật tình hình Giáo xứ Thái Hà lúc 6h15 ngày 17.11.2011
Theo tin từ Website Cộng Đoàn Vinh :

Cập nhật thêm vào lúc
7h30 : Hiện tại tất cả các con đường đổ về nhà thờ Thái Hà, bệnh viện và công viên đều bị chặn. Đầu tất cả các ngã đường đều bị chặn bởi rào chắn và các lực lượng an ninh chìm nổi dày đặc, khiến việc đi lại của nhân dân cực kì khó khăn, đặc biệt là các hộ dân ở trong khu vực đó. Tất cả những ai muốn ra vào khu vực này đều phải trình chứng minh thư, chỉ những ai cư trú nơi đó thì mới được ra vào.

Monday, November 14, 2011

Phương Nga & Khương Du

Nguyễn Phương Nga và Khương Du.
 Ảnh ghép, nguồn RFI
Tưởng Năng Tiến
Có bữa, tôi ghe ông Lái Gió (rề rà) kể chuyện bên nhà:

“Đêm đó từ Hải Phòng về Hà Nội, xe về Lương Yên đến Bác Cổ dừng lại cho một số người xuống trước bến. Hắn xuống xe dáo dác tìm xe ôm, đáng nhẽ vào hẳn bến thì có nhiều xe, đằng này lại muốn xuống đây cho thoáng, vì hắn sợ cái không khí nồng nặc mùi dầu xe, mùi nước tiểu ở bến xe. Bước lững thững dọc vỉa hè men viện bảo tàng lịch sử, bỗng tiếng xe máy áp tới và một giọng nữ trung niên hỏi: