Pages

Saturday, April 30, 2011

Đùa dai !

Bui Tin
Trong nước đang tuyên truyền ráo riết cho cuộc bầu cử Quốc hội mới sẽ diễn ra trong ngày 20 tháng 5 tới.

Đài phát thanh ra rả loan tin bầu cử các Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành, việc ứng cử, đề cử bầu đại biểu Quốc hội, các tiêu chuẩn về hiểu biết, đạo đức, tinh thần của một đại biểu nhân dân, các tỷ lệ giữa đảng viên và người ngoài đảng, quan hệ giữa cử tri và các đại biểu, vân vân và vân vân…

Thư ngỏ gửi bạn Kami nhân ngày 30-4


Lê Quốc Tuấn
Bạn thân mến,
Tháng Tư, nơi tôi ở đang chuyển mùa, những cơn mưa đầu xuân đang xối bỏ từng mảng băng tuyết mùa đông. Trên đài truyền hình Việt ngữ và các báo chí ở đây, tràn ngập hình ảnh, tin tức, hồi ký, tưởng nhớ ngày 30/4. Một ngày khó quên của gần 50 triệu người Việt khi ấy. Một ngày đã khiến cả triệu người vui cùng một triệu người buồn như một nhà lãnh đạo CS quá cố từng nhận xét, mà kỳ thực, những người vui hay buồn, hoặc cụ thể bao nhiêu người vui bao nhiêu người buồn thực ra cũng khó có thể biết được tận tường, trong khuôn khổ của một cuộc sống mà người dân đã phải quen với sự giả dối che đậy suy nghĩ thật của mình để có thể tồn tại. Như chính bạn đang phải vất vả lựa từng lời từng chữ để cố thể hiện suy nghĩ của mình trong câu thúc của những ràng buộc. Đấy chẳng phải là điều đáng buồn hay sao phải không bạn ?

Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4

Kami
Hà nội, ngày 28 tháng 4 năm 2011
Bạn thân mến,
Bây giờ, khi ngoài trời nắng chói chang cùng với tiếng ve sầu kêu ra rả trên rặng xà cừ trước cửa nhà tôi báo hiệu mùa hè đã đến. Nó làm cho tôi chợt nhớ đến ngày 30/4, ngày mà cách đây 36 năm lực lượng quân đội VNCH đã buộc phải buông súng đầu hàng lực lượng quân đội của những người cộng sản, để cho đất nước ta thống nhất sau hơn 20 năm chia cắt. Ngày đó người ta bảo, nó đã làm cho hàng triệu gia đình vui vì chiến tranh chấm dứt và nó cũng là ngày nhiều triệu gia đình buồn vì họ ở tâm trạng những kẻ thua trận.

Từ bi kịch Quốc hận tới Ý thức Quốc Kháng

Võ Văn Ái
PARIS, ngày 29.4.2011 (QUÊ MẸ) - Nhân ngày 30.4.1975 ba mươi sáu năm sau, chúng tôi xin in lại bài xã luận trên Tạp chí Quê Mẹ phát hành tại Paris ngày 30.4.1978 (ba mươi ba năm trước đây) để đánh dấu một ý thức mới mà Quê Mẹ muốn gióng lên giữa sự tang thương và buồn thảm của người Việt lúc bấy giờ. Bài xã luận mang tựa đề “Từ Quốc hận đến Quốc kháng” qua ngòi bút phân tích của ông Võ Văn Ái. Toàn văn bài xã luận ấy như sau :

Friday, April 29, 2011

Ngày 30 tháng 4 nói chuyện hòa giải

Đại Nghĩa
Nhân ngày 30 tháng 4 sau 36 năm chấm dứt chiến tranh lời kêu gọi Hòa giải Hòa hợp Dân tộc được dư luận quần chúng nói tới rất nhiều từ hai phía, âu đây cũng là một thời cơ xích lại gần nhau để đoàn kết dân tộc trước họa ngoại xâm.
Trong lòng dân tộc Việt từ bên này cũng như từ bên kia đều có chung một ước mơ hòa giải hòa hợp. Giáo sư Phạm Minh Hoàng, người đang chờ ra tòa về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 trong bài“ Xóa bỏ hận thù: tại sao không?”, ông đã nói lên một ước mơ mà 85 triệu người cùng mơ ước.
“ Còn gì đẹp hơn hình ảnh hai chiến sĩ QĐNDVN và VNCH trong sắc phục cùng thắp nén hương trước bàn thờ Tổ quốc”. (Báo Tổ Quốc online ngày 23-4-2011)

Đơn tự thú của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn yêu cầu được khởi tố chính mình

 
Cù Huy Hà Vũ : Tổ quốc và Nhân dân sẽ phá án cho tôi !

Một sinh viên Học viện hành chính tại Hà Nội tự làm đơn yêu cầu viện kiểm sát khởi tố chính mình vì đã "tàng trữ" những tài liệu của TS. Cù Huy Hà Vũ. Đó là bạn Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1990, hiện đang là sinh viên năm 3 học viện hành chính quốc gia .


Vẫn chuyện tháng Tư

Tưởng Năng Tiến
Trẻ con Việt Nam ở Lai Châu
 1/4 thế kỷ sau thời kỳ đổi mới
 (Ảnh: Mạnh Hà)
Ông Trần Văn Hương là một chính khách rất tài tử, và vô cùng mờ nhạt. Không mấy ai biết rằng ông đã từng giữ những chức vụ như Thủ Tướng, Phó Tổng Thống, và Tổng Thống trong thời Đệ II Cộng Hoà – ở miền Nam Việt Nam.
Dân chúng ở miền đất này thường chỉ nhớ đến Trần Văn Hương như một người lập dị. Ổng hay đi làm bằng xe đạp, trong thời gian là Ðô Trưởng Sài Gòn, và thỉnh thoảng lại sáng tác ra những câu thơ (hơi) kỳ cục:
Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn…

Làm sao phá bỏ sự sợ hãi?

Bảo Giang
(Viết nhân ngày 30-4-2011)
Có một sự thật là, sau 35 năm, kể từ ngày mất miền nam, người Việt Nam vẫn khoác trên người cái áo choàng sợ hãi. Tệ hơn thế, nó chưa có dấu hiệu chấm hết. Trái lại, có nhiều lúc người ta còn  kéo cái áo choàng ấy phủ kín lên đầu để cho bớt sợ.

Thật vậy, sợ là một động từ có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh cảm giác của con người. Nó có khả năng làm cho con ngưòi co rúm lại, mất tự chủ, rồi bị chế ngự, bị trấn áp bởi một đệ tam nhân trong một khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Thường thì nó không có tính diên trì, nhưng sẽ bị lập đi lập lại nhiều lần, có khả năng thành  một thói quen. Đây là sự sợ hãi mà Lê thị Công Nhân đã cho rằng “chúng ta đã sợ hãi một cách thái qúa và không cần thiết”. Điều này đúng hay sai?

Thời cơ của một cuộc cách mạng

Nguyễn Trung Chính
Theo các nhà khoa học xã hội đã từng nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới  quần chúng có đông đảo xuống đường làm thành một biển người đối kháng với bộ máy cầm quyền độc tài hay không sẽ tùy thuộc vào một yếu tố duy nhất: cảm nhận của quần chúng về khả năng thành công của một cuộc cách mạng.  Cảm nhận đó của quần chúng lại tùy thuộc vào ảnh hưởng của những xung động lực đến từ 3 tác nhân: nhà cầm quyền, lực lượng đối kháng, và quần chúng.  

Wednesday, April 27, 2011

Làm thế nào để chiến thắng?

Tác giả Nguyễn Hội
 Chế độ độc tài cộng sản đã thống trị trên toàn cõi Việt Nam được 36 năm. Từ người Việt đến người ngoại, từ người không cộng sản đến người cộng sản sáng suốt, mọi người đều nhận thức được rằng, thể chế độc tài đó kìm hãm sự phát triển đất nước và con người về mọi mặt: kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội, văn hoá, truyền thống dân tộc vv… Đặc biệt “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“ được đảng cộng sản Việt Nam “nhào nặn“ nhằm củng cố quyền lực của họ là mầm mống của bất công, của bóc lột, của tệ nạn xã hội và của tham nhũng.

Bùi Chát. Một vần và một người, giữa đám đông mình

Vũ Đông Hà (danlambao) - Tôi đọc Bài thơ một vần của Bùi Chát nhiều lần, trong nhiều ngày khác nhau, ở những không gian khác nhau. Những khác biệt về thời gian, nơi chốn vẫn luôn mang lại cho tôi cùng một cảm giác. Mỗi lần như thế, tôi dừng lại lâu, không phải ở một bài thơ, một câu viết. Tôi dừng lại ở trang bìa. Ở đấy, thể hiện được cảm giác của tôi khi đọc những bài thơ bên trong của Bùi Chát.
35-Bùi Chát nhìn về phía trước. 1-Bùi Chát quay lại phía sau. Bài thơ 1 vần. Con cóc 1 mình. Giấy Vụn.

Bùi Chát - Giấy Vụn và Tự Do Xuất Bản

Dân Làm Báo - Cộng tác viên của DLB đã liên lạc với ông YoungSuk "Y.S." Chi, chủ tịch Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA), Trưởng ban tổ chức Dr. Ana Maria Caballenas, ông Alexis Krirorian - giám đốc điều hành IPA, và ông Bjorn Smith-Simonsen - chủ tịch Uỷ Ban Tự Do Xuất Bản của IPA để tìm hiểu và phỏng vấn về giải thưởng Tự Do Xuất Bản mà IPA vừa trao cho nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập và điều hành nhà xuất bản độc lập Giấy Vụn. DLB xin gửi đến quý bạn đọc.

Saturday, April 23, 2011

Hoài niệm Ngày 30 tháng Tư : TÌM MÃI YÊU THƯƠNG

NGUYỄN THƯỢNG LONG
 “Xin kính dâng bài viết này cho Mẹ
và Quê Hương Việt Nam thân yêu”. (NTL)

…Khi những cánh cổng sắt nặng nề của dinh Độc Lập bị các chiến xa và xe tăng Quân Giải Phóng húc đổ vào trưa 30 – 4 – 1975, thì trong một căn phòng nhỏ ở đường Yết Kiêu Hà Nội, có một người đàn ông gương mặt u uẩn, tóc trắng xoá xoã vai đang trầm ngâm bên chén rượu và cây đàn piano, ngay lúc đó, trong tay ông cây đàn đã rung lên những hợp âm làm xao xuyến lòng người :
“Từ nay người biết yêu người,
Từ nay người biết thương người ”.
Người đàn ông đó là nghệ sĩ đa tài Văn Cao và những ca từ, hợp âm trên cũng là tiết tấu chính, cảm hứng chủ đạo cho ca khúc tràn đầy tính nhân bản “Mùa Xuân Đầu Tiên”, cũng là ca khúc cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác văn – thơ – nhạc – hoạ đầy trắc trở của ông.

***

Tháng Tư Đen. 30 tháng 4 / 2011. Ba mươi sáu năm sau

Giao Chỉ
Ngày 30 tháng tư 2011, tưởng niệm cuộc đổi đời bi thảm, nhưng các bạn ở bốn phương trời làm sao đến với nhau? Hãy gặp nhau qua CD tháng tư đen.

Xin giới thiệu với quý vị một đĩa CD chứa đựng những âm thanh lịch sử pha với nghệ thuật phản ánh ngày đau thương từ 36 năm qua. Tháng 4 năm nay 2011, Dân Sinh Media sẽ cho phổ biến một CD đặc biệt tựa đề “tháng 4 đen” gồm có 2 phần:
Phần thứ nhất được đặt tên là “30 tháng tư năm xưa bác ở đâu?” và phần thứ hai ghi lại 24 giờ sau cùng của tướng Nguyễn Khoa Nam mà chúng tôi mệnh danh là mặt trời tháng tư.

Sao cứ đổ thêm mãi dầu vào lửa

Nguyễn Thanh Giang
 Phiên tòa xử tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ngày 4 tháng 4 năm 2011 đã làm cụ Nguyễn Trọng Vĩnh – nhà cách mạng cộng sản kỳ cựu – bức xúc thốt lên: “…từ ngày cách mạng tháng Tám đến nay chưa có phiên tòa nào xử như thế… tôi thấy báo chí, bản tin điện tử của nhiều nước chỉ trích ta mạnh quá! Tôi buồn quá và cảm thấy xấu hổ”.

Nhà toán học toàn tài Ngô Bảo Châu thì bình luận rất xác đáng: “Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này”.

Friday, April 22, 2011

Kissinger nói về cuộc chiến Việt Nam

Henry Kissinger và Lê Đức Thọ. 
Trọng Đạt
Kissinger người Mỹ gốc Đức và Đức gốc Do thái, sinh tại Barvaria, Đức ngày 27-5-1923, năm 1938 sang Mỹ tỵ nạn khi Đức Quốc Xã khủng bố và bài Do Thái dữ dội. Cậu và và gia đình sinh sống tại New York, xong trung học tại đây, Kissinger lên đại học City College of the New York , học kế toán. Năm 1943 bị động viên vào quân đội, phục vụ tại Sư đoàn bộ binh 84, sau được người bạn gốc Đức đưa sang ngành tình báo Sư đoàn, lên trung sĩ. Chiến tranh kết thúc, năm 1946 Kissinger được giao nhiệm vụ truy lùng các đảng viên Quốc xã còn lẩn trốn. Năm 1950 đậu BA tại Harvard College, năm 1952 đậu MA (Cao học) và năm 1954 đậu Ph.D (Tiến sĩ) tại Harvard university. Ông ở lai làm phụ giáo tại Đại học Havard, năm 1975 viết một cuốn sách nói về vũ khí nguyên tử. Năm 1962 ông trở thành giáo sư thực thụ  Harvard.

Đem tâm tình viết lịch sử: Trí thức nào, chính quyền nấy

Bằng Phong Đặng văn Âu 
Thành phố Houston, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, ngày 20 tháng 4 năm 2011,


Kính gửi Nhạc sĩ Tô Hải,


Thưa anh,

Đọc sách của anh, tiếp tục theo dõi những bài viết của anh và nhiều lần trò chuyện cùng anh qua điện thoại, tôi nhận thấy anh xứng đáng là vị lão thành cách mạng anh hùng. Bởi vì anh dứt khoát lên án kẻ đánh lừa nhân dân đi vào con đường bán nước hại dân; trong khi lắm kẻ tay trót nhúng chàm, nhìn đất nước suy vi, dân tình khốn khổ, một mặt thì kiến nghị bày tỏ sự phản kháng mà miệng vẫn tụng câu “Bác Hồ vô vàn kính yêu”. Sợ là tâm lý rất thường tình của con người, chẳng cógì phải dấu giếm. Anh đã từng sợ, nhưng nay vượt qua nỗi sợ thì thẳng thừng lên án kẻ đã gieo rắc sự sợ hãi khiến cho cả dân tộc trở nên hèn. Anh tự thú nhận “Anh là thằng hèn” trong hàng triệu người hèn thì anh không còn hèn nữa. Một khi anh dám nói lên Sự Thật thì tâm hồn anh, xác thân anh được giải phóng. Vì ngưỡng mộ anh, hôm nay tôi ngồi viết thư này để tâm tình cùng anh về chuyện quê nhà.


Thursday, April 21, 2011

BA MƯƠI THÁNG TƯ NHỚ HAY QUÊN? PHẢI LÀM GÌ?

Ngô Quốc Sĩ  - 

Ba Mươi Tháng Tư, tháng Tư Đen, ngày quốc hận, quốc nhục hay quốc tang như nhiều người vẫn gọi, lại trở về với dân Việt lần thứ 36 với những cuộc biểu tình, hội thảo, đêm không ngủ hay thắp nến cầu nguyện, với nhiều trăn trở ngậm ngùi. Câu hỏi căn bản là sau 36 năm toàn cõi Việt Nam bị thu tóm vào tay cộng sản, với bao khổ đau, bất hạnh và oan khiên, giờ đây dân Việt nên nhớ hay nên quên ngày 30 tháng 4? Và nếu nên nhớ thì nhớ để làm gì và phải làm gì?  

Wednesday, April 20, 2011

Nhân dân còn bị lừa bịp cho đến bao giờ?

 Châu Hiển Lý
Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!

Thursday, April 14, 2011

Tài Sản Của Những Nhà Độc Tài, Độc Tài Á-rập và Độc Tài Cộng Sản Ở Hà Nội

Nguyễn thị Cỏ May - Chuyện cách mạng xảy ra từ tháng 1/2011 ở các nước á-rặp đã được nhiều báo chí tường thuật, phân tích và cả những nhà báo việt nam đã không bỏ lở cơ hội kéo về cho trường hợp Việt nam với hi vọng lớn Việt nam nay mai đây cũng sẽ xảy ra như vậy. Nay Cỏ May chỉ lược thuật, theo thiên điều tra của 2 nhà báo Thierry Fabre và Gaelle Macke của tuần báo kinh tế tài chánh pháp, Challenge (Paris,15/03/2011), những khối tài sản kết sù của các nhà độc tài kiếm được do cướp trắng trợn ở nhân dân suốt thời gian dài cầm quyền. Cách ăn cướp của những nhà độc tài xứ Á-rập lại hoàn toàn không khác chút nào với đảng cộng sản hà nội. Phải chăng vì cùng độc tài, cùng tham những, nên họ giống nhau tuy khác nhau về chủng tộc và văn hóa ?
Khi những nhà độc tài bị dân chúng hạ bệ, tài sản của họ cất dấu ở ngân hàng ngoại quốc sẽ lập tức được hoàn trả lại cho quốc gia hay không ?

KIẾN NGHỊ TRẢ TỰ DO CHO CÔNG DÂN CÙ HUY HÀ VŨ


KIẾN NGHỊ TRẢ TỰ DO CHO CÔNG DÂN CÙ HUY HÀ VŨ
Kính gửi:
- Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Ông Chánh án Tòa án Tối cao
- Ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Đồng kính gửi:
- Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
- Ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Tuesday, April 12, 2011

Cuộc cách mạng 2X không có bóng cờ

                                    Thiên Ðức
Ngày 30 tháng 4 năm 2011 sẽ nổ ra một cuộc cách mạng mang tính lịch sử hay nói đúng hơn là một biến cố chính trị xảy ra trên toàn đất nước. Toàn dân Việt Nam sẽ có cơ hội để thể hiện ý chí không còn muốn tiếp tục sống dưới sự lãnh đạo toàn trị độc tài của đảng cộng sản Việt Nam. Do đó cuộc cách mạng có những nét đặc thù được thông báo như sau:

Tại sao chưa đến Việt Nam?

Đoàn Viết Hoạt
Dân chủ hóa là một trào lưu thời đại, một xu thế tất yếu, đã xẩy ra tại các nước Đông Âu, tại các nước Trung Á, và giờ đây đang xẩy ra tại các nước thuộc khối Hồi Giáo Bắc Phi và Trung Đông. Tại sao chưa xẩy ra tại Việt Nam, một nước cộng sản đang đổi mới?

Để trả lời câu hỏi này cần phân tích những điểm tương đồng và dị biệt giữa Việt Nam và các nước Hồi giáo Bắc Phi, để từ đó nhận ra được những yếu tố nào cần có để cách mạng dân chủ có thể xẩy ra tại Việt Nam.

“Nó muốn chết!”

Lòng ta sắt đá, há lung lay!?
Phan Văn Trị
Tôi phải sống là tên một cuốn hồi ký của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, kể lại chuyện ông bị tù cải tạo Dziệt Cộng. Trong hồi ký nầy, có một đoạn khá “hấp dẫn” là đoạn kể chuyện có lần ông ta chống lại Bùi Đình Thi, cũng là một giáo dân, làm ăng-ten cho công an. Sau khi chống lại tên nầy, ông chạy về láng (láng là tên Dziệt Cộng hay dùng, chỉ gian nhà dài, nơi giam tù nhân, thường đi cặp với chữ trại là “láng trại”), leo lên sạp nằm. Bùi Đình Thi giận lắm. “Ông” Bùi Đình Thi tới đứng ngay cửa ở đầu láng, nói to vào: “Mày dám chống lại tao a Lễ? Mày muốn chết a Lễ”. Đại khái câu nói của Bùi Đình Thi là như thế, nó có nghĩa rằng linh mục Lễ muốn chết nên mói dám chống lại y, hoặc dù ai đó, chống lại y, cũng sẽ chết, rằng Bùi Đình Thi sẽ cho chết, cho đáng tội dám chống lại Bùi Đình Thi. (1)

Monday, April 11, 2011

“Mùa xuân Ả Rập” ở Đông Nam Á : Đừng bao giờ nói là không bao giờ !

Sau 64 năm Giáo chủ PGHH “thọ nạn”, Tín đồ bắt đầu đòi Công lý?

Năm nay, ngày 25 tháng 2 âm lịch nhằm ngày 29 tháng 3 dương lịch, tức ngày 16 tháng 4 năm 1947, năm nhuần, một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đông chừng vài chục ngàn người đã tự động tổ chức Lễ Tưởng nhớ Đức Thầy thọ nạn ở nhiều địa điểm trong vùng Đồng Bằng Sông Cữu long . Từ khi cộng sản cai trị Miền nam, người Phật Giáo Hòa Hảo không được phép nhắc tới Đức Thầy thọ nạn vì đó là điều vẫn còn bị nhà cầm quyền cộng sản cấm kỵ nghiêm ngặt .
Nơi đây, tôi chỉ trích thuật vài địa điểm tổ chức lễ mà tôi được biết qua thông tin của một thân hữu có mặt tại chỗ theo dõi tình hình thực tế.

Dám nói và dám làm

Hồ Phú Bông
Đã nhiều lần tôi nghe ông Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn trên các đài phát thanh. Ông là Tiến sĩ Luật, tốt nghiệp từ Pháp, nên khỏi bàn đến tính lý luận nhưng âm sắc và cách lên giọng xuống giọng, thay vì đồng cảm, tôi bị phản cảm. Nôm na là, tôi có cảm tưởng ông có vẻ ngông ngông. Ngông có nhiều dạng.  Hoặc dở dở ương ương vì bẩm sinh. Hoặc dở nhưng muốn làm khác người để được chú ý. Hoặc có biệt tài như cái ngông của nghệ sĩ, của nhà văn, nhà thơ.  Cái ngông đó thoáng qua đôi khi thật khó chịu nhưng lúc đi vào chiều sâu trong công trình của họ lại cảm được cái Thiên phú. Từ đó, khó chịu biến ra phục. Như cái ngông của Thi sĩ Bùi Giáng, khó chịu rồi dễ thương, rồi từ dễ thương đến cảm phục, là một.

Chế độ Hà Nội đang khui một hũ giòi qua việc bỏ tù Ls. Cù Huy Hà Vũ ("Hanoi opens a can of worms with jailing of dissident lawyer Cu Huy Ha Vu", Sian Powell. The Australian 9/4/11


Phan Lưu Quỳnh phỏng dịch 
Nhà cầm quyền CSVN đã khuấy động lên một cơn bão bất mãn trong tuần qua khi họ kết án ông Cù Huy Hà Vũ, một luật sư bất đồng chính kiến, bằng một bản án tù dài hạn vì các hoạt động của ông ta.

Khối 8406: Tuyên bố 10 điểm nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập


Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006

Web: http://khoi8406vn.blogspot.com/
Email: vanphong8406@gmail.com


Tuyên bố 10 điểm
nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập (8/4/2006 – 8/4/2011)

Saturday, April 9, 2011

Qua vụ án TS Cù Huy Hà Vũ: Tín hiệu yêu nước

 Nguyễn Văn Tuấn
Hôm còn ở Hà Nội, tôi ghé thăm nhà của một người bạn, và chú ý ngay đến một bức họa chân dung mà nét vẽ và phong cách của tác giả chẳng ai khác hơn là Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.  Nét vẽ cung cấp vài tín hiệu về một con người đầy cá tính, đa tài và cương trực. Những đức tính đó cũng thể hiện trong lời nói và hành động. Nay thì nghe tin tác giả bức họa bị phạt án 7 năm tù giam và 3 năm tù nhà vì niềm tin vào lẽ phải. Mỗi phiên tòa ở Việt Nam đều hàm chứa một vài tín hiệu mà người ta muốn gửi ra ngoài. Tôi suy nghĩ đến những tín hiệu liên quan đến tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và quan tòa [1].

Những câu chuyện bên bàn nhậu 4: Án Anh Kiện Vua Tề… (*)

Trần Chân Nhân
Một ông quan đại phu lại dám Kiện  chúa công đầy quyền uy của mình ư? Đây là chuyên hi hữu trong lịch sử thời nước Trung Hoa cổ cách đây hơn 2000 năm.
Dưới triều đại phong kiến, các quan lớn dưới quyền của vua  nghe lệnh vua răm rắp, thực hiện triệt để nguyên tắc sống -’’Quân xử thần Tử – Thần bất Tử – bất Trung’’. Thế mà ngài đại phu Án Anh (tạm hiểu có cương vị như bộ trưởng, bí hư, ủy viên Trung ương ngày nay) – lại dám đòi kiện Thiên tử đầy quyền uy – người vì ngu muội nghe lời xàm tấu, nổi điên  – ra lệnh chém hơn chục tướng của mình vì lí do thua trận!

Ba Tổ chức Quốc tế phản đối Hà Nội về vụ án Tiến sỉ Cù Huy Hà Vũ



THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 8.4.2011
Ba Tổ chức quốc tế, Đài Quan sát Bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam viết Thư Ngỏ gửi Hà Nội phản đối bản án Cù Huy Hà Vũ


PARIS, ngày 8.4.2011 (QUÊ MẸ) - Ngày 7.4.2011 từ hai thành phố Paris và Genève, ba tổ chức quốc tế là Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền (OMCT, The Observatory for the Protection of Human Rights Defenders), Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (International Federation for Human Rights)Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) viết bức Thư Ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Hà Nội phản đối phiên tòa giả trá xử ông Cù Huy Hà Vũ tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội hôm 4.4.2011. Bản sao Thư Ngỏ cũng đã được chuyền đến ông Tổng Thư ký LHQ và bà Cao ủy Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Friday, April 8, 2011

Giữa Than Hồng & Củi Nỏ


Tưởng Năng Tiến
"Có những nhà sư quên tụng kinh
Ngồi bàn thế sự khóc điêu linh
Tâm thiền bỗng hoá hình gươm dựng
Dưới bóng trăng soi điệu chém kình"

Nguyễn Mậu Lâm

Trong vài trang sổ tay trước, khi đề cập đến vấn đề “Gươm Giáo &Tôn Giáo,” tôi có ghi lại một mẩu đối thoại (ngăn) ngắn – như sau:

Không, tôi không cần sự khoan hồng

Ở đất nước này mọi bản án đều đã được viết sẵn. Và đã được để sẵn trong hộc bàn của những quan toà. Lũ hèn nhát sẽ lấy một bản án ra và điền tên tôi vào, và tôi sẽ nghe bọn chúng đọc thuộc lòng những ngôn từ mà mọi người đều đã biết… Không, tôi không cần sự khoan hồng.Ở đất nước này mọi bản án đều đã được viết sẵn…
 *

Vụ án Cù Huy Hà Vũ – nắp quan tài cho tướng Giáp

Wednesday, April 6, 2011

Dính bẫy việt vị

Nguyễn Huệ Chi
Đã có quá nhiều lời chê trách, bực bội, thậm chí chửi bới đốp chát về một phiên tòa gọi bằng công khai mà chẳng ra công khai, gọi bằng dân chủ mà chẳng ra dân chủ, được trình diễn ngay giữa một Thủ đô bắt buộc phải có cách ứng xử văn hóa thế mà rõ là thiếu văn hóa thậm tệ. Không khí ở ngoài Tòa án thì cho vây bọc bằng đủ loại quân vàng quân xanh với giày mũ mới cứng, áo quần nguyên nếp láng bóng, với hàng rào sắt, xe cộ, dùi cui, thiết bị chặn sóng truyền tin… quan trong hóa đến mức làm người ta ngỡ như sắp xảy ra quang cảnh Thiên An Môn năm nào – Chắc trong tâm lý cấp điều khiển từ khi bắt ông Tiến sĩ đến nay luôn luôn thấp thỏm bất an và không còn biết tin vào ai nên đã… bé cái nhầm! Người viết mấy dòng này xem đi xem lại tin tức dồn dập trên Internet muốn phát bộn, nay mà chen vào nói nữa e chỉ nhàm tai độc giả.

Cù Huy Hà Vũ không ở tù một mình

Nguyễn Duy Vinh 

Khi tôi nghe tin bản án của ông Cù Huy Hà Vũ ngày hôm qua, tôi không ngạc nhiên tý nào.Dĩ nhiên là tôi có đôi chút ngậm ngùi thương cho thân phận ông Cù Huy Hà Vũ với một bản án bất công và phũ phàng. Và tôi cũng có đôi chút tiếc nuối cho Nhà nước Việt Nam đã làm một việc thất sách và việc này sẽ làm tăng thêm sự mất tin tưởng của người dân nơi sự lãnh đạo anh minh của Đảng và Nhà nước.


Lời Tuyên bố của Khối 8406 nhân phiên tòa xử án Ls Cù Huy Hà Vũ ngày 04-04-2011



Khối 8406 Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006
BLOC 8406 OF MANIFESTO ON FREEDOM-DEMOCRACY FOR VIETNAM 2006
http://khoi8406vn.blogspot.com - Email:  vanphong8406@gmail.com

.........................................................................................................................................

Tuyên bố nhân phiên tòa xử án
Luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 04-04-2011
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
Cùng với công luận khắp nơi, từ quốc nội ra tới hải ngoại, từ cá nhân đến tập thể, từ đồng bào Việt Nam đến Nhân dân các nước, từ chính giới đến báo giới, từ các Cơ quan quốc tế đến các Tổ chức nhân quyền… Khối 8406 chúng tôi xin có một số nhận định như sau về vụ việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sắp đem xét xử Luật sư Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vào ngày 04-04-2011 tại Hà Nội.

Những đóa hoa tặng Hà Vũ

Ngô Nhân Dụng

Văn phòng của Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà đã nhận được rất nhiều bó hoa do người Hà Nội đem tặng trong buổi chiều ngày Luật Sư Cù Huy Hà Vũ bị xử, theo lời thuật của Mạng Người Buôn Gió.

Khi nghe tuyên án, ông Cù Huy Hà Vũ đã nói: “Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam hãy phá án cho tôi.” Những chùm hoa tăng là bằng chứng: Nhân dân xoá bỏ phá bản án phi lý đó.

Những bản án dùng luật lệ của thực dân hay cộng sản cuối cùng đều bị lãng quên khi chế độ sụp đổ; còn những lời lên án trong lòng người sẽ tồn tại mãi mãi. Như Giáo Sư Phạm Toàn ở Hà Nội nhận xét về cung cách xét xử của tòa án: “Ðó là một phiên tòa lưu manh, ô nhục.“ Tòa án lương tâm của người Việt trong và ngoài nước cùng dư luận thế giới đã xử Luật Sư Cù Huy Hà Vũ thắng. Ðảng Cộng Sản thua.

Tuesday, April 5, 2011

NGHĨ VỀ MỘT PHIÊN TOÀ.

Mẹ Nấm
Điều đầu tiên tôi nghĩ đến phiên toà xét xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội hôm nay, đó là tính công khai, minh bạch của Toà án.
Công khai??? Sao lại phong toả những con đường dẫn đến toà án????
Công khai ??? Sao lại cho phép mỗi mình vợ ông Cù Huy Hà Vũ được tham dự phiên toà, còn những người thân khác trong gia đình ông thì không???
Công khai ???? Sao lại cấm tất cả các trang thiết bị tác nghiệp của phóng viên tại phiên toà???
Công khai???? Chỉ một ống kính quay toàn cảnh. Còn đâu tất cả coi qua tivi???
Công khai? Phóng viên không "bự" không "qui tin ra tiền" thì đừng có mơ có ghế...Công khai ở đây có nghĩa là một trò hề của một vở kịch tồi không hơn không kém.

Lời nhắn của CHHV: “Tổ Quốc và Nhân Dân VN hãy phá án cho tôi”

Vào lúc 14h30 (giờ Hà Nội) ngày 4/4/2011, tức 1 giờ sau khi bản án 7 năm tù giam 3 năm quản chế được tuyên cho tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với chị Nguyễn Thị Dương Hà, vợ luật sư Cù Huy Hà Vũ.
Dù đã có lần phỏng vấn luật sư Dương Hà và nhiều lần nói chuyện điện thoại với chị nhưng phải khó khăn lắm mới có thể nhận ra giọng của chị lần này. Chị nói bằng thứ giọng khản đặc, lúc nghẹn ngào đứt quãng, lúc xa xả đầy bức xúc và chưa đợi đặt câu hỏi, chị đã nói.
Mặc dù chất lượng điện thoại không mấy tốt nhưng dường như vẫn đủ để nghe rõ từng tiếng thở dồn dập, tiếng tức tưởi của chị, người vợ vừa chứng kiến chồng mình bị tuyên một bản án nặng nề, người luật sư bất lực nhìn bị cáo bị xử vo, xử ép mà không thể làm gì được.